1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Vấn Đề Văn Hoá Đạo Đức Và Xây Dựng Con Người Mới.docx

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Vấn Đề Văn Hoá Đạo Đức Và Xây Dựng Con Người Mới
Tác giả Nguyễn Minh Vũ, Nguyễn Phạm Gia Tường, Trương Bùi Minh Quang, Nguyễn Võ Trúc Quỳnh, Đỗ Hoàng Anh, Đỗ Ngọc Anh, Huỳnh Thị Thanh Thảo, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Hoàng Nguyên Thảo, Trần Quang Huy, Lê Ngọc Hân, Phạm Hữu Lợi, Bùi Du Ý Nhi
Người hướng dẫn Lại Quang Ngọc
Trường học Trường Đại học Văn Hiến
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 755,75 KB

Nội dung

Chúng ta sẽ phân tích những ýtưởng, suy nghĩ và phương pháp của Bác và nhận ra tầm quantrọng của việc áp dụng những nguyên tắc này vào cuộc sống thực.Bằng cách hiểu sâu hơn về tư tưởng c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

_

TIỂU LUẬN

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ VĂN HOÁ ĐẠO ĐỨC

VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

Trang 2

TP HCM, tháng 6 năm 2024

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

221A031164

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn giảng viên môn Tư Tưởng HồChí Minh – cô Lại Quang Ngọc, người cô rất dễ thương và tậntình giảng dạy, trao cho chúng em nhiều kiến thức, hướng dẫn cholớp cách làm bài tiểu luận này rất nhiệt tình

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các khoa,phòng và quý thầy, cô của trường Đại học Văn Hiến, những người đãtruyền lửa và giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em trong quá trìnhhọc tập

Trong quá trình làm bài, do kiến thức và hiểu biết của chúng em cònnhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng

em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của

em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin trân trọng cảm ơn ! Và xin chúc cô có thật nhiều sứckhoẻ để dẫn dắt thêm nhiều sinh viên nữa

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

MỤC LỤC Danh sách thành viên nhóm……… 2

Lời cảm ơn………

3 Nhận xét của giảng viên……… 4

Chương 1: TT HCM về đạo đức, văn hoá và con người……….5

1 Khái niệm……… 6

2 Vai Trò………

7 Chương 2: Thực trạng hiện nay và cách xây dựng văn hoá đạo đức con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh………8

Trang 7

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tư tưởng đạo đức, vănhóa Hồ Chí Minh và tác động của nó đến quá trình xây dựng conngười mới trong xã hội Việt Nam Chúng ta sẽ phân tích những ýtưởng, suy nghĩ và phương pháp của Bác và nhận ra tầm quantrọng của việc áp dụng những nguyên tắc này vào cuộc sống thực.Bằng cách hiểu sâu hơn về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,chúng ta có thể nhận thức được những giá trị văn hoá và đạo đức

mà Người gửi gắm, đồng thời tìm kiếm những cơ hội và thách thứctrong việc thực hiện và phát triển tư tưởng này trong xã hội hiệnđại

Chương I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

ĐẠO ĐỨC, VĂN HOÁ VÀ CON NGƯỜI

1 Khái niệm:

1.1 Khái niệm về đạo đức:

Trang 8

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối Như

Người vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng Bởi lẽ, sự

nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn,khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp

Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.Đạo đức là một vũ khí sắc bén phục vụ cho cuộc đấu tranh đó, đúng như quan điểm của Lênin: "Chúng ta nói rằng: đạo đức đó lànhững gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phầnđoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản"

Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia Như Người đã phân tích,người nào có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì Ngược lại, nếu có tài mà không có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì như vậy chỉ có hại cho dân cho nước,còn sự nghiệp của bản thân thì sớm muộn cũng đổ vỡ Người thực

sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước Ý nghĩa "đức là gốc" chính là ở chỗ đó

1.2 Khái niệm về văn hoá:

Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa là xuất phát từ cách tiếp cận mácxít và rất gần gũi với nhận thức hiện đại, khi coi văn hóa không chỉ đơn thuần là đời sống tinh thần của con người - xã hội,

mà từ trong bản chất của mình, nó chính là linh hồn, là hệ thần kinh của một xã hội, là sức mạnh trường tồn của cả dân tộc, là

Trang 9

sức sống vươn lên của thời đại Văn hóa không phải là toàn bộ đờisống con người xã hội, mà là phần cốt tử, là tinh hoa được chưng cất, kết tụ nên cái bản chất, bản sắc, tính cách của dân tộc, của thời đại Nó được thăng hoa từ hơi thở cuộc sống, từ năng lực, trình độ và phương thức sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng Vàđến lượt mình, văn hóa hiện diện trong mọi hoạt động từ suy tư đến hành động thực tế, từ hoạt động cá nhân đến những vận động xã hội, từ hoạt động vật chất đến những sáng tạo tinh thần những phát minh, sáng chế, tạo ra những giá trị mới của sản xuất vật chất, khoa học - kỹ thuật - công nghệ, văn học - nghệ thuật.Tháng 8-1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hoá như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá

là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.Quan niệm của Hồ Chí Minh đã chỉ ra được nguồn gốc động lực và cấu trúc của văn hoá Quan điểm này có tính kế thừa, phát triển và có trước khi UNESCO

ra đời

Theo quan niệm chung nhất, là danh nhân văn hoá thế giới phải

có sự đóng góp xuất sắc cho sự phát triển văn hoá dân tộc và nhân loại, để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của văn hoá loài người Hồ Chí Minh, danh nhân văn hoá kiệt xuất được

UNESCO ghi nhận bởi có sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt; kết tinh truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam Người là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việckhẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy

sự hiểu biết lẫn nhau

Con đường hình thành danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh là một conđường hiếm thấy, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, hoà mình vào cuộc sống của giai cấp cần lao Trong quá trình đó, từ rất sớm Người đã làhiện thân cho nền văn hoá của tương lai,đã trở thành “huyền thoại ngay khi còn sống” Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sớm đưa ra những quan điểm

Trang 10

xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, đồng thời Người là kiến trúc

sư, tổ chức, lãnh đạo xây dựng nền văn hoá mới đó

Là danh nhân văn hoá kiệt xuất, Hồ Chí Minh tượng trưng cao đẹpcho cốt cách văn hoá dân tộc, thống nhất với các yếu tố văn hoá nhân loại Trên cơ sở những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cốt cách văn hoá dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kết tinh những giá trị ấy với tinh hoa văn hoá nhân loại trên những phương diện khác nhau Đó là văn hoá tình nghĩa, tinh thần nhân văn Việt Nam, sự khoan dung, hoà nhập; lối sống và cách ứng xử Hồ Chí Minh đã có một sự kết hợp hài hoà, nhuần nhị; đã giải quyết nhiềumâu thuẫn một cách biện chứng

1.3 Khái niệm về con người:

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em,

họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người" Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung Khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân" Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình" Thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo

Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó, mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộbởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ" Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó Ngườikhẳng định, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc

Trang 11

thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo

ra những cái mới mẻ, tốt tươi" Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân" Theo Người:

"Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân", xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp

2 Vai trò:

2.1 Vai trò của đạo đức:

Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con người Người cóđạo đức là người cao thượng; một dân tộc, mặc dầu kinh tế còn lạc hậu, nhưng có được đạo đức cần, kiệm, liêm, chính thì vẫn xứng đáng là một dân tộc văn minh.Đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trong mọi hoàn cảnh, không dễ bị thay đổi trước những xoay vần, biến thiên của thời cuộc: Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục

Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ, có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống Trong mối quan hệ giữa đạo đức và trí tuệ, đức và tài, Hồ Chí Minh đã nêu một quan điểm lớn: Phải có đức để đi đến cái trí Vì khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo Đức là gốc, nhưng đức và tài phải kết hợp, phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia

2.2 Vai trò của văn hoá:

Hồ Chí Minh từng nói đến “văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, “phải đem văn hoá lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”, phải “xúc tiến công tácvăn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc”.Văn hoá như một động lực thúc đẩy các dân tộc đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau Với nhận thức như vậy, bằng sự nỗ lực hoạt động không mệt mỏi trên mặt trận văn hoá thông qua sách, báo, văn thơ Hồ Chí Minh làm cho các dân tộc hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa và con đường cách mạng chân chính cần phảithực hiện Trong Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Chí Công nói: “Văn hoá là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc… Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng nhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc qua văn

Trang 12

hoá, nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con người”.

Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá có tác dụng “sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa,

xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới” Văn hoá tạo sức mạnh để chiến thắng ngoại xâmtheo tinh thần “văn minh thắng bạo tàn”.Kinh tế nâng cao đời sống vật chất, còn văn hoá có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân

Nếu hiểu “văn hoá là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì

do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người” thì khi chúng ta bàn tới con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là thể hiện rõ rệt nhất cả khái niệm văn hoá, cả bản chất của văn hoá theo ý nghĩa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”… Con người có đạo đức, trí tuệ, văn hoá, sức khoẻ vừa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng

2.3 Vai trò của con người:

Kế thừa tinh hoa tư tưởng văn hóa dân tộc và nhân loại, tiếp thu, vận dụng, phát triển một cách sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng về con ngườilên một tầm cao mới, hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh Vấn đề con người trở thành mục tiêu thiêng liêng, cao cả nhất của công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước Nó trở thành mục tiêu, lý tưởng, được tỏa sáng trong từng suy nghĩ, cửchỉ, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong quan điểm của Hồ Chí Minh con người tồn tại không chỉ với tư cách là một cá nhân mà còn là thành viên của gia đình

và của cộng đồng “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người” Với cách hiểu này, con người có tính xã hội, là con người xã hội và thành viên của một cộng đồng xã hội Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có con người chung chung trừu tượng mà là con người cụ thể và gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể thống nhất bao gồm tâm, trí và lực Tất cả các mối quan hệ đó được con người thể hiện bằng tình yêu, lòng nhân ái, sự hi sinh và sự hợp tác để phát triển con người toàn diện Mỗi yếu tố đó có vai trò khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng, tác động và là điều kiện cho nhau cùng tồn tại Hồ Chí Minh quan niệm, “Con người dù có xấu, tốt, văn minh hay dã man đều

có tình”, chữ tình phải hiểu theo nghĩa rộng là tình người, tình quốc gia, dân tộc Hồ Chí Minh rất coi trọng việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới trong điều kiện đất nước đã giành được độc lập, tự do Trên quan điểm duy vật mácxít, Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người mang tính lịch sử - xã hội, con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Từ việc đề cao vai trò của con người Hồ Chí Minh cho rằng, con người là vốn quý nhất, động lực quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết

Ngày đăng: 15/07/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w