1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn giữa kỳ liên hệ sự thay đổi của chức năng nhà nước với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự thay đổi của chức năng nhà nước
Tác giả Nguyễn Thanh Phương
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Lan Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhà nước và Pháp luật Đại cương
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 7,14 MB

Nội dung

Câu 1: Anh chị hãy trình bày về chức năng của nhà nước, chỉ rõ sự thay đổi của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.3

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế

HỌC PHẦN: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI TẬP LỚN GIỮA KỲ

ĐỂ 1

Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Thị Lan Phương

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Phương

Lớp: QH 2021 E KTQT CLC 6

Lớp học phần: 211_THL1057 17

Hà Nội - Tháng 02/2022

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành bài tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô Phan Thị Lan Phương đã giảng dạy tậntình, chi tiết để em có kiến thức và vận dụng chúng vào bài tập này

Bài tập dưới đây được em đầu tư thời gian và trình bày chi tiết, tuy nhiên,không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trong bài Em hyvọng, sẽ nhận được những góp ý cũng như nhận xét của giảng viên bộ môn để cóthể hoàn thiện hơn về mặt kiến thức cũng như nhận thức về các vấn đề

Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô Phương nhiều sức khỏe, thành công vàhạnh phúc ạ

2

Trang 3

MỤC LỤC

1 DANH MỤC VIẾT TẮT 2

2 DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

3 Câu 1 2

3.1 Chức năng của nhà nước 2

3.2 Sự thay đổi của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa 2 3.3 Liên hệ sự thay đổi của chức năng nhà nước với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2

4 Câu 2 2

4.1 Vi phạm pháp luật 2

4.2 Phân tích vấn đề 2

4.3 Đề xuất giải pháp 2

5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

3

Trang 4

4 3.3.2: Chức năng xã hội trong việc phòng chống dịch bệnh 14

5 3.3.3: Tình trạng bị nợ lương tại bệnh viện Tuệ Tĩnh 15

6 3.3.4: Bản đồ “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ 18

7 4.1.1: Sơ đồ quá trình xả nước thải trực tiếp ra sông Thị

9 4.3.1: Giáo trình học phần “Nhà nước pháp luật đại cương” 26

10 4.3.2: Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về hành vi vi

4

Trang 5

3 Câu 1: Anh chị hãy trình bày về chức năng của nhà nước, chỉ rõ sự thay đổi của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên hệ với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.1 Chức năng của nhà nước

Chức năng nhà nước là các phương diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của nhànước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mang tính thường xuyên,liên tục, ổn định tương đối, phù hợp với bản chất, vai trò, trách nhiệm của nhànước đối với xã hội Đặc biệt, chức năng của nhà nước có ý nghĩa quyết định đốivới sự tồn tại và phát triển của nhà nước

Chức năng nhà nước khác với nhiệm vụ chiến lược Nhiệm vụ chiến lược củanhà nước là những vấn đề chủ yếu về đối nội, đối ngoại trong một thời gian dài mànhà nước phải giải quyết nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản mà mình đã đề ra

Và chức năng của nhà nước là hoạt động chủ yếu thực hiện các chiến lược của nhànước

Các chức năng của nhà nước được hình thành một cách khách quan dưới sự chiphối của nhiệm vụ của nhà nước, sự quyết định bản chất của nhà nước và nhữngđiều kiện khách quan của cơ sở kinh tế - xã hội Hơn nữa, tính chủ thể của chứcnăng của nhà nước phụ thuộc vào sự quan tâm của nhà nước đối với những nhucầu mà xã hội đòi hỏi

Với mỗi tiêu chí đánh giá, chức năng nhà nước được phân loại thành nhiềunhóm chức năng khác nhau Dựa vào ý nghĩa, chức năng nhà nước được chia thành

2 nhóm chính: Chức năng chủ yếu và chức năng phái sinh Cụ thể, Bộ Giáo dục vàĐào tạo sẽ có chức năng chủ yếu là quản lý giáo dục và đào tạo, về hình thức họctrực tiếp hay trực tuyến, kiểm tra, đánh giá như thế nào, làm thế nào để có sự cạnhtranh giữa trường công và trường tư Còn đối với hoạt động giao lưu giữa các cán

bộ trong trường học, đây là một trong những thể hiện của chức năng phái sinh

5

Trang 6

Căn cứ vào vào nguyên tắc phân chia quyền lực, chức năng nhà nước được chiathành 3 chức năng với hình thức pháp lý tương ứng: Chức năng lập pháp (xâydựng ban hành pháp luật), chức năng hành pháp (tổ chức thực hiện pháp luật) vàchức năng tư pháp (bảo vệ pháp luật)

Trong một ví dụ cụ thể về luật điện ảnh, khi Quốc hội đang thảo luận luật điệnảnh sửa đổi được coi là chức năng lập pháp Sau khi luật điện ảnh sửa đổi đượcthông qua, các cán bộ nhà nước sẽ đi kiểm tra bất chợt tại một rạp chiếu phim

“Lotte”, nếu phát hiện bộ phim chiếu có những hình ảnh không đúng sự thật, gâytranh chấp chủ quyền quốc gia, như hình ảnh “đường lưỡi bò” sẽ phải lập biên bản

xử phạt, đây là chức năng hành pháp Cuối cùng, chức năng tư pháp được thựchiện khi tòa án sẽ tham gia xét xử hành vi vi phạm pháp luật

Với 4 kiểu nhà nước tương ứng, chức năng nhà nước được chia thành 4 nhóm:Chức năng nhà nước chủ nông, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa

Chức năng của nhà nước có nhiều loại, tuy nhiên các chức năng có quan hệ chặtchẽ với nhau Trong đó, phổ biến nhất hiện nay, tùy theo lĩnh vực hoạt động màchức năng nhà nước được chia thành 2 nhóm chính: Chức năng đối nội và Chứcnăng đối ngoại Chức năng đối nội của nhà nước là gồm các chức năng bên trong,

là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ nhà nước, bao gồm:Chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng về quyền conngười, quyền công dân, chức năng bảo vệ và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Ví dụ,hoạt động xóa đói giảm nghèo, lao động việc làm, giáo dục, y tế, bảo vệ phát triểnvăn hóa truyền thống dân tộc Hay sự nỗ lực từ việc ban hành pháp luật cho đếnthực thi, tuy nhiên môi trường vẫn ô nhiễm, điển hình là ô nhiễm môi trường docông ty gang thép Formosa đã thải chất thải ven biển miền Trung, gây cá chết hàngloạt

6

Trang 7

3.1.1: Chức năng đối nội của nhà nước Khác với đối nội, chức năng đối ngoại của nhà nước là những hoạt động củanhà nước trong các mối quan hệ, liên kết các quốc gia, dân tộc khác Bao gồm:Chức năng quốc phòng, chức năng bảo vệ trật tự, hòa bình thế giới, chức năng hợptác và hội nhập quốc tế Ví dụ: Bảo vệ chủ quyền, chống hành động xâm lược từbên ngoài, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế Hai chức năng đối nội và đối ngoạiluôn gắn bó chặt chẽ và tác động lẫn nhau, chức năng đối nội đóng vai trò chủ đạo,chức năng đối ngoại đóng vai trò quyết định

3.1.2: Chức năng đối ngoại của nhà nước Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước Nhiệm vụ nhà nước và bảnchất nhà nước là hai yếu tố quyết định chức năng nhà nước Theo dòng chảy lịch

sử phát triển của từng dân tộc, truyền thông, văn hóa, hệ tư tưởng ảnh hưởng tới

7

Trang 8

chức năng nhà nước Bên cạnh đó, là quyền con người, dân chủ và sự toàn cầu hóamỗi giai đoạn

Các chức năng nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp hoạt độngkhác nhau của bộ máy nhà nước, dưới ba hình thức pháp lý cơ bản là xây dựngpháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, và bảo vệ pháp luật Phương pháp hoạt độngcủa nhà nước rất đa dạng, nhưng nhà nước chủ yếu hai phương pháp là thuyết phục

và cưỡng chế Với các nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản thì cưỡng chế

là phương pháp chủ yếu, thể hiện rõ tính giai cấp của họ nhằm đàn áp, bóc lột nhândân lao động Nhưng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa coi giáo dục, thuyết phục làphương pháp cơ bản trong hoạt động của mình nhằm động viên, khuyến khích và

tổ chức quần chúng nhân dân tham gia nhiều hơn trong quản lý nhà nước, quản lý

xã hội Bên cạnh đó, còn có phương pháp khuyến khích, khen thưởng

3.2 Sự thay đổi của chức năng nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Đi cùng dòng thời gian, cụm từ “toàn cầu hoá” dần trở nên quen thuộc Toàncầu hóa là một quá trình khách quan của thời đại, đã, đang và sẽ có ảnh hưởng vàtác động đáng kể trên một số lĩnh vực, trong đó có sự thay đổi chức năng của nhànước

Thế giới diễn ra toàn cầu hóa vừa mở ra những cơ hội to lớn, nhưng cũng chứađựng những thách thức khắc nghiệt Kể từ khi có nhà nước, dù trong bất kì hoàncảnh nào, nhà nước cũng đóng những vai trò nhất định Đứng trước xu hướng toàncầu hoá, chức năng nhà nước đang có những cải thiện đáng kể để thích ứng, khôngngừng phát triển, tiếp thu tri thức, hoạt động bên ngoài, đồng thời duy trì nhữngphong tục, văn hoá truyền thống hiệu quả nhất

Chức năng của nhà nước tập trung thay đổi trong các lĩnh vực thuộc đối nội vàđối ngoại Đầu tiên, trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước vẫn luôn là nhân tố quantrọng nhất trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nềnkinh tế không còn nằm trọn vẹn ở một quốc gia nhất định mà đã trải dài trên thế

8

Trang 9

giới tạo nên một nền kinh tế toàn cầu, một thị trường toàn cầu Để điều khiển nềnkinh tế tế toàn cầu không thể là những quốc gia đơn lẻ mà cần đến những thiết chếmang tính toàn cầu Chính vì vậy, điều này đã tác động đến sự thay đổi của chứcnăng nhà nước trong nền kinh tế Buộc nhà nước quốc gia không thể đơn phươnghành động mà phải có sự phối hợp, chia sẻ với các nước đối tác

Chức năng thay đổi, nhà nước dần trở nên chủ động và tích cực hội nhập vàonền kinh tế toàn cầu và khu vực, quy mô giao dịch tăng cao Đồng thời, mở ranhiều ngành, rút lui dần khỏi lĩnh vực kinh doanh không cần thiết nhằm đạt hiệuquả kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, Nhà nước đã hình thành thể chế về chức năngkinh tế, bao gồm: chức năng quản lý nhà nước với chức năng tổ chức kinh tế Nhànước “từ bỏ” hoạt động quản trị và can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mà tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế Một

ví dụ thực tế, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước thực hiện chứcnăng quản lý kinh tế theo cách tập trung Nhà nước vừa là chủ thể quản lý nhànước về kinh tế, vừa là chủ thể kinh tế trực tiếp tổ chức, thực hiện các hoạt độngkinh Hơn nữa, còn tách bạch chức năng quản lý kinh tế vĩ mô và chức năng chủ sởhữu của doanh nghiệp nhà nước

Chức năng của nhà nước trong lĩnh vực chính trị rất cần thiết, đồng thời quađây cũng nhấn mạnh những biến đổi nhất định của nó trước tác động của toàn cầuhóa Có nhiều quan điểm cho rằng, toàn cầu hóa diễn ra, đã làm thay đổi phươngthức quản lý của nhà nước, làm thay đổi mô hình tổ chức, cũng như cơ cấu quyềnlực nhà nước, đa dạng hóa các chủ thể nắm giữ quyền lực này và thay vào đó làphương thức quản lý mạng Nếu như trước kia nhà nước là chủ thể quyền lực quantrọng nhất thì trong bối cảnh hiện nay các chủ thể của quyền lực phi nhà nước cũngđang đóng một vai trò quan trọng

Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực xã hội được các tác giả tập trung khai thácdưới góc độ nhà nước trong việc quản lý xã hội, cung cấp dịch vụ công và phúc lợi

9

Trang 10

xã hội Cụ thể như giải quyết các vấn đề nóng bỏng như ô nhiêm môi trường, tìnhtrạng người dân còn thất nghiệp, rơi vào tình trạng đói nghèo Toàn cầu hóa pháttriển, môi trường, khí hậu thay đổi, sinh ra nhiều căn bệnh lạ, vì vậy, nhà nướccũng có những chính sách, giải pháp phù hợp với hoàn cảnh Tùy từng quan điểm

mà những chức năng này của nhà nước được nhấn mạnh hay đẩy cao Tuy nhiên,khi gắn với bối cảnh hiện nay đó là toàn cầu hóa, các tác giả cho rằng, chức năngcủa nhà nước trong lĩnh vực xã hội vẫn tiếp tục được duy trì và khẳng định sự tối

ưu và cần thiết của nhà nước trong lĩnh vực này

Hơn cả, xu hướng toàn cầu hóa văn hóa buộc nhà nước phải có chức năng giữgìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, xây dựng mộtnền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, thống nhất tính đa dạng và phong phú của cácdân tộc anh em trên đất nước Bên cạnh đó, còn xây dựng hình ảnh một đất nướcViệt Nam thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế, đồng thời tiếp thu những giá trị vănhóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước

Đặc biệt, trong xu hướng hiện nay, chức năng đối ngoại của nhà nước ngàycàng quan trọng Là một quốc gia đang hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế,nhà nước đã thực hiện đúng chức năng của mình và nhất quán đường lối đối ngoạiđộc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển với đường lối đối ngoại rộng mở, đaphương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế Có nhiều ý kiến cho rằng, hiệnnay chúng ta đang ở trong thời đại của một thế giới hòa bình, nhưng không thể bỏqua vai trò cần thiết của an ninh Đối với xu hướng hiện nay, an ninh của một quốcgia không thể tách rời an ninh khu vực nói riêng và thế giới nói chung Nếu đốingoại quốc phòng là bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước, phát triểnquan hệ về quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, thì hợp tác quốcphòng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì hoà bình, ổn định trong khuvực và trên thế giới đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mụctiêu quốc phòng của nhà nước

10

Trang 11

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà nước vẫn là một nhân tố cần thiết cho sự ổnđịnh và phát triển của quốc gia Tuy nhiên, để đảm bảo được những vai trò, chứcnăng đó nhà nước cần phải nâng cao năng lực cũng như tính hiệu quả của mình

3.3 Liên hệ sự thay đổi của chức năng nhà nước với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Các chức năng của nhà nước luôn tiến bộ song hành với sự phát triển của nhànước và xã hội Vì vậy, số lượng và nội dung của các chức năng cũng thay đổi theotính chất cơ bản, nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của nhà nước, khả năng, điều kiện của

xã hội và hoàn cảnh trong nước và quốc tế

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đã trải qua các giaiđoạn phát triển khác nhau của đất nước Việc xác định, tổ chức thực hiện các chứcnăng nhà nước có sự khác nhau nhất định trong mỗi giai đoạn lịch sử Hiện nay,trong thời đại công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa toàn cầu, với mục tiêu xây dựng

xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, các chức năng của Nhà nước đã và đang cónhiều thay đổi Mô hình nhà nước quản lý tập trung đang chuyển dịch sang nhànước kiến tạo, phục vụ phát triển Nhà nước đã thay đổi các chức năng trong việc:

tổ chức quản lý nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tổ chức và quản lý văn hoá, khoahọc, công nghệ, giáo dục, thiết lập, phát triển các mối quan hệ và sự hợp tác với tất

cả các nước trên thế giới Bên cạnh sự thay đổi về cơ chế quản lý mới và do nhucầu khách quan của xã hội cũng như của thời đại ấy, hệ thống các chức năng đốinội, đối ngoại biến đổi lớn làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa thích ứng được vớitình hình mới, phát triển năng động, sáng tạo

Nếu trước đây chức năng tổ chức, quản lý nền kinh tế được thực hiện theo chế

độ tập trung quan liêu với mục tiêu mau chóng thiết lập nền kinh tế xã hội chủnghĩa thuần nhất thì nay cũng với chức năng ấy, nhà nước đang điều hành có hiệuquả nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu và tổ chức sản xuấtnhằm phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có ở trong nước và sử dụng hợp lý nguồn

11

Trang 12

viện trợ, đầu tư nước ngoài, làm cho bộ mặt xã hội ta đang thay đổi hàng ngày, đờisống vật chất, văn hoá của nhân dân không ngừng được tăng lên.

Trước hết, là chức năng đối nội của nhà nước XHCN Việt Nam Muốn duy trì

và phát triển, nhà nước XHCN phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội trên toàn bộ đất nước đầu tiên Đặc biệt, trong giai đoạn thế giới đang khôngngừng tiến bộ, nhà nước phải có đủ sức mạnh và kịp thời đập tan mọi âm mưuchống đối của các thế lực bóc lột

Trong chức năng đối nội, chức năng kinh tế là chức năng hàng đầu và cơ bảnnhất Đây là lý do nhà nước ta đã thực hiện nhất quán chủ trương về kinh tế thịtrường mở cửa, hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế Nhà nước đã thiếtlập và đảm bảo sự bình đẳng giữa các hình thức sở hữu, tạo lập môi trường kinhdoanh bình đẳng, lành mạnh theo định hướng nền kinh tế thị trường Đặc biệt, saukhi ban hành Hiến pháp 2013, Việt Nam đã xây dựng và đổi mới hành lang pháp lýtạo điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường mở, bình đẳng phù hợp với cácchuẩn mực quốc tế như Bộ luật Dân sự (2015), Luật Doanh nghiệp (2014), LuậtĐầu tư (2014) với nhiều văn bản pháp luật tiến bộ khác Nhờ những cải cách mạnh

mẽ về pháp lý, thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh, Việt Nam đã và đangđược nhận định là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất trong khu vực và có nềnkinh tế phát triển nhanh, nhất là sau khi các FTA và Cộng đồng kinh tế ASEANchính thức đi vào hoạt động

Trong những năm gần đây, từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid 19, nền kinh tế nhànước đã gặp không ít khó khăn GDP Việt Nam chưa bao giờ tăng trưởng âmnhưng vào quý 3 năm 2021, kinh tế Việt Nam âm 6,17% Tuy nhiên, vượt quanghịch cảnh, với những thay đổi trong chức năng kinh tế, sự nỗ lực từ các đơn vị,

sự nắm bắt thời cơ, và nhanh chóng chuyển từ chiến lược “Zero Covid” sang

“Thích ứng linh hoạt với Covid”, nền kinh tế của chúng ta đã đạt được nhiều kếtquả ấn tượng Tổng hợp cả năm 2021, GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng dương

12

Trang 13

2,58% Khu vực nông nghiệp cũng phát huy vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế Ngoài

ra, xuất nhập khẩu của nhà nước cũng đạt được kỷ lục mới Bên cạnh đó, sức thuhút của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất hấp dẫn Tuy vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, trong thời gian tới, nhà nước XHCNcần phải thực hiện quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng lĩnhvực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao, cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh cải cách thể chế, đổi mớiphương thức và tư duy quản lý kinh tế của nhà nước theo hướng nhà nước kiến tạo

và phục vụ phát triển, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh Hơn cả, cần đẩymạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa, tiến sâu vào nhiều thịtrường lớn, tiềm năng hơn

3.3.1: Cơ cấu GDP năm 2021

Về chức năng chính trị, những năm qua, hệ thống chính trị được giữ vững vàtừng bước đổi mới phù hợp Cùng với những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, tronglĩnh vực chính trị, cần đẩy mạnh cải cách nhà nước, pháp luật, đổi mới sự lãnh đạocủa Đảng, phát huy dân chủ trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cườnggiám sát và phản biện xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ, bảo đảm cácquyền con người, quyền công dân Trong thời gian qua, với tinh thần trên hết là coitrọng sức khỏe, tính mạng của nhân dân, chức năng chính trị đã thực hiện rất tốttrong công tác phòng chống dịch là ưu tiên hàng đầu trong lãnh đạo, quản lý, chỉ

13

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Luật Hoàng Phi ( https://luathoangphi.vn/ ) 7. Học luật vn (https://hocluat.vn/) Link
14. Cổng Thông tin điện tử - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (https://hcma.vn/) Link
1. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2000), Giáo trình Nhà nước và Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
2. Nguyễn Thị Huế (chủ biên) (2019), Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. Đào Trí Úc – Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2017), Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
4. Viện Nhà nước và Pháp luật (2007), Tài liệu học tập và nghiên cứu, Môn học Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, tập 1, Nhà xuất bản Lý luận chính trị Khác
5. Nguyễn Thế Thuấn – Trần Hậu Thành (2007), Hỏi – Đáp Môn Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.II. Tài liệu trên mạng Internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w