WordPress đã trải qua 20 năm hình thành và phát triển Phiên bản đầu tiên của WordPress chỉ có các tính năng cơ bản của một nền tảng blog thông thường, nhưng đã nhanh chóng được phát tri
GIỚI THIỆU VỀ WORDPRESS
WordPress là một hệ thống quản trị nội dung (CMS), mã nguồn mở miễn phí được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL hoặc MariaDB WordPress nguyên bản được phát triển là một công cụ để tạo blog, về sau được cài đặt thêm một số tính năng để hỗ trợ phát triển website
Là một trong những nền tảng CMS phổ biến trên thế giới, với WordPress bạn có thể dễ dàng tạo các website phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, có thể là:
− Blog cá nhân: WordPress là một nền tảng tạo blog tuyệt vời với nhiều tính năng giúp bạn tạo và quản lý blog của mình
− Website thương mại điện tử: WordPress có thể được sử dụng để tạo các trang web thương mại điện tử để bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ trực tuyến
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
WordPress được phát hành lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 5 năm 2003, bởi hai nhà phát triển Mullenweg và Mike Little Ban đầu, Mullenweg là người dùng của nền tảng blog mã nguồn mở có tên là b2/cafelog, do Michel Valdrighi phát triển Khi Valdrighi ngừng phát triển b2/cafelog, Mullenweg quyết định tạo ra một nhánh riêng của b2/cafelog và gọi nó là WordPress Từ đây, WordPress được xem là sự kế thừa chính thức từ b2/cafelog
Hình 1.2 WordPress đã trải qua 20 năm hình thành và phát triển
Phiên bản đầu tiên của WordPress chỉ có các tính năng cơ bản của một nền tảng blog thông thường, nhưng đã nhanh chóng được phát triển thêm các tính năng mới
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2004, phiên bản 2.0 được phát hành Phiên bản này đã tích hợp thêm chức năng hỗ trợ cho plugins và themes, cho phép người dùng thêm các tính năng mới và tùy chỉnh giao diện website của họ
Vào ngày 27 tháng 12 năm 2007, phiên bản 3.0 được phát hành, bao gồm nhiều tính năng mới và cải tiến về mặt giao diện Một trong số những tính năng nổi bật được thêm vào là hỗ trợ thương mại điện tử, cho phép người dùng tạo ra các trang web bán hàng trực tuyến
Vào ngày 30 tháng 12 năm 2014, ra mắt phiên bản 4.0 Phiên bản này WordPress được cải tiến hơn về mặt giao diện và hiệu suất, đồng thời tích hợp thêm một số tính năng mới, tiêu biểu là tính năng hỗ trợ Guntenberg – một trình soạn thảo nội dung trực quan mới
6 Vào ngày 6 tháng 12 năm 2022, phát hành phiên bản 5.0 Tại phiên bản 5.0, giao diện người dùng được chia thành các khu vực riêng, được thiết kế để người dùng dễ dàng tìm thấy các tính năng họ cần Đồng thời, một số cải tiến về mã nguồn cũng được triển khai để tăng hiệu suất hệ thống
Gần đây nhất, vào ngày 2 tháng 8 năm 2023, phiên bản 6.0 đã được phát hành Phiên bản này đã cải tiến cách viết của Gutenberg và một số chỉnh sửa để tăng hiệu suất
Ngoài ra, các phiên bản phụ của WordPress được phát hành thường xuyên khoảng 1-2 lần mỗi tháng và thường bao gồm một số cải tiến nhỏ, các bản vá và một số plugins, themes mới
Với sự linh hoạt, dễ sử dụng và được cập nhật thường xuyên, đến nay, đã có hơn
75 triệu trang web sử dụng nền tảng WordPress, trong đó có các website nổi tiếng thế giới như: Coca Cola, CNN, BBC America, Sony Music, MTV News
1.3 Tại sao nên sử dụng WordPress?
Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng CMS để tạo website hoặc blog, bạn có thể đã nghe nói về WordPress WordPress là một nền tảng mã nguồn mở miễn phí phổ biến, được sử dụng bởi hơn 40% tất cả các website hiện nay Nhưng tại sao WordPress lại phổ biến như vậy? Sau đây sẽ là một số lý do tại sao nên sử dụng WordPress:
− Miễn phí: WordPress là một nền tảng mã nguồn mở và miễn phí (chi phí thấp), phù hợp với phần đông người sử dụng là cá nhân, doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ
− Dễ sử dụng: WordPress có giao diện người dùng trực quan và dễ hiểu Ngay cả những người dùng không có kinh nghiệm về thiết kế web cũng có thể tạo ra các trang web hay blog đẹp mắt
− Linh hoạt: WordPress có thể được sử dụng để tạo các trang web và blog cho nhiều mục đích khác nhau WordPress cung cấp hàng loạt các tính năng, plugins và themes để người sử dụng có thể tùy chỉnh trang web theo ý muốn một cách linh hoạt
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT
Để thuận tiện cho việc phát triển và kiểm thử trang web của mình, người dùng có thể cài đặt WordPress trên localhost Điều này cũng giúp cho trang web được bảo mật tốt hơn trước khi triển khai sản phẩm lên môi trường thực tế Ngoài ra, việc sử dụng localhost sẽ giúp bạn làm việc trên máy tính cá nhân mà không cần kết nối internet, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình phát triển Sau đây, nhóm sẽ giới thiệu cách cài đặt WordPress trên localhost, với các bước như sau:
2.1 Cài đặt XAMPP Để sử dụng WordPress trên localhost, trước hết ta cần một môi trường chạy web như một máy chủ trên máy tính cá nhân của bạn, cho phép phát triển và kiểm tra, sửa lỗi các trang web trước khi đưa lên máy chủ trực tuyến Có nhiều phần mềm web server hỗ trợ cho WordPress như XAMPP, WampServer, MAMO hoặc Laragon Qua thời gian tìm hiểu, nhóm sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt XAMPP Đây là phần mềm có sẵn Apache, MySQL và PHP đã được kiểm tra và tối ưu hóa để hoạt động tốt với các yêu cầu hệ thống của WordPress XAMPP sẽ giúp chúng ta tạo tên miền ảo trên localhost một cách dễ dàng mà không cần kinh phí để mua tên miền và hosting Cài đặt XAMPP theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào đường dẫn: https://www.apachefriends.org/download.html và tải xuống phiên bản phù hợp với máy tính Tại đây, nhóm sẽ hướng dẫn cài đặt phiên bản XAMPP 8.2.4 cho hệ điều hành Windows
Hình 2.1 Lựa chọn phiên bản phù hợp với máy để tải xuống
Bước 2: Mở file cài đặt với lựa chọn: “Run as administator”, cửa sổ cài đặt sẽ xuất hiện, sau đó bấm “Next” để tiếp tục
Hình 2.2 Cửa sổ hiển thị sau khi mở file cài đặt
Bước 3: Lựa chọn các component muốn cài đặt và bấm “Next” để tiếp tục
Hình 2.3 Cửa sổ hiển thị sau khi bấm vào lựa chọn "Next"
Bước 4: Lựa chọn thư mục cài đặt ứng dụng, sau đó bấm “Next” để tiếp tục Tại đây, nhóm sẽ cài đặt ở: “D:\Programs\xampp”
Hình 2.4 Lựa chọn thư mục cài đặt ứng dụng
Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ hiển thị của “XAMPP Control Panel”, sau đó bấm
Hình 2.5 Lựa chọn ngôn ngữ của "XAMPP Control Panel"
Bước 6: Bấm “Next” và chờ một thời gian để quá trình cài đặt hoàn tất
Hình 2.6 Bấm "Next" để bắt đầu quá trình cài đặt
Bước 7: Khi quá trình cài đặt diễn ra thành công, cửa sổ (như hình dưới) sẽ xuất hiện Bấm “Finish” để hoàn tất cài đặt
Hình 2.7 Bấm "Finish" để hoàn tất cài đặt
Bước 1: Truy cập vào đường dẫn: https://wordpress.org Sau đó, bấm “Get WordPress” để tới trang tải xuống
Hình 2.8 Trang chủ của WordPress
Bước 2: Bấm “Download WordPress 6.3.1” để tải xuống bản WordPress 6.3.1
Hình 2.9 Tải xuống WordPress
Bước 3: Giải nén file WordPress đã tải vào thư mục “xampp\htdocs”
Hình 2.10 Giải nén WordPress
Bước 4: Truy cập vào thư mục “wordpress” để kiểm tra xem đã giải nén thành công hay chưa Nếu đã giải nén thành công, WordPress đã được cài đặt thành công
Hình 2.11 Thư mục "wordpress"
Bước 1: Mở “XAMPP Control Panel” với lựa chọn “Run as administrator”
Hình 2.12 Mở "XAMPP Control Panel" với lựa chọn "Run as administrator"
Bước 2: Sau khi cửa sổ “XAMPP Control Panel” xuất hiện, khởi động 2 dịch vụ là “Apache” và “MySQL” bằng cách bấm “Start”
Hình 2.13 Khởi động 2 dịch vụ "Apache" và "MySQL"
Bước 3: Mở trình duyệt và truy cập vào đường dẫn: http://localhost/wordpress hoặc http://127.0.0.1/wordpress hệ thống sẽ tự động mở file cấu hình của WordPress Sau đó, lựa chọn ngôn ngữ hiển thị cho WordPress Tại đây, nhóm chọn “English (United States)”
Hình 2.14 Lựa chọn ngôn ngữ hiển thị cho WordPress
Bước 4: Mở tab mới và truy cập vào đường dẫn: http://localhost/phpmyadmin hoặc http://127.0.0.1/phpmyadmin để mở phpMyAdmin Bấm vào “New” và đặt tên là
“wordpress” Sau đó, bấm “Create” để để tạo một cơ sở dữ liệu cho WordPress
Hình 2.15 Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress
Bước 5: Quay trở lại với tab cấu hình WordPress Bấm “Let’s go!” để tiếp tục
Hình 2.16 Bấm "Let's Go!" để tiếp tục
Bước 6: Cấu hình cơ sở dữ liệu cho WordPress Điền đầy đủ thông tin vào các trường nhập liệu
Hình 2.17 Điền các thông tin về cơ sở dữ liệu
Bước 7: Điền thêm một số thông tin cần thiết, trước khi thực sự truy cập vào
WordPress Hệ thống sẽ tự đề xuất một mật khẩu mạnh ngẫu nhiên cho tài khoản của bạn, bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu theo ý muốn, lưu ý nên lưu lại mật khẩu Sau đó, bấm “Install WordPress” để hoàn tất cấu hình cho WordPress
Hình 2.18 Điền thêm một số thông tin cần thiết
Bước 8: Giao diện sẽ hiển thị thông báo cấu hình WordPress thành công Bấm
“Log In” để đăng nhập
Hình 2.19 Thông báo cấu hình WordPress thành công
Bước 9: Điền tài khoản và mật khẩu để đăng nhập
Hình 2.20 Giao diện đăng nhập
Bước 10: Sau khi đăng nhập thành công, tức là đã hoàn thành các bước để cấu hình Bạn có thể bắt đầu tạo website cho riêng mình với sức mạnh của WordPress
Hình 2.21 Giao diện của WordPress
MỘT SỐ TÍNH NĂNG CƠ BẢN
Dashboard
“Dashboard” (hay bảng điều khiển) đóng vai trò là trung tâm tin tức, cung cấp thông tin về các hoạt động gần đây diễn ra trên website của người dùng và cả trên cộng đồng WordPress, cũng như cập nhật các thông tin
Hình 3.4 Giao diện bảng điều khiển
22 Đồng thời, bảng điều khiển cũng cung cấp thêm một số chức năng, bao gồm:
− “Site Health Status” cung cấp thông tin tổng quan về trạng thái hiện tại và kiến nghị cải thiện cho trang web người dùng
− “At A Glance” hiển thị bản tóm tắt nội dung trên trang web của người dùng, xác định phiên bản và chủ đề mà người dùng sử dụng
− “Activity” hiển thị các bài đăng được lên lịch sắp tới, các bài được xuất bản gần đây, các bình luận gần nhất về bài đăng và cho phép quản trị viên kiểm duyệt chúng
− “Quick Draft” cho phép tạo bài đăng mới nhanh chóng và lưu dưới dạng bản nháp Đồng thời cũng hiển thị 5 bài đăng nháp gần đây nhất
− “WordPress Events and News” tại đây hiển thị các sự kiện và tin tức mới từ dự án WordPress chính thức.
Posts
“Posts” (hay bài viết) là thành phần chính (nội dung) của blog hoặc trang web Bài viết có thể là luận văn, sáng tác, thảo luận… Giao diện bài viết gồm nhiều chức năng khác nhau, gồm: “All Posts” – tất cả bài viết, “Add New” – thêm bài viết mới,
“Categories” – các danh mục, và “Tags” – các thẻ
Thông qua giao diện tất cả bài viết, người dùng có thể đăng, chỉnh sửa, xóa, hoặc xem các bài viết trên trang web
Hình 3.5 Giao diện tất cả bài viết
23 Giao diện thêm bài viết mới là nơi mà người dùng thêm các bài viết mới cho trang web Mọi tệp phương tiện (đoạn phim, hình ảnh, bản ghi âm…) đều có thể được tải lên và chèn vào bài đăng
Hình 3.6 Giao diện thêm bài viết mới
Mỗi bài đăng trong WordPress được xếp vào một hoặc nhiều danh mục Các danh mục cho phép phân loại bài viết thành các nhóm và nhóm phụ để hỗ trợ người xem điều hướng và sử dụng trang web
Hình 3.7 Giao diện thêm danh mục mới
24 Thẻ là những khóa mà người dùng gắn cho mỗi bài viết Thẻ không có thứ bậc, phân cấp giống như danh mục, nhưng cũng đóng vai trò hỗ trợ người xem truy cập các thông tin trên trang web
Hình 3.8 Giao diện thêm thẻ mới
Media
“Media” (hay phương tiện) là các hình ảnh, đoạn phim, bản ghi âm… được tải lên và sử dụng trong website Các phương tiện thường được tải lên khi tạo mới một bài viết hoặc một trang Gồm hai chức năng chính là “Library” – thư viện và “Add New” – thêm phương tiện mới
Thư viện hiển thị các phương tiện đã được tải lên trước đó, cho phép tìm kiếm, lọc, hoặc xóa một cách dễ dàng
Hình 3.9 Giao diện thư viện
25 Giao diện thêm phương tiện mới cung cấp chức năng thêm phương tiện mới để sử dụng cùng các bài đăng, trang sau này
Hình 3.10 Giao diện thêm phương tiện mới
Pages
“Pages” (hay trang) là một chức năng để thêm nội dung vào trang web WordPress, thường được sử dụng để trình bày các nội dung tĩnh về trang web Gồm hai chức năng chính là “All Pages” – tất cả các trang và “Add New” – thêm trang mới
Giao diện tất cả các trang cung cấp các công cụ cần thiết để chỉnh sửa, xóa, hoặc xem các trang hiện có Tại đây, nhiều trang có thể được lựa chọn để xóa, hoặc chỉnh sửa
Hình 3.11 Giao diện tất cả các trang
26 Giao diện thêm trang mới cho phép người dùng tạo một trang mới với nội dung và phương tiện đi kèm
Hình 3.12 Giao diện thêm trang mới
Comments
“Comments” (hay bình luận) là một tính năng cho phép người đọc phản hồi một bài viết Trong giao diện bình luận, người dùng có thể chỉnh sửa, xóa, hoặc đánh dấu các bình luận Ngoài ra, thanh tìm kiếm cho phép người dùng tìm kiếm những bình luận cụ thể
Hình 3.13 Giao diện bình luận
Appearance
WordPress cho phép dễ dàng tùy chỉnh, tạo kiểu cho website bằng cách cài đặt và kích hoạt cách chủ đề - hay “themes”
Chủ đề là thiết kế tổng thể của trang web, bao gồm: màu sắc, đồ họa, và văn bản Chủ sở hữu trang web WordPress có thể lựa chọn và tùy chỉnh chủ đề phù hợp với nhu cầu sử dụng
Hình 3.14 Giao diện chủ đề
Plugins
“Plugins” cho phép trang web WordPress có thêm các tính năng mới khác với các tính năng mặc định “Plugins” cho phép người dùng hoạt động hiệu quả hơn trên WordPress Gồm: “Installed Plugins” – quản lý các plugin đã được cài đặt và “Add New” – thêm plugin mới
Giao diện quản lý các plugin cho phép người dùng xem các plugin đã tải xuống và chọn plugin nào được kích hoạt trên trang web của mình
Hình 3.15 Giao diện quản lý các plugin
Users
Mỗi trang web hoặc blog WordPress thường có nhiều hơn hai người dùng: quản trị viên – tài khoản ban đầu được cài đặt bởi WordPress, và những người dùng khác Thông qua giao diện quản lý người dùng, quản trị viên có thể thiết lập tất cả các tài khoản của người dùng khác, bao gồm: xem, thêm, xóa, sửa
Hình 3.16 Giao diện quản lý người dùng
Tools
“Tools” (hay công cụ) cung cấp khả năng tăng tốc WordPress cho máy cục bộ của người dùng, nhập nội dung từ các nguồn khác, xuất nội dung, hoặc nâng cấp phiên bản WordPress hiện tại lên bản phát hành mới
Hình 3.17 Giao diện nhập nội dung
Settings
“Settings” (hay cài đặt) là chức năng cho phép người dùng thay đổi cài đặt, cấu hình trên website của họ Bao gồm: cài đặt chung, viết, đọc, thảo luận, phương tiện, liên kết cố định, quyền riêng tư
Hình 3.18 Giao diện cài đặt