III. Các khoản phải thu ngắn
4. Kỳ thu tiền trung bình
2.2.6. Thực trạng về quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là khoản mục có giá trị lớn trong tổng VLĐ của công ty. Việc công ty phải dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định là để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ được diễn ra thường xuyên, kịp thời và liên tục. Do đó việc quản lý hàng tồn kho đóng một vài trò quan trọng trong công tác quản trị VLĐ, giúp công ty tối thiểu hóa được chi phí dự trữ, chi phí bảo quản cũng như tránh được các rủi ro do chất lượng hàng hóa giảm đi.
Một số mặt hàng của công ty có thể kể đến như: Dầu Caltex mã CHEVRON, Dầu nhờn, Dầu Shell gồm nhiều chủng loại với dung tích, khối lượng mỗi thùng, lon là khác nhau và rất đa dạng.
Ta xem xét cơ cấu hàng tồn kho của công ty năm 2019-2020 qua bảng dưới đây:
Bảng 2.11: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty năm 2019-2020 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1. Công cụ dụng cụ 106,65 1,79 111,38 1,96 -4,73 -4,25 -0,17 2. Hàng hóa 5.859,75 98,21 5.564,09 98,04 295,65 5,31 0,17 Hàng tồn kho 5.966,40 100 5.675,47 100 290,92 5,12 0
Nhìn vào bảng 2.13, ta thấy hàng tồn kho của công ty vào cuối năm 2020 là hơn 5.966 triệu đồng, so với đầu năm đã tăng thêm gần 291 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,12%. Trong HTK thì hàng hóa chiếm tỷ trọng chủ yếu do hoạt động kinh doanh chính của công ty là hoạt động thương mại bán hàng hóa. Vì vậy, lượng HTK của công ty tăng thêm cũng chủ yếu là do hàng hóa tăng, cụ thể hàng hóa tăng thêm 295,65 triệu đồng. Để có thể những đánh giá chính xác hơn, ta sẽ đi xem xét sự biến động của từng bộ phận cấu thành nên HTK.
- Hàng hóa: Cuối năm 2020 so với đầu năm, hàng hóa của công ty đã tăng từ 5.564,09 triệu đồng lên 5.859,75 triệu đồng. Nhìn chung, khoản mục này tăng lên đã cho thấy việc tiêu thụ hàng hóa đặc biệt của công ty gặp khó khăn đặc biệt trong bối cảnh tình hình nền kinh tế nói chung đang gặp phải không ít những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Có thể thấy điều này cũng một phần khác là do chính sách bán hàng của công ty đã áp dụng trong năm qua chưa phát huy được hiệu quả.
- Công cụ, dụng cụ: Cuối năm 2020, giá trị của công cụ, dụng cụ còn phân bổ là 106,65 triệu đồng, đã giảm 4,73 triệu đồng so với đầu năm, với tỷ lệ giảm tương đối là 4,25%. Việc công ty giảm bớt công cụ, dụng cụ như một giải pháp để làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên mức tiết kiệm là không nhiều.
Để thấy rõ hơn về hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty, ta sẽ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về hiệu suất quản lý hàng tồn kho qua bảng sau:
Bảng 2.12: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho năm 2019-2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Giá vốn hàng bán Tr đồng 245.785,07 278.615,63 -32.830,56 -11,78 2. HTK bình quân Tr đồng 5.820,93 5.207,72 613,22 11,78 3. Số vòng quay HTK (3) = (1) / (2) vòng 42,22 53,50 -11,28 -21,08 4. Kỳ luân chuyển HTK (4) = 360 / (3) ngày 8,54 6,73 1,71 26,71
(Nguồn tính toán dựa trên số liệu tổng hợp từ BCTC 2019,2020)
Dựa vào bảng 2.14, ta thấy hiệu quả của công tác quản trị hàng tồn kho của công ty đã giảm đi, thể hiện qua việc Số vòng quay HTK trong năm 2020 đã giảm đi 11,28 vòng so với năm 2019 với tỷ lệ giảm tương đối là 21,08%. Kéo theo đó là sự tăng lên của kỳ luân chuyển HTK từ 6,73 ngày lên 8,54 ngày vào năm 2020. Nói cách khác thì trong năm 2020, kỳ luân chuyển HTK đã tăng thêm 1,71 ngày với tỷ lệ tăng là 26,71%. Nguyên nhân làm cho tốc độ luân chuyển HTK giảm là do giá vốn hàng bán giảm còn HTK bình quân lại tăng. Cụ thể:
- Giá vốn hàng bán: Năm 2020, giá vốn hàng bán của công ty là 245.785,07 triệu đồng, giảm 32.830,56 triệu đồng so với năm 2019 ứng với tỷ lệ giảm là 11,78%. Dễ thấy giá vốn hàng bán giảm với tỷ lệ giảm của giá vốn hàng bán thấp hơn so với tỷ lệ giảm của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, cho thấy công tác quản trị chi phí tạo nên giá vốn hàng bán của công ty chưa thực sự tốt, công ty cũng bị phụ thuộc vào mức giá của nhà cung
cấp hàng hóa cho mình. Doanh thu giảm như đã phân tích ở trên kéo theo giá vốn hàng bán giảm là điều dễ hiểu.
- HTK bình quân: Chỉ tiêu này có xu hướng tăng trong năm 2020 từ 5.207,72 triệu đồng thành 5.820,93 triệu đồng, tương ứng tăng về số tuyệt đối là 613,22 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 11,78%, HTK bình quân có tác động ngược chiều với số vòng quay hàng tồn kho do đó nó làm cho số vòng quay HTK của công ty chậm hơn kéo theo kỳ luân chuyển HTK tăng. Mặc dù giá vốn giảm, HTK bình quân của công ty Xuân Thịnh lại tăng lên cho thấy chính sách quản trị sử dụng HTK chưa hợp lý. Do tình hình dịch bệnh dẫn đến mỗi lần nhập hàng dầu nhờn của công ty thường bị kéo dài về thời gian, công ty đặt hàng với số lượng lớn hơn, tuy nhiên việc tiêu thụ cũng gặp khó khăn do nền kinh tế đi xuống đã làm cho việc cố gắng đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa của công ty không đạt được như kỳ vọng.
Qua việc việc phân tích trên, ta thấy công tác quản trị HTK của công ty chưa tốt khi tốc độ luân chuyển HTK đã giảm. Từ đó làm gia tăng các chi phí liên quan đến việc quản lý HTK. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần cải thiện tính hiệu quả trong công tác quản trị HTK, cần xác định được mức dự trữ HTK cho phù hợp để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và giảm bớt được lượng dự trữ HTK không cần thiết.