Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 55 - 59)

- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ:

b)Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh

Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty năm 2019-2020

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 31/12/2020 31/12/2019 Tăng, giảm

trọng (%) trọng (%) (%) trọng (%) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 32.156,95 100 31.674,39 100 482,56 1,50 0 I. Tài sản ngắn hạn 31.298,15 97,33 30.809,83 97,27 488,32 1,56 0,06

II. Tài sản dài hạn 858,80 2,67 864,56 2,73 -5,76 -0,67 -0,06

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 32.156,95 100 31.674,39 100 482,56 1,50 0

I. Nợ phải trả 7.320,64 22,8 8.626,04 27,3 -

1.305,40

-17,83 -4,47

II. Vốn chủ sở hữu 24.836,32 77,2 23.048,35 72,7 1.787,97 7,20 4,47

Qua số liệu bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty năm 2019-2020, ta thấy Tổng tài sản (nguồn vốn) của công ty cuối năm 2020 là 32.156,95 triệu đồng, tăng 482,56 triệu đồng so với cuối năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 1,5%.

Trong tổng tài sản của công ty, có thể thấy ở cả 2 năm 2019 và 2020 tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn và cho đến cuối năm 2020 thì cơ cấu tài sản của công ty không có sự thay đổi đáng kể khi tỷ trọng TSNH chỉ giảm 0,06% và tỷ trọng TSDH giảm đi tương ứng 0,06%, thể hiện công ty đã có sự gia tăng về quy mô tài sản vào cuối năm và vẫn tập trung tăng vào TSNH.

Như vậy, nhìn chung cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo hướng tăng tăng tỷ trọng TSNH và giảm tỷ trọng TSDH. Đối với công ty thương mại thì việc tăng đầu tư vào hàng tồn kho, các khoản phải thu là điều tất yếu. Do đó, cơ cấu tài sản của công ty được xem là khá hợp lý.

Trong tổng nguồn vốn của công ty, nợ phải trả giảm từ 8.626,04 triệu đồng vào cuối năm 2019 xuống còn 7.320,64 triệu đồng vào cuối năm 2020, tương ứng tỷ lệ giảm 17,83%. Đồng thời vốn chủ sở hữu tăng từ 23.048,35 triệu đồng lên 24.836,32 triệu đồng. Trong các năm trước, tình hình kinh doanh là khá tốt và ổn định nên công ty đã thực hiện tạm ứng và chia cổ tức cho các chủ sở hữu, tuy nhiên năm 2020 là một năm nền kinh tế biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ban giám đốc đã đề xuất tăng giữ lại lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để tài trợ cho tài sản của công ty, giảm sử dụng nợ vay trong điều kiện nền kinh tế biến động như hiện nay.

Về cơ cấu nguồn vốn, tại thời điểm cuối năm 2019, NPT chiếm 27,3%, VCSH chiếm 72,7%. Sang đến cuối năm 2020 thì tỷ trọng NPT giảm 4,47% xuống còn 22,8%. Tương ứng tỷ trọng VCSH tăng 4,47% lên 77,2%. Điều

này chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của công ty vào năm 2019 là khá cao và tiếp tục gia tăng vào năm 2020. Mặt khác việc tăng tỷ trọng VCSH, giảm tỷ trọng NPT cuối năm so với đầu năm còn cho thấy chính sách huy động vốn của công ty có sự thay đổi là tăng cường huy động từ vốn chủ sở hữu và giảm huy động vốn nợ.

Như vậy, trong năm 2020 công ty đã tăng sử dụng vốn chủ và giảm sử dụng vốn nợ. Tuy điều này làm gia tăng khả năng tự chủ về tài chính nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty.

Kết luận: Nhìn chung, trong 2 năm 2019-2020, tài sản và nguồn vốn của công ty tăng cho thấy công ty đang có xu hướng tăng quy mô vốn huy động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay thì việc công ty áp dụng chính sách tự chủ tài chính cao là khá đúng đắn, qua đó cũng tiết kiệm được phần nào chi phí tài chính.

Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty 2 năm 2019-2020

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 31/12/2020 31/12/2019

Chênh lệch I.Hệ số khả năng thanh toán

1.Hệ số khả năng thanh toán hiện

thời lần 4,28 3,57 0,7

2.Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 3,46 2,91 0,55

3.Hệ số khả năng thanh toán tức thời lần 0,45 0,33 0,12

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 55 - 59)