Trả trước cho người bán ngắn

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 63 - 66)

III. Các khoản phải thu ngắn

2. Trả trước cho người bán ngắn

hạn 2.721,89 12,39 2.615,25 11,73 106,64 4,08 0,66 3. Phải thu ngắn hạn khác 59,56 0,27 34,11 0,15 25,44 74,59 0,12 IV. Hàng tồn kho 5.966,40 19,06 5.675,47 18,42 290,92 5,12 0,64 1. Hàng tồn kho 5.966,40 100 5.675,47 100 290,92 5,12 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 31,84 0,10 30 0,10 1,84 6,1 0 1. Tài sản ngắn hạn khác 31,84 100 30 100 1,84 6,1 0

Qua Bảng 2.4: Tổng VLĐ của công ty tại thời điểm cuối năm 2020 là 31.298,15 triệu đồng, tăng 488,32 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,58% so với đầu năm. Tổng VLĐ tăng chủ yếu là do hàng tồn kho và vốn bằng tiền tăng. Để xem xét rõ nguyên nhân làm VLĐ giảm đi này, ta sẽ đi vào phân tích các khoản cụ thể:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng giá trị VLĐ của công ty và có khuynh hướng gia tăng vào cuối năm 2020. Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2020 đã tăng thêm 517,47 triệu đồng so với cuối năm 2019, tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,4%. Như vậy, có thể thấy việc tăng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền từ 9,1% lên 10,64% (tăng 1,54% so với đầu năm) đã làm tăng khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công ty vẫn cần cân nhắc và xem xét trong việc điều chỉnh lượng tiền làm sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả tối ưu, đảm bảo được tình hình tài chính của công ty cũng như tránh việc sử dụng lãng phí vốn, bởi tiền và các khoản tương đương tiền tăng có thể cho thấy cho một phần tài sản của công ty đang không hoặc ít sinh lời.

- Các khoản phải thu ngắn hạn: Tại thời điểm cuối năm 2020 thì các khoản phải thu ngắn hạn là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong VLĐ. Giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng lên và đến cuối năm 2020, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 21.970,12 triệu đồng, giảm 321,92 triệu đồng tương ứng giảm 1,4%. Trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là phải thu ngắn hạn của khách hàng. Như vậy, nguyên nhân chính làm cho các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi là do phải thu ngắn hạn của khách hàng đã giảm từ 19.642,67 triệu đồng còn 19.188,68 triệu đồng. Qua đây, ta thấy được do trong năm vừa qua, quy mô vốn bị chiếm dụng của công ty đang thu hẹp, công ty đã áp dụng chính sách tín dụng

thương mại thắt chặt hơn để giảm lượng vốn bị chiếm dụng. Việc các khoản phải thu của khách hàng giảm đi sẽ giúp công ty giảm chi phí quản lý và thu hồi nợ, tạo điều kiện cho công ty khi phải thu hồi các khoản nợ này. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục cải thiện công tác quản lý nợ phải thu, tránh tình trạng khách hàng cố tình dây dưa nợ không thanh toán. Đồng thời công ty cũng cần phải lập kế hoạch và có các chính sách bán chịu hợp lý để vừa tạo được mối liên hệ tốt với nhiều khách hàng tiềm năng vừa giảm được tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều.

- Hàng tồn kho: Trong năm 2020, hàng tồn kho của công ty đã tăng lên và khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu VLĐ của công ty. Cụ thể, Hàng tồn kho vào cuối năm 2020 là 5.966,4 triệu đồng, so với đầu năm đã tăng thêm 290,92 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 5,12%. Đây là một dấu hiệu cho hàng tồn kho của công ty đang bị ùn ứ, chậm tiêu thụ hơn. Công ty có thêm biện pháp quản lý hàng tồn kho, tránh tình trạng chậm tiêu thụ, ứ đọng vốn ở hàng tồn kho gây lãng phí.

- Tài sản ngắn hạn khác: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu VLĐ của công ty. Tại thời điểm cuối năm 2020, tài sản ngắn hạn khác là 31,84 triệu đồng, so với cuối năm 2019 thì tài sản ngắn hạn khác đã tăng thêm 1,84 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,1%.

Qua việc phân tích kết cấu VLĐ ở trên, ta có thể đánh giá một cách tổng quát cơ cấu VLĐ của công ty đã có sự thay đổi. Tỷ trọng hàng tồn kho giảm trong khi tỷ trọng các khoản phải thu và vốn bằng tiền tăng. Việc phẩn bổ VLĐ của công ty phần lớn vẫn nẳm ở HTK và các khoản phải thu ngắn hạn. Tỷ lệ phẩn bổ như vậy cho thấy công ty có cơ cấu VLĐ khá phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của ngành thương mại. Tuy nhiên công ty cần lưu ý nhiều hơn đến việc hàng tồn đang tăng lên. Bởi sự gia tăng này có thể

dẫn đến làm tăng rủi ro cho công ty nếu HTK chậm tiêu thụ, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

2.2.2. Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ

Thực trạng nguồn VLĐ của Công ty cổ phần dịch vụ Xuân Thịnh

Theo như kết quả đã phân tích ở trên, ta thấy được VLĐ của công ty có sự biến động theo chiều hướng giảm. Về cơ bản, cơ cấu VLĐ của công ty khá phù hợp với đặc thù của ngành, tập trung chủ yếu ở khâu dự trữ sản xuất và lưu thông. Tuy nhiên để đánh giá rõ hơn về thực trạng VLĐ cũng như việc tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ của công ty, ta sẽ đi xem xét về tình hình tài trợ vốn lưu động của công ty thông qua việc phân tích bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình tài trợ VLĐ của công ty năm 2019-2020

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/ 2020 31/12/ 2019 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Tài sản ngắn hạn 31.298,15 30.809,83 488,32 1,58 2. Nợ ngắn hạn 7.320,64 8.626,04 -1.305,40 -15,12 3. Tài sản dài hạn 858,80 864,56 -5,76 -0,67 4. Nợ dài hạn 0 0 0 0 5. Vốn chủ sở hữu 24.836,32 23.048,35 1.787,97 7,76 6. Nguồn vốn thường xuyên

(6) = (4) + (5) 24.836,32 23.048,35 1.787,97 7,76

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w