1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

xung đột nga ukraine và ảnh hưởng tới địa chính trị châu âu

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xung đột Nga - Ukraine và ảnh hưởng tới địa - chính trị Châu Âu
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huế
Trường học Học Viện Báo Chí Và Truyền Truyền
Chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế
Thể loại Bài Luận
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 897,69 KB

Nội dung

Hai đất nước đang đối đầu với nhau đã từng gắn bó, sống chết có nhau trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống chủ nghĩa phát xít 8 thập kỷ trước đây.Chính vì thế, việc nghiên cứu xung

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

Xung đột Nga - Ukraine và ảnh hưởng tới địa - chính trị Châu Âu.

Trang 2

Chính trị và An ninh 17

CHƯƠNG II: Tầm quan trọng của yếu tố địa chính trị trong mối quan hệ

2.1 Vị trí địa lý chiến lược của Ukraine đối với Nga 192.2 Mối liên hệ lịch sử của Nga - Ukraine 222.3 Các sự kiện dẫn tới tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga - Ukraine 232.4 Những toan tính của các bên trong cuộc xung đột Nga - Ukraine 25

CHƯƠNG III: Sự dịch chuyển địa chính trị châu Âu dưới bóng cuộc xung

Trang 3

đột giữa Nga – Ukraine 29

3.1 Vai trò địa chính trị của Ukraine trong chiến lược của châu Âu 293.2 Các động thái của Châu Âu đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine 303.2.1 Các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga của các nước châu Âu 303.2.2 Các hành động của các nước châu Âu đối xung đột Nga - Ukraine36

3.2.3 Khả năng đáp trả và ứng phó của Nga 423.3 Những thay đổi trong xã hội châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga -

Trang 4

FRA: Cơ quan về quyền cơ bản của EU

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hậu đại dịch Covid-19, thế giới đã bước vào một giai đoạn đầy căng thẳng, gánh trên mình hàng loạt hệ lụy trên mọi phương diện của xã hội

Tiến trình phục hồi kinh tế thế giới vốn đã gập ghềnh do dịch bệnh Covid-19, nay càng trở nên khó khăn khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra và hàng loạt các biện pháp trừng phạt Nga của các nước phương Tây được áp dụng, bên cạnh đó

là bạo lực đẫm máu ở Trung Đông, những mầm mống xung đột âm ỉ tại nhiều nơi gắn với cuộc đấu tranh quyền lực của các cường quốc đang đặt vận mệnh thế giới trước những nguy cơ và thách thức rất nghiêm trọng

Căng thẳng địa chính trị Nga, Ukraine và phương Tây có thể còn phức tạp, khó lường, các lệnh trừng phạt Nga và các biện pháp trả đũa của Nga ngày càng gia tăng không chỉ tác động trực tiếp và làm xấu đi tình hình kinh tế Nga và Ukraine, mà còn kéo theo hệ lụy toàn cầu và trung - dài hạn như giá năng lượng (xăng, dầu, khí đốt…), giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh; đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng; xáo trộn hệ thống tài chính, thanh toán quốc tế; cùng nhiều vấn đề xã hội khác như tị nạn, bảo hộ công dân, thị trường lao động, sắc tộc…v.v

Thực cảnh đó cho thấy những biến động khốc liệt, khôn lường trong mấy năm qua, đặc biệt là trong hai năm 2022, 2023 cùng những gì chưa thể tiên lượng hết trong những năm tiếp theo đang làm nảy sinh nhiều câu hỏi lớn, nóng bỏng về tiến trình của thế giới đương đại; về cách thức giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia; về cách thức hóa giải các nguy cơ; về trách nhiệm của các quốc gia đối với những cam kết quốc tế, trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, trách nhiệm đối với vận mệnh của toàn nhân loại Đất đai, tài

Trang 6

nguyên, dầu mỏ, khí đốt, tiền tệ, vũ khí, tôn giáo, môi trường đang làm cho thế giới phập phồng, chao đảo và bất ổn Những mưu đồ toan tính, các cuộc đấu tranh, chiếm đoạt, thôn tính dường như không có điểm dừng.

Dù nhìn dưới góc độ nào thì cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine từ ngày 24-2-2022 đến vẫn là một sự kiện làm rung chuyển toàn cầu trong thời gian qua được đánh giá sẽ tác động không nhỏ tới cấu trúc an ninh khu vực châu Âu, thậm chí cả cục diện chính trị thế giới Chỉ riêng tổn thất về sinh mạng, qua công bố và thống kê của các bên, đã lên tới hơn nửa triệu người Hai đất nước đang đối đầu với nhau đã từng gắn bó, sống chết có nhau trong cuộc chiến tranh

vệ quốc vĩ đại chống chủ nghĩa phát xít 8 thập kỷ trước đây

Chính vì thế, việc nghiên cứu xung đột Nga - Ukraine và ảnh hưởng tới địa - chính trị Châu Âu để có thể nắm bắt những kiến thức cơ bản cuộc xung đột rúng động toàn cầu này và sự tác động của địa chính trị làm thay đổi biên giới, lãnh thổ, tài nguyên, mối quan hệ, đối ngoại giữa các nước trong khu vực diễn ra xung đột là Châu Âu là vô cùng cần thiết Từ đó chúng ta có cái nhìn khách quan và sâu rộng hơn về vấn đề này

Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm hiểu rõ nguồn gốc và diễn biến của xung đột Nga - Ukraine, một sự kiện đã gây chấn động toàn cầu Bằng cách đi sâu vào căn nguyên và những điểm then chốt và những bước

phát triển quan trọng của cuộc xung đột, chúng ta có thể có bao quát hơn về những yếu tố lịch sử, chính trị và xã hội đã dẫn đến tình hình hiện tại

Bên cạnh đó việc đánh giá và phân tích tác động của xung đột đến chính trị - an ninh và kinh tế - xã hội của châu Âu là rất quan trọng Cuộc

chiến này không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia trực tiếp liên quan mà còn gây

Trang 7

ra những hệ lụy sâu rộng đối với toàn bộ châu lục, từ sự thay đổi trong cấu trúc

an ninh đến những biến động kinh tế và xã hội nghiêm trọng

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là cung cấp một bức tranh toàn diện về xung đột Nga - Ukraine và các tác động của nó đối với châu Âu trong giai đoạn 2022-2023

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Các quốc gia tham gia xung đột

Nga: các động cơ chính trị, quân sự và kinh tế của Nga trong việc khởi

động và duy trì xung đột với Ukraine

Ukraine: Nghiên cứu phản ứng và chiến lược của Ukraine trong việc đối

phó với cuộc xung đột, bao gồm các biện pháp quân sự, ngoại giao và kinh tế

2.1.2 Các quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan

Các quốc gia châu Âu: Đánh giá phản ứng của các nước châu Âu, đặc

biệt là những nước bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc xung đột như Ba Lan, Đức, Pháp, và các nước vùng Baltic

NATO: Nghiên cứu vai trò của NATO trong việc hỗ trợ Ukraine và đối

phó với Nga

Liên minh châu Âu (EU): Phân tích các biện pháp và chính sách của EU

đối với xung đột và các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga

Các tổ chức quốc tế khác: Như Liên Hợp Quốc, OSCE (Tổ chức An

ninh và Hợp tác châu Âu), và các tổ chức nhân quyền, trong việc giám sát và phản ứng với cuộc xung đột

2.1.3 Các yếu tố kinh tế và xã hội

Kinh tế: Phân tích tác động của cuộc xung đột đến nền kinh tế khu vực

và toàn cầu, bao gồm thị trường năng lượng, thương mại và đầu tư

Trang 8

Xã hội: Nghiên cứu các hậu quả xã hội của cuộc xung đột, như vấn đề di

cư, tị nạn, nhân đạo và tác động đến đời sống của người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng

Tập trung vào giai đoạn từ khi cuộc xung đột bùng nổ toàn diện vào tháng 2 năm 2022 cho đến hết năm 2023 Điều này bao gồm các sự kiện chính,

các biện pháp và phản ứng của các bên liên quan trong giai đoạn này

Không gian nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Ukraine: Bao gồm toàn bộ lãnh thổ Ukraine, với sự tập trung đặc biệt

vào các khu vực xảy ra chiến sự ác liệt như Donbass, Crimea và các thành phố lớn

Nga: Nghiên cứu các tác động nội bộ và chiến lược của Nga trong việc

tham gia và duy trì cuộc xung đột

Châu Âu: Phân tích tác động của xung đột đến toàn bộ châu Âu, bao

gồm các quốc gia thành viên EU và các quốc gia NATO

3 Phương pháp nghiên cứu

Đối vời đề tài này, sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu khoa học như nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, so sánh đối chiếu,… Sau đó thu thập và phân tích tư liệu một cách khoa học từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tính khách quan và trung thực

4 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu về xung đột Nga - Ukraine và ảnh hưởng tới địa - chính trị châu Âu đóng góp quan trọng vào hiểu biết chung và cung cấp nhiều giá trị thực tiễn và học thuật Dưới đây là những đóng góp chính của đề tài:

Nghiên cứu giúp làm sáng tỏ các nguyên nhân và sự phát triển của xung đột Nga - Ukraine, từ lịch sử căng thẳng giữa hai nước, đến các sự kiện

cụ thể dẫn tới cuộc xung đột hiện tại Việc hiểu rõ bối cảnh này sẽ giúp các

Trang 9

nhà hoạch định chính sách, học giả và công chúng nắm bắt được sự phức tạp và động cơ của các bên tham gia.

Đề tài cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách xung đột Nga - Ukraine đã thay đổi cấu trúc quyền lực tại châu Âu Điều này bao gồm sự thay đổi trong

quan hệ quốc tế, liên minh chính trị, và sự tái cấu trúc của các tổ chức quốc tế như NATO và EU Phân tích này giúp nhận diện những thách thức và cơ hội mới trong môi trường địa chính trị của châu Âu

Nghiên cứu giúp đánh giá các tác động kinh tế và xã hội của xung đột,

từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng, tăng giá năng lượng và lương thực, đến làn sóng người tị nạn và sự thay đổi trong cấu trúc lao động Hiểu biết này rất

quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế trong việc thiết kế các biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh chính sách phù hợp

Nghiên cứu đóng góp vào kho tàng tri thức về xung đột quốc tế và quan

hệ quốc tế, cung cấp các trường hợp nghiên cứu và dữ liệu thực tiễn để so sánh và đối chiếu Nó cũng giúp phát triển các lý thuyết mới và cải thiện các

mô hình hiện có về xung đột và an ninh quốc tế

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ “Xung đột Nga - Ukraine và ảnh hưởng tới địa - chính trị Châu Âu”

Chương 2: Tầm quan trọng của yếu tố địa chính trị trong mối quan hệ giữa Nga

- Ukraine

Chương 3: Sự dịch chuyển địa chính trị châu Âu dưới bóng cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ “Xung đột Nga -

Ukraine và ảnh hưởng tới địa - chính trị Châu Âu”

1.1 Khái niệm và nội hàm

1.1.1 Khái niệm về “Địa chính trị”

Khái niệm

Chính trị vốn được coi là một trong những lĩnh vực trọng yếu, có tầm ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte

từng khẳng định: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý của nó” Vì

Thế, địa chính trị được xem là lĩnh vực thiết yếu, quan trọng đối với đường lối phát triển quốc gia và chính sách quan hệ quốc tế

Để hiểu rõ về khái niệm “địa chính trị”, ta có thể tham khảo một số định nghĩa của các nhà nghiên cứu Từ điển bách khoa Le Petit Larousse illustré của Pháp đã định nghĩa: “Địa chính trị nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dữ liệu địa lý với nền chính trị của các quốc gia” Từ điển bách khoa Britannica cũng

nêu lên khái niệm của đỉa chính trị là “sự phân tích những ảnh hưởng của địa

lý đến các mối quan hệ quyền lực trong chính trị quốc tế Trong việc hoạch định chính sách quốc gia, các nhà lý thuyết địa chính trị đã tìm cách chứng minh tầm quan trọng của những điều đáng chú ý như việc xác lập được đường biên giới quốc gia, quyền tiếp cận các đường biển quan trọng và quyền kiểm soát những khu vực đất liền có tầm quan trọng chiến lược”.

Lịch sử phát triển của bộ môn Địa - Chính trị

Tư tưởng địa - chính trị xuất hiện trong đời sống xã hội từ rất lâu về trước.Nó gắn liền với việc tìm kiếm lãnh thổ, đảm bảo an ninh quốc phòng và vấn đề đối ngoại của một quốc gia Một số quan điểm đã trở thành cơ sở quan

Trang 11

trọng cho sự ra đời và phát triển của khoa học địa – chính trị ngày nay Ví dụ như:

Alfred Thayer Mahan (1840-1914) nêu tư tưởng trong việc khẳng định tầm quan trọng của quốc gia hải đảo, đại dương

Karl Haushofer (1869-1946) công nhận quan niệm về “miền đất trái tim” của Halford Mackinder,…

Theo đó, địa – chính trị đã trải qua quá trình vận động với nhiều biến đổi, sự phát triển ấy có thể được chia thành năm thời kỳ sau:

Vào giai đoạn trước thế kỷ XVII, con người sống phụ thuộc vào thiên

nhiên và bản năng Hoạt động sản xuất chiến tranh gắn thế giới duy tâm với các yếu tố địa lý

Từ thế kỷ XVII đến 1875, đây là thời kỳ phát triển khoa học kỹ thuật,

chế tạo vũ khí Nhờ ưu thế trong khoa học kỹ thuật, tài nguyên, của cải, châu

Âu trở thành vùng đất văn minh, với trách nhiệm “khai hoá văn minh” cho các dân tộc khác và mở ra thời kỳ thống trị trên thế giới

Vào thời kỳ 1875-1945, khoa học kỹ thuật ngày càng có tầm ảnh hưởng

trong đời sống và nghiên cứu khoa học Các quốc gia thôn tính lẫn nhau, khẳng định vị thế, gây ra nhiều mâu thuẫn, xung đột

Trong giai đoạn 1945-1991, địa – chính trị được đón nhận với cái nhìn

khách quan hơn vào những năm 60 của thế kỷ XX Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chế độ XHCN và TBCN cạnh tranh, yếu tố tư tưởng, chính trị từ đó có vai trò tác động tới quá trình vận động địa – chính trị

Trang 12

Thời kỳ từ 1991 đến nay, các yếu tố địa lý giảm vai trò, theo đó là sự

biến động phức tạp của nội hàm địa – chính trị Nghiên cứu về địa chính trị ngày nay cần xét nhiều phương diện không gian, thời gian theo yếu tố địa lý của nó

1.1.2 Các xu hướng địa chính trị

Xu hướng địa chính trị hợp nhất: Địa chính trị hợp nhất đề cập tới xu

hướng địa chính trị muốn thôn tính,sáp nhập hoặc gây ảnh hưởng với các lãnh thổ khác thông qua việc mở rộng lãnh thổ Đây là xu hướng thể hiện cụ thể trong các chính sách của các nước lớn, cội nguồn của nó nằm trong tư tưởng truyền thống của các cường quốc, cũng là xu hướng chung nhất trong lịch sử địa chính trị thế giới

Xu hướng địa chính trị phân mảnh: Khác với xu hướng địa chính trị

hợp nhất có nguy cơ xung đột cao, một xu hướng đối lập ra đời ở các nước nhỏ

Đó là xu hướng địa chính trị phân mảnh với mục đích gây tan rã các đế quốc và giành độc lập cho các quốc gia – dân tộc quy mô nhỏ Đây được coi là xu hướng lấy địa chính trị chống lại địa chính trị

Xu hướng địa chính trị văn hoá: Xu hướng này được coi là xu hướng

bất ổn, nguy hiểm đối với thế giới sự lợi dụng của những kẻ phát động chiến tranh, khủng bố để chia cắt về mặt địa chính trị

Xu hướng địa chính trị tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên được coi là

định hướng địa chính trị của các nước lớn Tuy nhiên, đây cũng là nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột từ xa xưa, bởi nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển

và an ninh một quốc gia Vì vậy, tài nguyên thiên nhiên được vẽ thành một tấm bản đồ với mục đích cung cấp những thông tin về bạo lực hay đưa tới một cái nhìn khách quan cho các nhà hoạch định chính sách phát triển đất nước

Trang 13

Xu hướng địa chính trị biển đảo: Xu hướng địa chính trị biển đảo được

bắt nguồn từ lý thuyết về sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan và lý thuyết

“miền đất trái tim” của Mackinder.Nó nhấn mạnh vai trò sức mạnh biển - yếu tố được coi là giúp cho quốc gia trở thành cường quốc hùng mạnh Đây là vấn đề mang tính quốc tế, bất kỳ quốc gia biển nào muốn xây dựng chính sách địa chính trị biển đảo đúng đắn đều phải tôn trọng luật pháp trong nước và luật biển quốc tế

Trang 14

Chiến sự giữa Nga và Ukraine năm 2022 có quy mô lớn hơn so với cuộc khủng hoảng năm 2014 và được xem là cuộc xung đột lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xuất phát từ một số lý do: Một là, cục diện chung trên thế giới đã thay đổi, với việc Mỹ theo đuổi các chính sách “Nước Mỹ trên hết”, “Nước Mỹ trở lại”; Trung Quốc thực hiện chiến lược “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”, trong khi Nga hiện chưa có một chiến lược mang tính toàn cầu Hai là, trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nga V Putin đã triển khai thành công, có hiệu quả nhiều chính sách cả về đối nội và đối ngoại, qua đó ổn định được hệ thống chính trị nội bộ, củng cố vị thế,

mở rộng ảnh hưởng quốc tế và gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; tuy nhiên, hiện nay, trong tam giác quan hệ Mỹ - Trung Quốc - Nga, sự phục hồi ảnh hưởng của Nga vẫn chưa thể làm thay đổi cục diện chính trị thế giới Ba là, đây

là thời khắc hết sức quan trọng, được xem là một trong những thử thách đối với Tổng thống Nga V Putin, khi chỉ còn chưa đầy hai năm là tới cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2024, để tiếp tục từng bước khôi phục vị thế đất nước, giành lại

vị trí quan trọng trên vũ đài quốc tế, chuyển từ cường quốc khu vực hướng đến tầm cỡ cường quốc toàn cầu

1.2.1.1 Nguyên nhân

Nguyên nhân sâu xa:

Sau Chiến tranh lạnh, thế giới - nhất là khu vực châu Âu - Đại Tây Dương - tưởng chừng sẽ có được một nền hòa bình lâu dài và không còn đối

đầu, nhưng ngược lại đã nhanh chóng chứng kiến những căng thẳng leo thang

trong quan hệ giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Mối quan hệ cạnh tranh nhiều hơn hợp

tác, đôi khi đứng trước bờ vực đối đầu này đã chi phối mạnh mẽ việc tập hợp lực lượng mới, đồng thời tác động không nhỏ đến chiều hướng quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh trên thế giới, nhất là các quốc gia tầm trung và có vị trí địa

- chiến lược quan trọng như Ukraine

Trang 15

Bên cạnh đó, quan hệ giữa Nga và NATO cũng lâm vào khủng hoảng

Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea (năm 2014) - nơi có quân cảng chiến lược Sevastopol - NATO đã đình chỉ quan hệ “đối tác vì hòa bình” với Nga, coi Nga là mối đe dọa đối với an ninh khu vực châu Âu NATO cho rằng, Nga “vi phạm luật pháp quốc tế” khi trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ lực lượng ly khai ở Ukraine, sáp nhập lãnh thổ của một nước có chủ quyền vào Nga NATO tăng cường trợ giúp Ukraine về huấn luyện và cung cấp các trang thiết bị vũ khí hiện đại; đe dọa thắt chặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga trong trường hợp Nga tấn công Ukraine; đồng thời, kêu gọi Nga “xuống thang”

và triển khai hàng loạt bước đi để ngăn chặn Nga tấn công Ukraine

Thế nhưng, điều bất ngờ nhất đối với NATO kể từ sau năm 2014 là Nga đã giành quyền chủ động hành động, cũng như ngày càng cảnh giác và quyết đoán hơn trước bất kỳ động thái nào của NATO Nga coi việc “NATO Đông tiến” là đường lối lâu dài, là thách thức từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, đào sâu sự mất cân bằng chiến lược Nga - NATO Nga quan ngại việc không có thành viên NATO nào phê chuẩn Hiệp ước về vũ khí thông thường châu Âu (CFE) Theo quan điểm của Nga, tình hình này còn tồi tệ hơn do Mỹ bố trí hệ thống tên lửa phòng thủ tại Ba Lan và Séc, vi phạm sự ổn định chiến lược Nga quy kết NATO thúc đẩy cuộc “cách mạng màu” bên trong không gian hậu Xô-viết Cuộc khủng hoảng Ukraine đã giáng một đòn mạnh vào hầu hết các cơ chế hợp tác giữa Nga và NATO, từ đấu tranh chống buôn lậu ma túy cho đến chống khủng bố Các hoạt động quân sự (tập trận, tăng thêm quân, chiến tranh thông tin…) được Nga và NATO triển khai ở mức mạnh nhất, càng khoét sâu thêm căng thẳng giữa hai bên Hai bên đều xem nhau như mối đe dọa đầu tiên

và thi hành các biện pháp thích hợp Các vụ va chạm trên không và trên biển, khả năng khó phá băng khủng hoảng tại vùng Donbass cùng nhiều vấn đề khác

đã khiến mối quan hệ Nga - NATO tiếp tục leo thang căng thẳng kèm theo nhiều

Trang 16

rủi ro xảy ra xung đột bùng phát tại chỗ Ngày 20-1-2022, Mỹ đã tuyên bố cho phép ba quốc gia Baltic là Estonia, Lithuania và Latvia (thành viên của NATO) chuyển vũ khí chống tăng Javelin và hệ thống phòng không Stinger do Mỹ sản xuất tới Ukraine cho các lực lượng của Ukraine

Như vậy, có thể thấy nổi lên hai mâu thuẫn đối kháng khó giải quyết: Một là, mâu thuẫn giữa việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea, kiểm soát cũng như khống chế các hoạt động quân sự và dân sự của Ukraine ở Biển Đen với việc Mỹ cùng đồng minh muốn ủng hộ Ukraine lấy lại bán đảo này, đẩy hạm đội Biển Đen của Nga ra khỏi Biển Đen Hai là, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO Cụ thể, Nga muốn giành lại vị trí quan trọng trên vũ đài quốc tế, vươn lên tầm cường quốc toàn cầu, khiến thế giới phải thay đổi cách nhìn về vị thế quốc tế mới của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ Trong khi đó, Mỹ và NATO muốn đưa Ukraine vào quỹ đạo kiểm soát của họ và việc “phương Tây hóa Ukraine”

sẽ có tác dụng giúp thúc đẩy “cách mạng màu” xảy ra bên trong chính nước Nga, góp phần làm suy giảm sức mạnh tổng hợp của Nga

Nguyên nhân trực tiếp:

Thứ nhất, cuộc xung đột giữa chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai

Donbass do Nga hậu thuẫn gia tăng, nhất là sau tháng 10-2021, khiến tiến trình đàm phán hòa bình theo Thỏa thuận Minsk 2 - giải pháp duy nhất đối với cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine - khó đạt được kết quả

Thứ hai, Mỹ và NATO không chỉ chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhất

là sau giai đoạn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (tháng 9-2021), khi Mỹ và đồng minh còn dư nhiều vũ khí, đạn dược (được dự kiến chuyển giao cho chính quyền thân Mỹ ở Afghanistan), mà còn triển khai tên lửa tầm trung và lực lượng quân sự trên lãnh thổ NATO - Đông Âu hướng tới Nga

Thứ ba, đáp lại những động thái đó, Nga đã triển khai trên 100.000 quân

dọc biên giới trên bộ giáp với Ukraine, khu vực bán đảo Crimea, đồng thời tập

Trang 17

trung quân đội ở nước láng giềng Ukraine là Belarus với danh nghĩa tập trận chung, cũng như phái 6 tàu chiến hiện đại tiến vào Biển Đen

Thứ tư, Mỹ và đồng minh NATO không đáp ứng bản đề nghị an ninh

gồm 8 điểm của Nga gửi tới Mỹ và NATO vào giữa tháng 12-2021, với bốn nội dung cốt lõi: 1- NATO không kết nạp Ukraine và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG); 2- Loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ ra khỏi châu Âu; 3- NATO rút toàn bộ quân đội hoặc vũ khí được triển khai tới các quốc gia tham gia liên minh về thời điểm trước năm 1997, bao gồm các nước như Ba Lan, Estonia, Lithuania, Latvia; 4- Không tiến hành tập trận tại các nước gần lãnh thổ của Nga

Những điều này được cho là đã đẩy căng thẳng giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO lên đỉnh điểm thành cuộc xung đột quân sự mà chiến trường là Ukraine

1.2.2 Tương quan mối quan hệ giữa Nga - Châu Âu

Mối quan hệ Nga - châu Âu là một trong những yếu tố quyết định cấu trúc an ninh và chính trị toàn cầu Sự phức tạp và đa chiều của mối quan hệ này đòi hỏi cả hai bên phải có những chính sách khôn ngoan và chiến lược để quản

lý xung đột và tìm kiếm các giải pháp hòa bình, ổn định lâu dài

Lịch sử và nền tảng quan hệ

● Thời kỳ Liên Xô: Quan hệ giữa Nga (khi đó là một phần của Liên Xô) và

các quốc gia châu Âu chủ yếu được định hình bởi Chiến tranh Lạnh, với

sự đối đầu giữa NATO và Khối Warszawa Đông Âu bị chi phối bởi Liên

Xô trong khi Tây Âu được bảo trợ bởi Mỹ và NATO

● Sau Chiến tranh Lạnh: Sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991 đã mở ra

một kỷ nguyên mới, với những nỗ lực của cả hai bên để thiết lập một mối

Trang 18

quan hệ đối tác Nga và EU đã ký nhiều hiệp định hợp tác kinh tế và chính trị.

Kinh tế

● Phụ thuộc lẫn nhau về năng lượng: Châu Âu phụ thuộc nhiều vào dầu

mỏ và khí đốt từ Nga Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu, tạo ra sự phụ thuộc kinh tế đáng kể

● Thương mại và đầu tư: Trước khi xảy ra xung đột, Nga và EU đã có

mối quan hệ thương mại sâu rộng Nga xuất khẩu năng lượng, kim loại và các tài nguyên thiên nhiên khác sang châu Âu, trong khi EU xuất khẩu hàng hóa công nghiệp, công nghệ và dịch vụ sang Nga

Chính trị và An ninh

● Mở rộng NATO và EU: Việc NATO và EU mở rộng về phía đông đã tạo

ra sự lo ngại và phản ứng tiêu cực từ Nga Nga coi việc này là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của mình

● Xung đột và căng thẳng: Sự sáp nhập Crimea vào Nga năm 2014 và

cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine đã dẫn đến các biện pháp trừng phạt kinh tế từ EU và các nước phương Tây đối với Nga Căng thẳng leo thang với cuộc xung đột toàn diện vào tháng 2 năm 2022 đã đẩy mối quan

hệ Nga - châu Âu vào một giai đoạn xấu nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh

Địa - Chính trị

● Sự đối đầu chiến lược: Nga và châu Âu hiện đang ở trong tình trạng đối

đầu chiến lược Nga cố gắng duy trì ảnh hưởng của mình tại các khu vực như Đông Âu và Trung Á, trong khi EU và NATO cố gắng hạn chế sự bành trướng của Nga

Trang 19

● Liên minh và đồng minh: Nga đã tìm kiếm sự hỗ trợ và thiết lập quan hệ

đối tác chiến lược với các quốc gia không thuộc phương Tây như Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi EU tìm cách củng cố liên minh với Mỹ và các đồng minh NATO khác

Trang 20

CHƯƠNG II: Tầm quan trọng của yếu tố địa chính trị trong mối quan hệ

giữa Nga - Ukraine.

2.1 Vị trí địa lý chiến lược của Ukraine đối với Nga

Trong một thời kỳ lịch sử nhất định, sự bành trướng và thu hẹp của một quốc gia đều có giới hạn của nó Cái gọi là "giới hạn bành trướng" dùng để chỉ khả năng mở rộng lãnh thổ của một quốc gia (quyền lực, tầm ảnh hưởng ) đến một phạm vi nào đó, một khi vượt quá phạm vi này thì sẽ dẫn đến sự "thấu chi" sức mạnh nghiêm trọng Còn cái gọi là "giới hạn thu hẹp" trong thời kỳ thu hẹp chiến lược (nghĩa là "sự suy giảm" được nói đến ở trên) đề cập đến sức mạnh cơ bản mà một quốc gia phải duy trì nếu muốn khôi phục sức mạnh nhanh chóng trong tương lai Khi “giới hạn thu hẹp” của một quốc gia bị đe dọa, tất yếu sẽ dẫn đến sự phản kháng trước áp lực bên ngoài, nếu sự phản kháng thành công thì mới giữ vững được sức mạnh để phục hồi, nếu thất bại và "giới hạn thu hẹp"

bị phá vỡ thì vận mệnh của quốc gia đó sẽ rất bi thảm

Từ thời cận đại, mặt trận đối ngoại của nước Nga chủ yếu có ba hướng: Đông, Nam và Tây Ở phía Đông tương ứng với vùng Viễn Đông, phía Nam tương ứng với khu vực Trung Á và Tây Á, và phía Tây tương ứng với châu Âu Do thủ đô

và các khu vực cốt lõi của Nga đều nằm ở Đông Âu, nên trong ba mặt trận, mặt trận phía Tây, gần nhất với Đông Âu, là mặt trận quan trọng nhất Ukraine nằm

ở mặt trận phía Tây quan trọng nhất trong ba mặt trận

Từ thời kỳ đế quốc Nga (Nga Sa hoàng) đến thời Liên Xô và nước Nga hiện nay, bước tiến sâu nhất của Nga trên mặt trận phía Tây là vào thời kỳ Liên Xô sau Thế chiến thứ hai Vào thời điểm đó, không chỉ Ukraine được sáp nhập vào Liên Xô, mà Ba Lan cũng là đồng minh của Liên Xô, và thậm chí một nửa của nước Đức (tức là Đông Đức) cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng Đây là thời

kỳ đỉnh cao mà đế quốc Nga vào thời cực thịnh cũng chưa từng đạt được

Trang 21

Sau khi Liên Xô tan rã, sức mạnh quốc gia của Nga bị suy giảm Có thể nói, sự

mở rộng liên tục về phía Đông của NATO và Liên minh châu Âu hơn 20 năm sau là biểu tượng cho sự suy giảm sức mạnh quốc gia của Nga Biểu hiện rõ ràng nhất là việc Nga đã không thể ngăn cản ba nước Baltic và Ba Lan gia nhập

EU, và một khi Ukraine cũng trở thành một phần của EU và ngả về phương Tây thì tương đương với việc khu vực vùng lõi của Nga sẽ trở thành tiền tuyến Điều này có nghĩa cái gọi là "mặt trận phía Tây" sẽ sụp đổ và khó có thể tái thiết trong ngắn hạn, mà chính sự tồn tại của nước Nga cũng sẽ bị đe dọa Phải biết rằng, dù trong Chiến tranh Napoleon hay Thế chiến II, chìa khóa sống còn của Nga nằm ở chiều sâu chiến lược, và một Ukraine hoàn toàn nghiêng về phương Tây sẽ làm suy giảm nghiêm trọng nhiều lợi thế to lớn của chiều sâu chiến lược này

Do đó, xét từ góc độ địa chính trị, Ukraine thực sự là "giới hạn thu hẹp" chiến lược của Nga Chính vì điều này mà Putin sẽ sử dụng mọi chiến thuật để giữ Ukraine trong tầm ảnh hưởng của Nga, hoặc ít nhất là giữ cho nước này trung lập Điều này được xem như việc giữ vững được phòng tuyến cuối cùng của Nga

Trong tác phẩm "Bàn cờ lớn" (The Grand Chessboard: American Primacy and Its Geostrategic Imperatives) Brzezinski đã chỉ ra rằng, chỉ khi có được Ukraine, Nga mới có thể hoàn thành giấc mơ "Đế chế Á-Âu" của mình, nhưng nếu không có được Ukraine, Nga nhiều nhất chỉ trở thành một đế chế châu Á Không quốc gia nào, dù mạnh hay yếu, cho phép các liên minh chính trị thù địch ở xung quanh và triển khai các căn cứ quân sự gần biên giới của mình Trong lịch sử Nga đã có một cuộc đấu tranh lâu dài với các nước Bắc Âu để tranh giành cửa biển Baltic Tuy nhiên với việc 3 nước Baltic gia nhập NATO vào năm 2014, Nga đã mất lợi thế chiến lược trước các nước phương Tây ở

Trang 22

Biển Baltic "Sự thất vọng" của Nga ở biển Baltic đã dẫn đến việc một số lượng lớn các cơ sở quân sự của NATO được đặt ở khu vực cách biên giới Nga chưa đầy 200 km Xuất phát từ tình hình địa chính trị tổng thể của Nga, sau khi mất vùng ảnh hưởng ở Biển Baltic ở mặt trận phía Bắc, chính quyền Moscow sẽ không bao giờ nhượng bộ về vấn đề Biển Đen.

Ukraine là tuyến phòng thủ cuối cùng trên "mặt trận phía Tây", nếu không còn Ukraine, Nga đương nhiên gặp khó khăn nếu muốn thâm nhập vào châu Âu vì không còn sức mạnh ở mặt trận phía Tây Ngược lại, nếu Nga muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang châu Âu thì nước này cũng phải thông qua Ukraine Với Ukraine, Nga có thể tham gia nhiều hơn vào các vấn đề ở Biển Đen, Ba Lan

và Balkan, từ đó mới thực sự thâm nhập được vào châu Âu

Ngoài ra, Ukraine hoàn toàn không chỉ là một vùng đệm chiến lược đối với Nga, mà nó là nơi ghi dấu vinh quang và ước mơ của nước Nga trong hàng trăm năm Bất kể về phương diện nguồn gốc quốc gia, bản sắc văn hóa hay tôn giáo, Nga và Ukraine có mối liên hệ lịch sử sâu xa Nếu nhìn vào bản đồ có thể được rằng, miền đông Ukraine nằm lấn sâu vào trong nội địa của Nga, từ Kharkiv đến Moscow chỉ cách vài trăm km Và Lviv ở miền tây Ukraine, cách Berlin, Praha

và Vienna chưa đầy 1.000 km Do đó, Ukraine là con đường duy nhất để Nga đến Tây Âu

Crimea nằm ở phía trên của trung tâm Biển Đen Nếu kiểm soát được Crimea thì sẽ kiểm soát hầu hết Biển Đen Ý nghĩa của Crimea đối với Nga là rất quan trọng, vào giữa thế kỷ 19, Nga đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ Để ngăn chặn việc người Anh ở Biển Đen thèm muốn Crimea, Nga đã không ngần ngại bán Alaska cho Mỹ Đối với nước Nga lúc bấy giờ, Hạm đội Biển Đen nằm ngay dưới mũi quan trọng hơn rất nhiều so với băng tuyết ở bên kia trái đất Đối với chính quyền Putin, nếu Ukraine không thể trở nên "thân Nga", thì ngay cả việc lấy lại Crimea, nơi mà Nga đã dày công quản lý trong

Trang 23

nhiều thế kỷ, là rất đáng giá Khrushchev đã giao Crimea cho Ukraine để kỷ niệm 300 năm liên minh giữa Ukraine và Nga Và trong hiện tại khi không tồn tại liên minh Nga - Ukraine thì việc sáp nhập Crimea trở lại Nga là điều hoàn toàn có thể lý giải.

2.2 Mối liên hệ lịch sử của Nga - Ukraine

Ukraine là một quốc gia anh em gắn bó máu thịt với Nga, người Ukraine là cánh tay phải trong quá trình nước Nga mở rộng, Kiev là thủ đô của đất nước phong kiến đầu tiên do người Nga thành lập Nhiều thành phố lớn của Ukraine mang dấu ấn của người Nga

Mối liên hệ giữa Nga và Ukraine gắn với sự ra đời của nhà nước Slavic - Finnic

ở phía Đông có tên là Kievan Rus, tồn tại từ thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13, trong

đó Kiev là thủ đô Người Nga coi vùng đất xung quanh Kiev như cái nôi văn hóa và tôn giáo của họ Đến thế kỷ 13, quân đội của Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm châu Âu và tàn phá Kiev, vì thế trung tâm quyền lực của đế chế Kievan Rus phải chuyển sang một vùng đất mới ở phương Bắc lấy tên là Mát-xcơ-va Trong những thế kỷ tiếp theo, vùng đất Ukraine trở thành nơi tranh giành và nằm dưới sự chiếm đóng của các đế quốc khác nhau Ba Lan và Litva thay nhau thống trị Ukraine hàng trăm năm

Đến giữa thế kỷ 17, cuộc nổi dậy của người Cossack (1648-1654) đã lập nên nhà nước Cossack ở khu vực tả ngạn sông Dnepr của Ukraine Cũng trong thời gian này, đế chế Nga lớn mạnh Giữa nhà nước Cossack và đế chế Nga ký một hiệp ước (1654) theo đó nhà nước Cossack đặt dưới sự bảo hộ của đế chế Nga

và được hưởng sự tự chủ nhất định Đó là lý do vì sao người Ukraine thể hiện sự trung thành với Nga hoàng Cuối thế kỷ 18, đế chế Áo - Hungary chiếm một phần phía Tây và đế chế Nga chiếm phần còn lại của Ukraine, gồm cả vùng Donbass và bán đảo Crimea Đến cuối thế kỷ 19, sau khi chiếm thêm vùng

Trang 24

Siberia, lãnh thổ của đế chế Nga trở nên vô cùng rộng lớn, trải khắp 2 lục địa

Âu - Á

Trong đế chế Nga, 44% là người gốc Nga, 18% người Ukraine, 11% người theo đạo Hồi, 7% người Ba Lan, 5% người Belarus, 4% người Do Thái và 11% các nhóm thiểu số khác Các Nga hoàng liên tiếp coi vùng lãnh thổ của Ukraine mà

họ chiếm giữ là “nước Nga em út”

Tiếp theo thành công của Cách mạng tháng Mười lật đổ chế độ Nga hoàng, hầu hết các khu vực ngoại vi của Đế chế Nga tự tuyên bố thành các nhà nước độc lập, trong đó có nhà nước Ukraine Tháng 1-1919, Hồng quân Bolshevik tiến vào Ukraine và chiếm thành phố Kharkov rồi đến Kiev Đến tháng 5, toàn bộ lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Hồng quân Tiếp đó, chính quyền

Xô Viết thiết lập các nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Xô Viết

ở các vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Hồng quân, trong đó có nhà nước CHXHCN Xô Viết Ukraine

Thời gian này, vùng Donbass thuộc Nga Sau đó, nước Nga Xô Viết muốn thành lập Liên bang CHXHCN Xô Viết (Liên Xô) nhưng Ukraine còn lưỡng lự Để Ukraine gia nhập Liên Xô, Nước Nga Xô Viết đã nhượng bộ và cắt vùng Donbass cho Ukraine Kể từ đó, Donbass thuộc CHXHCN Xô Viết Ukraine trong thành phần của Liên Xô và tiếp tục thuộc nước Ukraine hiện đại sau khi Liên Xô tan rã

2.3 Các sự kiện dẫn tới tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga - Ukraine

Bước ngoặt rất lớn diễn ra vào năm 2008 khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, Ukraine có thể trở thành thành viên của khối quân

sự này trong tương lai Cũng trong năm đó, Liên minh châu Âu (EU) ký một

Trang 25

thỏa thuận rất quan trọng để hỗ trợ Ukraine Hai sự kiện này đã khiến Tổng thống Putin quyết đoán hơn.

Do đó, Nga năm 2013 quyết định tài trợ cho Ukraine 15 tỷ USD để phát triển đất nước, đổi lại Tổng thống Ukraine khi ấy là Viktor Yanukovych phải rời bỏ hợp tác với EU để quay sang Nga Thế nhưng, quyết định này đã gây ra làn sóng biểu tình lớn ở Ukraine khiến ông Yanukovych phải bỏ chạy sang Nga tị nạn tháng 2-2014 Nhân lúc ở Kiev trống ghế quyền lực, tháng 3-2014 Nga sáp nhập bán đảo Crimea Sau sự kiện Crimea, các phong trào ly khai được cho là được hậu thuẫn bởi Nga đã bùng nổ tại các khu vực miền Đông của Ukraine, đặc biệt là ở các tỉnh Donetsk và Lugansk, dẫn đến sự thành lập của hai “nước cộng hòa nhân dân tự xưng” Donetsk và Lugansk Ukraine cho rằng Nga đang hậu thuẫn và hỗ trợ các phong trào này, trong khi Nga phủ nhận và chỉ trích các hoạt động của Ukraine và quân đội Ukraine trong khu vực này

Kể từ đó, Ukraine thường xuyên áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các công

ty và cá nhân Nga, cũng như lập ra danh sách đen về các nhân vật văn hóa Nga Việc dạy tiếng Nga cho học sinh ở Ukraine khi đó bị hạn chế; sách và phim của Nga bị cấm; hàng trăm đường phố và hàng chục thành phố được đổi tên nhằm xóa bỏ các di sản liên quan đến Nga

Kiev cũng đóng cửa tuyến đường hàng không và tuyến đường sắt kết nối trực tiếp với Nga, đồng thời đóng cửa các phương tiện truyền thông đối lập, cho rằng đây là các phương tiện “truyền bá về Nga” Mặt khác, giới chính trị gia Ukraine ủng hộ việc khôi phục quan hệ với Nga bị truy tố hình sự

Quan hệ Nga-Ukraine đã “không cơm lành canh ngọt” sau khi một số nước phương Tây và chính quyền Kiev cáo buộc Moscow đóng vai trò trong cuộc xung đột đẫm máu ở miền Đông Ukraine khiến hơn 10.000 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người bị mất nhà cửa Căng thẳng giữa hai nước láng giềng tiếp tục

bị đẩy lên một nấc thang nghiêm trọng khi vào năm 2018, Nga bắt giữ ba tàu

Trang 26

chiến của Ukraine và các thủy thủ Ukraine trên biển Azov, gây ra sự căng thẳng nghiêm trọng giữa hai nước và khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn trong khu vực.

Đáng chú ý khác, Quốc hội Ukraine đóng băng hiệp ước hữu nghị với Nga vào ngày 1-4-2019

Đầu năm 2021, Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết nạp Ukraine vào NATO, dẫn đến việc Nga triển khai quân lực tới biên giới 2 nước và cuối cùng là “chiến dịch quân sự đặc biệt” được Tổng thống Putin phát động vào ngày 24-2-2022

2.4 Những toan tính của các bên trong cuộc xung đột Nga - Ukraine

Về phía Nga, Tổng thống Nga V Putin khẳng định với nước Nga và toàn

thế giới rằng, Ukraine không chỉ là một đất nước láng giềng mà còn là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tinh thần Nga Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc xung đột hiện nay là do phương Tây và Ukraine không nhìn thấy hết và đáp ứng các quan ngại của Nga về an ninh quốc gia, không thấu hiểu lợi ích chiến lược của nhau và lập trường của hai bên quá xa nhau về vấn đề Ukraine Về sâu xa, tính toán và mục tiêu của nước Nga thông qua chiến dịch quân sự tại Ukraine lần này có thể thấy nổi lên mấy điểm chính sau:

Một là, về mặt lịch sử văn hóa, các quốc gia hiện đại ngày nay, như Nga,

Ukraine và Belarus đều có nguồn gốc hình thành từ Nhà nước Kievan Rus Đây từng là một đại công quốc giàu có, thịnh vượng, hùng mạnh và lừng lẫy trong suốt một quãng thời gian dài của lịch sử thế giới, tồn tại trong khoảng 500 năm

từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XIII Trung tâm kinh tế - chính trị của nhà nước này đều được đặt tại vùng đất Thánh - Kiev (thủ đô hiện tại của Ukraine) Bên cạnh nước Nga Sa hoàng, Ukraine được gọi là “Tiểu Nga”, còn Belarus mang tên

Trang 27

“Bạch Nga” Ba quốc gia hiện đại Nga - Ukraine - Belarus hiện nay, trên thực tế

là một khối khăng khít khó có thể tách rời trong suốt chiều dài lịch sử, ba

“nhánh cây đâm chồi” từ một gốc Kievan Rus

Hai là, về mặt chính trị - an ninh - quân sự, chính quyền của Tổng thống Nga V

Putin cho rằng, hơn 30 năm qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đã bị Mỹ

và các nước phương Tây đối xử không công bằng dưới nhiều hình thức, từ việc luôn mang tư tưởng thù địch với Nga, không đặt Nga ở một vị trí quan trọng trong cấu trúc an ninh mới của toàn châu Âu sau Chiến tranh lạnh, đến các vòng

mở rộng NATO đe dọa không gian an ninh, phát triển của Nga, kích động các cuộc “cách mạng màu”, cấm vận Nga về kinh tế, công nghệ, tài chính…, đặc biệt là xóa bỏ nhận thức của châu Âu về công lao của Liên Xô giải phóng các dân tộc khỏi nạn diệt chủng phát-xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai Nga cho rằng, việc Ukraine triển khai chính sách đối ngoại thân phương Tây và gia nhập NATO sẽ khiến không gian sinh tồn của Nga ngày càng bị thu hẹp, thậm chí đe dọa sự tồn tại của Nga với tư cách là một cường quốc Quyết định triển khai

“chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine có thể khiến uy tín của Tổng thống Nga V Putin giảm sút trên trường quốc tế và đối diện với các lệnh trừng phạt nặng nề chưa từng có từ Mỹ và các nước phương Tây, tuy nhiên dường như Nga

đã chuẩn bị sẵn tâm lý và các phương án ứng phó, vẫn quyết tâm thực hiện

“chiến dịch quân sự đặc biệt” - điều góp phần mang lại yếu tố thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của Nga, trong đó bảo đảm chắc chắn về một Ukraine trung lập, không thực hiện chính sách đối ngoại thân phương Tây Mục tiêu sâu xa hơn của quyết định đó là đưa Ukraine trở lại phạm vi ảnh hưởng nhằm tạo sức mạnh đối trọng với NATO, tái thiết lập vùng đệm an ninh giữa Nga và phương Tây, như chiến lược trước đây Liên Xô từng theo đuổi, thiết kế lại bản đồ an ninh châu Âu và đưa Nga trở lại “bàn cờ” dành cho những siêu cường Đồng thời, Nga muốn điều chỉnh lại những hệ quả an ninh sau cột mốc năm 1991 -

Trang 28

thời điểm xảy ra sự kiện mà Tổng thống Nga V Putin từng gọi là “bi kịch địa - chính trị lớn nhất thế kỷ XX”: Sự tan rã của Liên Xô.

Về phía Mỹ và phương Tây, kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, NATO

luôn xem Nga là mối đe dọa an ninh số 1; còn Mỹ coi Nga và Trung Quốc là những “đối thủ cạnh tranh chiến lược” hàng đầu Mỹ và phương Tây luôn muốn dập tắt những hy vọng của Nga trong việc phục hồi vị thế cường quốc toàn cầu của Liên Xô như trước đây thông qua quá trình “Đông tiến” của NATO Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm giữa đối đầu và hòa hoãn, tuy khác nhau về mức độ nhưng bản chất vẫn là cạnh tranh chiến lược và đối kháng lợi ích, sự mở rộng ảnh hưởng của bên này, trong cách tiếp cận của bên còn lại, sẽ thu hẹp lợi ích của bên kia Về tổng thể, Mỹ có mục tiêu chiến lược không đổi là duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ, kiềm chế và không để Nga nổi lên thách thức vị thế của Mỹ

Cụ thể, trong cuộc khủng hoảng chính trị Nga - Ukraine, trước khi xung đột nổ

ra, Mỹ và phương Tây được cho là đều có tính toán trong việc thực hiện cuộc chiến tranh thông tin, đẩy thêm căng thẳng giữa Nga với Ukraine để dễ dàng hiện thực hóa kế hoạch “phương Tây hóa Ukraine”, lôi kéo các nước có xu hướng thân Nga dựa hẳn vào Mỹ và phương Tây… Khi chiến sự bùng nổ, Mỹ

và phương Tây không trực tiếp tham chiến nhưng tăng cường trợ giúp Ukraine các trang thiết bị vũ khí hiện đại, áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga… Trong tính toán của Mỹ và phương Tây, căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang còn giúp Mỹ và phương Tây có thể đạt được các mục tiêu lớn tiếp theo Cụ thể, trong trường hợp Nga “sa lầy” vào cuộc chiến, đây sẽ

là cơ hội để Mỹ và phương Tây tranh thủ tái thiết cục diện an ninh châu Âu và tạo dựng các cơ chế kinh tế không có sự tham gia của Nga theo hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây; đồng thời, làm suy giảm sức mạnh tổng hợp quốc gia

Trang 29

của Nga trên trường quốc tế Đối với Mỹ, bất kể cuộc xung đột vũ trang nào cũng là cơ hội giúp Mỹ thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến và liên quan Có một số ý kiến cho rằng, dường như Mỹ và phương Tây chưa thực sự muốn Ukraine gia nhập NATO, bởi

vì khi Ukraine trở thành thành viên của NATO, Mỹ và NATO sẽ phải thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ Ukraine - một đồng minh vốn không đem lại quá nhiều lợi ích thiết thân cho Mỹ và NATO Chính vì vậy, NATO vẫn để ngỏ khả năng tổ chức này có thể kết nạp Ukraine vào thời điểm thích hợp Tuy nhiên, đó dường như là một mũi tên trúng hai mục đích của Mỹ và phương Tây: thổi bùng thêm căng thẳng trong quan hệ Nga - Ukraine và làm suy giảm uy tín quốc tế cũng như sức mạnh tổng hợp quốc gia của Nga

Trong trường hợp trước áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế gây thiệt hại sâu sắc, toàn diện đối với Nga, Nga chủ động giảm căng thẳng, Mỹ có thể tạo dựng được uy tín trong vai trò hòa giải xung đột và Nga phải nhượng bộ Mỹ trong giải quyết các vấn đề quốc tế khác, nhất là vấn đề liên quan đến “chảo lửa” Trung Đông Israel là đồng minh lâu năm của Mỹ và một thực tế là giới tài phiệt cũng như những chính trị gia gốc Do Thái - ở một góc độ nào đó - có vai trò hết sức quan trọng trên chính trường Mỹ Hỗ trợ đồng minh Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông chính là một trong những cơ hội mà Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như Đảng Dân chủ cầm quyền muốn tận dụng để tranh thủ lá phiếu của cử tri gốc Do Thái trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ giữa nhiệm kỳ sắp tới Bên cạnh đó, nếu như trước đây, nội bộ NATO và châu Âu có nhiều khác biệt trong ứng xử với Nga, thậm chí đã xuất hiện những rạn nứt nhất định xoay quanh quan điểm về Nga khi mà lợi ích giữa Nga và nhiều quốc gia trong NATO ràng buộc lẫn nhau (khoảng 40% nhập khẩu năng lượng của EU phụ thuộc vào Nga là một nhân tố không dễ bỏ qua), thì cuộc xung đột Nga - Ukraine vô hình trung đẩy Mỹ và châu Âu xích lại gần nhau với lập trường thống nhất về vấn đề Ukraine, cùng áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Nga

Ngày đăng: 06/08/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. H Hà (2023), “EU đề xuất gói hỗ trợ 50 tỷ Euro cho Ukraine”, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: EU đề xuất gói hỗ trợ 50 tỷ Euro cho Ukraine
Tác giả: H Hà
Năm: 2023
5. Thanh Tâm (2023), “Sóng trừng phạt phương Tây thay đổi nền kinh tế Nga”, Báo Điện tử Vn Express Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sóng trừng phạt phương Tây thay đổi nền kinh tế Nga
Tác giả: Thanh Tâm
Năm: 2023
1. PGS. TS Nguyễn Văn Dân, Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, NXB Chính trị quốc gia - sự thật Khác
2. Nguyễn Phi Hạnh (2015), Giáo trình địa lí các châu lục tập 1, NXB ĐHSP Khác
3. PGS. TS Nguyễn Thị Quế - ThS. Ngô Thị Thúy Hiền (2022), Địa - Chính trị thếgiới, NXB Văn hóa - thông tin Khác
6. Nguyễn Thu (2023), Quyết định mới nhất của EU về giá trần với dầu Nga, Kinh tế Đô thị Khác
7. VTV (2023), EU bổ sung 3,5 tỷ euro hỗ trợ quân sự cho Ukraine Khác
8. Ngọc Vân (2022), Serbia giải thích lý do không tham gia trừng phạt Nga 9. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH (2022), KhủngHoảng Ukraine từ góc nhìn địa chính trị Khác
10.TRÍ VĂN (2022), Chiều dài lịch sử gắn kết Nga - Ukraine Khác
11.Thu Lan (2018), Căng thẳng với Ukraine leo thang, Nga điều chiến đấu cơ tới bán đảo Crimea Khác
12.TÙNG LÂM (2024) Các lệnh trừng phạt của EU ngày càng siết chặt đối với Nga Khác
13.NGUYỄN HỒNG QUÂN, Tác động của xung đột vũ trang Nga - Ukraine Khác
14.Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế, Tác động của các quốc gia Trung và Đông Âu tới xung đột Nga – Ukraine Khác
15.CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU, Báo cáo: Đánh giá tác động của xung đột quân sự Nga - Ukraine đến kinh tế thế giới và Việt Nam Khác
16.LÂM PHƯƠNG (2022), NATO mở rộng và hệ lụy tới an ninh toàn cầu, 17.Công Thuận (2023), Những thay đổi địa chính trị quốc tế sau một nămxung đột Nga - Ukraine.Tài liệu tiếng Anh Khác
1. The guardian (2022), ‘We couldn’t stand it’: the Ukrainians travelling for days to flee Russian bombs and rockets Khác
2. Reuters (2022), Russian ministry recommends fertiliser producers halt exports Khác
3. IEA (2022), Russian supplies to global energy markets Khác
w