Trang 1 ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE ĐẾN THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI Tạ Thanh Phương1, Nguyễn Mai Lâm, Trần Thu Huyền, Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Minh Nga, Nông Phương Thuỳ, Ngô T
ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE ĐẾN THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ THẾ GIỚI Tạ Thanh Phương1, Nguyễn Mai Lâm, Trần Thu Huyền, Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Minh Nga, Nông Phương Thuỳ, Ngô Thị Huyền Trang, Nguyễn Việt Tuấn Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Từ Thuý Anh Giảng viên khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine được coi là một sự kiện rung chuyển toàn cầu bởi những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế và chính trị thế giới Năm 2022, chuỗi cung ứng dầu mỏ và khí đốt đã chứng kiến những ảnh hưởng bất ngờ và mạnh mẽ từ cuộc xung đột nói trên Chính vì vậy, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá những tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine tới thị trường dầu mỏ thế giới Thông qua phương pháp định tính, nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của xung đột với những khía cạnh như nguồn cung dầu mỏ, sự biến động giá dầu thế giới, thay đổi trong cấu trúc thị trường dầu mỏ Kết quả cho thấy chiến sự Nga - Ukraine đã làm tăng giá dầu thế giới, gây áp lực lên chi phí sản xuất và tiêu dùng, gia tăng lạm phát và có thể đối mặt với rủi ro chính trị cao hơn Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho các quốc gia trên thế giới để có thể giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực này Từ khoá: Nga, Ukraine, xung đột, tác động tiêu cực, thị trường dầu mỏ thế giới, chính sách THE IMPACT OF RUSSIA AND UKRAINE CONFLICT ON THE GLOBAL OIL MARKET Abstract The military confrontation between Russia and Ukraine is regarded as a global convulsive event due to the damage it has caused to the world's economy and politics The above conflict had unexpectedly significant impacts on the oil and gas supply chain in 2022 Therefore, the purpose of the study was to assess how the Russia-Ukraine conflict affected 1Tác giả liên hệ, Email: k60.2114410152@ftu.edu.vn 1 the global oil market The study has demonstrated through qualitative methodology the detrimental consequences of violence on elements including oil supply, global oil price swings, and modifications to the structure of the oil market According to the findings, the Russia-Ukraine conflict has raised global oil prices, increased inflation, placed pressure on production and consumption costs, and raised the possibility of greater political dangers From there, the research team offered several recommendations for nations all across the world to reduce these adverse effects Keywords: Russia, Ukraine, Conflict, negative impacts, world oil market, policies I Đặt vấn đề Một năm kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thị trường dầu mỏ trở nên thiếu chắc chắn và phân mảnh hơn Từ đó gián tiếp đẩy giá dầu thô ngày một tăng cao, đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng mất ổn định về an ninh năng lương Cuộc xung đột ngày một leo thang đã gây ảnh hưởng không chỉ riêng đến chính trị, mà còn là một bài toán khó cần giải quyết để ổn định nền kinh tế của thế giới, từ các cường quốc lớn mạnh cho đến các nước đang phát triển Nga từ trước đến nay vẫn được xem là một đối tác thương mại lớn của khu vực châu Âu Tuy nhiên, các lệnh cấm vận và áp trần giá dầu thô của châu Âu buộc Nga chuyển sang tập trung nhiều hơn cho khu vực châu Á, điển hình là Ấn Độ và Trung Quốc Không chỉ Nga, sản lượng của OPEC cũng đang giảm khiến cho giá dầu càng tăng cao Các biện pháp trừng phạt, các cuộc đàm phán, những chính sách kinh tế, chính trị được đưa ra hàng loạt nhằm chấm dứt xung đột và ổn định, phục hồi nền kinh tế Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt Nếu tình trạng này còn kéo dài, an ninh năng lượng sẽ sụp đổ, nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, lạm phát không ngừng gia tăng, thậm chí là các cuộc bạo động, khủng bố sẽ trở nên mất kiểm soát Vì vậy, nhóm tác giả quyết định lấy đề tài “Ảnh hưởng của xung đột Nga- Ukraine đến thị trường dầu mỏ thế giới” nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích rõ hơn các ảnh hưởng của cuộc xung đột đến thương mại toàn cầu về dầu mỏ, từ đó nhóm đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng khó khăn hiện tại của nền kinh tế 1 II Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Thị trường dầu mỏ thế giới Thị trường dầu mỏ thế giới là một trong những thị trường quan trọng nhất và phức tạp nhất trên thế giới (Horsnell và Mabro, 1993) Dầu mỏ không chỉ là một nguồn năng lượng quan trọng mà còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu - là tài sản có giá trị lớn và một yếu tố quan trọng trong quan hệ quốc tế Thị trường dầu mỏ phụ thuộc các yếu tố quan trọng như cung và cầu, giá cả, quyền lực và sự cạnh tranh Cung và cầu dầu mỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sản xuất, tiêu thụ, dự trữ và xuất khẩu Các quốc gia sản xuất dầu mỏ quan trọng như Saudi Arabia, Nga và Mỹ có thể ảnh hưởng đến cung cầu dầu mỏ thông qua việc điều chỉnh sản lượng và xuất khẩu Tuy nhiên, các yếu tố khác như sự không ổn định chính trị, thảm họa tự nhiên và biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến cung cầu dầu mỏ.Xuyên suốt những biến động lớn của giá dầu quốc tế trong lịch sử, chúng ta luôn nhận thấy sự tồn tại sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường dầu mỏ, do đó, mối quan hệ giữa cung dầu và nhu cầu trên thị trường dầu mỏ quốc tế được coi là yếu tố trực tiếp và rõ ràng nhất ảnh hưởng đến giá dầu thế giới (Y B Zhang, 2008) Giá cả dầu mỏ là một yếu tố quan trọng trong thị trường dầu mỏ Giá dầu mỏ được xác định bởi sự cân đối giữa cung và cầu (Hamilton, 2009) Khi cung dầu mỏ tăng hoặc cầu giảm, giá dầu mỏ có xu hướng giảm Ngược lại, khi cung dầu mỏ giảm hoặc cầu tăng, giá dầu mỏ có xu hướng tăng Tuy nhiên, giá dầu mỏ cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sự ổn định chính trị, tiến triển công nghệ và biến động kinh tế Do trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh hiện nay tập trung ở nơi được gọi là “Trái tim nguồn cung của thế giới”, các khu vực giàu dầu mỏ, từ Maghreb đến Vịnh Ba Tư, đến Biển Caspian, kéo dài đến Transcaucasia, Siberia và trữ lượng ở đó chiếm 65% trữ lượng dầu toàn cầu, vấn đề ổn định tại các khu vực sản xuất dầu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung trên thị trường dầu quốc tế, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến giá dầu quốc tế Nhìn lại đường biến động của giá dầu quốc tế từ thế kỷ trước, không khó nhận thấy xu hướng giá dầu quốc tế luôn gắn liền với tình hình chính trị tại các khu vực sản xuất dầu.Trong tương lai, thị trường dầu mỏ quốc tế sẽ ngày càng trở nên nhạy cảm hơn với rủi ro địa chính trị (Lingyu Yan, 2012) 2 Thị trường dầu mỏ thế giới cũng đang chịu áp lực từ các nguồn năng lượng thay thế Sự phát triển của công nghệ năng lượng tái tạo và sự quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự tăng cường sử dụng năng lượng sạch Điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ trong tương lai và làm thay đổi cấu trúc thị trường 2.1.2 Vai trò của Nga trong thị trường dầu mỏ Có thể nói Nga đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh toàn cầu ngày càng phát triển thị trường năng lượng Bởi đây là một trong ba quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, bên cạnh Mỹ và Arab Saudi, đồng thời cũng là trung tâm của tổ chức OPEC+ Tầm quan trọng của Nga đối với thị trường dầu đã được thể hiện ở một số khía cạnh như sau: Trước hết về khối lượng sản xuất, tính đến tháng 12 năm 2021, tổng sản lượng dầu thô của Nga là 540 triệu tấn, chiếm 14% sản lượng toàn cầu, tương đương với 10 triệu thùng/ngày và tổng sản lượng các sản phẩm dầu lỏng của nước này (được miễn hạn ngạch của OPEC) là gần 10,9 triệu thùng/ngày (Rosstat, 2021) Theo The U.S Energy Information Administration năm 2021, Nga là nước nắm giữ trữ lượng dầu lớn thứ 8 trên thế giới Theo Phần lớn sản lượng dầu của Nga đến từ một số mỏ dầu lớn, bao gồm các mỏ nằm ở Tây Siberia, vùng Urals và lưu vực Volga-Ural Đây là những mỏ có trữ lượng đáng kể và được vận hành bởi các doanh nghiệp nhà nước như Rosneft, Gazprom, Neft và Lukoil, cũng như từ các doanh nghiệp tư nhân và liên doanh khác (Yulia Grama, 2012) Các doanh nghiệp này đóng góp một lượng lớn dầu mỏ vào thị trường thế giới và đồng thời, sản lượng dầu của Nga cũng có ảnh hưởng đáng kể tới nguồn cung và giá cả của dầu thế giới Năm 2022, Nga đã xuất khẩu khoảng 4,3 triệu thùng dầu thô/ngày, tương đương 4,5% nhu cầu toàn cầu, trong đó 2,6 triệu thùng/ngày sang châu Âu bằng đường ống và đường biển (IEA, 2022) Trong năm 2021, Nga cũng xuất khẩu khoảng 1,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày sang châu Á thông qua hệ thống đường ống Thái Bình Dương ở Đông Siberia (ESPO) và xuất khẩu qua đường thủy (Statista, 2021) IEA đã nhận định rằng, Nga là một trong những nguồn cung cấp dầu quan trọng của thế giới Những khách hàng chính của Nga bao gồm châu Âu, Trung Quốc và một số nước xung quanh Biển Đen Tuy nhiên, một số căng thẳng về địa chính trị từ Nga như cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đã gây sức ép 3 lên thị trường dầu mỏ, khiến giá dầu tăng vọt lên mức 100 USD/thùng Nếu cuộc đối đầu vẫn tiếp diễn, sẽ khiến cho các nước chịu nhiều khó khăn do giá năng lượng leo thang Hình 1: Xuất khẩu dầu của Nga tới các thị trường Nguồn: Theo thống kê của công ty tình báo dữ liệu Kpler OPEC+ là một liên minh gồm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ trong và ngoài Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), được thành lập từ năm 2016 để giải quyết các vấn đề liên quan đến những bất ổn của thị trường dầu mỏ cũng như củng cố đòn bẩy địa chính trị của các thành viên giữa bối cảnh giá dầu giảm và cạnh tranh từ sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ Nga tích cực tham gia các thoả thuận sản xuất với OPEC+ bao gồm nỗ lực phối hợp nhằm điều chỉnh mức sản xuất dầu giữa các nước thành viên nhằm ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu, cân bằng thị trường cung - cầu và hỗ trợ giá dầu Các cam kết của Nga về việc cắt giảm hay tăng sản lượng, phù hợp với thành viên OPEC+ khác có tác động đáng kể đến thị trường dầu Ngày 4/6, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí điều chỉnh sản lượng khai thác ở mức 40,46 triệu thùng/ngày trong cả năm 2024 Sau thông báo do OPEC+ đưa ra, Nga cũng thông báo sẽ 4 gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 500.000 thùng/ngày cho đến cuối năm sau Nguồn cung dầu bị thắt chặt đã khiến giá “vàng đen” tăng hơn 14% trong tháng 7 và hiện được giao dịch gần 86 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4 Ngoài lo sợ về nguồn cung ít thì nhu cầu tăng cũng đã góp phần nâng giá dầu trong bối cảnh những lo ngại về tác động của lãi suất tăng và lạm phát cao đối với đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang dần hạ nhiệt (Reuters, 2023) 2.1.3 Cuộc xung đột Nga - Ukraine Ukraine từ lâu đã luôn là một vùng đất có sự tranh giành ảnh hưởng của 2 thế lực lớn là Nga và Châu Âu Mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine nổ ra là do một mặt khi Nga đang nỗ lực duy trì ảnh hưởng của mình tại Ukraine nhằm tạo ra một vùng đệm an toàn, thì NATO - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, có xu hướng mở rộng về phía Đông theo cam kết của Mỹ trong hội nghị Thượng đỉnh Budapest vào tháng 4/2008, cam kết kết nạp thêm 2 thành viên là Georgia và Ukraine Cùng năm đó, Nga đã tấn công Georgia, và sau cách mạng Maidan năm 2014, Nga đã thành công sáp nhập bán đảo Crimea Với việc này, Nga đã duy trì được tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực Biển Đen, kéo Ukraine buộc trở lại vị trí cân bằng Tuy nhiên, sau khi hơn một nửa nhân dân của Ukraine ủng hộ việc thân phương Tây hơn và một chính quyền thân phương Tây được thành lập, mọi chuyện dần đi ngoài tầm kiểm soát của Nga Trước khi tiến hành “ Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào ngày 24/02/2022, tổng thống Putin đã gửi tới NATO một danh sách yêu cầu về đảm bảo an ninh, trong đó tiếp tục yêu cầu NATO ngừng mở rộng về phía Đông Ngày 21/2/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trước toàn dân yêu cầu các nhà lập pháp nước này công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donesk và Luhansk ở Ukraine Ông Putin đã nhắc lại lịch sử nước Nga cũng như sự hình thành lãnh thổ của Ukraine, đông thời khẳng định chủ nghĩa ủng hộ phương Tây của Ukraine là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cần phải được phi phát xít hóa và phi quân sự hóa đất nước này (Ánh Ngọc, 2022) Tổng thống Putin cùng với các nhà lãnh đạo ly khai Donesk và Luhansk, đã ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của hai vùng này cùng với các thỏa thuận hợp tác Ngày 22/02/2022, Đức tuyên bố tạm ngừng Dự án North Stream II nhằm gây sức ép cho Nga trước việc Nga công nhận sự độc lập của hai quốc gia này (Reuters, 2022) Ngày 24/02, Nga cũng đã đưa quân vào Ukraine và chính thức gọi đây là “ Chiến dịch quân sự đặc biệt”, không nhằm mục đích chiếm cứ lãnh thổ 5 mà để loại bỏ khả năng đe dọa an ninh từ Ukraine và loại trừ những đối tượng theo Nga là thuộc chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm Như vậy, bằng việc sử dụng sức mạnh quân sự, Nga đã chính thức châm ngòi cho cuộc xung đột nhằm bảo vệ lại chính vị thế của mình và tránh khỏi những điều mà Nga cho là đang bị đe dọa bởi các nước phương Tây và Mỹ Như vậy, xung đột Nga - Ukraine là một hành động mang chiến lược dài hạn của Nga nhằm khôi phục lại vị thế cường quốc của mình, đồng thời nó cũng là phát súng mạnh mẽ thách thức sự ảnh hưởng của Mỹ và các nước đồng minh 2.2 Tổng quan nghiên cứu 2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đến thị trường dầu mỏ thế giới bởi bối cảnh căng thẳng giữa hai nước ở thời điểm hiện tại Trước đó, Hamilton (2011) đã chỉ ra rằng các cú sốc cung dầu là nguyên nhân gây ra hầu hết các đợt tăng giá dầu lớn trong lịch sử, như lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập 1973-1974, cuộc cách mạng Iran năm 1979, chiến tranh Iran-Iraq 1980-1981, cuộc chiến tranh Iran-Iraq năm 1990, chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư năm 1991 và chiến tranh Iraq năm 2003 Hamilton cho rằng những cú sốc về nguồn cung dầu có tác động đáng kể và lâu dài đến nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến sản lượng, lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái Một số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ thực nghiệm giữa xung đột và giá dầu bằng nhiều phương pháp và nguồn dữ liệu khác nhau Smith (2005) sử dụng mô hình tự hồi quy vectơ (VAR) để ước tính tác động của xung đột quân sự đến giá dầu từ năm 1970 đến năm 2004 Ông nhận thấy xung đột quân sự có tác động tích cực và đáng kể đến giá dầu trong cả ngắn hạn và ngắn hạn Tương tự, Colgan (2013) sử dụng phân tích dữ liệu bảng để điều tra tác động của các cuộc nội chiến đến sản xuất dầu từ năm 1946 đến năm 2006 Ông nhận thấy rằng các cuộc nội chiến làm giảm sản lượng dầu trung bình 15% mỗi năm và hiệu ứng này còn lớn hơn đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu dầu mỏ Xung đột giữa Nga và Ukraine tương tự cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường dầu mỏ toàn cầu Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của cuộc xung đột đối với nền kinh tế trên thế giới là một sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có nguồn cung năng lượng và thương mại giữa các quốc gia, như Kalogiannidis và cộng sự (2022): Mbah và cộng sự (2022); Huang và cộng sự (2023) đã công bố Điều này khiến giá năng lượng, giá hàng hóa, giá lương thực tăng cao, dẫn đến tăng lạm phát ở nhiều quốc 6 gia trên thế giới Các kết quả của nghiên cứu định lượng khác cũng thể hiện điều đó khi ghi nhận tác động tiêu cực của sự kiện khủng bố và xung đột đến giá dầu và các chỉ số chứng khoán tại Mỹ và một số nước châu Âu , như Kollias và cộng sự (2013); Filis và Chatziantoniou (2014) Nghiên cứu của Inacio và cộng sự (2023) tại châu Âu cũng chỉ ra mối tương quan giữa giá dầu thô và gas tự nhiên đã tăng lên rất mạnh khi cuộc xung đột nổ ra Điều này cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của thị trường châu Âu vào nguồn cung dầu khí từ Nga 2.2.2 Nghiên cứu trong nước Nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành tại Việt Nam cho thấy tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine tới thị trường dầu mỏ Trong nghiên cứu tác động của xung đột Nga và Ukraine tới tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Tú cùng với ThS Hà Mạnh Hùng (2022) đã bổ sung thêm một biến đại diện cho tốc độ thay đổi giá dầu vào mô hình DSGE và mô hình hóa nó như một biến ngoại sinh ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua những thay đổi của tỷ lệ lạm phát Họ mô phỏng các cú sốc liên quan đến dầu mỏ để xem tác động của chúng lên các biến số kinh tế vĩ mô Kết quả nghiên cứu cho thấy: đối với các nước nhập khẩu dầu, giá dầu sẽ tác động đến chi phí sản xuất từ đó ảnh hưởng đến sản lượng và lạm phát; đối với các nước xuất khẩu dầu chiếm tỷ trọng cao, giá dầu sẽ còn tác động mạnh vào thu ngân sách nhà nước bên cạnh ảnh hưởng của nó đến chi phí sản xuất trong nước Hơn nữa, theo phân tích của Nguyễn Thị Nguyên và cộng sự (2022) về tác động của xung đột Nga - Ukraine đến xuất nhập khẩu ở Việt Nam và các nước châu Âu, giá mặt hàng nhiên liệu xăng dầu đặc biệt không ngừng tăng và diễn biến cực kỳ khó lường Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu vượt 100 USD/thùng, giá dầu thô Brent liên tục tăng, giao dịch quanh mức 115 USD/thùng, trong khi dầu thô Ural giảm, bán giảm giá 18 USD/thùng nhưng không có ai mua Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước châu Âu, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhiều nước trên thế giới Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bảo (2022) về tác động của việc tăng giá dầu đến kinh tế vĩ mô của VN, thông qua lý thuyết Keynes (1936) và các nguyên lý kinh tế đã chỉ ra rằng giá dầu có tương quan nghịch với hiệu quả kinh tế, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và tương quan dương với giá cả hàng hóa và tỷ lệ thất nghiệp Giá dầu tăng 7 không chỉ dẫn đến tăng CPI mà còn làm tăng chi phí sản xuất của các công ty, từ đó làm tăng giá thành phẩm cuối cùng ở công đoạn sản xuất tiếp theo Điều này sẽ đi kèm với sự sụt giảm trong sản lượng sản xuất, tăng giá nhập khẩu trong nước và giảm xuất khẩu, kết quả tất yếu là suy thoái kinh tế trên diện rộng 2.2.3 Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, ta có thể thấy rằng, đề tài ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đến thị trường dầu mỏ không còn là một đề tài mới Đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài này được thực hiện, tiếp cận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau đồng thời phương pháp nghiên cứu và các mô hình được sử dụng cũng rất đa dạng Sau quá trình đọc và nghiền ngẫm các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả nhận thấy một số khoảng trống trong các nghiên cứu như sau: Thứ nhất, các bài nghiên cứu chưa thực sự phản ánh được một cách chính xác ảnh hưởng của vấn đề này khi mà các bài nghiên cứu dường như chỉ dừng lại ở việc nêu lý thuyết, số liệu còn khá mơ hồ và lý thuyết còn mang tính hàn lâm chưa đi sâu vào thực tế Thứ hai, phạm vi nghiên cứu của các bài nghiên cứu nhỏ, chỉ tập trung vào một quốc gia, cụ thể là những quốc gia phát triển Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ giới hạn ở những tác động về kinh tế mà chưa đề cập đến những tác động về chính trị hoặc văn hóa xã hội của cuộc khủng hoảng này III Ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine đến thị trường dầu mỏ thế giới 3.1 Khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ 3.1.1 Các biện pháp cấm vận, gián đoạn vận chuyển và sản xuất dầu mỏ của Nga do cuộc xung đột Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu ngày 30/5/2022 đã nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào khối này như một phần của các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow liên quan đến cuộc xung đột Ukraine Lệnh cấm vận bao gồm cấm dầu vận chuyển bằng đường biển nhưng miễn trừ một phần vận chuyển dầu bằng đường ống, một động thái quan trọng để có được sự chấp thuận của Hungary - quốc gia không giáp biển Theo đó, Hungary vẫn tiếp tục được nhập dầu từ Nga qua đường ống Druzhba nhánh phía nam Nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga sang EU trong năm 2019 đạt giá trị 200 tỷ Euro mỗi loại, gấp đôi mức nhập khẩu dự trữ ngoại hối ở các nước G7 vào cuối năm 2021 8 (Pisani-Ferry, 2022) Lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga đẩy giá trên thị trường toàn cầu tăng cao, do đó gây ra cú sốc về nguồn cung, hậu quả của nó có thể được giảm nhẹ bằng cách tham gia giao dịch với các nhà cung cấp bổ sung Trong khi dầu và than có thể được xuất khẩu mà không cần có yêu cầu cơ sở hạ tầng quan trọng, thì việc kinh doanh khí đốt lại cần có cơ sở hạ tầng phụ thuộc, điều này càng cản trở khả năng đa dạng hóa Sự phụ thuộc của châu Âu vào hàng nhập khẩu của Nga là đáng kể, và việc đình chỉ cung cấp khí đốt sẽ khiến EU mất 40% nguồn cung cấp khí đốt Tuy nhiên, do buôn bán phụ thuộc lẫn nhau, Nga sẽ mất nhiều hơn nếu xuất khẩu bị cắt giảm EU chỉ đáp ứng 8,4% tổng nhu cầu năng lượng từ Nga và có triển vọng đa dạng hóa nguồn cung ứng lớn hơn so với thị trường xuất khẩu của Nga đa dạng hóa (WEF, 2022) Theo một số tác giả, nếu châu Âu cạn kiệt hàng nhập khẩu từ Nga thì đó là suy đoán rằng nhập khẩu của EU từ các nhà cung cấp thay thế sẽ phải tăng 70%, điều này sẽ cực kỳ tốn kém trong ngắn hạn, nhưng nền kinh tế sẽ được điều chỉnh và động thái này sẽ mang lại hiệu quả về mặt chi phí trong dài hạn (Pisani-Ferry, 2022) Một trong những lợi thế lớn nhất của việc đa dạng hóa nguồn cung ứng chiến lược là đạt được quyền tự chủ (Loftin, Lynch và Calhoun, 2011) Tuy nhiên, để giảm sự phụ thuộc hiện có vào Nga, EU phải giảm cầu nhập khẩu bằng cách giảm nhu cầu trong nước hoặc bằng cách tìm nguồn cung ứng thay thế, chẳng hạn như đóng cửa nhà máy điện hạt nhân và triển khai năng lượng tái tạo Phù hợp với lý thuyết kinh tế cổ điển, tác động kinh tế vĩ mô của lệnh cấm vận đối với việc nhập khẩu năng lượng của Nga là được xác định bởi sự liên quan của khí đốt, dầu và than đối với nhu cầu sản xuất công nghiệp và bởi độ co giãn của nguồn tài nguyên thay thế (Bachmann và cộng sự, 2022) Độ co giãn thấp bị cản trở bởi việc tái phân bổ nguồn lực vì điều này cho phép sản xuất liên tục Tuy nhiên, tác động của những chiến lược như vậy vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine xung đột do chúng có tính không chắc chắn cao Điều rõ ràng từ nghiên cứu trước đó là trong ngắn hạn, luôn có một mức độ không linh hoạt nhất định, những điều này sẽ thay đổi theo thời gian khi việc sản xuất được điều chỉnh theo phương án thay thế sự thay thế đầu vào độc lập với năng lượng của Nga (Pisani-Ferry, 2022) Để tính toán cường độ sốc và ảnh hưởng đến sản xuất thượng nguồn, mô hình Baqaee-Fakhri thường được sử dụng áp dụng Đây là mô hình đa ngành cho phép dự đoán về tác động của sự gián đoạn giữa đầu vào - đầu ra các mối liên kết, đặc biệt là sản xuất ở hạ nguồn liên quan đến năng lượng đầu vào (Baqaee và 9 Farhi, 2021) Khái niệm khung này truyền tải vai trò của chuỗi sản xuất khi cú sốc xảy ra, tức là mô hình giả định sự xuất hiện của một 'dòng thác sản xuất' và đo lường tác động của nó Hơn nữa, mô hình Baqaee-Fahri cũng đề cập đến thương mại quốc tế và triển vọng thay thế Khi sản xuất trong nước tăng giá sau lệnh cấm vận năng lượng của Nga, các kênh thay thế nên được xem xét Theo đánh giá lợi ích từ thương mại, sản xuất phi tuyến mạng lưới làm tăng đáng kể lợi ích thương mại (Bachmann và cộng sự, 2022) Ngay cả trước khi xảy ra xung đột, EU đã bị thiệt hại nghiêm trọng do cú sốc do Covid-19 gây ra khiến thương mại suy thoái và lạm phát gia tăng do giá năng lượng tăng Ngân hàng Trung ương châu Âu đối mặt với thách thức lạm phát vốn đã trở nên gay gắt hơn do xung đột Nga-Ukraine khi nó gây ra cú sốc kéo dài Nói chung, khi cú sốc giá hàng hóa xuất hiện, như trường hợp các mối đe dọa địa chính trị, ngân hàng trung ương nên giải quyết các biện pháp gián tiếp tác động thứ cấp và tránh chống lại các tác động lạm phát ngay lập tức Đúng hơn là giá tương đối cố định những thay đổi cần được đáp ứng Các biện pháp được các thành viên EU thực hiện để giảm thiểu hậu quả và giảm bớt tác động từ cú sốc cung bao gồm chuyển giao và cắt giảm thuế trên diện rộng và kiểm soát giá cả Điều sau sẽ tác động đến chỉ số giá điện và có thể sẽ tốn kém Do xung đột, các biện pháp can thiệp được thực hiện để điều chỉnh lại các động lực của định giá điện dựa trên chi phí của các nguồn năng lượng cận biên, có chức năng như một công cụ truyền sốc tới giá khí đốt, và cuối cùng dẫn đến tăng tiền thuê cho các nhà sản xuất điện Xung đột địa chính trị sẽ thúc đẩy những thay đổi trong chính sách của EU tiếp cận và dẫn đến sự can thiệp của chính phủ vào thị trường Kế toán các biện pháp hỗ trợ tài chính được thực hiện vào đầu nửa cuối năm 2021 bao gồm chi ngân sách từ 0,5% đến 1% GDP và các khoản chi mới các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng tăng giá năng lượng có thể khiến chi phí tăng lên 1% GDP (Pisani-Ferry, 2022) 3.1.2 Các nguồn cung khác: OPEC, Mỹ, Canada, Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây ra một cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ toàn cầu, ảnh hưởng đến Mỹ, OPEC và Canada Mỹ là một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến nguồn cung dầu của Mỹ trở nên rủi ro hơn Việc Nga thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ukraine đã gây ra một mức độ căng thẳng đáng kể trong khu vực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất dầu mỏ của Hoa Kỳ Ngoài ra, các biện 10 pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Nga đã làm tổn hại đến nguồn cung dầu, khiến giá dầu tăng cao và ảnh hưởng đến nền kinh tế Hoa Kỳ OPEC (Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ) là một liên minh quan trọng trong ngành dầu mỏ toàn cầu Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tạo ra một sự bất ổn lớn trong khu vực Trung Đông, nơi nhiều thành viên của OPEC đặt cơ sở sản xuất dầu mỏ Việc căng thẳng gia tăng đã làm tăng giá dầu và tạo ra một sự không chắc chắn về nguồn cung dầu Các nước thành viên OPEC đang phải đối mặt với những thách thức về việc duy trì nguồn cung ổn định và kiểm soát giá dầu trên thị trường quốc tế Canada cũng là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine đã gây ra những tác động tiêu cực đến nguồn cung dầu của Canada Việc giá dầu tăng cao đã làm cho việc khai thác dầu mỏ từ các khu vực xa xôi và khó tiếp cận trở nên kinh tế hơn Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga cũng đã ảnh hưởng đến nguồn cung dầu của Canada, khiến cho việc xuất khẩu dầu mỏ sang Mỹ bị gián đoạn Hình 2: Giá dầu Brent giai đoạn 2018- 2022 (Đơn vị: USD/thùng) Nguồn : FRED Giá dầu thô trong năm 2022 đã liên tục đi quanh ngưỡng 100 USD/thùng, với 2 lần đạt đỉnh hơn 130 USD/thùng hồi tháng 6 và tháng 9/2022, gắn với rối loạn nguồn cung do các nước phương Tây cấm vận nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, cũng như việc chuyển đổi nhà cung cấp năng lượng của châu Âu diễn ra chậm chạp 11 3.2 Ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine đến hoạt động thương mại giữa các nước xuất nhập khẩu dầu mỏ Các chính sách thuế luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu thông qua quy định và chi phí liên quan đến nguồn cung và cầu dầu trên thị trường toàn cầu Thuế đánh vào hàng hóa, chẳng hạn như dầu của Nga, sẽ ảnh hưởng đến cả cung và cầu, làm thay đổi giá hàng hóa Giá thay đổi bao nhiêu và ai là người chịu chi phí thuế, tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của cả cung và cầu đối với thuế Cầu càng co giãn thì nhà sản xuất càng chịu nhiều chi phí về thuế vì người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn Nguồn cung càng kém co giãn thì nhà sản xuất càng chịu thuế nhiều hơn vì họ có ít lựa chọn hơn Xét đến trường hợp của xung đột Nga - Ukraine: Thời gian đầu tiên Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bắt đầu được một thời gian dài trước khi Tổng thống Vladimir Putin chính thức phát động chiến dịch “Quân sự đặc biệt” nhắm vào thủ đô Kiev khi chính quyền của Volodymyr Zelensky bày tỏ những động thái mong muốn được gia nhập vào liên minh NATO, điều mà Nga cho rằng sẽ gây ra sự nguy hiểm chính trị đối với Nga Trước thời gian này, Nga cũng đã phải nhận một vài những lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ và các nước châu Âu áp đặt, tuy nhiên, Nga vẫn là nước cung cấp dầu và khí đốt chủ yếu cho các nước châu Âu với việc chiếm hơn 40% nguồn cung dầu mỏ và khí đốt tại các quốc gia này từ đường ống North Stream 1 và 2 nối liền giữa Nga và Đức 12 Hình 3: Giá dầu thô thế giới giai đoạn xảy ra xung đột Nga - Ukraine Nguồn: Phần mềm Trading View Liên minh châu Âu vẫn luôn là một trong những thị trường tiêu thụ hàng đầu của dầu từ Nga, với mức giá rẻ hơn khá nhiều so với thị trường Trước khi căng thẳng hai bên chính thức nổ ra, châu Âu chỉ có một vài chính sách thuế ngắn hạn đối với việc nhập khẩu dầu từ Nga, và với sự vươn lên của sản lượng từ nhóm OPEC, OPEC+ (Bao gồm cả Nga) và Mỹ đã khiến cho giá dầu thế giới bắt đầu giảm từ gần 100 USD/ thùng vào tháng 6/2014 xuống mốc thấp nhất chỉ đạt khoảng 18 USD/ thùng Điều này gây ra do chiến lược khai thác và cạnh tranh về giá khiến cho cung vượt trội cầu, các nước OPEC và Mỹ không có tiếng nói chung trong việc cắt giảm sản lượng khai thác dẫn đến giá dầu giảm sâu Thời điểm này xảy ra vào khoảng tháng 4 năm 2020 Sau đó thì các quốc gia này đã có những thống nhất trong việc điều chỉnh sản lượng dầu của thế giới, giá dầu bắt đầu tăng trở lại và có dấu hiệu tăng đều đi cùng với sự phát triển kinh tế 13 Xung đột xảy ra ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước xuất nhập khẩu dầu Vào đầu năm 2022, sau khi Nga chính thức tuyên chiến với Ukraine và ngay sau đó một thời gian ngắn đã hứng chịu rất nhiều lệnh trừng phạt từ châu Âu và Mỹ Chính sách thuế đánh vào dầu nhập khẩu từ Nga: Bên cạnh các chính sách hạn chế nhập khẩu và cấm vận đối với dầu từ Nga, EU cũng có nhiều chính sách thuế đánh vào dầu nhập khẩu từ Nga nhằm gây ra thiệt hại với quốc gia này Thị trường châu Âu Thị trường Thế giới Thị trường Nga Hình 4: Mô hình thương mại với nước lớn Như vậy, nước nhập khẩu và xuất khẩu có mức thiệt lợi như bảng sau: Nước xuất khẩu (Nga) Nước nhập khẩu (châu Âu) Thặng dư sản xuất (PS) a a Thặng dư tiêu dùng (CS) -(a+b+c+d) -(a+b+c+d) Thu ngân sách c c+e Phúc lợi quốc gia -(b+d) e-(b+d) Ở nước nhỏ, thuế quan luôn làm giảm phúc lợi vì tổn thất hiệu quả (b+d) Còn ở nước lớn, thuế quan không thể làm giảm phúc lợi, tùy vào lợi ích từ tỷ lệ thương mại lớn hơn hoặc nhỏ hơn tổn thất hiệu quả Do đó, nước nhỏ luôn phải chịu tổn thất ròng khi đánh thuế và nước lớn có thể tăng phúc lợi quốc gia nhờ đánh thuế trong điều kiện nhất định 14 Thực tế, khi châu Âu đánh thuế vào dầu và khí đốt từ Nga, theo lý thuyết Nga sẽ bắt buộc phải giảm nguồn cung của mình và đi kèm với đó bán với giá thấp hơn châu Âu sẽ nhập khẩu với giá cao hơn và cả 2 bên chia sẻ gánh nặng thuế này Tuy nhiên, với những lời hứa từ Mỹ giúp các nước châu Âu bù lại nguồn cung dầu thiếu hụt với mức giá ngang bằng với mức giá khi mua từ Nga khiến các quốc gia châu Âu có những biện pháp mạnh tay hơn trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga và thực hiện cắt giảm lệ thuộc khí đốt vào quốc gia này Điều này đã gây ra sự tăng giá mạnh của dầu và khí đốt ở liên minh châu Âu, gây nên leo thang trong giá năng lượng ở các quốc gia EU và đẩy mức lạm phát lên cao Bên cạnh đó, việc đánh thuế mạnh vào các sản phẩm dầu và khí đốt từ Nga trong khi chưa nhận được sự đồng thuận chắc chắn trong việc nhập khẩu giá dầu ưu tiên theo lời hứa của Hoa Kỳ khiến cho nguồn cung dầu của châu Âu gặp một cú sốc lớn Thiếu hụt về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng chính khiến các ngành công nghiệp của châu Âu bị đình trệ Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng mạnh do những lệnh trừng phạt đến từ những nước thân Mỹ và phương Tây lên Nga Bài toán về việc xuất khẩu của Nga trở nên khó khăn hơn Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận tiêu thụ hơn 80% sản lượng dầu do Nga sản xuất ra, đẩy giá dầu thế giới giảm lại về mức 65 USD/ thùng cho đến tận tháng 3 năm 2023 (IEA) Bất chấp giá dầu thế giới giảm, giá dầu của các nước châu Âu vẫn rất cao do thiếu hụt trầm trọng nguồn cung từ các chính sách thuế cao và cấm vận Đồng minh của châu Âu là Mỹ chậm trễ trong việc bù đắp lại sự thiếu hụt này Khối OPEC, OPEC + và Mỹ đạt được thỏa thuận chung Một loạt các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia đối tác, thường được gọi là OPEC+, ra tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng để phòng ngừa những bất ổn trên thị trường thế giới Việc thống nhất cắt giảm sản lượng này khiến cho giá dầu thế giới bước vào đà tăng và tiếp tục tăng đến thời điểm hiện tại 15 3.3 Thay đổi cấu trúc thị trường dầu mỏ Các xu hướng và chiến lược của các nhà sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ trước và sau cuộc xung đột Nga - Ukraine Trước cuộc xung đột, Nga là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 14% sản lượng toàn cầu, theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA Nga cũng là nhà cung cấp dầu mỏ chính cho nhiều nước châu Âu, như Đức, Pháp, Ý và Ba Lan Các nhà tiêu thụ dầu mỏ ở châu Âu phụ thuộc vào Nga để đảm bảo an ninh năng lượng và duy trì sự ổn định kinh tế Sau cuộc xung đột, tình hình đã thay đổi đáng kể Nga đã bị áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế từ phương Tây, bao gồm cả việc hạn chế xuất khẩu dầu mỏ Điều này đã làm giảm doanh thu của Nga và làm suy yếu khả năng của nước này trong việc duy trì sản lượng dầu mỏ Bên cạnh đó, Nga cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu mỏ khác, như Mỹ, Ả Rập Xê Út và Iran Các nhà sản xuất dầu mỏ OPEC+ có thể sẽ duy trì hoặc tăng sản lượng dầu mỏ để bù đắp cho thiếu hụt nguồn cung từ Nga và duy trì ảnh hưởng của mình trên thị trường Các nước thành viên của OPEC+ có thể sẽ tận dụng giá dầu cao để tăng thu nhập và cải thiện tình hình tài chính của họ Tuy nhiên, các nước này cũng phải đối mặt với áp lực từ các yếu tố khác, như sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu phi OPEC, các cam kết về khí hậu và các rủi ro chính trị trong khu vực Các nhà sản xuất dầu mỏ phi OPEC, như Mỹ, Canada hay Brazil, có thể sẽ tăng hoạt động khai thác để gia tăng thị phần và thu nhập từ dầu mỏ Các nước này có thể sẽ hưởng lợi từ việc giảm phụ thuộc vào Nga về năng lượng và từ việc tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược, như châu Âu hay Nhật Bản Tuy nhiên, các nước này cũng phải đối mặt với những thách thức về chi phí sản xuất, công nghệ, môi trường và quy định Các nhà tiêu thụ dầu mỏ ở châu Âu cũng đã thay đổi chiến lược của họ sau cuộc xung đột Họ đã tìm kiếm các nguồn cung ứng dầu mỏ đa dạng hơn, bao gồm cả từ các nước khác trong khu vực, như Na Uy, Azerbaizan và Kazakhstan Họ cũng đã tăng cường nỗ lực trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, như điện gió, điện mặt trời và sinh khối, để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Hơn nữa, họ đã áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả năng lượng để giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ Như vậy, có thể thấy rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine đã có ảnh hưởng lớn đến các xu hướng và chiến lược của các nhà sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ Các bên liên quan đã 16 phải điều chỉnh hoặc thay đổi hướng đi của họ để thích ứng với tình hình mới Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu mỏ, mà còn đến an ninh năng lượng, kinh tế và chính trị của khu vực và toàn cầu IV Kết luận và đề xuất giải pháp Từ những phân tích và đánh giá trên, bài nghiên cứu đã chỉ ra được rằng xung đột Nga và Ukraine xảy ra đã gây ra một loạt các tác động đến tình tình hình kinh tế trên toàn cầu Mọi thay đổi trong các chính sách cũng như các hành động của Nga đã gây ra những những ảnh hưởng rõ rệt đến thị trường dầu mỏ thế giới bởi Nga vốn là một trong số những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất ở thời điểm này Các lệnh cấm vận, gián đoạn vận chuyển và sản xuất đối với dầu mỏ của Nga đã gây ra một cuộc khủng hoảng nguồn cung toàn cầu, các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ từ Nga đã bị cắt giảm nguồn cung một cách nặng nề, gây áp lực lên thị trường dầu mỏ Các biện pháp trừng phạt này đã đẩy mức giá dầu trên thế giới tăng lên đáng kể do thiếu hụt nguồn cung từ Nga Đây là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ lạm phát ở một số quốc gia tăng cao Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dưới tác động của cuộc chiến và sự biến động trong thị trường dầu mỏ, các bên sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ buộc phải định hình lại xu hướng và chiến lược phát triển Họ phải thay đổi hoặc điều chỉnh hướng đi để đối diện với tình hình này Tuy nhiên điều này cũng dấy lên các rủi ro về an ninh năng lượng, kinh tế, địa chính trị trên toàn cầu Trước các tác động tiêu cực của xung đột Nga - Ukraine, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình này tại Việt Nam: Thứ nhất, Việt Nam cần ký kết các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng mua bán, nhập khẩu dầu mỏ từ các nước sản xuất; xuất khẩu dầu mỏ lớn và chất lượng tốt như Ả Rập Xê Út, Kuwait, Qatar, Iran, …để đảm bảo được nguồn cung dầu mỏ ổn định Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên xem xét gia nhập các tổ chức hợp tác năng lượng toàn cầu như OPEC, IEA để có thể nhận được sự hỗ trợ và các đặc quyền từ thị trường dầu mỏ Cùng với đó, nước ta nên tập trung và chú trọng vào các Doanh nghiệp trong nước bằng các biện pháp hỗ trợ như các loại thuế, trợ cấp, tín dụng, để các doanh nghiệp này tăng cường đầu tư vào các dự án khai thác, sản xuất dầu mỏ trong và ngoài nước để tăng nguồn cung dầu thô cho thị trường nội địa Thứ hai, để hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn cung dầu mỏ trong thị trường còn nhiều chưa ổn định như hiện nay, Việt Nam cần tập trung vào việc khai thác và sử 17 dụng các nguồn nguyên vật liệu có thể tái tạo được cũng như đóng góp vào việc giảm tác động xấu đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần ban hành các quy định pháp luật, bổ sung các loại thuế có lợi cho Doanh nghiệp, cá nhân tạo điều kiện cho Doanh nghiệp, cá nhân tích cực sản xuất cũng như sử dụng các loại tài nguyên này Thứ ba, nước ta cần củng cố và hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu trên toàn quốc bao gồm cơ sở hạ tầng về đường xá, giao thông, vận chuyển, hệ thống kho chứa, bồn chứa để bảo đảm nguồn xăng dầu luôn được phân phối và bảo quản một cách tốt nhất đến nơi tiêu thụ, đáp ứng được cầu về sử dụng xăng dầu nội địa.Trước những biến động bất thường của thị trường dầu mỏ thế giới, nhà nước cũng cần tăng cường các hoạt động dự trữ, bảo quản xăng dầu cũng như dầu thô để đối phó với các biến động này Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh, tuyên truyền đến nhà sản xuất, người tiêu dùng tích cực sử dụng các nhiên liệu sinh học như ethanol, biodiesel, để hạn chế lệ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch Thứ tư, Việt Na cần chú ý quan sát đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và các sự thay đổi của thị trường dầu mỏ toàn cầu để có thể thực hiện nhiệm vụ phân tích, xem xét tình hình, dự báo các kết quả có thể xảy ra Từ đó, nhà nước sẽ ban hành được các chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực lên thị trường dầu mỏ Việt Nam Nước ta cũng cần phối hợp với các quốc gia khác trên thế giới để hạn chế các cuộc xung đột, chiến tranh, duy trì nền hòa bình cho toàn nhân loại để người dân có thể sống trong một xã hội hòa bình, văn minh 18 Tài liệu tham khảo Alper, A and Freifeld, K (2022) Focus: Russia could hit U.S chip industry, White House warns [online] Reuters Available at: https://www.reuters.com/technology/white- house-tells-chip-industry-brace-russian-supply-disruptions-2022-02-11 Alcott, Blake, 2008, “The sufficiency strategy: Would rich-world frugality lower environmental impact”, Ecological Economics, 64, (4), 770-786 Bachmann, Rüdiger, et al “What If? The Economic Effects for Germany of a Stop of Energy Imports from Russia.” Www.econstor.eu, 2022, www.econstor.eu/handle/10419/268581 Baqaee David, and Emmanuel Farhi “Networks, Barriers, and Trade.” National Bureau of Economic Research, 1 July 2019, www.nber.org/papers/w26108 Colgan J.D., 2013, “Petro-Aggression: When Oil Causes War”, Cambridge University Press Filis, G and Chatziantoniou, I., 2014, “Financial and monetary policy responses to oil price shocks: evidence from oil-importing and oil-exporting countries”, Review of Quantitative Finance and Accounting, 42, pp.709-729 Grama, Y, 2012, “The analysis of Russian oil and gas reserves”, International Journal of Energy Economics and Policy , 2(2), 82–91 Heussaff, C., Guetta-Jeanrenaud, L., McWilliams, B., Zachmann, G., & Pisani-Ferry, J, 2023, September 18, “Russian crude oil tracker Bruegel.” https://www.bruegel.org/dataset/russian-crude-oil-tracker Hamilton, J.D., 2009 Understanding crude oil prices The energy journal, 30(2) Hamilton, J.D., 2011 “Historical oil shocks” Horsnell, P and Mabro, R., 1993 Oil markets and prices: the Brent market and the formation of world oil prices Huang, M., Shao, W and Wang, J., 2023 “Correlations between the crude oil market and capital markets under the Russia–Ukraine conflict: A perspective of crude oil importing and exporting countries”, Resources Policy, 80, p.103233 IEA, 2022, Russian supplies to global energy markets, IEA, Paris License: CC BY 4.0, https://www.iea.org/reports/russian-supplies-to-global-energy-markets 19