Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 76 - 82)

III. Các khoản phải thu ngắn

7. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (7)

2.2.5 Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phát sinh các khoản phải thu. Đây là một loại tài sản mà doanh nghiệp bị chiếm dụng. Việc doanh nghiệp cho khách hàng của mình được chiếm dụng một khoản nhất định được coi như là một biện pháp giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng hơn cũng như thúc đẩy được lượng hàng hóa tiêu thụ.

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà các khoản phải thu sẽ có giá trị khác nhau, từ mức không đáng kể đến mức không thể kiểm soát được. Do đó nếu khoản phải thu được quản lý và duy trì ở mức hợp lý sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp như đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường, tạo cơ hội mở rộng thị phần, giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với các khác hàng cũng như thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty. Nhưng ngược lại, nếu khoản phải thu quá lớn, vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như làm tăng chi phí quản lý cho doanh nghiệp. Đặc biệt khi khoản phải thu đang dần trở thành yếu tố quan trọng để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác của

mình và trở thành sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính sách quản trị khoản phải thu của công ty Xuân Thịnh:

Công ty thường xuyên lập bảng theo dõi, phân tích các khoản phải thu chi tiết theo từng khách hàng, cập nhật tình hình hoạt động của khách hàng để nắm bắt được quy mô, thời hạn thanh toán, khả năng thanh toán của khách hàng. Xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng tiêu chuẩn này mà công ty áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Thực hiện việc phân loại khách hàng và áp dụng mức nợ tối đa cho các khách hàng tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ, uy tín thanh toán của từng khách hàng.

Đối với công tác thu hồi nợ: Phòng Tài chính – Kế toán thành lập ban chuyên trách thực hiện việc theo dõi khách hàng nợ; kiểm soát nợ phải thu đối với từng khách hàng; xác định hệ số nợ phải thu trên doanh thu bán hàng tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng mua chịu. Từ những theo dõi chi tiết thanh toán của khách hàng mà công ty đưa ra biện pháp quản lý và thu hồi nợ.

Khi xem xét tình hình quản trị nợ phải thu công ty, ta thấy nợ phải thu của công ty bao gồm phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn và phải thu ngắn hạn khác.

Bảng 2.8: Cơ cấu nợ phải thu của công ty năm 2019-2020

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu tổng hợp từ BCTC 2019,2020)

Qua bảng 2.10, Tổng nợ phải thu của công ty tại thời điểm cuối năm 2020 đã giảm đi so với đầu năm khoảng 322 triệu đồng, ứng với mức giảm là 1,4%. Để làm rõ hơn nguyên nhân của việc tổng nợ phải thu tăng lên, ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu của khoản mục này

- Phải thu ngắn hạn của khách hàng: có thể thấy phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ phải thu của công ty ở cả 2 năm 2019-2020. Cuối năm 2020 so với đầu năm, tỷ trọng phải thu ngắn hạn của khách hàng đã giảm từ 88,12% thành 87,34%. Trong các khoản phải thu của công ty thì đây là chỉ tiêu duy nhất giảm đi. Phải thu ngắn hạn của khách hàng vào thời điểm cuối năm 2020 là 19.188,68 triệu đồng, giảm 454 triệu đồng với tỷ lệ giảm tương đối là 2,31%. Việc chỉ tiêu này giảm cho thấy phần vốn của công ty bị khách hàng (doanh nghiệp, tổ chức) chiếm dụng đã giảm đi. Trong điều kiện và tình hình thực tế của ngành dầu nhờn thì việc phải bán

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 21.970,12 100 22.292,0 4 100 -321,92 -1,4 0 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 19.188,68 87,34 19.642,6 7 88,12 -454 -2,31 -0,78 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 2.721,89 12,39 2.615,25 11,73 106,64 4,08 0,66 3. Phải thu ngắn hạn khác 59,56 0,27 34,11 0,15 25,45 74,59 0,12

chịu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải thu thì công ty cần có các biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn việc đánh giá, xếp loại khách hàng để tránh tình trạng khách hàng cố ý dây dưa nợ không thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó công ty cũng nên xem xét lại việc thắt chặt chính sách thu hồi nợ, sử dụng hợp lý các chính sách tín dụng thương mại để nâng cao khả năng thu hồi nợ cũng như giảm bớt được chi phí cho việc quản lý nợ của công ty. Qua đó góp phần làm giảm khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng.

- Trả trước cho người bán ngắn hạn đầu năm 2020 là 2.615,25 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,73% trong tổng nợ phải thu. Đến cuối năm 2020 chỉ tiêu này đã tăng thêm 106,64 triệu đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 4,08% và tương ứng thì tỷ trọng của chỉ tiêu này cũng tăng lên 12,39%. Trả trước cho người bán ngắn hạn tăng khiến công ty bị giảm đi một khoản tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện công ty chưa có chính sách hợp lý trong việc mua chịu.

- Phải thu ngắn hạn khác: Ở cả đầu năm và cuối năm 2020, khoản phải thu ngắn hạn khác tăng thêm 25,45 triệu đồng, đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khoảng 0,27% trong cơ cấu nợ phải thu của công ty.

Ta sẽ đi vào phân tích tình hình công nợ của công ty năm 2019-2020 qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tình hình công nợ của công ty năm 2019-2020 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)

I. Các khoản phải thu 21.970,12 100 22.292,04 100 -321,92 -1,4 0

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 19.188,68 87,34 19.642,67 88,12 -454 -2,31 -0,78

2. Trả trước cho người bán 2.721,89 12,39 2.615,25 11,73 106,64 4,08 0,66

3. Phải thu ngắn hạn khác 59,56 0,27 34,11 0,15 25,44 74,59 0,12

II. Các khoản phải trả 1.772,69 100 2.045,94 100 -273,25 -13,36 0

1. Phải trả người bán ngắn hạn 1.435,15 80,96 1.615,70 78,97 -180,55 -11,17 1,99

2. Người mua trả tiền trước 178,68 10,08 262,85 12,85 -84,17 -32,02 -2,77

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 158,86 8,96 167,39 8,18 -8,53 -5,10 0,78

III. Chênh lệch (III) = (I) - (II) 20.197,43 20.246,10 -48,67 -0,24 0

Qua việc phân tích ở trên và số liệu đã tính toán tại bảng 2.11, ta thấy trong năm 2020, lượng vốn công ty đi chiếm dụng có xu hướng giảm và lượng vốn công ty bị chiếm dụng cũng có xu hướng giảm. Cụ thể cuối năm 2020, lượng vốn công ty đi chiếm dụng đã giảm 273,25 triệu đồng so với đầu năm ứng với tỷ lệ giảm là 13,36%. Cùng với đó thì số vốn công ty bị chiếm dụng cũng giảm đi 321,92 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,4%. Có thể thấy tốc độ giảm của vốn bị chiếm dụng đang thấp hơn tốc độ giảm của vốn đi chiếm dụng đã làm cho sự chênh lệch giữa chúng giảm từ 20.246,1 triệu đồng vào đầu năm xuống còn khoảng 20.197,43 triệu đồng vào cuối năm. Nói cách khác thì lượng vốn mà công ty đi chiếm dụng biến động theo chiều hướng giảm đi và không đủ để bù đắp khoản vốn mà công ty bị chiếm dụng. Không chỉ vậy, việc tỷ lệ vốn bị chiếm dụng so với vốn đi chiếm dụng lớn hơn 1 ở cả đầu năm và cuối năm 2020 còn cho thấy về ngắn hạn, công ty đang trở thành đối tượng bị chiếm dụng vốn.

Trong khoản mục vốn đi chiếm dụng của công ty thì Phải trả người bán ngắn hạn là khoản chiếm tỷ trọng chủ yếu và đây cũng là khoản có sự biến động giảm khá lớn khi giảm 180,55 triệu đồng vào cuối năm 2020 với mức giảm là 11,17%. Trong khi đó các khoản khác như người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng giảm lần lượt với tỷ lệ là 32,02% và 5,1%.

Như vậy, sau khi xem xét các khoản phải thu của công ty thì công ty nên lưu ý và cải thiện công tác quản trị nợ phải thu của mình đặc biệt là ở khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng. Muốn vậy, công ty cần phải quản lý và theo dõi chặt chẽ chính sách bán chịu để vừa đảm bảo mối quan hệ của công ty với khách hàng vừa hạn chế được tình trạng nợ phải thu khó đòi đến từ khách hàng.

Để có những đánh giá rõ hơn về công tác quản lý và thu hồi nợ phải thu của công ty, ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả các khoản phải thu thông qua bảng sau đây:

Bảng 2.10: Tình hình quản trị nợ phải thu của công ty năm 2019-2020

Chỉ tiêu Đơnvị

tính

Năm 2020 Năm 2019

Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ(%)

1.Doanh thu thuần Tr

đồng 264.269,78 304.047,98 -39.778,20 -13,08 2. Các khoản phải thu ngắn

hạn bình quân

Tr

đồng 22.131,08 21.883,86 247,22 1,14

3. Số vòng quay khoản phải

thu (3) = (1) / (2) vòng 11,94 13,89 -1,95 -14,05

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 76 - 82)