1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

văn hóa đạo đức và kinh doanh chủ đề làng nghề tò he xuân la

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa Đạo đức và Kinh doanh
Tác giả Trương Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 6,19 MB

Nội dung

Tôi đã đượcnhìn và hiểu rõ hơn về các dân tộc , các làng nghề truyền thống nổi tiếng ,văn hóa kinh doanh của từng cùng miền , lối sống của họ… đậm bản sắc dân tộc ở Việt Nam ta .Bảo tàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ KINH DOANH

Họ tên : TRUƠNG ANH TUẤN

MSSV-HP : 19050764 - BSA4010 3 Lớp : TCNH CLC3 – QHE2019

CHỦ ĐỀ : LÀNG NGHỀ TÒ HE – XUÂN LA

0

Trang 2

I Lời mở đầu

Có lẽ chuyến đi thực tập tại Bảo Tàng Dân Tôc Học Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng và thú vị sâu sắc Tôi đã được nhìn và hiểu rõ hơn về các dân tộc , các làng nghề truyền thống nổi tiếng ,văn hóa kinh doanh của từng cùng miền , lối sống của họ… đậm bản sắc dân tộc ở Việt Nam ta Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

là nơi luôn diễn ra các hoạt động trình diễn , các cuộc giao lưu với những người dân tộc đến từ mọi miền tổ quốc, trò chơi dân gian , các làng nghề truyền thống nổi tiếng của từng vùng miền … Nhưng thứ mà có lẽ để lại trong tôi kỷ niệm và ấn tượng nhất đó là Làng nghề tò he Xuân La – một nét văn hóa dân gian Không nhộn nhịp

và rộn ràng như nhiều làng nghề truyền thống khác, làng Xuân La (Xã Phượng Dực- Phú Xuyên- Hà Tây) dường như trầm lắng hơn Thế nhưng những sản phẩm thủ công của làng nghề này đã nổi tiếng

từ lâu và vẫn hàng ngày theo chân các nghệ nhân tới khắp các tỉnh thành trong cả nước, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa cổ truyền của dân tộc Tò he là món quà gắn liền với trẻ em Việt Nam qua biết bao thế hệ Trải qua hơn 300 năm thăng trầm lịch sử, người

xã Xuân La, huyện Phú Xuyên vẫn giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống mua vui cho con trẻ này Hồn tò he vẫn thế, người làng Xuân

La vẫn miệt mài, tâm huyết như thế; tuy nhiên, ngày nay người ta thấy bóng dáng của thứ đồ chơi bằng bột gạo kia xuất hiện ít hơn, trẻ con bây giờ cũng ít được biết đến những món đồ chơi, những trò

1

Trang 3

chơi dân gian truyền thống hơn Nằm cách Hà Nội chừng 30 km về

phía Đông Bắc, làng Xuân La (Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Tây) lặng lẽ lưu giữ một nghề truyền thống: nặn Tò He Đã có một thời gian dài nghề nặn Tò He tưởng như đã bị mai một.Nhưng trong những tháng năm thăng trầm, khó khăn đó người dân Xuân La vẫn bình lặng "thổi hồn" vào những con giống Tò He, để lưu giữ và phục hồi một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc

II.1 Hoàn cảnh ra đời, cách thức làm

Trong thời đại công nghệ hiện nay giữa vô vàn trò chơi hiện đại, chúng ta khó có thể bắt gặp những em nhỏ chơi các đồ chơi dân gian Nghề nặn tò he không rõ chính xác có từ khi nào, những nghệ nhân nặn tò he làng Xuân La cũng chỉ ước nghề này có khoảng trên dưới 300 năm, nhưng có một điều mà họ chắc chắn và khẳng định rằng làng nghề tò he Xuân La là làng nghề “độc nhất” ở Việt Nam, ngoài ra không có làng nào làm nghề này cả Sinh thời, nghệ nhân dân gian Đặng Văn Tố cho biết đến đời cụ đã là đời thứ 8, cụ truyền nghề cho con là đời thứ 9, và truyền dạy cho cháu là đời thứ 10 Chỉ tiếc rằng ông tổ nghề nặn chim cò là ai thì cho đến bây giờ các cụ cao niên nhất làng cũng không ai tỏ tường! Chỉ biết rằng nghề xuất phát từ một làng nông nghiệp trồng lúa nước, là nghề của những người nghèo Vật liệu để tạo nên những con chim cò là thứ thóc gạo

do người dân tự tay mình làm ra Từ gạo xay thành bột rồi từ bột gạo qua bàn tay cần cù khéo léo và đầu óc sáng tạo của người Xuân

La đã tạo ra những con chim cò có hình dáng và màu sắc đẹp, sinh động, hấp dẫn, hút hồn mọi người nhất là thế giới trẻ thơ Từ “tò he”

2

Trang 4

ra đời từ bao giờ, vào thời điểm nào, người ta cũng không xác định được rõ ràng Ngay ở Xuân La, nơi mà người Xuân La sáng tạo ra nghề nặn chim cò, để rồi thiên hạ gọi là tò he, cũng không biết được cái tên đó ra đời từ bao giờ nữa Nhưng từ khi cái tên tò he ra đời, gọi nghề nặn chim cò là nặn tò he, người Xuân La cũng không phản đối Và từ “tò he”, nghề nặn mang cái tên nặn tò he rồi cũng quen tai, quen miệng, thành phổ biến, thành thịnh hành, có phần làm lu

mờ cái tên nặn chim cò đi, người Xuân La cũng phải chấp nhận Và chắc rằng từ khi xuất hiện cái tên tò he nghe đã quen tai, gọi đã quen miệng thì rồi cũng xuất hiện câu ca dao truyền miệng đáng yêu

về tò he:

Tò he cô bán mấy đồng Tôi mua một cái cho chồng tôi chơi

Chồng tôi đánh vỡ đánh rơi Tôi mua cái nữa tôi chơi một mình

Tò he vốn là một loại đồ chơi dân gian làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường, có thể ăn được Thủa đầu, tò he là sản phẩm dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá vì vậy, người ta gọi sản phầm này là “đồ

chơi chim cò”

3

Trang 5

Làng Xuân La đến nay vẫn giữ được nghề làm tò he truyền thống (Ảnh:

K.Tiến)

Một số vùng quê ở Việt Nam, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi tạo thành mâm cỗ để đi lễ chùa

Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” thế nên người

ta gọi là “tò te”, sau này nói chệch thành “tò he”

Hiện tại tại Xuân La số lượng người biết làm tò he chiếm hơn một nửa, nhưng những người coi tò he là nguồn thu nhập chính thì chỉ chiếm một phần nhỏ

Có những giai đoạn mà cả làng Xuân La, từ lớn đến bé, ai ai cũng biết nặn tò he Họ tạo ra những con giống với niềm yêu thương hồn

4

Trang 6

nhiên, bình dị, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến tới bắt kịp những thay đổi của thời đại mới

Để làm ra những con tò he xinh xắn, những nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn Bột phải được làm từ gạo nếp dẻo, trắng, tròn, thơm và mịn đến độ không dính tay.Sau đó, bột được cho vào nồi nước đang sôi sùng sục để luộc chín.Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm của người thực hiện.Khi luộc bột, phải chú ý đến thời gian, độ nóng của lửa để bột vừa chín tới Nếu bột nhão quá sẽ khó nặn nhưng nếu sống quá thì khi nặn, tò he dễ bị nứt.Tiếp đến, công đoạn trộn bột với phẩm màu cũng được cho là khâu quan trọng, mang đậm tính thẩm mỹ và nhân sinh quan sâu sắc của người làng Xuân La Bởi những phẩm màu đều có nguồn gốc thực vật tự nhiên để trẻ em không bị ngộ độc khi ăn tò he

Đó là màu vàng tươi từ củ nghệ, màu vàng đậm của quả dành dành, màu xanh từ lá cây cơm nếp, màu đỏ từ ruột quả gấc chín, màu đỏ nâu của hoa dâm bụt giấm, màu tím từ củ nghệ đen au các công đoạn chuẩn bị, khâu quan trọng nhất là nặn tò he Dưới bàn tay khéo léo, những viên bột bỗng hóa thành chú gà trống vươn cánh gọi bình minh, chú nai vàng ngơ ngác, chàng hiệp sĩ uy phong, nàng công chúa xinh đẹp, chàng Thạch Sanh dũng cảm hay Ngộ Không thiên biến vạn hóa, hay mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn rất sống động.Ngày nay, bên cạnh phong cách truyền thống, tò he còn rất phong phú với Pikachu, Đôrêmon

và những nhân vật hoạt hình được trẻ em yêu thích

5

Trang 7

Nghề làm tò he ở làng Xuân La là niềm đam mê của người dân nơi đây Các nghệ nhân, thợ nghề thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò

he bán, nhất là vào dịp Tết Trung Thu, hay những nơi nào có đình đám, hội hè Dần dần trải qua năm tháng, người dân làng Xuân La

đã đem nghề đi khắp nơi, từ Bắc vào Nam Sản phẩm tò he là đồ chơi thú vị, hấp dẫn trẻ em và cũng là món quà lưu niệm mộc mạc, đậm chất làng quê Việt Nam Chính nhờ nét độc đáo và tài tình trong cách tạo nên đồ chơi cho trẻ thơ mà sản phẩm tò he làng Xuân

La đã được giới thiệu, quảng bá tại nhiều nước trên thế giới và đã tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế

Những người con của làng Xuân La vẫn tỏa đi khắp đất nước, miệt mài bên những khối bột đủ

màu sắc (Ảnh: K.Tiến)

6

Trang 8

II THỰC TRẠNG HIỆN NAY

Mọi người trầm trồ, đi từ ngạc nhiên đến thích thú, cùng nhau nhìn ngắm, ríu rít cười nói, kể về những kỷ niệm từng gắn bó với con giống bột một thời, như những mảnh ghép thời gian đang hiện

về Những bậc cao niên càng ngạc nhiên hơn khi biết được người đưa thứ đồ chơi cổ của Hà Nội trở lại cuộc sống ngày nay chính là nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân trẻ tuổi Đặng Văn Hậu Hay tại chợ Trung thu truyền thống Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm năm nay, cũng xuất hiện một vài sạp hàng bày bán con giống bột Đồng Xuân, Phố Khách thu hút sự tò mò của không ít em nhỏ cũng như các bậc phụ huynh Trẻ em xúm xít quanh sạp hàng ngó nghiêng, cầm nắm những con giống bột nhỏ xinh, nhiều sắc màu, thậm chí thi nhau thổi tò te nghe rất vui tai Thấy các em hào hứng với món đồ chơi dân gian mộc mạc, cả người bán lẫn các bố mẹ đều vui vẻ, phấn khởi Nhiều người mách nhau mua và hiệu ứng được lan truyền trên mạng xã hội, ngày càng nhiều người tìm tới nghệ nhân Đặng Văn Hậu Nhưng có lẽ ngạc nhiên hơn cả là lần đầu tiên anh đưa những con giống bột cổ của Hà Nội ra trưng bày năm 2017

ở triển lãm tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học và di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, toàn bộ con giống bột được hệ thống Quán ăn Ngon mua hết Từ đó, Đặng Văn Hậu càng tự tin với việc khôi phục món đồ chơi dân gian đặc sắc của Hà Nội

7

Trang 9

ĐIỂM MẠNH là Kỹ thuật làm nên những con tò he độc đáo

của làng Xuân La được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác Hình ảnh những nghệ nhân của làng bên mâm tò he, quây quần cùng các cháu nhỏ đã trở nên thân thuộc, gần gũi, và đó cũng là một cách duy trì làng nghề tò he từ hàng trăm năm qua của người Xuân La Ở Xuân La, nhà nhà, người người đều có thể nặn được những còn tò

he xinh xắn, người mới vào nghề thì làm những bông hoa đơn giản, tinh tế hơn thì làm tượng thú, tượng người Cao tay hơn có thể nặn

ra những chân dung, hoặc hình khối tùy theo nhu cầu khách đặt Kỹ thuật làm nên những con tò he độc đáo của làng Xuân La được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác Hình ảnh những nghệ nhân của làng bên mâm tò he, quây quần cùng các cháu nhỏ đã trở nên thân thuộc, gần gũi, và đó cũng là một cách duy trì làng nghề tò he

từ hàng trăm năm qua của người Xuân La Tò he khó nặn nhất là hình chân dung, siêu nhân, cầu thủ… bởi đòi hỏi người nghệ nhân

8

Trang 10

phải có tay nghề khéo léo, kỹ thuật tạo hình tốt mới có thể nặn được Nghề nặn tò he khác hẳn những ngành nghề khác ở đồng bằng sông Hồng, ấy là không theo một chuẩn mực hay trường lớp bài bản nhất định nào Người làng Xuân La cứ tự học lẫn nhau và phát huy thêm cái năng khiếu bẩm sinh của mình để cho ra đời những sản phẩm tò he lạ mắt, độc đáo, góp vào kho tàng làng nghề của dải đồng bằng sông Hồng thêm một nghề đặc sắc, phong phú, mang dấu ấn rất riêng của người làng Xuân La Ngoài các hình tượng truyền thống như rồng, bông hoa, mâm quả, mục đồng, thôn

nữ áo tứ thân, Thánh Gióng, Thạch Sanh… cả những hình ảnh gắn liền với thế giới tuổi thơ như nàng Bạch Tuyết, người nhện, nàng tiên cá, các siêu nhân hoạt hình… cũng được nghệ nhân Xuân La chế tác và luôn cập nhật mẫu mới để phục vụ các dịp hội xuân

Từ một nghề truyền thống của làng Xuân La, hình ảnh tò he nay đã trở thành một nét đẹp dân gian, đậm bản sắc, góp cho mùa hội xuân khắp dải đồng bằng Bắc Bộ thêm nét tươi vui, màu sắc Riêng với trẻ em, tay cầm con tò he mới nặn bao giờ cũng để lại những dấu ấn sâu đậm, rộn niềm vui, với người trưởng thành, hình ảnh tò he là nhịp cầu nối gợi về một thời tuổi thơ với ắp đầy kỷ niệm Ngày nay,

tò he không chỉ xuất hiện ở các hội làng, công viên, trường học mà còn thường xuyên có mặt ở các khác sạn và lễ mừng sinh nhật của con cái những người giàu có hững người trẻ nặn tò he của làng Xuân La là những người thường đi rất xa Nhiều bạn trẻ ở Xuân La xuất hiện ở TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương… để hành nghề Nhưng nhìn chung, dù tò he trẻ đang "phất" nhưng phần lớn những

9

Trang 11

bạn trẻ đam mê nghề nặn tò he vẫn có hai nghề Hưởng vừa chỉ vào đống hàng tạp hóa mang theo vừa phân trần: "Không ai làm giàu bằng nghề nặn tò he cả, chỉ là đam mê

KHUYẾT ĐIỂM LÀ Làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú

Xuyên, Hà Nội) là làng duy nhất ở miền Bắc còn duy trì nghề làm

Tò he Tuy nhiên, việc dạy nghề cho những thế hệ sau này đang gặp nhiều khó khăn

1.Khó tìm được truyền nhân

Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch câu lạc bộ Tò he làng Xuân La cho biết: "Mặc dù ở làng Xuân La từ người già đến người trẻ đều biết làm Tò he nhưng số người sống được bằng nghề này ngày càng ít".Theo ông Thành, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các nghệ nhân thiếu môi trường làm việc, thiếu không gian bày bán

10

Trang 12

hàng, tiêu thụ sản phẩm Điều này khiến nhiều nghệ nhân không còn thiết tha với nghề làm Tò he.

2 Việc đào tạo nghề làm Tò he chủ yếu là “cha truyền con nối”.

Hiện nay việc đào tạo nghề làm Tò he ở Xuân La chủ yếu vẫn chỉ diễn ra theo kiểu cha truyền con nối Những thế hệ trước tích lũy kinh nghiệm rồi truyền đạt lại cho thế hệ sau Việc đào tạo manh mún này khiến việc dạy nghề và học nghề không thể phát triển hơn nữa

Tức là thợ làm Tò he mới chỉ dừng lại ở tạo hình đơn giản, chứ chưa nâng lên thành nghệ thuật Anh Nguyễn Văn Khang - một nghệ nhân làm Tò he tâm sự: "Hiện nay, việc dạy nghề, phát triển nghề làm Tò he đang gặp rất nhiều khó khăn Việc dạy nghề cho chính những người trong làng hiệu quả cũng chưa thật cao do người dạy không có bài bản Dạy trong làng còn khó khăn như vậy huống

gì đến chuyện dạy nghề cho những người ở ngoài tỉnh"

3 Chưa có sự phát triển , đổi mới trong chất liệu , mô hình

Đã có một thời gian, nghề làm tò he truyền thống này tuởng chừng như bị mai một do không cạnh tranh nổi với nhưng món đồ chơi nước ngoài Đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc vừa rẻ, bền đẹp lại đa dạng về mẫu mã, màu sắc Tuy nhiên, nhờ những chính sách nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng và Chính phủ, làng nghề Xuân La đã và đang gìn giữ được một loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hoá dân gian

Song, cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác ở nước ta là đều vướng mắc ở “đầu ra”’ cho sản phẩm Xuân La cũng đang vươn

11

Trang 13

mình tìm đến những thị trường rộng lớn hơn Người ta thích tò he không giống như sự yêu thích những thứ đồ chơi hiên đại, đắt tiền

Mà thích ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công

từ những đôi tay khéo léo Sở dĩ tò he chưa được quảng bá rộng rãi

ra nước ngoài là vì nhược điểm của chất liệu tạo ra chúng Bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt Mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày (tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản) Gia đình nghệ nhân dân gian Đặng Văn Tố từng đón tiếp rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu về nghề nặn tò

he Trong số những vị khách ấy, có không ít người đặt vấn đề đưa tò

he ra nước ngoài Thế nhưng sản phẩm làm ra, đem đóng hộp mang sang đến nước bạn thì bị khô nứt Kế hoạch đưa tò he ra thị trường thế giới đành phải tạm dừng vô thời hạn!

Một mặt, người dân Xuân La vẫn cố gắng duy trì nghề truyền thống của mình Mặt khác, họ không ngừng thử nghiệm, tìm kiếm những chất liệu mới Gia đình bà Diền là gia đình đầu tiên và duy nhất ở Xuân La thử nặn tò he bằng bột đao Tò he làm bằng bột đao

có thể để được rất lâu (khoảng 1năm) mà không sợ nứt, mốc Nhưng nhược điểm là rất khó nặn và không đẹp bằng tò he làm từ chất liệu bột gạo Hơn nữa, khi nặn xong phải đem luộc lại - mất rất nhiều thời gian Vì vậy, thợ nặn phải làm trước ở nhà rồi mới đem bán Chính điều này làm mất đi cái hay của tò he - người mua được chứng kiến tận mắt bàn tay khéo léo của thợ nặn

12

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w