Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quan điểm trong khoa học pháp lý hiện nay, luận án nghiên cứu toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra. Luận án tìm ra những nguyên nhân, đề xuất các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam.
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỖ KIÊN THùC HIƯN PH¸P LT VỊ TR¸CH NHIƯM BåI THƯờNG CủA NHà NƯớC DO CÔNG CHứC CƠ QUAN HàNH CHíNH NHà NƯớC GÂY RA VIệT NAM Chuyờnnganh : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Ma sơ ̃ ́ : 62 38 01 01 TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI 2014 Cơng trình được hồn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Đinh Trung Tụng 1. TS Hoàng Ngọc Thỉnh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ . ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi đất nước ta giành được độc lập đến nay, Nhà nước ln coi việc xây dựng, kiện tồn tổ chức bộ máy và hồn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hiện nay, việc bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được tơn trọng và thực hiện cơng bằng giữa các chủ thể trong xã hội. Mối quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội là mối quan hệ đặc biệt, trong đó, vấn đề cơng bằng giữa một bên chủ thể là Nhà nước và một bên chủ thể là cá nhân, tổ chức được xác định thơng qua các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhau và được thực hiện trên cơ sở ngun tắc được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” và “Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”. Với ngun tắc hiến định trên, Nhà nước Việt Nam đã khơng ngừng nghiên cứu, xây dựng và hồn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm bắt buộc khi cơ quan Nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đây khơng chỉ là vấn đề dân sự mà cịn là vấn đề chính trị pháp lý xã hội, phản ánh trình độ phát triển và dân chủ của chế độ nhà nước, phản ánh một Nhà nước do dân làm chủ. Nhà nước với tư cách là một chủ thể cơng quyền trong chế độ chính trị xã hội, được hình thành từ nhân dân và được nhân dân uỷ thác cho trách nhiệm điều hành, quản lý xã hội, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trong quốc gia mình. Với tinh thần đó, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một trong những yếu tố góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động cơng vụ, mở rộng dân chủ xã hội, tạo lập sự công bằng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Những năm qua, mặc dù trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được ghi nhận từ rất sớm trong Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Những ngun tắc hiến định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định trong các bản Hiến pháp nêu trên được thể chế hóa thành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cơng chức, viên chức, người có thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Nghị quyết số 388/2003/NQUBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra… Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa được đánh giá đúng mức, quan niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tương đối mờ nhạt và đến ngày 18 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khố XII mới thơng qua một đạo luật riêng biệt Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Do hoạt động quản lý hành chính, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương là hoạt động mang tính quyền lực tác động tới các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chân chính của cá nhân, tổ chức. Một mặt nó thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm sự phát triển kinh tế xã hội vì dân giàu, nước mạnh, mặt khác do nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan từ phía Nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ đan xen, có sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội, chịu sự điều chỉnh của nhiều loại quy phạm của cả luật nội dung lẫn hình thức và phải tn theo những trình tự, thủ tục khác nhau. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại giữa cơ quan hành chính Nhà nước và người bị gây thiệt hại được đặt trong mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và cơng dân khi thực thi quyền hành pháp. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính, hay nói cách khác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra cần được xác định trong các đạo luật. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, lĩnh vực thi hành án, hoạt động tố tụng Đây là bước phát triển đáng kể trong hoạt động lập pháp, đáp ứng địi hỏi khách quan trong một xã hội dân chủ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, vì vậy, vấn đề thực hiện Luật này nói chung và thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết. Bồi thường nhà nước là vấn đề hết sức phức tạp, nó thể hiện quan hệ đặc biệt giữa một bên chủ thể là Nhà nước với tư cách là chủ thể thực thi và duy trì quyền lực cơng theo pháp luật với một bên là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do chính hành vi trái pháp luật của người thi hành cơng vụ gây ra. Bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ này là khơng hề đơn giản. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra địi hỏi phải có nhận thức đúng đắn, thực hiện nghiêm minh theo trình tự luật định Những vấn đề nêu trên đặt ra u cầu phải nghiên cứu một cách tồn diện, sâu rộng, có hệ thống đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Việt Nam. Đồng thời, cần nghiên cứu thủ tục tố tụng trong việc xác định trách nhiệm của Nhà nước và u cầu chính đáng của cơng dân theo những mơ hình và pháp luật tố tụng phù hợp. Do đó, cần tổng kết từ thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhằm tìm kiếm các giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện và các vấn đề cần hồn thiện pháp luật về lĩnh vực này Trên cơ sở nhận thức và với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề cấp thiết về lý luận và thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đánh giá những điểm tích cực và hạn chế nhằm đưa ra quan điểm và giải pháp về lĩnh vực này, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Thực hiện pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quan điểm trong khoa học pháp lý hiện nay, luận án nghiên cứu tồn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra. Luận án tìm ra những ngun nhân, đề xuất các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, trong q trình nghiên cứu, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau đây: Phân tích khái niệm, hình thức, vai trị thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Phân tích nội dung, u cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra, trong đó tập trung phân tích sâu, làm rõ các nội dung thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra và các bảo đảm đặc trưng đối với hoạt động này. 5 Nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những giá trị Việt Nam có thể tham khảo Phân tích khái qt tình hình và hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam Đánh giá đúng những kết quả đạt được và hạn chế đối với thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Việt Nam, phân tích rõ các ngun nhân khách quan, chủ quan của những kết quả đạt được và hạn chế đó Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xác định những quan điểm và đề xuất những giải pháp cụ thể, phù hợp, có tính khả thi nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam dưới góc độ khoa học lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra Việt Nam là đề tài rộng, chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp về lý luận và thực tiễn. Luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi các cơ quan hành chính Nhà nước, cơng chức của cơ quan này và các cá nhân, tổ chức có liên quan ở Việt Nam Về mặt thời gian, luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra từ năm 1945 tới nay. Tình hình và số liệu thống kê liên quan tới vấn đề này được trích dẫn, viện dẫn từ các báo cáo chính thức từ năm 1997 tới năm 2013 của Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức quan hành chính Nhà nước gây ra trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, luận án cịn căn cứ vào các văn bản pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra và tài liệu của một số nước trên thế giới về lĩnh vực này 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung luận án Chương 1, tác giả coi trọng phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa để đánh giá các cơng trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Chương 2, tác giả sử dụng nhiều phương pháp để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của luận án. Cụ thể là, tác giả chủ yếu dùng phương pháp quy nạp để xây dựng các khái niệm. Phương pháp tổng hợp, phân tích dùng để nghiên cứu các hình thức, vai trị, nội dung, u cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam. Phương pháp so sánh được áp dụng khi tìm hiểu vấn đề này ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể vận dụng ở Việt Nam Chương 3, tác giả đã sử dụng phương pháp nổi bật là thống kê, báo cáo kết hợp với khảo sát thực tiễn nhằm phân tích, lý giải các số liệu về thực trạng; tọa đàm, hội thảo trao đổi với các chuyên gia về thực trạng để đánh giá, tổng hợp và chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn có liên quan tới thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam, từ đó, tác giả làm sáng tỏ nội dung của luận án Chương 4, về cơ bản tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học, góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam 5. Những đóng góp về khoa học của luận án Thơng qua việc nghiên cứu tồn diện, có hệ thống đề tài này, nội dung luận án có một số điểm mới, đó là: Xây dựng khái niệm, xác định các đặc điểm và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra. Đặc biệt, luận án đã xây dựng khái niệm, phân tích rõ các hình thức và nội dung thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Xác định u cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra Nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra một số nước trên thế giới, luận án xác định những giá trị Việt Nam có thể tham khảo Đánh giá kết quả, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam và ngun nhân của những kết quả, hạn chế đó Đề xuất những quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hồn thiện cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra. Vì vậy, luận 15 chính xác, đầy đủ pháp luật là mối quan tâm khơng chỉ từ phía Nhà nước mà từ cả mỗi người dân trong xã hội. Họ tự giác thực hiện pháp luật và địi hỏi pháp luật phải được các tổ chức, các cá nhân khác tơn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ. Sử dụng pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các chủ thể pháp luật sử dụng quyền của mình để thực hiện những hành vi pháp luật cho phép nhằm bảo đảm TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra. Khác với hình thức thi hành pháp luật, ở hình thức này, chủ thể là người bị thiệt hại có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, có quyền lựa chọn phương thức thực hiện quyền đó chứ khơng bị bắt buộc thực hiện. Áp dụng pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, Nhà nước thơng qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật ln có sự tham gia của Nhà nước với các mức độ khác nhau. Đây là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước với thủ tục chặt chẽ. Các hình thức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra đều quan trọng, có tính độc lập tương đối, khơng tách biệt rõ ràng mà đan xen lẫn nhau, có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ. Việc xem xét các hình thức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra được đặt trong những mối quan hệ cụ thể 2.1.3. Vai trị thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra Thứ nhất, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và phịng ngừa, đấu tranh các hành vi trái pháp luật của cơng chức gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Thứ hai, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra góp phần nâng cao chất lượng, hiệu thi hành công vụ cơng chức CQHCNN Thứ ba, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra góp phần tăng cường pháp chế XHCN Tóm lại, nghiên cứu thực pháp luật TNBTCNN cơng chức CQHCNN gây ra địi hỏi làm rõ khái niệm, hình thức, vai trị của vấn đề này. Mối quan hệ ba phương diện thể chỗ: thực pháp luật về 16 TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra có những đặc trưng riêng, là nhân tố cốt lõi, xun suốt với các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này tương đối đa dạng. 2.2. NỘI DUNG, U CẦU VÀ CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA 2.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra Nội dung thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra có thể nghiên cứu theo nhiều góc độ. Nghiên cứu đầy đủ vấn đề trên địi hỏi phải tìm hiểu trực diện, cụ thể TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra và làm rõ những cách thức làm cho pháp luật về lĩnh vực này đi vào cuộc sống. Trên quan điểm đó, luận án kết hợp làm rõ từng nội dung với việc bám sát lý luận về các hình thức thực hiện pháp luật để đánh giá, nhận xét về hình thức tn thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật trong q trình thực hiện TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra. Đây cũng là cách tiếp cận luận án sử dụng để đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra trong chương 3 Khi đề cập đến TNBTCNN, Hiến pháp năm 2013 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước trong BTTH về vật chất, tinh thần đối với các chủ thể. Phù hợp với ngun tắc hiến định, trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam đã trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về TNBTCNN. Văn bản chun ngành quy định vấn đề này là Luật TNBTCNN, theo đó nội dung thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra như sau: Về chủ thể: Các bên trong quan hệ TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra, gồm bên gây thiệt hại là CQHCNN (đại diện nhân danh Nhà nước) và bên bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức Về khách thể: Khách thể trong quan hệ TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra là lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Trên thực tế, hoạt động cơng quyền gây ra thiệt hại, thì đó là những thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần của các cá nhân, tổ chức, tuy nhiên có một thiệt hại mà khơng thể đo, đếm được là lịng tin của người dân vào hiệu quả hoạt động cũng như uy tín của Nhà nước. Về các điều kiện phát sinh TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra là tổng hợp các yếu tố cấu thành TNBTCNN, bao gồm: 1) Có thiệt hại xảy ra; 2) Có 17 hành vi trái pháp luật trong thi hành cơng vụ; 3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. 2.2.2. u cầu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra Thứ nhất, u cầu từ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trọng tâm là cải cách hành chính, cải cách tư pháp Thứ hai, u cầu về cơng bằng, dân chủ trong thực hiện pháp luật Thứ ba, u cầu về sự bình đẳng, minh bạch trong thực hiện pháp luật 2.2.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra có đặc điểm riêng, đảm bảo thực hiện pháp luật về TNBTCNN trong lĩnh vực này cũng phải có những đặc trưng cụ thể bên cạnh các bảo đảm TNBTCNN nói chung, thể hiện tập trung ở loại đảm bảo pháp lý Theo đó, hiểu trách nhiệm trực tiếp CQHCNN, cơng chức, người có thẩm quyền của CQHCNN và các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong q trình thực hiện TNBTCNN, là kết quả tổng hợp của hệ thống các quy định pháp luật bảo đảm TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra và cơ chế tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đó trong q trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo nghĩa này, các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật bao gồm các nội dung cụ thể sau đây: Thứ nhất, yếu tố pháp luật bảo đảm TNBTCNN nói chung, TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra nói riêng Thứ hai, bảo đảm về cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan tham gia bồi thường nhà nước Thứ ba, bảo đảm chế phối hợp nhằm thực pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra Thứ tư, bảo đảm phẩm chất, trình độ của đội ngũ cơng chức CQHCNN và ý thức của cá nhân, tổ chức tham gia TNBTCNN Thứ năm, bảo đảm bằng hoạt động giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra Thứ sáu, bảo đảm thơng qua việc xử lý vi phạm trong q trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra Thứ bảy, bảo đảm về kinh phí chi trả và các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra 18 2.3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VIỆT NAM CĨ THỂ THAM KHẢO Nội dung này có thể tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhằm cung cấp một cách đánh giá tổng thể tồn diện, luận án tiếp cận nghiên cứu dựa trên cơ sở việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN ở một số nước điển hình trên thế giới, gồm Trung Quốc, Pháp, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản Mặc dù liên quan tới nhiều quốc gia, với các hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật, vị trí địa lý khác nhau, nhưng TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra nhìn chung được thể hiện trong quy định pháp luật của từng nước với các cấp độ khác nhau. Ở một chừng mực nhất định, nó thể hiện sự thống nhất trong nhận thức của các quốc gia. Nghiên cứu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra ở một số nước tiêu biểu cho thấy, do điều kiện cụ thể ở các nước khơng giống nhau nên việc thực hiện pháp luật ở các nước cũng có những điểm khác biệt. Điều đó phản ánh sự phức tạp và nhận thức khác nhau của các quốc gia TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra. Thậm chí, một số quốc gia có những điểm trái ngược nhau về quan niệm, cách thức tổ chức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra. Tuy nhiên, điểm chung trong thực hiện pháp luật của các nước trên là: Mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội trước sự lạm quyền của cơng chức nhà nước là vấn đề tất cả các quốc gia đều hướng tới, vì đây là giá trị chung của nhân loại. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là trách nhiệm của nhiều chủ thể khác nhau nhưng trước hết thuộc về các CQHCNN. Bồi thường thiệt hại là chế định pháp luật truyền thống, các quốc gia đều áp dụng phổ biến với nội dung cơ bản là bên bị thiệt hại về vật chất hay tinh thần nhận được một giá trị bồi thường tương ứng với những thiệt hại bị gây ra. Việc thực hiện bồi thường này liên quan tới nhiều cơ quan nhà nước khác nhau (cơ quan thuộc lĩnh vực lập pháp hoặc cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp hoặc CQHCNN đơn thuần), phản ánh rõ nét chủ quyền quốc gia trong xử lý các hành vi trái pháp luật, đặc biệt là các hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích cơ bản của cá nhân, tổ chức Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra liên quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật, nhưng chủ yếu được ghi nhận trong Hiến pháp và thể chế hóa thành các quy định trong pháp luật về bồi thường nhà nước, tố 19 tụng hành chính, tố tụng dân sự, dân sự, hành chính, trong đó, việc thực hiện được tiến hành với trình tự, thủ tục chặt chẽ và cơ chế giám sát bắt buộc TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra trên phương diện pháp luật đang trong q trình quốc tế hóa thơng qua việc các nước tích cực tiếp cận những vấn đề quốc tế, ký kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngồi. Xu thế chủ yếu hiện nay là dân sự hóa hoạt động này, giảm tải gánh nặng cho nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại. Đây vừa là một cách thức để cân bằng, kiểm sốt quyền lực nhà nước, vừa biện pháp bảo đảm thực pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM 3.1. KHÁI QT TÌNH HÌNH VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 3.1.1 Khái quát tình hình thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam 3.1.1.1 Trước khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Ngay từ rất sớm, trong bản Hiến pháp đầu tiên tại Điều 11 Hiến pháp năm 1946 đã chú ý bảo vệ quyền cơng dân “Tư pháp chưa quyết định thì khơng được bắt bớ và giam cầm người cơng dân Việt Nam”. Đến Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục ghi nhận và bảo vệ quyền cơng dân, trong đó chú ý tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trước nguy cơ bị lạm quyền bởi cơng chức, viên chức cơ quan nhà nước. Tuy đã được ghi nhận trong Hiến pháp, nhưng trên thực tế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành văn thực vấn đề Tình hình thực pháp luật về TNBTCNN cịn có nhiều hạn chế, bất cập như: hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định về TNBTCNN có hiệu lực pháp lý khơng cao; pháp luật về TNBT thiệt hại do người thi hành cơng vụ gây ra chưa được xây dựng trên quan điểm coi đây là TNBTCNN nói chung mà chỉ coi là TNBT của từng cơ quan nhà 20 nước cụ thể, thậm chí là trách nhiệm cá nhân của cơng chức với tư cách bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng; cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong nhiều trường hợp chưa được xác định rõ và đặc biệt là chưa quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan, nên việc giải quyết bồi thường khơng đạt được kết quả như mong muốn; các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật quy định khơng thống nhất, chưa hợp lý, gây bất lợi cho cả cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước lẫn người bị thiệt hại; trách nhiệm hồn trả của cơng chức chưa được quy định rõ ràng. 3.1.1.2. Sau khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật TNBTCNN và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cũng đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật TNBTCNN. Với kết quả bước đầu thực hiện pháp luật về TNBTCNN, có thể thấy, Luật TNBTCNN đã trở thành cơng cụ pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức khi bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành cơng vụ gây ra Đây là một trong những văn bản góp phần ngăn chặn tình trạng tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu người dân của một bộ phận cơng chức CQHCNN. Đồng thời, những quy định nghiêm khắc của Luật này là động lực để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ và năng lực chun mơn của một bộ phận cơng ch ức, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của người thi hành cơng vụ, qua đó, tạo thêm lịng tin của người dân vào các chính sách, pháp luật của Nhà nước 3.1.2 Hệ thống tổ chức thực pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam Hệ thống tổ chức này bao gồm các cơ quan có thẩm quyền và đội ngũ cơng chức của các cơ quan đó tham gia thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra. Sự vận hành của hệ thống tổ chức này là rất cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về TNBTCNN: Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý về cơng tác bồi thường nhà nước do cơng chức CQHCNN gây ra 21 Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý cơng tác bồi thường nhà nước do cơng chức CQHCNN gây ra UBND cấp tỉnh, trong đó giao Sở Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về cơng tác bồi thường ở địa phương UBND cấp huyện, trong đó giao Phịng Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của cấp huyện và cấp xã TA, VKS quan có thẩm quyền thực pháp luật TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra Ngồi các cơ quan nêu trên, một số cơ quan khác cũng đóng vai trị nhất định trong TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra như Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn… Vai trị này thể hiện chủ yếu việc phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra 3.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM VÀ NGUN NHÂN 3.2.1. Những kết quả đạt được đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam Các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơng chức CQHCNN gây ra trong thi hành cơng vụ được tiến hành tồn diện với nhiều hình thức thực hiện pháp luật và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Thứ nhất, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước bảo đảm quyền u cầu Nhà nước bồi thường, khơi phục danh dự của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại Thứ hai, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước đảm bảo kịp thời, đúng ngun tắc và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường Thứ ba, thực hiện pháp luật bồi thường nhà nước bảo đảm quyền, nghĩa vụ của cơng chức CQHCNN với tư cách người thi hành cơng vụ đã gây ra thiệt hại Thơng qua các hình thức nổi bật là thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân theo pháp luật, quyền lợi ích hợp pháp cá nhân, tổ chức trong TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra nhìn chung được thực hiện theo quy 22 định của pháp luật, kịp thời đáp ứng u cầu của tình hình mới cũng như sự thay đổi của chính sách pháp luật. Với hình thức chủ yếu là sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật, các thiệt hại liên quan đến cá nhân, tổ chức do tài sản bị xâm phạm, do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe, thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe, do tổn thất về tinh thần bản được bảo đảm. Các thiệt hại nêu trên được thực hiện kịp thời và nhìn chung bảo đảm đúng căn cứ áp dụng, cơng bằng với mọi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Những kết quả này thể hiện rõ nét ở hình thức áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tn theo pháp luật 3.2.2. Ngun nhân của những kết quả đạt được đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam Những kết quả đạt được đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra do các ngun nhân khách quan, chủ quan nhất định đem lại. Các ngun nhân khách quan, chủ quan rất đa dạng. Ở các mức độ khác nhau, các ngun nhân này đã làm cho pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống 3.3. NHỮNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM VÀ NGUN NHÂN 3.3.1. Những hạn chế đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nướ c do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam Thứ nhất, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nướ c có lúc, có nơi chưa bảo đảm quyền u cầu Nhà nướ c bồi thường, khơi phục danh dự của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại Những quyền của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại nêu trên có lúc, có nơi chưa thực được bảo đảm, thậm chí cịn bị gây khó khăn thực tế, nhưng cũng có trường hợp cá nhân, tổ chức lợi dụng để làm biến dạng, mất mục đích, ý nghĩa của cơng tác bồi thường nhà nước. Thứ hai, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nướ c liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của CQHCNN v ới t ư cách là cơ quan có trách nhiệm bồi thường cịn một số bất cập 23 Những hạn chế trong th ực hiện pháp luật đối với chủ thể là CQHCNN được thể hiện nhiều khía cạnh cơ bản và thể hiện rõ nét hình thức thi hành pháp luật, tn theo pháp luật. Hình thức sử dụng pháp luật lại khơng thể hiện rõ nét trong các hoạt động nêu trên. Hình thức áp dụng cũng phần nào liên quan tới những hạn ch ế này vì để tiến hành các hoạt động này chủ yếu do CQHCNN tổ ch ức th ực hi ện Thứ ba, thực hiện pháp luật bồi thường nhà nướ c liên quan tới quyền, nghĩa vụ của cơng chức CQHCNN với tư cách ngườ i thi hành cơng vụ đã gây ra thiệt hại cịn hạn chế 3.3.2. Ngun nhân của những hạn chế đối với thực hiện pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam Những hạn chế bất cập khi th ực hi ện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra khơng chỉ xuất phát từ các ngun nhân khách quan mà cịn bao gồm những ngun nhân chủ quan. Các ngun nhân khách quan, chủ quan được thể hiện trên nhiều phương diện đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới những hạn chế của th ực trạng. Vi ệc làm rõ các ngun nhân này là rất quan trọng để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra 24 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM 4.1 QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra là một vấn đề phức tạp với bốn hình thức thực hiện. Vì vậy, để vấn đề này đạt được mục đích, làm cho pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống thực tế thì phải thực hiện nghiêm túc những quan điểm chỉ đạo sau đây: 4.1.1. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra phải qn triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân chủ hóa đời sống xã hội, phù hợp với mục tiêu, phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân 4.1.2. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra phải phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam và các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia hoặc cơng nhận 4.1.3. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra phải trên cơ sở nhận thức đúng mối quan hệ giữa Nhà nước, pháp luật và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức 4.1.4. Huy động sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội nhằm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra 4.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CƠNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM Thực hiện các giải pháp này là một q trình lâu dài, phải khắc phục những ngun nhân khách quan, chủ quan của hạn chế như giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, phát triển nghiên cứu lý luận về những vấn đề có liên quan đến thực 25 hiện pháp luật về TNBTCNN. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ tập trung đề xuất các giải pháp trực tiếp, cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này cũng là việc tăng cường hiệu quả tiến hành bốn hình thức thực hiện pháp luật như phần lý luận và thực trạng của đề tài luận án đã phân tích 4.2.1. Xây dựng và hồn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra nói riêng Thứ nhất, rà sốt và hệ thống hóa thường xun, có chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan pháp luật về TNBTCNN Thứ hai, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm bảo đảm TNBTCNN 4.2.2. Kiện tồn cơ cấu tổ chức, hoạt động cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và tăng cường cơ chế phối hợp trong thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 4.2.3. Nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực đội ngũ cơng chức tham gia thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và tăng cường cơng tác giáo dục, tun truyền pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho đội ngũ cơng chức cơ quan hành chính nhà nước 4.2.4. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra 4.2.5. Tăng cường kinh phí, các điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra 4.2.6. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam KẾT LUẬN Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra là một u cầu khách quan trong tiến trình đổi mới của Việt Nam hiện nay, có vai trị nổi bật trong nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động cơng vụ đối với cơng chức CQHCNN, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nhằm góp 26 phần bảo vệ lợi ích Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. TNBTCNN là một vấn đề chính trị pháp lý xã hội phức tạp, phản ánh trình độ phát triển và dân chủ của chế độ Nhà nước, do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành pháp luật điều chỉnh và đã có một số cơng trình ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu một hoặc một số vấn đề có liên quan tới đề tài này. Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau có quy định với cách tổ chức thực hiện khác nhau và các cơng trình nghiên cứu cũng chưa đầy đủ, tồn diện, nhiều vấn đề lý luận vẫn cịn có ý kiến khác nhau cần được làm sáng tỏ Trong thời gian qua, thực pháp luật TNBTCNN cơng chức CQHCNN gây ra đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm cho pháp luật về TNBTCNN đi vào cuộc sống. Mặc dù vậy, do nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động này vẫn cịn một số yếu kém, hạn chế thể hiện trên các mặt của hoạt động ban hành văn bản pháp luật, cơng tác tổ chức bộ máy, tài chính, cơ chế phối hợp Nhằm góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, khắc phục thực trạng bất cập nêu trên, luận án đã sử dụng và kết hợp hài hịa nhiều phương pháp nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những giá trị của các cơng trình khoa học khác về vấn đề này. Từ đó, luận án phân tích có hệ thống những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra, đánh giá đúng thực trạng hoạt động này, đề xuất các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra Việt Nam. Cụ thể, luận án đã tập trung làm rõ các luận điểm chính sau đây: 1. Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra là một trách nhiệm pháp lý đặc thù, đó là mối quan hệ BTTH mà một bên chủ thể là CQHCNN. CQHCNN thực hiện nhiệm vụ mang tính quyền lực tác động tới các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chân chính của cá nhân, tổ chức. Một mặt nó thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm sự phát triển kinh tế xã hội vì dân giàu, nước mạnh, mặt khác do nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan từ phía Nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Với vị trí, vai trị của mình trong bộ máy nhà nước, CQHCNN, mà cụ thể là đội ngũ cơng chức của cơ quan này nếu có hành vi trái pháp luật trong thi hành cơng vụ, gây hậu quả là thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật khác thì CQHCNN có TNBT. Đây là những đặc trưng riêng của TNBTCNN, do vậy, pháp luật và việc thực hiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này cũng có những đặc trưng nhất định. 27 Đặc trưng thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra thể hiện ở mục đích, tính chất, chủ thể, phạm vi thực hiện. Thơng qua các hình thức tn theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, hoạt động này có vai trị quan trọng trong nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức của cơng chức CQHCNN và tăng cường pháp chế XHCN 2. Với nội dung bao gồm nhiều hành vi, phương thức khác nhau nhằm làm cho các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bình đẳng trước hành vi trái pháp luật của cơng chức CQHCNN, hoạt động này cần phù hợp với các u cầu của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, dân chủ đời sống xã hội, cơng bằng, bình đẳng, minh bạch và đáp ứng u cầu nâng cao hiệu quả hoạt động cơng vụ, xây dựng đội ngũ cơng chức thực sự là cơng bộc của Nhân dân. Hoạt động này cũng được bảo đảm thực hiện bởi đặc trưng về pháp luật, cơ cấu tổ chức cơ quan tham gia bồi thường Nhà nước, cơ chế phối hợp trong giải quyết các u cầu bồi thường, phẩm chất trình độ năng lực của đội ngũ cơng chức và ý thức của đối tượng tham gia bồi thường Nhà nước, việc giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong q trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra và cơ sở vật chất trong thực hiện nhiệm vụ này 3. Việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra thời gian qua ở nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng, bước đầu đã xây dựng được Luật TNBTCNN và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Các chủ thể đã tham gia tương đối tích cực nhằm đưa pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra vào cuộc sống, bước đầu tạo sự dân chủ hóa trong đời sống xã hội, đảm bảo yếu cầu hội nhập quốc tế và từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Bên cạnh thành tựu đạt được, việc thực pháp luật về TNBTCNN nói chung, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra nói riêng vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại nhất định như: Chất lượng, trình độ của một bộ phận cơng chức chưa đáp ứng được u cầu; sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban, ngành cịn bộc lộ một số bất cập, thiếu thống nhất trong q trình thực hiện; hoạt động đưa pháp luật TNBTCNN cịn chưa mang tính bao qt cao, chưa thực sự chủ động mà chủ yếu vẫn là những giải pháp mang tính tình thế; một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về TNBTCNN chưa kịp thời được ban hành dẫn đến cịn lúng túng trong thực hiện; sự đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí và các nguồn nhân, vật lực khác cho việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra chưa tương xứng, cịn dàn trải 4. Để pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về lĩnh vực này là nhiệm vụ quan trọng trong điều kiện hiện nay. Do vậy, cần đưa ra các quan 28 điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện phù hợp. u cầu đặt ra là việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra phải kết hợp với việc phát huy vị trí, vai trị của đội ngũ cơng chức trong tồn hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước ta, phịng ngừa các vi phạm pháp luật cần tiến hành đồng bộ các giải pháp. Các giải pháp tác giả đề xuất trong luận án được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những đặc điểm cụ thể về chủ thể, nội dung, hình thức, đối tượng dựa trên thực trạng trình độ, u cầu, các điều kiện kinh tế xã hội của nước ta trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và hội nhập quốc tế. Qua nghiên cứu cho thấy, những thành tựu đạt được khi thực hiện pháp luật về TNBTCNN do cơng chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam là cơ bản, tồn diện Những hạn chế trong hoạt động này có lúc, có nơi xảy ra là điều đương nhiên mà bất kỳ chế độ nào cũng có. Tuy nhiên, điểm khác biệt là, ở Việt Nam những hạn chế này khơng xuất phát từ bản chất Nhà nước và để khắc phục vấn đề này, Việt Nam đã khơng ngừng tăng cường bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN. Xét trên phương diện đó, bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ. DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nguyễn Đỗ Kiên (2008), “Pháp luật bồi thường Nhà nước của Trung Quốc và một số ý kiến trong việc xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước của Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tr.135148 Nguyễn Đỗ Kiên (2010), “Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (07), tr.2025 ... bảo đảm? ?thực? ?hiện? ?pháp? ?luật? ?về ? ?trách? ? nhiệm? ?bồi? ?thường? ?Nhà? ?nước? ?do? ?cơng? ?chức? ?cơ? ?quan? ?hành? ?chính? ?Nhà? ?nước? ?gây? ?ra Nghiên cứu? ?thực? ?hiện? ?pháp? ?luật? ?về? ?trách? ?nhiệm? ?bồi? ?thường? ?của? ?Nhà? ?nước do? ?cơng? ?chức? ?cơ? ?quan? ?hành? ?chính? ?Nhà? ?nước? ?gây? ?ra? ?... pháp? ?luật? ?về? ?trách? ?nhiệm? ?bồi? ?thường? ?của? ?Nhà? ?nước? ?do? ?cơng? ?chức? ?cơ ? ?quan hành? ?chính? ?nhà? ?nước? ?gây? ?ra 4.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC? ?DO? ?CƠNG CHỨC CƠ? ?QUAN? ?HÀNH CHÍNH ... BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC? ?DO? ?CƠNG CHỨC CƠ? ?QUAN? ?HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY? ?RA 2.2.1. Nội dung? ?thực? ?hiện? ?pháp? ?luật? ?về ? ?trách? ?nhiệm? ?bồi? ?thường? ?của? ? Nhà? ?nước? ?do? ?cơng? ?chức? ?cơ? ?quan? ?hành? ?chính? ?nhà? ?nước? ?gây? ?ra