- Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản lý nhân sự, ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động: đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.- Văn hoá – xã hộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA NGOẠI NGỮ
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Mã số HP : MAN5228
Trang 2Họ và tên sinh viên: Đinh Thị Thảo Ngày sinh: 03/02/2002
Mã số sinh viên: 203134103003 Lớp: QTKD1 Khoá: k21 Thời gian nộp bài: 24/ 12/2021.
Hải Phòng, năm 2021.
Câu 1: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới thể lực, trí lực, tâm lực của con người lao động? Nhà quản trị cần phải làm gì để phát huy tốt nhất năng lực làm việc của người lao động? Cho ví dụ minh họa?
* Những nhân tố ảnh hưởng tới thể lực, trí lực, tâm lực của con người lao động:
- Thể lực là quá trình sử dụng sức mạnh cơ bắp của con người vào quá trính sản xuất Đây la thước đo số lượng lao động Thể lực là chỉ sức khỏe của thân thể phụ thuộc vào
Trang 3sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng người, mức sống, mức thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi…
- Trí lực: là toàn bộ những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sự hiểu biết, năng khiếu của người lao động tích lũy được và vận dụng vào quá trình sản xuất
- Tâm lực:là sức mạnh của ý chí tinh thần, mang hết tâm lực ra làm việc
1 Môi trường bên ngoài
- Khung cảnh kinh tế: Tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh ảnh hưởng lớn đến quản lý nhân sự Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh cáchoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt Cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh Hoặc nếu chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới, cần đào tạo lại công nhân Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác để giảm chi phí lao động thì doanh nghiệp phải cân nhắc việc giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi
- Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếm nguồn nhân lực
Trang 4- Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quản lý nhân sự, ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động: đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.
- Văn hoá – xã hội: Đặc thù văn hóa – xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp…
- Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao
- Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động)
- Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, quản lý nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng là ưu tiên nhất Không có khách hàng tức là không có việc làm, doanh thu quyết định tiền lương và phúc lợi Phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục
vụ khách hàng một cách tốt nhất
- Đối thủ cạnh tranh: cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân sự Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triểnlực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ
Trang 52 Môi trường bên trong
- Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự
- Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo
ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ
- Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo
- Công đoàn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể cả quyết định
về nhân sự (như: quản lý, giám sát và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động)
3 Nhân tố con người
- Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất
Trang 6- Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.
- Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự Nhiệm vụ của công tác nhân
sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau
- Tiền lương là thu nhập chính, có tác động trực tiếp đến người lao động Một trong những mục tiêu chính của người lao động là làm việc để được đãi ngộ xứng đáng Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thuhút lao động Muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng
4 Nhân tố nhà quản trị
- Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp
Trang 7- Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
- Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt
nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công
-Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan, tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm
ra được tiếng nói chung với họ
- Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động
Câu 2:
Mức lương tối thiểu: 4.420.000 đồng
Trang 8m= 38
n= 3
→ Qtt= 1200 + 38 = 1238 (sản phẩm)
Số thời gian làm việc của công nhân C là: 189+3= 191 (h)
Bước 1: Tính đơn giá sản phẩm tổ
Trang 10Câu 3: Hãy lựa chọn 1 nội dung của quản trị nhân lực để phân tích một doanh nghiệp
- Đến năm 1893, Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe thú vị, khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn và chuẩn bị đưa ra bán một cách rộng rãi hơn
- Năm 1902 – Thương hiệu PepsiCola được đăng ký
- Công ty đã từng hai lần phá sản vào thế chiến thứ nhất và vào năm 1931 trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 Sau đó, Charles Guth, chủ tịch Loft
Industries – hệ thống các cửa hàng bán kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh doanh chính của Pepsi và đưa nó vào bán ở trong các cửa hàng của ông ta
- Với bề dày phát triển hơn 100 năm nên tính đến thời điểm hiện tại thì tập đoàn PepsiCo đã trở thành một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống trên
Trang 11phạm vi toàn thế giới Các sản phẩm của tập đoàn PepsiCo được bán tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
- Hơn nữa, theo số liệu thực tế được thống kê đã cho thấy sức tiêu thụ khổng lồ của người dân Việt Nam với các sản phẩm của tập đoàn PepsiCo Đó là một trong những tiềm năng to lớn mà PepsiCo nhận thấy khi phát triển tại Việt Nam, ngoài ra thuận lợi
về lực lượng lao động và nguồn nguyên liệu cũng là những điểm cộng mà PepsiCo ghinhận khi đánh giá về tiềm năng phát triển tại Việt Nam
- Chính vì vậy mà khi có cơ hội thâm nhập vào thị trường châu Á thì PepsiCo đã nhanh chóng gia nhập vào thị trường Việt Nam, cụ thể là vào năm 1991, thông qua hình thức liên minh chiến lược giữa tập đoàn Suntory của Nhật Bản và Pepsico của
Mỹ với tên gọi chính thức là Suntory Pepsico Tính đến thời điểm hiện tại thì Suntory Pepsico đã có gần 30 năm hình thành và phát triển, với hệ thống 6 nhà máy sản xuất, 5văn phòng bán hàng và 2800 lao động trực tiếp tại Việt Nam Tuy nhiên không phải ngay từ thời điểm đầu của quá trình hoạt động, mà phải đến sau 22 năm hoạt động thì Suntory Pepsico mới chính thức thành lập Suntory Pepsico Việt Nam (hay còn được biết đến là công ty PepsiCo Việt Nam)
- Cụ thể thì Suntory Pepsico Việt Nam được chính thức ra đời vào tháng 4 năm 2013, với 100% vốn nước ngoài, là liên doanh giữa PepsiCo Inc và tập đoàn Suntory
Trang 12Holdings Limited Suntory Pepsico Việt Nam thì được đặt trụ sở tại Tầng 5 của Kháchsạn Sheraton có địa chỉ là 88 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiện nay PepsiCo là:
+ Công ty nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới
+Công ty hoạt động trên gần 200 quốc gia với hơn 185,000 nhân viên trên toàn cầu.+ Công ty có doanh số hàng năm 39 tỷ đô la
+ Công ty nước giải khát và thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới
- PepsiCo cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng, từ những sản phẩm mang tới sự vui nhộn, năng động cho đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh
- Công ty bao gồm Pepsi đồ uống Bắc Mỹ (PepsiCo Americas Beverage -PAB), Pepsi
đồ ăn Bắc và Nam Mỹ (PepsiCo Americas Foods), Pepsi Châu Âu (PepsiCo
* Tình hình kinh doanh:
- 5 năm Suntory PepsiCo ghi danh vào top đầu ngành đồ uống không cồn
- 5 năm liên tiếp giữ vị trí top đầu
+ Mặc tác động từ đại dịch, Suntory PepsiCo vẫn giữ vững phong độ trên thị trường ngành đồ uống không cồn Suốt nhiều năm qua, công ty trung thành với tầm nhìn
Trang 13“Growing for good” (Phát triển vì những điều tốt đẹp) Doanh nghiệp này hiện có 5 nhà máy, hơn 2.800 nhân viên chính thức và hàng nghìn nhân viên không chính thức trên cả nước.
+ Công ty cũng thường xuyên góp mặt vào danh sách nơi làm việc tốt nhất; đạt giải thưởng CSR do Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham Hà Nội) đánh giá; nằm trong top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam; nhận nhiều bằng khen, giải thưởng về những đóng góp cho cộng đồng tại các địa phương thông qua loạt chương trình thiết thực hỗ trợ cộng đồng, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.+Đại diện Suntory PepsiCo Việt Nam chia sẻ: “Nhiều năm liên tục được công nhận là một trong những công ty sản xuất đồ uống không cồn uy tín nhất Việt Nam đã minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể công ty Cùng với đó là sự phối hợp hiệu quả với các đối tác trong hành trình hơn 27 năm Suntory PepsiCo có mặt tại Việt Nam, với cam kết phát triển kinh doanh bền vững song hành cùng phương châm
“Tại Việt Nam - Vì Việt Nam - Với Việt Nam”
- Đặt con người làm trung tâm để phát triển bền vững
+ Suốt thời gian dịch bệnh bùng phát, những chuyến xe của Suntory PepsiCo chở gần
2 triệu sản phẩm của công ty lăn bánh đến các điểm tuyến đầu chống dịch tại nhiều tỉnh/thành Giữa lúc căng mình bảo vệ sức khỏe người dân, những chai nước phần nàotiếp sức đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế
Trang 14+ Riêng trong làn sóng dịch Covid-19 đợt 4, Suntory PepsiCo tiếp tục các hoạt động
hỗ trợ với tổng giá trị đến 12,7 tỷ đồng (gồm tiền mặt và sản phẩm), sát cánh cùng đội ngũ tuyến đầu chống dịch cũng như bệnh nhân, người bị ảnh hưởng bởi đại dịch trên toàn quốc
+“Chúng tôi tin rằng thành công chỉ đạt được khi chia sẻ nó với cộng đồng Đó là cách chúng tôi thể hiện sự tri ân”, đại diện Suntory PepsiCo nhấn mạnh, như khẳng định lại tôn chỉ đặt con người làm trung tâm để phát triển bền vững
Phần 2:
2.1 Cơ sở lí luận
- Tuyển dụng lao động là một quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân do Nhà nước quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của mình
- Việc tuyển dụng hiệu quả đem lại một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất
- Quy trình tuyển dụng lao động:
+ Bước 1: Chuẩn bị cho công tác tuyển dụng
+ Bước 2: Thông báo tuyển dụng
Trang 15+ Bước 3: Tiếp nhận và tiến hành chọn lọc hồ sơ người lao động
+ Bước 4: Phỏng vấn tuyển dụng
+ Bước 5: Thông báo về kết quả phỏng vấn
+Bước 6: Thử việc
2.2 Thực trạng vấn đề
* Thực trạng tuyển dụng lao động ở Việt Nam:
- Doanh nghiệp sợ tuyển dụng cử nhân mới tốt nghiệp:
+ Vấn đề được quan tâm và chú ý nhất trong tuyển dụng lao động đó là chất lượng, moi doanh nghiêp đều mong muốn mình tuyển dụng được những ứng viên tiềm năng nhất, chất lượng nhất
+ Họ rất sợ những tân cử nhân mới tốt nghiệp bởi lo lắng những tân cử nhân này chưa
có kinh nghiệm để đáp ứng đươc những yêu cầu của công việc đề ra Bởi doanh nghiệp đánh giá dựa trên khung năng lực, vậy việc sinh viên mới ra trường chưa đáp ứng được tiêu chí công việc và nếu phải bỏ chi phí đào tạo từ đầu sẽ làm khó khăn đốivới những doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Chính bởi sự lo lắng này vô tình làm cho sinh viên mới ra trường tỏ ra lúng túng hơn khi thực hiện công việc của mình, họ luôn sợ sệt vì không biết những việc mình làm có đúng hay không, có hợp ý cấp trên hay không…
Trang 16- Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng khan hiếm:
+ Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa nên trong tương lai của thầy còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp hơn nữa, đó cũng là lý do khiến cho nhu cầu tuyển dụng
có xu hướng tăng lên Tuy nhiên sự thật đáng buồn là dùng nhiều cơ hội đang chào đón phía trước nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao lại chưa dồi dào
+ Đối tượng này đang còn hạn chế trong khi nhu cầu tuyển dụng thì khá lớn, thực trạng này chính là điều kiện thuận lợi cho các ứng viên, đồng thời cuộc đua thu hút nhân tài trình độ cao giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn
+ Nếu như những doanh nghiệp lớn đang gặp khó khăn về công tác tuyển dụng thì điều này còn khó khăn hơn gấp vạn lần khi diễn ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Điều đó cũng hết sức dễ hiểu bởi vì những doanh nghiệp lớn họ sẽ có nhiều chính sách ưu đãi chính sách nhân sự hấp dẫn hơn từ đó ứng viên cũng dễ bị thu hút hơn.2.3 Các tuyển dụng lao động, thu hút và giữ chân nhân tài
* Tìm hiểu kỹ nhân viên cũng như gia đình của họ:
- Từng chia sẻ trên báo chí, bà Indra Nooyi cho biết để tuyển dụng nhân tài, bà thúc đẩy có chế độ quan tâm đặc biệt tới nhân viên của mình bắt nguồn từ chính việc bà trở
về thăm nhà ở Ấn Độ Khi đó, bà đã là CEO hàng đầu tại Pepsico Lúc này, gia đình