1.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DT
(ROS) %
1,42 2,51 -1,1
2.Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
(BEP) % 17,12 33,42 -16,3
3.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
VKD (ROA) % 11,73 24,78 -13,05
4.Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
(ROE) %
15,64 33,33 -17,7
(Nguồn dựa trên số liệu tổng hợp từ BCTC của công ty năm 2019,2020)
Qua bảng tính trên, có thể thấy các hệ số khả năng thanh toán của công ty cuối năm 2020 đều tăng so với đầu năm. Đặc biệt là sự gia tăng của hệ số khả năng thanh toán nhanh từ 0,33 lần lên 0,45 lần vào cuối năm 2020. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở mức tương đối cao 4,28 lần, cho thấy công ty vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và các khoản vay khi đến hạn.
Hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Hệ số cơ cấu tài sản trong năm 2020 không có nhiều sự thay đổi so với đầu năm khi công ty tiếp tục tăng tỷ suất đầu tư vào TSNH (+0,06%) và giảm tỷ suất đầu tư vào TSDH (-0,06%). Là một công ty thương mại, có thể thấy công ty tăng đầu tư vào TSNH là phù hợp hơn với yêu cầu kinh doanh. Về cơ bản ở cả 2 năm 2019-2020 thì tỷ suất đầu tư vào TSNH vẫn cao hơn tỷ suất đầu tư vào TSDH. Do hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu TSNH nên sự tăng giảm của 2 chỉ tiêu này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất đầu tư vào TSNH của công ty.
Về hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty: Tại thời điểm cuối năm 2020, hệ số nợ là 22,77%, giảm 4,47% so với đầu năm cho thấy chính sách huy động vốn của công ty đang thay đổi theo chiều hướng là giảm huy động vốn nợ, tăng huy động từ vốn chủ sở hữu. Có thể thấy trong 2 năm 2019-2020, hệ số vốn chủ sở hữu vẫn cao hơn so với hệ số nợ và chiếm tỷ trọng chính trong tổng nguồn vốn của công ty. Điều này chứng tỏ công ty vẫn nghiêng về việc sử dụng chính sách tự chủ tài chính cao hơn là việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Mặt khác việc hệ số nợ của công ty được duy trì ở mức tương đối thấp qua các năm còn cho thấy khả năng thanh toán của công ty là khá an toàn và rủi ro tài chính là tương đối thấp.
Số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay VLĐ của công ty năm 2020 đều giảm, cụ thể: số vòng quay HTK đã giảm đi 11,28 lần, số vòng quay nợ phải thu giảm 1,95 lần và số vòng quay VLĐ giảm đi 1,65 lần so với đầu năm. Điều này tương ứng làm cho kỳ luân chuyển HTK, kỳ thu hồi nợ và kỳ luân chuyển VLĐ tăng lên. Qua các chỉ tiêu này cho thấy đối với HTK, nợ phải thu, công ty đã có bước thụt lùi trong công tác xử lý HTK, nợ phải thu, kéo dài thời gian bán HTK, thu hồi nợ. Đối với VLĐ cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty đã giảm đi so với năm 2019. Qua đó thể hiện công ty đang quản trị vốn chưa hiệu quả, chưa có các biện pháp hợp lý để rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ.
Hệ số hiệu quả hoạt động
Trong năm 2020, nhìn chung các hệ số hiệu quả hoạt động của công ty đã giảm đi so với năm 2019, trong đó ROE có tốc độ giảm nhiều nhất là 17,7% so với năm 2019. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm đi và vốn chủ sở hữu bình quân lại tăng lên. Tiếp đó là BEP, ROA, ROS giảm lần lượt là 16,3%, 13,05% và 1,1% so với năm 2019. Như vậy, các hệ số hiệu quả hoạt động của công ty đã giảm đi vào năm 2020. Đây không phải là dấu hiệu tốt cho thấy công tác quản lý nhằm cải thiện tình hình tài chính, tình hình kinh doanh đã kém hiệu quả hơn so với năm 2019.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần dịch vụ XuânThịnh trong thời gian qua Thịnh trong thời gian qua
2.2.1. Thưc trạng vốn lưu động và phân bổ vốn lưu động
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều cần có vốn và trong đó VLĐ giữ một vai trò quan trọng bởi nó là yếu tố đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, đều đặn. Để tìm hiểu rõ hơn về VLĐ của công ty, ta sẽ đi xem xét việc phân bổ vốn lưu động được thể
hiện thông qua kết cấu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết cấu vốn lưu động được hiểu là tỷ trọng của từng bộ phận vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phẩn bổ vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi loại vốn trong các giai đoạn luân chuyển.
Tình hình phân bổ vốn lưu động của công ty được xem xét thông qua bảng sau:
Bảng 2.4: Tình hình phân bổ vốn lưu động của công ty năm 2019-2020
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn dựa trên số liệu tổng hợp từ BCTC của công ty năm 2019,2020)
CHỈ TIÊU
31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch
Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền Tỷ lệ(%) trọng(%)Tỷ
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 31.298,15 100 30.809,83 100 488,32 1,58 0