1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam (tóm tắt)

29 761 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 211 KB

Nội dung

Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện,sâu rộng, có hệ thống đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường củaNhà nước do công chức cơ quan hành

Trang 1

NGUYỄN ĐỖ KIÊN

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM

BåI TH¦êNG CñA NHµ N¦íC DO C¤NG CHøC C¥ QUAN

HµNH CHÝNH NHµ N¦íC G¢Y RA ë VIÖT NAM

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Đinh Trung Tụng

1 TS Hoàng Ngọc Thỉnh

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và

Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi đất nước ta giành được độc lập đến nay, Nhà nước luôn coi việc xâydựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ViệtNam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hiện nay, việc bảođảm lợi ích của Nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cầnđược tôn trọng và thực hiện công bằng giữa các chủ thể trong xã hội Mối quan hệgiữa Nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội là mối quan hệ đặc biệt, trong

đó, vấn đề công bằng giữa một bên chủ thể là Nhà nước và một bên chủ thể là cánhân, tổ chức được xác định thông qua các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối vớinhau và được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc được ghi nhận tại Hiến pháp năm2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và “Người bị thiệt hại có quyềnđược bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp

luật” Với nguyên tắc hiến định trên, Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nghiên

cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm bắt buộc khi cơ quanNhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đây không chỉ làvấn đề dân sự mà còn là vấn đề chính trị - pháp lý - xã hội, phản ánh trình độ pháttriển và dân chủ của chế độ nhà nước, phản ánh một Nhà nước do dân làm chủ Nhànước với tư cách là một chủ thể công quyền trong chế độ chính trị - xã hội, đượchình thành từ nhân dân và được nhân dân uỷ thác cho trách nhiệm điều hành, quản

lý xã hội, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích tậpthể, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quốc gia mình Với tinh thần

đó, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một trong những yếu tố góp phần nângcao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, mở rộng dân chủ

xã hội, tạo lập sự công bằng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân

Những năm qua, mặc dù trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được ghinhận từ rất sớm trong Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) Nhữngnguyên tắc hiến định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định trongcác bản Hiến pháp nêu trên được thể chế hóa thành các quy định của Bộ luật Tốtụng hình sự năm 1988 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Nghị định số 47/CPngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại docông chức, viên chức, người có thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng gây

Trang 4

ra, Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Uỷban Thường vụ Quốc hội về việc bồi thường cho người bị oan do người có thẩmquyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra… Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước chưa được đánh giá đúng mức, quan niệm về trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước tương đối mờ nhạt và đến ngày 18 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ

5 Quốc hội khoá XII mới thông qua một đạo luật riêng biệt - Luật Trách nhiệm bồithường của Nhà nước

Do hoạt động quản lý hành chính, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan hànhchính Nhà nước từ trung ương đến địa phương là hoạt động mang tính quyền lực tácđộng tới các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội, liên quan đếnquyền và lợi ích hợp pháp chân chính của cá nhân, tổ chức Một mặt nó thừa nhận,bảo vệ, bảo đảm sự phát triển kinh tế xã hội vì dân giàu, nước mạnh, mặt khác donhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía Nhà nước xâm phạm đến quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước liênquan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ đan xen, có sự tham giacủa nhiều chủ thể trong xã hội, chịu sự điều chỉnh của nhiều loại quy phạm của cảluật nội dung lẫn hình thức và phải tuân theo những trình tự, thủ tục khác nhau.Việc giải quyết bồi thường thiệt hại giữa cơ quan hành chính Nhà nước và người bịgây thiệt hại được đặt trong mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và công dân khithực thi quyền hành pháp Vì vậy, trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực quản lýhành chính, hay nói cách khác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức

cơ quan hành chính Nhà nước gây ra cần được xác định trong các đạo luật Luậttrách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định phạm vi trách nhiệm bồi thườngtrong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, lĩnh vực thi hành án, hoạt động tốtụng Đây là bước phát triển đáng kể trong hoạt động lập pháp, đáp ứng đòi hỏikhách quan trong một xã hội dân chủ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước phápquyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam Luật này có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, vì vậy, vấn đề thực hiện Luật này nói chung vàthực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quanhành chính Nhà nước gây ra nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết Bồi thường nhànước là vấn đề hết sức phức tạp, nó thể hiện quan hệ đặc biệt giữa một bên chủ thể

là Nhà nước - với tư cách là chủ thể thực thi và duy trì quyền lực công theo phápluật - với một bên là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do chính hành vi trái pháp luật củangười thi hành công vụ gây ra Bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật trong mốiquan hệ này là không hề đơn giản Trong bối cảnh đó, việc thực hiện trách nhiệmbồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra đòihỏi phải có nhận thức đúng đắn, thực hiện nghiêm minh theo trình tự luật định

Trang 5

Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện,sâu rộng, có hệ thống đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường củaNhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam Đồngthời, cần nghiên cứu thủ tục tố tụng trong việc xác định trách nhiệm của Nhà nước

và yêu cầu chính đáng của công dân theo những mô hình và pháp luật tố tụng phùhợp Do đó, cần tổng kết từ thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước nhằm tìm kiếm các giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện và các vấn

đề cần hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này

Trên cơ sở nhận thức và với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề cấp thiết

về lý luận và thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đánhgiá những điểm tích cực và hạn chế nhằm đưa ra quan điểm và giải pháp về lĩnh

vực này, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Thực hiện pháp luật về trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra

ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quan điểmtrong khoa học pháp lý hiện nay, luận án nghiên cứu toàn diện, có hệ thống nhữngvấn đề lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhànước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Luận án tìm ra nhữngnguyên nhân, đề xuất các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học nhằm bảo đảmthực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quanhành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu, luận án giải quyếtnhững nhiệm vụ sau đây:

- Phân tích khái niệm, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật về trách nhiệmbồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra

- Phân tích nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nướcgây ra, trong đó tập trung phân tích sâu, làm rõ các nội dung thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nướcgây ra và các bảo đảm đặc trưng đối với hoạt động này 5

- Nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước docông chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở một số nước trên thế giới, từ đórút ra những giá trị Việt Nam có thể tham khảo

Trang 6

- Phân tích khái quát tình hình và hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam.

- Đánh giá đúng những kết quả đạt được và hạn chế đối với thực trạng thựchiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hànhchính Nhà nước gây ra ở Việt Nam, phân tích rõ các nguyên nhân khách quan, chủquan của những kết quả đạt được và hạn chế đó

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xác định những quan điểm và đề xuất nhữnggiải pháp cụ thể, phù hợp, có tính khả thi nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nướcgây ra ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn đối với thực hiện phápluật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chínhNhà nước gây ra ở Việt Nam dưới góc độ khoa học lý luận và lịch sử nhà nước vàpháp luật

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức

cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam là đề tài rộng, chứa đựng nhiềuvấn đề phức tạp về lý luận và thực tiễn Luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật

về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi các cơ quan hành chínhNhà nước, công chức của cơ quan này và các cá nhân, tổ chức có liên quan ởViệt Nam

Về mặt thời gian, luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồithường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra từ năm

1945 tới nay Tình hình và số liệu thống kê liên quan tới vấn đề này được trích dẫn,viện dẫn từ các báo cáo chính thức từ năm 1997 tới năm 2013 của Chính phủ, Tòa

án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành và Ủy ban nhândân các cấp

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thựchiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quanhành chính Nhà nước gây ra trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa

Trang 7

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận án còn căn cứ vào các văn bảnpháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do côngchức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra và tài liệu của một số nước trên thế giới

về lĩnh vực này

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩaduy vật lịch sử, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nộidung luận án

- Chương 1, tác giả coi trọng phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thốnghóa để đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nướcgây ra

- Chương 2, tác giả sử dụng nhiều phương pháp để làm sáng tỏ những vấn đề

lý luận của luận án Cụ thể là, tác giả chủ yếu dùng phương pháp quy nạp để xâydựng các khái niệm Phương pháp tổng hợp, phân tích dùng để nghiên cứu các hìnhthức, vai trò, nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra

ở Việt Nam Phương pháp so sánh được áp dụng khi tìm hiểu vấn đề này ở một sốnước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng ở Việt Nam

- Chương 3, tác giả đã sử dụng phương pháp nổi bật là thống kê, báo cáo kếthợp với khảo sát thực tiễn nhằm phân tích, lý giải các số liệu về thực trạng; tọa đàm,hội thảo trao đổi với các chuyên gia về thực trạng để đánh giá, tổng hợp và chọn lọctri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn có liên quan tới thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nướcgây ra ở Việt Nam, từ đó, tác giả làm sáng tỏ nội dung của luận án

- Chương 4, về cơ bản tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp đểđưa ra các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học, góp phần bảo đảm thực hiệnpháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hànhchính Nhà nước gây ra ở Việt Nam

5 Những đóng góp về khoa học của luận án

Thông qua việc nghiên cứu toàn diện, có hệ thống đề tài này, nội dung luận án

có một số điểm mới, đó là:

- Xây dựng khái niệm, xác định các đặc điểm và pháp luật về trách nhiệm bồithường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Đặc biệt,luận án đã xây dựng khái niệm, phân tích rõ các hình thức và nội dung thực hiện pháp

Trang 8

luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhànước gây ra.

- Xác định yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệmbồi thường Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra

- Nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước docông chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở một số nước trên thế giới, luận ánxác định những giá trị Việt Nam có thể tham khảo

- Đánh giá kết quả, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồithường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam

và nguyên nhân của những kết quả, hạn chế đó

- Đề xuất những quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra

ở Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về lý luận, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện

cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhànước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Vì vậy, luận án có thểđược sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy vềthực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường củaNhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra nói riêng trong cáctrường đại học, cao đẳng chuyên hoặc không chuyên ngành luật

Về thực tiễn, những kết luận, đề xuất của luận án được nghiên cứu trên cơ sở

lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền có thể khaithác vận dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện phápluật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhànước gây ra ở Việt Nam

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận ángồm 4 chương, 10 tiết

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là một nội dung của pháp luật nóichung, pháp luật bồi thường của Nhà nước nói riêng Do vậy, nghiên cứu về lĩnh vựcnày phải đặt trong mối quan hệ với tổng thể các quy định của pháp luật, đặc biệt làcác quy định của pháp luật có liên quan tới trách nhiệm bồi thường, công chức, công

vụ Nhiều công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan tới thực hiện phápluật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đã được công bố ở trong nước vàtrên thế giới với các mức độ và phạm vi khác nhau, điển hình gồm hai nhóm chínhsau: 1) Các công trình tiêu biểu liên quan tới TNBT; 2) Các công trình tiêu biểu liênquan tới công chức, công vụ và thực hiện pháp luật…

- Tại Việt Nam, vấn đề này được nghiên cứu ở nhiều cấp độ như đề tài, đề án

khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các sách chuyênkhảo, giáo trình, bài viết hay các tham luận, báo cáo trong hội thảo khoa học:

+ Các công trình trên đã bàn về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ởnhiều góc độ, phạm vi nghiên cứu có tính chất liên ngành và liên quan tới nhiều lĩnhvực pháp luật như Hiến pháp, lý luận chung về nhà nước và pháp luật, luật dân sự,luật hành chính, pháp luật về cán bộ, công chức

+ Phân tích lý luận và thực trạng TNBT ở Việt Nam, tìm ra nguyên nhân hạnchế, so sánh với quốc tế và đưa ra quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả, hoànthiện pháp luật về vấn đề này là hướng nghiên cứu truyền thống của hầu hết cáccông trình trên

+ Các công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra gắn với pháp luật thực định của ViệtNam là hướng nghiên cứu chủ yếu Các khái niệm công cụ liên quan tới TNBTCNNnhư cán bộ, công chức, hoạt động công vụ, cơ quan nhà nước, CQHCNN, tráchnhiệm vật chất được đề cập cụ thể

+ Phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam, thời gian chủ yếu từ năm 1945 đến nay,đặc biệt các số liệu, viện dẫn chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 1997đến năm 2013 gắn liền với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử và pháp luật cụthể ở Việt Nam Do vậy, các công trình này không chỉ giải quyết những vấn đề lýluận mà còn có giá trị thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học nhằm giải quyếtcác vấn đề thiết thực liên quan tới thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chứcCQHCNN gây ra

Trang 10

- Trên bình diện quốc tế, các công trình liên quan tới thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có vị trí quan trọng trong nhiều ấn phẩmcủa các quốc gia và nhiều nhà khoa học Những công trình phổ biến là các sáchchuyên khảo chủ yếu được xuất bản tại Trung Quốc được nghiên cứu, tổng hợp tìnhhình từ nhiều nước trên thế giới, các giáo trình giảng dạy trong các trường đại họcluật danh tiếng, các bài viết của nhiều nhà khoa học:

+ Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các nhóm vấn đề cơ bản là nền hành chínhcông, chế độ công chức, công vụ, TNDS, trách nhiệm ngoài hợp đồng, trách nhiệmcủa công chức trong thi hành công vụ và trách nhiệm cụ thể của nhà nước đối với cácchủ thể khác trong xã hội Với phạm vi nghiên cứu này, một số khái niệm nhưTNBTCNN, pháp luật về TNBTCNN không được các công trình trên đi sâu phântích, so sánh

+ Các công trình khảo sát phân tích, so sánh các điều kiện về lịch sử, vănhóa, chính trị, xã hội, truyền thống lập pháp, trên cơ sở đó, khẳng định việc thựchiện TNBTCNN là khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển trong một xã hộidân chủ

+ Nghiên cứu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra, các công trình trên chỉ đề cập tới những vấn đề chung mang tính nguyên tắc vềtrách nhiệm của cơ quan công quyền hoặc nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phươngdiện khác nhau do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện, nhưng đều bị chi phối bởi cácquan điểm, trường phái về TNBTCNN của tác giả

+ Các công trình trên được nghiên cứu ở nước ngoài, điều kiện kinh tế, vănhóa, xã hội, pháp luật của các nước đó khác Việt Nam Cho nên, cách đánh giá, giảiquyết vấn đề thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra cũngkhác với Việt Nam

Tóm lại, trên cả bình diện Việt Nam và quốc tế, chưa có công trình khoa họcnào đi sâu nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam Do vậy, nhiều vấn đề lýluận cơ bản liên quan tới thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNNgây ra chưa được xây dựng, nhất là lý luận đối với pháp luật về TNBTCNN do côngchức CQHCNN gây ra, các kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực này chưa được nghiêncứu, áp dụng nhiều ở Việt Nam Thực trạng thực hiện pháp luật về TNBTCNN docông chức CQHCNN gây ra chưa được tổng kết theo quan điểm khách quan, toàndiện, lịch sử cụ thể, chưa tìm ra nguyên nhân của hạn chế và đề ra các giải pháp khắcphục có luận cứ khoa học và thực tiễn Đặc biệt, ở cấp độ nghiên cứu của luận án tiến

sĩ luật học, chưa có một công trình nào nghiên cứu thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam Vì vậy, vấn đề này cầnđược tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay

Trang 11

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án tiếp tục nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

- Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm TNBTCNN nói chung trong pháp luật ViệtNam và pháp luật quốc tế, làm rõ được những đặc trưng về bản chất, đối tượng vàhình thức pháp lý đối với TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam.Với nền tảng lý luận về nhà nước và pháp luật, lý luận về TNBTCNN, tác giả xâydựng khái niệm pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra Luận áncũng nghiên cứu làm rõ các đặc điểm về đối tượng, tính chất, nội dung, hình thứcpháp luật của dạng TNPL này

- Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học nghiên cứu về thực hiện phápluật, đặc biệt là các công trình ở Việt Nam, đồng thời căn cứ vào những vấn đề thựctiễn, luận án làm rõ về mục đích, chủ thể, lĩnh vực, tính chất thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra Nhằm đạt được tính toàn diện của vấn

đề nghiên cứu, luận án cũng phân tích rõ hình thức, vai trò và nội dung thực hiệnpháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, làm rõ các yêu cầu và cácyếu tố bảo đảm thực hiện hoạt động này Luận án luận giải khoa học mối quan hệgiữa các yêu cầu và phân tích sâu, có trọng tâm các bảo đảm đặc trưng đối với thựchiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra Ngoài ra, để bảo đảmtính thống nhất, logic của vấn đề nghiên cứu, luận án làm rõ hơn về nhận thức mốiquan hệ giữa các nội dung TNBTCNN với thực hiện pháp luật trong đội ngũ côngchức CQHCNN như phần lý luận đã trình bày

- Trong quá trình tìm hiểu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chứcCQHCNN gây ra của một số nước trên thế giới, luận án tiếp tục khảo sát kinhnghiệm trong thực hiện pháp luật về vấn đề này của một số nước tiêu biểu trên thếgiới Khác với các công trình trước đó, luận án nêu rõ những nội dung liên quan tớixây dựng, hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ViệtNam có thể tham khảo

Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án tập trung làm rõ những nội dung sau đây:

- Phân tích khái quát tình hình yêu cầu và giải quyết yêu cầu bồi thường nhànước, khái quát thực trạng hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật về TNBTCNN ở ViệtNam hiện nay

- Luận án đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng và trong quá trình đánhgiá, tác giả đã làm rõ các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụngpháp luật, áp dụng pháp luật đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chứcCQHCNN gây ra ở Việt Nam Vấn đề này trên bình diện quốc tế và ở Việt Nam,nhiều công trình khoa học chưa khảo sát cụ thể Luận án cũng nghiên cứu, rút ranhững nguyên nhân khách quan, chủ quan trong các kết quả đạt được và hạn chế đối

Trang 12

với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra Vấn đề nàyđược nghiên cứu sâu sắc vì các công trình khoa học khác chưa tìm hiểu cụ thể.

- Các công trình khoa học đã khảo sát mới chỉ đưa ra một số giải pháp liênquan tới khía cạnh cụ thể đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chứcCQHCNN gây ra Khác với các công trình đó, luận án đưa ra một hệ thống các giảipháp có tính tổng thể nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về vấn đề này Ngoài ra,luận án còn đưa ra những luận cứ khoa học cho việc thực hiện đồng bộ những giảipháp này Đây là vấn đề hết sức cơ bản được nghiên cứu và cũng phù hợp với phạm

vi nghiên cứu của luận án

Tóm lại, trên cơ sở đánh giá phạm vi, kết quả đạt được và nội dung các công

trình đã khảo sát có thể khẳng định, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàndiện, có hệ thống đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNNgây ra ở Việt Nam Những vấn đề lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trongluận án rất đa dạng, cần có sơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu đúng đắn nhằmlàm rõ nội dung của những vấn đề trên

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM

2.1 KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA

2.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

2.1.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

CQHCNN là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do Nhà nước lập ra để thựchiện chức năng quản lý hành chính nhà nước Các CQHCNN ở nước ta bao gồmChính phủ và UBND các cấp Các cơ quan này, dựa trên thẩm quyền được luật định

có chức năng quản lý thống nhất, toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,hành chính, an ninh quốc phòng, đối ngoại của nhà nước CQHCNN có vị trí, vai tròđặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước Tổ chứcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CQHCNN chính là đội ngũ công chức Hiệu quảhoạt động của CQHCNN phụ thuộc vào năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũcông chức này

Trang 13

Công chức là khái niệm mang tính chính trị - pháp lý, mỗi quốc gia, hay ở mỗithời kỳ phát triển của một quốc gia nhất định cũng có quan niệm khác nhau về côngchức Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã đưa rakhái niệm công chức Luận án chỉ đề cập đến công chức CQHCNN, nghĩa là côngchức trong cơ quan của Chính phủ và UBND các cấp, không bao gồm công chứctrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội hay các cơquan Nhà nước khác không phải CQHCNN Luận án cũng chỉ đề cập TNBTCNN docông chức CQHCNN gây ra theo nghĩa hẹp thuộc loại TNPL mà chủ thể làCQHCNN phải bồi thường bằng vật chất hay tinh thần cho cá nhân, tổ chức do hành vitrái pháp luật gây ra trong thi hành công vụ Đây là loại TNBT đặc biệt, phát sinh trên

cơ sở hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ với hậu quả là có thiệt hại (vật chấthay tinh thần) mà nguyên nhân do vi phạm pháp luật gây ra Trên cơ sở nghiên cứutrên bình diện quốc tế và quốc gia, có thể đưa ra khái niệm TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra: “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước do công chức cơ quan

hành chính nhà nước gây ra là hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất, tinh thần mà Nhà nước phải gánh chịu do công chức cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trái pháp luật trong thi hành công vụ, gây thiệt hại vật chất, tinh thần cho tổ chức, cá nhân”.

2.1.1.2 Khái niệm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có một số đặc điểm sau:

- Đối tượng điều chỉnh pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra là những quan hệ xã hội phát sinh để tổ chức thực hiện TNBTCNN trong quá trình quản lý, điều hành của CQHCNN nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

- Pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có tính chất liên ngành.

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đòi hỏi phải được nhiều ngànhkhoa học nghiên cứu Tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau của TNBTCNN do công chứcCQHCNN gây ra cho thấy sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnhhưởng tiêu cực tới quyền khác và ngược lại

- Pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra liênquan đến quy định của toàn bộ hệ thống pháp luật, phụ thuộc vào chất lượng của hệthống pháp luật, gồm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Theo nghĩa hẹp, phápluật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra bao gồm những quy định trựctiếp, cụ thể về cá nhân, tổ chức và Nhà nước trong chế độ bồi thường của nhà nước

Trang 14

- Hình thức pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra tương đối

đa dạng.

Trên bình diện quốc tế, hình thức pháp luật về TNBTCNN do công chứcCQHCNN gây ra gồm ba loại là tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm phápluật Tại Việt Nam, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có hìnhthức chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật Tập quán pháp, tiền lệ pháp vềnguyên tắc không được áp dụng ở nước ta, nhưng những giá trị của hình thức tậpquán pháp, tiền lệ pháp đang được Việt Nam nghiên cứu, tham khảo

Căn cứ những đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm: “Pháp luật về trách

nhiệm bồi thường của nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

là tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh những quan hệ xã hội nhằm tổ chức thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước bồi thường thiệt hại vật chất hay tinh thần cho cá nhân, tổ chức do hành vi trái pháp luật của công chức cơ quan này gây ra”.

2.1.1.3 Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Pháp luật và thực hiện pháp luật là hai mặt của một chỉnh thể thống nhất, cómối quan hệ gắn bó không thể tách rời Pháp luật chỉ có ý nghĩa đích thực khi đượcthực hiện, các quy định của pháp luật trở thành những hành vi hoạt động thực tế củacác chủ thể pháp luật Các tài liệu nghiên cứu đã đưa ra hoặc thừa nhận khái niệm

chung, đã phân tích các đặc điểm, đặc trưng về thực hiện pháp luật, theo đó: “Thực

hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”.

Các đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chứcCQHCNN gây ra như sau:

Thứ nhất, mục đích thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra là làm cho các quy định pháp luật về TNBTCNN đi vào cuộc sống,trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân, tổ chức được tôn trọng, thực hiện trên thực tế

Thứ hai, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

thể hiện rõ nét ý chí nhà nước, tính khoa học cao, tính nhân văn sâu sắc

Thứ ba, chủ thể thực hiện pháp luật về TNBTCNN là Nhà nước (công chức

CQHCNN) và cá nhân, tổ chức

Ngày đăng: 22/07/2014, 11:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w