Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 69 - 73)

III. Các khoản phải thu ngắn

2.2.4.Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền

7. Nguồn VLĐ thường xuyên [NWC =

2.2.4.Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu VLĐ của mỗi doanh nghiệp. Nó được hình thành trong quá trình bán hàng và các quan hệ thanh toán. Với tính linh hoạt cao - vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán cũng như chi tiêu của doanh nghiệp như: mua sắm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, trả tiền mua hàng, thanh toán các khoản chi phí,…Bên cạnh đó, vốn bằng tiền còn được coi là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đáp ứng được khả năng thanh toán nhanh cũng như đảm bảo an toàn về mặt tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc dự trữ khoản vốn này không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Chính vì vậy mà công tác quản trị vốn bằng tiền cũng như việc xác định mức dự trữ hợp lý là rất cần thiết và không hề đơn giản. Chính sách quản trị vốn bằng tiền tại công ty Xuân Thịnh:

Về công tác xác định mức dự trữ tiền tại Công ty:

Công ty Xuân Thịnh không sử dụng một mô hình lý thuyết cụ thể nào để xác định mức dữ trữ tiền mà Công ty căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi tiêu từng giai đoạn và dựa vào kinh nghiệm quản lý để xác định mức dự trữ tiền phù hợp. Việc quản lý tiền dữ trữ của Công ty bao gồm quản lý tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi tại ngân hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán phát sinh thường xuyên, thanh toán tiền mua hàng hóa.

Đối với các khoản thu, chi tiền mặt bắt buộc phải thực hiện qua Quỹ tiền mặt. Trên cơ sở các phiếu thu, chi đã được duyệt của kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp, thủ quỹ mới được ghi vào sổ quỹ và thực hiện việc thu, chi tiền. Cuối mỗi ngày, thủ quỹ phải cộng sổ quỹ, kiểm quỹ và đối chiếu giữa số liệu trên sổ quỹ và số liệu thực kiểm kê để phát hiện kịp thời những chênh lệch và có biện pháp xử lý ngay. Đối với tiền gửi ngân hàng, Công ty có quy chế cụ thể về quản lý tiền gửi ngân hàng; xây dựng quy trình thu, chi tiền gửi ngân hàng chặt chẽ.

Hiện nay, vốn bằng tiền của công ty Xuân Thịnh bao gồm hai khoản mục: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và công ty không có các khoản tương đương tiền. Ta sẽ đi vào xem xét cơ cấu vốn bằng tiền của công ty thông qua bảng sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2019-2020

Chỉ tiêu

31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ tiềnSố Tỷ lệ Tỷ trọng

1.Tiền mặt 321,55 9,66 286,12 10,17 35,43 12,38 -0,52 2.TGNH 3.008,24 90,34 2.526,20 89,83 482,04 19,08 0,52 3.Tổng vốn bằng tiền 3.329,7 9 100 2.812,3 2 100 517,47 18,40 0 Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu tổng hợp từ BCTC năm 2019,2020)

Dựa vào bảng 2.8 ở trên, ta thấy tổng vốn bằng tiền của công ty cuối năm 2020 đã tăng thêm 517,47 triệu đồng so với cuối năm 2019, với mức tăng là 18,4%. Nguyên nhân của việc tăng thêm này chủ yếu là do công ty đã tăng cả khoản tiền gửi ngân hàng và tiền mặt. Cụ thể:

- Tiền gửi ngân hàng tại thời điểm cuối năm 2019 vào khoảng 2.526,20 triệu đồng và sang đến cuối năm 2020 thì tiền gửi ngân hàng bắt đầu có sự gia tăng lên đến 3.008,2 triệu đồng (tăng 482,04 triệu đồng so với cuối năm 2019) tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,08%.

- Trong khi đó tiền mặt của công ty ở thời điểm cuối năm 2020 cũng tăng lên so với cuối năm 2019 khoảng gần 36 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 12,38%.

Về cơ cấu vốn bằng tiền của công ty thì ở cả hai năm 2019 và 2020, tiền gửi ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền mặt. Tại thời điểm cuối năm 2019, tỷ trọng tiền gửi ngân hàng là 89,83% còn tiền mặt là 10,17%. Có thể thấy sự chênh lệch về tỷ trọng giữa hai khoản mục này trong năm 2019 là khá lớn. Đến cuối năm 2020, ta thấy được sự chênh lệch này tiếp tục tăng khi tiền gửi ngân hàng tăng mạnh hơn và chiếm đến 90,3% trong khi tiền mặt cũng tăng và chỉ chiếm khoảng 9,66% trong cơ cấu vốn bằng tiền của công ty. Như vậy, về cơ bản cơ cấu vốn bằng tiền của công ty có sự biến động nhưng không nhiều và quy mô vốn bằng tiền có xu hướng tăng lên vào cuối năm 2020. Trong đó sự tăng lên của vốn bằng tiền được tập trung chủ yếu ở tiền gửi ngân hàng. Mặt khác tỷ trọng của tiền gửi ngân hàng cũng tăng tương ứng và có xu hướng nhỉnh hơn so với tiển mặt. Điều này cũng dễ hiểu bởi việc dữ trữ tiền mặt có thể sẽ mất nhiều công sức để quản lý hơn. Và trên thực tế để đảm bảo sự an toàn cũng như để tránh rủi ro tiểm ẩn trong các giao dịch mua bán, công ty đã thực hiện thanh toán chủ yếu qua chuyển khoản tại các ngân hàng dẫn đến tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trong cơ cấu vốn bằng tiền cao.

Bên cạnh đó, công ty còn nhận thấy được những lợi ích mang lại từ việc tập trung vốn bằng tiền vào tiền gửi ngân hàng như:

Thứ nhất, sử dụng thanh toán qua ngân hàng không chỉ đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty mà còn giúp công ty tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ thu được một khoản lãi đến từ khoản tiền gửi này.

Thứ hai, việc thanh toán qua hệ thống tài khoản ngân hàng hiện nay là rất phổ biến. Bởi khi việc lưu giữ vốn bằng tiền của Công ty được thực hiện chủ yếu dưới dạng tiền gửi ngân hàng sẽ giúp công ty khắc phục được những hạn chế của việc dự trữ tiền mặt quá lớn. Đó là chi phí sử dụng vốn cao do tình trạng vốn tạm thời nhàn rỗi không sinh lời đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, sử dụng thanh toán qua ngân hàng giúp công ty thực hiện giao dịch nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, rút ngắn được thời gian và giảm bớt các thủ tục.

Để có được những đánh giá rõ hơn về hiệu quả của công tác quản lý vốn bằng tiền, ta sẽ đi tiến hành phân tích khả năng thanh toán của công ty thông qua các hệ số khả năng thanh toán. Các hệ số này sẽ cho ta thấy được khả năng thanh toán và mức độ an toàn tài chính của công ty.

Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2019-2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/202 0 31/12/2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 31.298,15 30.809,83 488,32 1,58 2. Tiền và các khoản

tương đương tiền Triệu đồng

3.329,79 2.812,32 517,47 18,4

3. Hàng tồn kho Triệu đồng 5.966,40 5.675,47 290,92 5,124. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 7.320,64 8.626,04 -1.305,40 -15,12 4. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 7.320,64 8.626,04 -1.305,40 -15,12

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 69 - 73)