Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 95 - 97)

III. Các khoản phải thu ngắn

4. Kỳ thu tiền trung bình

3.2.1. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

chiếm dụng

Thực tế cho thấy công tác quản trị nợ phải thu của công chưa đạt hiệu quả năm 2020, khi mà tốc độ thu hồi nợ phải thu đã giảm đi. Chính vì vậy để

công tác quản lý nợ phải thu được tốt hơn, đẩy nhanh được tốc độ thu hồi nợ và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, công ty cần đưa ra một số giải pháp sau:

- Công ty cần có các điều khoản quy định chặt chẽ về thời hạn, phương thức thanh toán, các hình thức phạt. Bên cạnh đó cũng cần có các chính sách chiết khấu phù hợp, khuyến khích khách hàng mua lượng lớn sản phẩm. Việc áp dụng chính sách chiết khấu một cách linh hoạt song song với các biện pháp khuyến khích thanh toán khác cũng là cách tốt để sớm thu hồi nợ.

- Trong trường hợp khách hàng nợ quá hạn, công ty cần tìm hiểu tình hình, nguyên nhân chủ quan, khách quan để phân loại và tìm biện pháp xử lý phù hợp như: áp dụng phạt vi phạm, gia hạn nợ, bán lại nợ, thỏa thuận xử lý nợ hoặc yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế can thiệp theo giao ước trong hợp đồng nếu khách hàng nợ chây lỳ hoặc mất khả năng thanh toán nợ.

- Công ty có thể dự báo mức nợ phải thu năm kế hoạch thông qua doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, vòng quay vốn lưu động.

- Công ty cần cải thiện, xây dựng quy trình quản trị nợ phải thu chặt chẽ đặc biệt với các khoản phải thu khách hàng:

Đầu tiên Công ty cần tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng thông qua xem xét tình hình tài chính và úy tín của khách hàng để quyết định có bán chịu hay không và nhất là đối với khách hàng mới mua chịu lần đầu, công ty cần thẩm định uy tín tín dụng và thậm chí yêu cầu phía khách hàng phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh trong việc thanh toán. Trong khi ký kết hợp đồng Công ty cần quy định rõ các điều khoản về phương thức bán hàng, chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu, thời hạn nợ, phương thức thanh toán và các điều kiện ràng buộc và nghĩa vụ giữa hai bên cùng với các khoản phạt khi không đảm bảo cam kết về nghĩa vụ thanh toán đúng hạn.

Tiếp theo khi đã phát sinh các khoản phải thu, Công ty cần tăng cường công tác thu hồi nợ bằng cách theo dõi một cách chi tiết và sát sao các khoản phải thu, tìm hiểu các nguyên nhân chậm trả của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời, bên cạnh đó công ty cần áp dụng đồng bộ các phương pháp thu hồi nợ như gửi thư đến khách hàng để đối chiếu và đôn đốc thanh toán; cử cán bộ chuyên trách đến đòi nợ…Ngoài ra, công ty còn có thể tiến hành thu hồi bằng cách bán nợ cho một công ty thứ ba – có thể là một ngân hàng hay công ty tài chính. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này công ty phải chịu một khoản chi phí nhất định.

Thứ ba, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động do đó bất cứ rủi ro nào xảy ra với các khoản phải thu cũng gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng tới khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro khi xuất hiện dấu hiệu nợ phải thu khó đòi và khách hàng mất khả năng thanh toán nợ Công ty cần phải trích lập nợ phải thu khó đòi.

Một phần của tài liệu 249 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN (Trang 95 - 97)