1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tài liệu hướng dẫn môn thương mại điện tử tổng quan về seo

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan về SEO
Tác giả Đặng Việt Hoàng, Lê Hữu Huy, Phùng Khánh Hoàng, Trần Quốc Bảo, Mai Ngọc Kiến Hào, Nguyễn Duy Đông
Người hướng dẫn Th.s Văn Đức Sơn Hà
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thương mại điện tử
Thể loại Tài liệu hướng dẫn môn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. Khái niệm về SEO (5)
    • 1.1 Định nghĩa chung (5)
    • 1.1 SEO Onpage (0)
    • 1.1 SEO Offpage (0)
  • Chương 2. Ưu và nhược điểm của SEO (8)
    • 2.1 Ưu điểm (8)
    • 2.2 Nhược điểm (8)
  • Chương 3. Mục đích của SEO (9)
  • Chương 4. Các trường phái SEO (10)
    • 4.1. SEO mũ trắng (10)
    • 4.2. SEO mũ đen (11)
    • 4.3. SEO mũ xám (11)
    • 4.4. Một số trường phái khác (12)
  • Chương 5. Một số thuật toán của Google (13)
    • 5.1. Thuật toán Google Panda (14)
    • 5.2. Thuật toán Google Penguin (15)
    • 5.3. Thuật toán Google HummingBird (16)
    • 5.4. Thuật toán Pigeon (16)
    • 5.5. Thuật toán Google Mobile Friendly (17)
    • 5.6. Thuật toán Google Pirate (17)
    • 5.7. Thuật toán Google Fred (18)
  • Chương 6. Vai trò và kĩ năng của 1 SEOer (0)
    • 6.1. Vai trò (19)
    • 6.2. Kỹ năng cần thiết của 1 người làm SEO (22)
  • Chương 7. Cách để tối ưu hóa từ khóa lên top tìm kiếm (23)
    • 7.1. Tối ưu hóa tổng thể website (0)
    • 7.2. Phân tích, chọn lọc từ khóa (24)
    • 7.3. Tạo nội dung/content cho các từ khóa (27)
    • 7.4. Tối ưu Onpage cho trang đích (28)
    • 7.5. Xây dựng 1 mạng lưới Backlink (30)
  • Chương 8. Một số công cụ hỗ trợ SEO (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

SEO Onpage: SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa các thành phần nội dung của trang web giúp website xếp hạng cao hơn trên các kết quả tìm kiếm và nhận được nhiều lưu lượng truy cập từ công

Khái niệm về SEO

Định nghĩa chung

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một tập hợp các phương pháp nhằm cải thiện thứ hạng và tăng khả năng hiển thị trang web trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm

Các phương pháp đấy gồm việc tối ưu website (Tác động mã nguồn HTML và nội dung của website) và xây dựng liên kết đến các nơi khác

1.2 SEO Onpage: SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa các thành phần nội dung của trang web giúp website xếp hạng cao hơn trên các kết quả tìm kiếm và nhận được nhiều lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm

 Đặc điểm của SEO onpage:

URL: Thân thiện, tối ưu

Nội dung: Chọn nội dung tốt, đúng trọng tâm mục tiêu

Tối ưu hóa từ khóa: Từ khóa dùng đúng lúc, đặt đúng nơi

Tối ưu hóa hình ảnh: Tối hoá phù hợp với những công cụ tìm kiếm

Khả năng đọc và UX: Văn bản dễ đọc, thân thiện với người truy cập

Tỷ lệ click: tối ưu trên thẻ meta title và meta description

SEO Offpage chính là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website

 Đặc điểm của SEO offpage:

Xây dựng liên kết từ các website khác

Quảng bá từ link trên các trang mạng Facebook,Youtube…

Tạo các trang mạng xã hội cho doanh nghiệp

Quảng bá trang web bằng link ở các blog, forum, bài báo

(1 số đặc điểm của SEO offpage )

Ưu và nhược điểm của SEO

Ưu điểm

- Chi phí thấp hơn so với các công cụ quảng cáo khác

-SEO giúp thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty Vì vậy mang lại doanh thu

-Mang đến uy tín cho doanh nghiệp bằng cách giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đối tượng khách hàng, thậm chí đa dạng hóa sản phẩm một cách dễ dàng

-SEO nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp

-Doanh nghiệp dễ dàng được biết đến.

Nhược điểm

- SEO cần 1 thời gian rất dài để có kết quả và đạt được ROI (Return On Investment-tỉ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) kỳ vọng

- Nhiều công ty ủng hộ việc đầu tư vào quảng cáo nhiều hơn so với SEO vì những rủi ro dễ dàng mắc phải khi rót vốn đầu tư vào

- Thứ hạng có thể thay đổi liên tục nên phải luôn có cách ứng phó

Mục đích của SEO

- Mục đích của SEO là giúp website đạt được các thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm, tiêu biểu là Google bằng một số loại hình SEO như:

+ SEO Từ khóa (hay SEO website )

- Khi SEO hiệu quả, thứ hạng web ở vị trí top, thì cơ hội website xuất hiện trước các khách hàng tiềm năng cao hơn, thu hút nhiều lượt truy cập, nâng cao tỉ lệ chuyển đổi người xem thành khách hàng

-> Giúp quảng bá thương hiệu, nâng cao doanh số

(tỉ lệ giữa tìm kiếm truyền thống và khi chạy quảng cáo)

Các trường phái SEO

SEO mũ trắng

+ Là trường phái đề cao value, tập trung tối ưu nội dung và trải nghiệm của người dùng + Traffic và trust có thể được đẩy lên bằng quảng cáo, sự lan tỏa của người dùng

11 + Ưu điểm: là trường phái vô cùng an toàn , không phải lo lắng khi Google thay đổi thuật toán Khi đã lên top thì thường giữ top rất bền

+ Nhược điểm: khó để nhận định nội dung nào cần tập trung để đầu tư ; cần nhiều thời gian và công sức để leo top.

SEO mũ đen

+ Trường phái này hoạt động theo cách đánh lừa Google rằng website có giá trị trong khi không phải như vậy

+ Trường phái xây Trust và Traffic bằng cách mua backlink, dùng phần mềm bắn backlink, tạo traffic ảo, giả lập hành vi user, tạo tín hiệu social ảo… để Google cho rằng đây là 1 website uy tín cung cấp nội dung giá trị

+ Ưu điểm : lên top nhanh, ít tốn kém, ít cần phải suy nghĩ nội dung, không cần nhiều value

+ Nhược điểm : lên top không bền, luôn phải lo lắng khi Google cập nhật thuật toán, có khả năng vào “blacklist” của Google.

SEO mũ xám

+ Là sự kết hợp giữa black và white hat

+ Hoạt động bằng cách xây dựng value cao, sau đó đẩy nhanh quá trình bằng vài chiêu trò blackhat

12 + Đây là trường phái mà hầu hết các SEOer sẽ dùng vì có cả các ưu điểm của white hat và black hat Nhưng chỉ khi nào hiểu rõ về cả white hat và black hat mới nên sử dụng.

Một số trường phái khác

- Ngoài ra còn các trường phái ít phổ biến hơn như:

+ SEO by PR: dùng hoạt động PR để đẩy mạnh Trust và Traffic

+ SEO sáng tạo : dùng những nội dung chất lượng, mới mẻ, hấp dẫn, có tính viral nhằm thu hút hoạt động báo chí, thúc đẩy sự tò mò của người dùng

- SEO không giống như các hình thức marketing online khác như Google ads hay Facebook ads Nó không mang lại kết quả nhanh chóng mà đòi hỏi phải có kế hoạch đầu tư bài bản thì mới có kết quả xứng đáng

- Để có được lợi ích lâu dài, bền vững thì chúng ta nên học và làm theo trường phái SEO mũ trắng một cách bài bản và kiên trì

- Trường phái SEO mũ đen đặc biệt không nên dùng vì nó vừa mang nhiều rủi ro, vừa khiến ta lờ đi việc đầu tư vào chất lượng nội dung dẫn đến không có khách hàng

Một số thuật toán của Google

Thuật toán Google Panda

- Được đánh giá là một trong những thuật toán chính của Google để xếp hạng trang web dựa trên nội dung

- Thuật toán này đánh giá trang web dựa trên một số yếu tố :

+ Thời gian truy cập nội dung của người dùng

+ Tỉ lệ người dùng quay lại website

+ Tỉ lệ truy cập website thông qua mạng xã hội

+ Độ mới của nội dung

Thuật toán Google Penguin

- Thuật toán Google Penguin tập trung vào việc trừng phạt nặng các trang web có các lỗi như :

+ Quá nhiều backlink tập trung cho một từ khóa

+ Quá nhiều anchortext trên một trang

+ Quá nhiều backlink đổ về trong thời gian ngắn

+ Từ khóa không liên quan đến liên kết neo

+ Đặt backlink từ những trang có nội dung xấu (website đã bị Google phạt nặng, nhiễm mã độc,… )

+ Mua bán backlink, đặt backlink từ trang không liên quan

- Để không bị Google Penguin sờ gáy thì nên xây dựng hệ thống liên kết lành mạnh, đa dạng và phù hợp với từ khóa chính

- Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra backlink để tránh bị đối thủ đặt vào những trang xấu nhằm gây bất lợi

Thuật toán Google HummingBird

- Thuật toán này tập trung vào người dùng hơn là trừng phạt những website vi phạm

- Theo đó, Hummingbird sẽ phân tích ngữ nghĩa của những cụm từ khóa trong ngữ cảnh tìm kiếm để sắp xếp thứ hạng của các câu trả lời cho những câu hỏi từ nội dung mà họ đã lập chỉ mục (index)

- Như vậy, Hummingbird chú trọng vào việc nội dung của website có hữu ích với người dùng hay không, có cung cấp đúng câu trả lời cho mỗi truy vấn của họ hay không, tránh trường hợp website spam nhiều, nội dung trùng lặp và không liên quan.

Thuật toán Pigeon

- Thuật toán Pigeon tập trung vào việc cải thiện tìm kiếm website theo vị trí địa lý, giúp sắp xếp dữ liệu chính xác hơn

- Về cơ bản nó sẽ không ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm website, nó chỉ sắp xếp để tối ưu lại những kết quả tìm kiếm theo khu vực

Thuật toán Google Mobile Friendly

- Thuật toán Google này đánh mạnh vào khả năng trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động của website, nghĩa là nó sẽ không liên quan nếu người dùng tìm kiếm trên máy tính

- Nếu website chưa được tối ưu cho thiết bị di động thì sẽ bị rớt hạng, thậm chí là biến mất khỏi danh sách kết quả

Thuật toán Google Pirate

- Là thuật toán để tìm ra những website chuyên đi ăn cắp nội dung, copy bài viết của những website khác và tiến hành trừng phạt

- Sự ra đời của thuật toán Google Pirate là tin vui đối với những trang web chuyên chia sẻ nội dung độc đáo và chính gốc, họ sẽ không còn lo vấn đề bị ăn cắp bản quyền trắng trợn nữa

- Đối với các trang có nội dung về âm nhạc, video, diễn đàn,… thì vướng vào rắc rối không hề nhỏ vì rất dễ bị trùng lặp nội dung và thường xuyên xảy ra tình trạng “re-up”

Thuật toán Google Fred

- Là thuật toán với mục đích lọc các trang web kém chất lượng có mục đích chính là kiếm tiền từ việc quảng cáo và liên kết các trang web

- Các trang web mắc các lỗi sau có thể bị Google trừng phạt :

+ Lạm dụng biểu ngữ, cửa sổ bật lên và các quảng cáo khác

+ Có các bài viết chủ yếu được viết cho robot công cụ tìm kiếm để tạo lưu lượng truy cập các trang web chứa nhiều liên kết quảng cáo

- Để tránh bị Google phạt thì nên sáng tạo nội dung có tính liên quan và hữu ích với người dùng, và đặt quảng cáo hợp lý.

Vai trò và kĩ năng của 1 SEOer

Vai trò

Chính vì SEO đóng vai trò là phễu đầu vào của 1 chuỗi hệ thống các kênh digital marketing nên công việc của những cá nhân đảm nhiệm vị trí này trong công ty là vô cùng quan trọng, đây cũng chính là vị trí có số lượng tuyển dụng rất cao ở các công ty hằng năm

(Hình 6.1: Biểu đồ việc làm SEO từ 2016-2022)

Với 1 cơ hội việc làm rộng mở cùng với mức lương cạnh tranh thì 1 seoer cần làm gì :

- Google đang ngày càng liên tục thay đổi và cập nhật những thuật toán khác nhau, vì thế có những từ khóa rất hot ở thời điểm hiện đại tuy nhiên điều đó có thể sẽ thay đổi trong 1 vài ngày, tuần hoặc tháng Từ khóa luôn là điểm bắt đầu của công việc tìm kiếm, vì vậy với vai trò 1 SEOer, công việc của bạn sẽ là thực hiện nghiên cứu từ khóa để xác định mức độ phổ biển của từ, sự cạnh tranh và sự liên quan của từ khóa nhằm tạo ra những danh sách từ khóa hiệu quả cho công việc tìm kiếm

Phân tích những chỉ số cần có trong quy trình SEO của website trước khi bắt đầu thực hiện dự án Kiểm tra và đánh giá chất lượng của website theo những chỉ số nói trên Đánh giá lại nội dung của website có đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết trong SEO hay không

Xây dựng chiến lược hay kế hoạch liên quan đến hoạt động SEO để đẩy website lên top, duy trì kết quả đạt được

21 Tối ưu hoá những yếu tố trong website - OnPage

Thực hiện SEO Off-Page để tăng độ uy tín cho website

Xử lý những lỗi phát sinh trong quá trình SEO

Theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả SEO website theo từng chu kỳ

Xây dựng liên kết và URL

Google không chỉ xem xét các trang web và nội dung của bạn mà còn xem xét những gì người khác “nói” về bạn Khi các trang web khác liên kết với trang web của bạn, đó là “một cuộc bỏ phiếu tin cậy” vào nội dung của bạn và là điều mà Google tính đến khi xếp hạng trang web Một phần công việc của chuyên gia SEO là tìm kiếm cơ hội để khiến các trang web khác liên kết hợp pháp với trang web của bạn

Ví dụ : khi 1 người dùng tìm kiếm về 1 sản phẩm điện thoại sắp được ra mắt, rất có thể sau đó họ sẽ có nhu cầu mua ốp lưng hoặc các phụ kiện đi kèm, và công việc của 1 nhân viên SEO sẽ là làm sao để có thể hướng lưu lượng truy cập từ người dùng đến từ web mua bán điện thoại đó đến web đang cần tối ưu bằng các liên kết hoặc URL , từ đó nhằm tăng traffic cũng như lượng chuyển đổi mua hàng

Làm việc với các phòng ban và bộ phận khác

SEO cũng chỉ là 1 phần trong 1 dây chuyền bao gồm nhiều bộ phận và ngành nghề khác, vì thế ngoài kĩ năng chuyên ngành ra thì 1 nhân SEO cần được trang bị hoặc bổ trợ them kiến thức về các mảng liên quan khác, ví dụ như :

Làm việc với bộ phận thiết kế web sao cho các chiến dịch seo áp dụng được trên web được chạy 1 cách tối ưu và trơn tru

Làm việc với bộ phận content marketing nhằm viết những bài content chất lượng tốt bao gồm những blog post hay mô tả trang để mang lại hiệu quả tối ưu cho công cụ tìm kiếm

Kỹ năng cần thiết của 1 người làm SEO

 Kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ SEO như tìm kiếm, phân tích và tổng hợp

 Kỹ năng liên quan đến các hình thức quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads để giúp đẩy từ khóa lên vị trí cao hơn

 Kỹ năng quản trị website như cập nhập các nội dung chuẩn SEO, theo dõi website, tối ưu hóa thời gian phản hồi của website

 Kỹ năng thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh khi cần thiết

 Kỹ năng mềm như kĩ năng giao tiếp

 Tìm hiểu chiến lược seo của đối thủ

 Xây dựng hệ thống backlink phù hợp

Cách để tối ưu hóa từ khóa lên top tìm kiếm

Phân tích, chọn lọc từ khóa

Đây cũng chính là bước đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng kết quả của website bạn trong xuyên suốt quá trình tối ưu website của chúng ta Một số lưu ý đối với từ khóa :

+Từ khóa nên có độ dài từ 4-7 chữ ( không nên dài hoặc ngắn quá ) : đây là loại từ khóa có mức độ cạnh tranh trung bình hoặc thấp nên nó sẽ có thời gian SEO lên top được nhanh hơn so với các loại từ khác, ngoài ra nó còn chỉ đúng nhu cầu của người dùng nên tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn

Ví dụ : khi bạn tìm kiếm từ khóa “đèn học “ trên thanh công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị ra vô vàn kết quả khác nhau và bạn sẽ thật sự chẳng chọn được mẫu nào bởi vì có quá nhiều kết quả hiện ra nhưng lại không phù hợp với nhu cầu hoặc sở thích của bạn (hình 7.2)

Nhưng khi bạn tìm kiếm “đèn học cảm ứng màu bạc “ thì nó sẽ hiển thị ra nhiều kết quả đúng với nhu cầu cũng như sở thích của bạn hơn, và các khách hang cũng vậy (hình 7.3)

+Từ khóa khoanh theo vùng địa lý Điều này cũng sẽ giảm sự cạnh tranh của từ khóa xuống và sẽ tang tỉ lệ từ khóa được đẩy lên top hơn khi kết quả tìm kiếm theo vùng sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tìm kiếm thông thường

2 ví dụ với 2 từ khóa khác nhau

Dĩ nhiên là ta vẫn có thể đặt từ khóa không cần phải tuân theo 2 quy tắc vừa rồi mà có thể đặt từ khóa chung với 2, 3 từ như “cà phê “ hay “ đèn học “ Tuy nhiên ta cần phải cân nhắc đến 1 số yếu tô như 1 ngân sách đủ lớn để có thể trang bị 1 bộ từ khóa lớn bao gồm cả từ khóa dài lẫn từ khóa ngắn

7.2.1.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐỂ NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA (KEYWORDTOOL.IO)

B1 : Ở Thanh công cụ tìm kiếm, ta ấn tìm keywordtool.io

27 B2 : Tại thanh tìm kiếm từ khóa, ta nhập từ khóa cần nghiên cứu, theo đó là vùng hoặc ngôn ngữ cần nghiên cứu ( Hình 7.6 )

B3: Sau khi nhập từ khóa cần nghiên cứu, 1 bảng kết quả sẽ hiển thị lên (hình 7.7), những từ khóa có mức độ canh tranh cao sẽ khó để đẩy lên top hơn vì yêu cầu 1 nguồn ngân sách lớn cũng như thời gian dài hơn, ở đây ta có thể thấy từ khóa “cách làm cà phê muối

“ có lượng cạnh tranh ( Competition ) cao, vì vậy đây sẽ là 1 từ khóa khó để tối ưu lên top, từ đó ta sẽ có chiến lược tối ưu phù hợp hơn

Tạo nội dung/content cho các từ khóa

Post nội dung cho từ khóa cần đảm bảo các yếu tố cơ bản, gồm: Độ dài tối thiểu: khoảng 1.000 chữ (trường hợp ngoại lệ có thể >700 chữ áp dụng cho các lĩnh vực như là Bìa carton, vật tư công trình, hóa chất, công nghiệp cơ khí), có sapo (đoạn giới thiệu tổng quan), nội dung chính, kết luận

Hình ảnh: Mỗi post có ít nhất 3 ảnh liên quan chủ đề từ khóa, có chú thích ảnh rõ rang Ưu tiên hình ảnh tự sản xuất

Nội dung: tuyệt đối không được sao chép y nguyên từ các nguồn trên Internet (viết mới hoàn toàn càng tốt) vì thuật toán của Google sẽ phát hiện ra và đánh giá nội dung website của bạn là không chất lượng, và cũng không nên lạm dụng 1 số công cụ như ChatGPT hay Bing vì thuật toán của Google đang ngày càng thích nghi để phát hiện các văn bản được tạo bởi các con chatbot này

Tiêu đề: có độ dài tối đa 520 pixels, chứa từ khóa, ưu tiên từ khóa ở đầu

Meta Description: tốt nhất là có chứa từ khóa, độ dài tối đa 920 pixels, nội dung hấp dẫn

Mật độ từ khóa: dao động trong khoảng 1-2 % Từ khóa nên xuất hiện ở đầu, giữa và cuối bài viết

7.3.1 Một số câu hỏi để tự đánh giá về nội dung và chất lượng của bài viết

1.Nội dung này có cung cấp thông tin, bài viết , bài phân tích do bạn thực hiện hay không

2.Nội dung này có cung cấp thông tin giá trị, đầy đủ hoặc toàn diện về chủ đề đang nói đến không ?

3.Nội dung có cung cấp thông tin phân tích chuyên sâu hoặc thông tin thú vị hơn bình thường không ?

4.Nếu tham khảo các nguồn khác thì nội dung này có tránh được việc sao chép lại theo các nguồn đó hay không ?

5.Tiêu đề chính hoặc tiêu đề trang có đưa ra mô tả ngắn gọn và hữu ích về nội dung hay không ?

6.Tiêu đề chính hoặc tiêu đề tràn có tránh được cách viết phóng đại hay gây sốc không ? 7.Đây có phải là loại trang mà bạn muốn đánh dấu hay chia sẻ cho bạn bè không ?

Tối ưu Onpage cho trang đích

Sau khi đã có bài viết chất lượng cho website, tiếp theo ta cần chuẩn hóa nội dung cũng như cấu trúc theo tiêu chí của Google

Title (tiêu đề): ngắn gọn, dễ hiểu cho người đọc

URL: Đảm bảo đường dẫn URL Google đọc được cũng như thân thiện với người dùng

Thẻ Title và Description: Đảm bảo xuất hiện 2 thẻ Title và Description khi xem trang

Thiếu 2 thẻ này, từ khóa rất khó để lên top

Heading: Dùng thẻ cho tiêu đề chính, để tóm gọn nội dung của cả trang (mỗi bài chỉ sử dụng 1 thẻ ) Và thẻ

,

cho các luận điểm, ý chính cho thẻ , và các thẻ

, , để phát triển thêm (Hình 7.8)

Hình ảnh: rõ ràng, không bị vỡ nét, nên nén hình ảnh xuống dung lượng dưới 100KB và có tối ưu thẻ ALT

Tốc độ tải trang: đảm bảo khả năng truy cập vào trang phải tốt, trang không chứa bất cứ mã độc nào

Xây dựng 1 mạng lưới Backlink

Backlink là việc tối ưu SEO Offpage bằng cách đặt liên kết website chính của bạn tại website khác để đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiem

1.Đặt backlink trên các trang có PR cao

PR là yếu tố ưu tiên số 1 của mỗi SEOer Backlink được đặt trong các diễn đàn có PR ≥

4 sẽ nhận được đánh giá ưu tiên từ Google Điều này không có nghĩa là coi nhẹ những diễn đàn có PR thấp Tuy nhiên, nếu ví mỗi backlink là một phiếu bầu cho website thì phiếu bầu có uy tín (PR cao) sẽ có giá trị cao hơn và website có số phiếu nhiều hơn vẫn tốt hơn

Lời khuyên khi xây dựng backlink theo phương pháp này là nên phủ rộng link từ các diễn đàn có PR khác nhau và tập trung nhiều vào các diễn đàn có thứ hạng cao

PR (Page Rank) Đây là chỉ số đánh giá mức độ uy tín của website do Google đưa ra, xếp hạng theo thứ nguyên từ 0 – 10 Chỉ số PR càng cao, mức độ uy tín của website càng cao Google xếp hạng PR cho webiste phụ thuộc vào số lượng và chất lượng backlink trỏ về trang web

2.Đặt backlink trên các trang có chỉ số DA,PA cao

Các chỉ số như DA, PA càng cao chứng tỏ uy tín của website càng lớn Việc đặt backlink trên các website này được Google đặc biệt coi trọng Các trang web có DA,

PA lớn hơn 20 được xem là có điểm uy tín cao

DA, PA là hai từ viết tắt của cụm Domain Authority và Page Authority – các chỉ số đánh giá mức độ uy tín của trang web do Seomoz đưa ra DA và PA tương tự như PR của Google, nhưng hiện nay 2 chỉ số này phổ biến hơn

3.Đặt backlink trên các trang có traffic cao

Các web có traffic cao vốn dĩ đã được Google đánh giá khá cao Nếu backlink của website bạn xuất hiện ở đó, xác suất người xem click vào liên kết và được dẫn tới trang web sẽ cao hơn bình thường

4.Sử dụng site cùng chủ đề

Những chủ đề giống nhau sẽ có khả năng liên kết và tương tác cao hơn Vậy nên hãy tập trung rải link ở những chuyên mục hay từ khóa cùng chủ đề Điều này cũng sẽ được Google đánh giá cao hơn việc spam link vào các chủ đề không liên quan

Ví dụ : TGDD là “Siêu thị điện máy”, người ta viết bài sang lĩnh vực “Game”, thoạt nghe thì có vẻ không liên quan lắm nhưng về mặt tư duy, móc nối 1 chút về mặt kỹ thuật thì nó lại liên quan chặt chẽ với nhau Cụ thể trong 1 bài viết về game nào đó , họ sẽ đặt link và kèm theo 1 đoạn dẫn dụ : “Laptop chơi game tốt nhất”, “Tai nghe dành cho game thủ “, “quạt tản nhiệt dành cho game “, “Điện thoại chơi game không bị lag “

5.Đặt backlink trong nội dung bài viết

Có nhiều vị trí đặt backlink: chữ ký, header,footer,… Tuy nhiên, vị trí đắt địa nhất chính là phần nội dung bài viết Tuy nhiên, mỗi một liên kết mà ta muốn trỏ tới chỉ nên xuất hiện một lần trong đó

Một số công cụ hỗ trợ SEO

- Công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa: Những công cụ này giúp việc nghiên cứu từ khoá được chính xác hơn Với những từ khóa chất lượng được tìm theo trend hoặc theo đối thủ sẽ đưa website của bạn đến gần với khách hàng hay đối tượng truyền thông bạn đang nhắm đến Ba công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là Google Keyword Planner, Ahrefs, Keywordtool.io

- Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa: Việc sử dụng công cụ kiểm tra thứ hạng từ khoá sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và đảm bảo độ chính xác về kết quả Ngoài ra, công cụ này còn có khả năng cảnh báo khi từ khoá có sự thay đổi Tham khảo Rank Tracker - SEO Powersuite và SERP Robot khi muốn kiểm tra thứ hạng từ khoá

- Công cụ phân tích website: Để xem được những mạnh và điểm yếu của website bạn nên sử dụng công cụ phân tích website để đảm bảo có kết quả chính xác nhất Không chỉ có thể kiểm tra website của mình mà bạn còn có thể xem website của đối thủ để học hỏi thêm từ họ Screaming Frog, Website Auditor, Ahrefs là các công cụ phân tích website được nhiều người tin dùng

- Công cụ phân tích backlink: Backlink là một phần không thể thiếu trong SEO Những backlink chất lượng sẽ giúp cải thiện thứ hạng cho trang Vậy nên thông qua công cụ phân tích backlink, bạn sẽ biết được kênh nào đang đem về nhiều traffic nhất, link nào nên giữ lại và link nào nên loại bỏ Bạn có thể tham khảo Ahrefs và Open Site

Explorer như một công cụ phân tích backlink hiệu quả

- Công cụ tối ưu content: Việc hình thành và xử lý một ý tưởng, cùng với đảm bảo chất lượng nội dung, không sai ngữ pháp, không sai chính tả, hình thức đúng chuẩn SEO nhằm mục đích website được tăng thứ hạng Bằng các công cụ tối ưu content bạn sẽ thực hiện các công việc trên nhanh hơn, cũng như tối ưu nội dung phù hợp với người đọc Tham khảo Grammarly, SEO surfer, SEMrush

- Nền tảng hỗ trợ SEO trực tuyến: Những doanh nghiệp có nguồn lực vốn tốt thường sẽ sử dụng thêm các nền tảng hỗ trợ SEO trực tuyến Nền tảng này giúp tối ưu hoá trang web, cung cấp, kiểm tra thứ hạng từ khóa và được đánh giá là một công cụ SEO trực tuyến toàn diện SEMrush và MozPro là hai nền tảng hỗ trợ SEO trực tuyến mà bạn có thể tham khảo

Ngày đăng: 06/08/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. SEO là gì? 9 lưu ý quan trọng để làm SEO website thành công . Địa chỉ : https://vietmoz.edu.vn/seo-la-gi-va-tam-quan-trong-cua-seo/?fbclid=IwAR2gy8Cm8V3yn4FWPT2uw1Wm_9JfnNoABk5m1QPsS1malrkBKDLckARlPF4 Link
2. Ưu nhược điểm của SEO-Làm sao khai thác SEO một cách tối đa Địa chỉ : https://unica.vn/blog/uu-nhuoc-diem-cua-seo-lam-sao-khai-thac-seo-toi-da?fbclid=IwAR0zgRAkBBKp9MobuZc8AN7B5Wc-UvhgoFUBymoRxFUM75rabd139OzwELs Link
3. Seo Offpage là gì? Hướng dẫn cách Seo Offpage đơn giản . Địa chỉ https://skillking.fpt.edu.vn/tin-tuc/seo-offpage/?fbclid=IwAR2vYzUe7cjZP8dA2S1pAEq7ZHmTrt-oEYxnR-n-q4G0YR4ReMC3V5smp9w Link
4. SEO Offpage là gì? Hướng dẫn cách SEO Offpage hiệu quả 2023 . Địa chỉ : https://gtvseo.com/offpage-seo/?fbclid=IwAR30nzsFHVftUCXfatu35QsT1tRMGtZ3BWjsnAt50PT98kfVux2r4BgekMg Link
5. SEO Onpage là gì ? 24 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage 2023. Địa chỉ : https://gtvseo.com/seo-onpage/?fbclid=IwAR3KirGq031WzIZcxYz0TBxcsDsgDSYhxoEzx1MEI8zo5ER54N5Ez3dBDXU Link
6. SEO là gì ? Tại sao SEO rất quan trọng với mỗi website . Đia chỉ : https://wiki.matbao.net/seo-la-gi-tai-sao-noi-seo-rat-quan-trong-voi-moi-website/?fbclid=IwAR3qpsUTL_1KAD1dYkP7QPE_2iD5gsWBGIP9Vna1cxgTyF_OhF4j2Qo_gm8#:~:text=SEO%20l%C3%A0%20vi%E1%BA%BFt%20t%E1%BA%AFt%20c%E1%BB%A7a,ki%E1%BA%BFm%2C%20ti%C3%AAu%20bi%E1%BB%83u%20l%C3%A0%20Google Link
7. Các trường phái SEO hiện nay và trường phái SEO nào tốt ? Địa chỉ: https://vuawebdigi.com/huong-dan-lam-seo-web/cac-truong-phai-seo-hien-nay-va-truong-phai-seo-nao-tot/?fbclid=IwAR178sMJa-dWZoogiSplBy8Cq6CGsotcjuBngMni15i27TPb2_SBW2bAoSc Link
9. Nghiên cứu từ khóa SEO-Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z. Địa chỉ : https://seongon.com/blog/seo/chon-tu-khoa-seo-thich-hop-2.html10.What is an SEO specialist ? (With duties and salary ) Địa chỉ :https://www.indeed.com/career-advice/finding-a-job/what-is-an-seo-specialist Link
12. Khám phá công việc của một nhân viên SEO. Địa chỉ : https://glints.com/vn/blog/cong-viec-cua-nhan-vien-seo/ Link
13.SEO là gì ? Mô tả công việc và cơ hội việc làm nhân viên SEO. Địa chỉ : https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/seo-la-gi-mo-ta-cong-viec-va-co-hoi-viec-lam-nhan-vien-seo.35A52294.html Link
14.What does an SEO specialist do ? Địa chỉ : https://www.mediabistro.com/be-inspired/advice-from-the-pros/what-does-an-seo-specialist-do/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w