Nghiên cứu phân tích từ khóa và viết bài chuẩn seo theo chủ đề văn hoá – du lịch

32 0 0
Nghiên cứu phân tích từ khóa và viết bài chuẩn seo theo chủ đề  văn hoá – du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

MÃ HỌC PHẦN : INE3104 2

Học kỳ II năm học 2022 - 2023

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO CHỦ ĐỀ : VĂN HOÁ – DU LỊCH

Giảng viên : TS Nguyễn Tiến Minh Chữ ký Sinh viên : Nguyễn Thị Băng Tâm Chữ ký Tâm

Mã sinh viên : 21050091 Lớp khóa học: QH-2021-E KTQT CLC 1

HÀ NỘI, 07/2023

Trang 2

2.1 Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp 9

2.2 SEO và các khái niệm cơ bản 10

III Phần Thực hành 13

3.1 Tìm Kiếm từ khóa 13

3.2 Viết Bài viết chuẩn SEO 17

3.3 Đăng bài viết chuẩn SEO 26

3.4 Chạy backlink cho bài viết : 30

IV Kết luận 32

Trang 3

3

I Phần mở đầu

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm

giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”

Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân hay thương mại điện tử, là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá

Khái niệm thương mại điện tử Commerce) và kinh doanh điện tử (E-Business) được nhiều người sử dụng như nhau Tuy nhiên, Kinh doanh điện tử là khái niệm có nội hàm rộng hơn Kinh doanh điện tử bao gồm cả các hoạt động diễn ra trong phạm vi công ty còn thương mại điện tử chỉ là những hoạt động bên ngoài

1.1.1 Bối cảnh thương mại điện tử trên thế giới

Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ việc giao - đặt hàng online, dịch vụ thương mại điện tử phát triển nhanh chóng Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester, năm 2020, 58% người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch Theo Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer (Hoa Kỳ), doanh thu thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu ước đạt trên 5.700 tỷ USD năm 2022, và dự báo sẽ bứt phá ở mức 6.300 tỷ USD vào năm 2023 Đến năm 2026, con số này có thể lên tới hơn 8.100 tỷ USD

Khảo sát của NielsenIQ chỉ ra, người tiêu dùng giờ có tần suất mua sắm trực tuyến ngang bằng với trực tiếp Có tới 63% người tiêu dùng toàn cầu đã tăng cường mua sắm trực tuyến, trong khi 42% giảm mua sắm tại các cửa hàng Trong tương lai, những người tiêu dùng này cũng tiết lộ họ sẽ tiếp tục mong muốn mua sắm trực tuyến nhiều hơn (với tỷ lệ 50%)

Thương mại điện tử thế giới chứng kiến sự tăng trưởng mạnh kỷ lục do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng thay đổi ngày càng nhanh Đặc biệt trong năm 2019- 2020 đã chứng kiến một xu hướng mới trong thương mại điện tử trên toàn cầu do tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid 19, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới cũng ghi nhận sự thay đổi đáng kể

Trang 4

4

Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp thì thương mại điện tử toàn thế giới cũng ghi nhận con số gia tăng kỷ lục Theo UNCTAD, doanh số thương mại điện 5 tử năm 2019 đạt 26,7 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, bao gồm cả doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) Năm 2021, theo eMarketer, thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự kiến sẽ đạt 4,89 nghìn tỷ USD

1.1.2 Bối cảnh thương mại điện tử ở Việt Nam

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam không được duy trì như các năm trước nhưng vẫn ở mức cao Tỷ lệ người mới tham gia shopping online tăng mạnh là tín hiệu mừng cho thị trường

Giá trị, quy mô thị trường cùng tăng

Sách trắng thương mại điện tử 2021 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát hành, cung cấp nhiều thống kê về thị trường thương mại điện tử thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam

Theo đó, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD So với năm 2019 (10,08 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 18%, thấp nhất từ năm 2016 đến nay Dịch bệnh được cho là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng về quy mô thị trường không cao như các năm 2019 (tăng trưởng 25%), 2018 (30%), 2017 (24%), 2016 (23%)

Tuy vậy, số lượng người mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng mạnh, đạt 49,3 triệu năm 2020 so với con số của 44,8 triệu người năm trước đó và gấp hơn 1,5 lần so với 2016 (32,7 triệu người)

Trang 5

5

Thị trường năng động nhất khu vực

Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng trong việc phát triển thương mại điện tử và một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á Trong những năm gần đây thương mại điện tử Việt Nam đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ Hạ tầng công nghệ, hành lang pháp lý và nhận thức của doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cao rõ rệt Báo cáo cho biết tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới tại Việt Nam lên tới 41%, đứng số 1 khu vực, cao hơn mức của Indonesia, Philippines (cùng 37%) và mức trung bình của các quốc gia Đông Nam Á (36%)

Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020

Trang 6

6

Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến Theo đó, thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch sang mua sắm chủ yếu trên các website, sàn giao dịch thương mại điện tử Cụ thể, năm 2020 có tới 74% người mua sắm trên kênh website, sàn giao dịch thương mại điện tử trong khi mua trên diễn đàn và các mạng xã hội đạt 33%

Tỷ lệ này chênh lệch đáng kể so với con số năm 2019 là 52% trên kênh thương mại điện tử và 57% trên mạng xã hội Như vậy chỉ sau 1 năm, thói quen shopping của người Việt thay đổi chóng mặt với sự tin tưởng đặt vào các website thương mại điện tử (tỷ lệ người mua tăng từ 52% lên 74%) Ngược lại, người dùng quay lưng với việc mua hàng trên các diễn đàn, mạng xã hội Tại đây, năm 2019, 57% khách hàng có giao dịch nhưng giảm nhanh còn 33% trong năm 2020

Trang 7

7

Thói quen thanh toán tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển ở Việt Nam với nhiều phương tiện như thẻ ATM, thẻ tín dụng hay ví điện tử, thẻ cào… Tuy vậy, người dùng mua hàng trực tuyến ở Việt Nam vẫn duy trì cách thanh toán qua tiền mặt với tỷ lệ cao 78% năm 2020 so với 86% của năm 2019

Tỷ lệ người chấp nhận trả tiền qua thẻ ATM, thẻ tín dụng thấp hơn với lần lượt 39% và 20% năm 2020 gần như không thay đổi so với năm 2019 Hình thức thanh toán qua ví điện tử có sự tăng trưởng 5%, từ 18% lên 23% trong năm 2020

Giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của một người trong năm 2020 tăng trưởng tốt 29% người shopping đơn hàng hơn 5 triệu đồng trong 2020, so với tỷ lệ 25% của năm 2019 Trong khi đó, tỷ lệ người mua hàng trực tuyến giá trị dưới 1 triệu đồng trong 1 năm giảm mạnh, từ 26% xuống 16%

Trang 8

8

Nguồn: Bizline, Sách trắng TMĐT Việt Nam 2021 (Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số)

Những vấn đề còn tồn tại

Theo Cục trưởng Cục TMĐT và kinh tế số Lê Hoàng Oanh, trong những tháng đầu năm 2023, TMĐT ở Việt Nam đang đứng trước những bối cảnh mới đầy khó khăn và thách thức hơn Trong đó, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và nước ta đều tăng trưởng chậm lại Theo khảo sát của NielsenIQ, từ đầu năm 2023, người tiêu dùng đang có xu hướng cẩn trọng hơn trong việc mua sắm, chuyển đổi việc mua sắm từ thứ họ muốn sang những thứ thật sự cần và tập trung mua sắm những mặt hàng thiết yếu, phù hợp với tình hình tài chính, chi tiêu của gia đình Bên cạnh đó, xu hướng người tiêu dùng cũng dần hướng tới mua sắm đa kênh, tiết kiệm chi phí, thuận tiện, gia tăng hiệu quả Điều này cũng khiến cho nhiều đơn vị, DN bán lẻ, TMĐT sẽ chuyển mình để thích nghi, tích hợp thêm các công cụ, công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng

Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang đến thì vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị trường trực tuyến như vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh 6 dưới nhiều hình thức; tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh,…

1.2 Khái quát về chủ đề

Chủ đề lựa chọn của em cho phần thực hành viết bài chuẩn SEO là Văn hóa – Du lịch Văn hóa - Du lịch được hiểu là sự thể hiện nội dung văn hóa trong lĩnh vực du lịch, được tích lũy và sáng tạo trong hoạt động du lịch Văn hoá – Du lịch được tạo thành và phát triển cùng với hoạt động du lịch và là một phạm trù lớn, vừa thể hiện những giá trị văn hóa của hoạt động quản lý, nghiên cứu, kinh doanh, trải nghiệm du lịch, vừa góp phần tuyên truyền, quảng bá các giá trị tốt đẹp của văn hóa và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy

Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt… Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á Thực tế cũng cho thấy, với lượng khách đến tăng nhiều trong những năm

Trang 9

9

qua và luôn chiếm khoảng 70% tổng khách du lịch cả nước, du lịch biển đảo hiện đang là loại hình du lịch chủ đạo, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam

Nha Trang được biết đến đông đảo là thành phố có những bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước Thành phố biển xinh đẹp này còn vinh dự lọt top 50 những bãi biển đẹp nhất thế giới Nhằm quảng bá hình ảnh, góp phần thúc đẩy văn hoá du lịch, đặc biệt là trong thời điểm “vàng” của du lịch biển và du lịch

nghỉ dưỡng hiện tại, em lựa chọn đề tài: “Top 5 cực phẩm du lịch Nha Trang bạn không thể bỏ lỡ” cho đề tài Văn hoá – Du lịch của mình

II Phần lý thuyết

2.1 Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm website

Trang mạng (Website) là một tập hợp các trang Web (webpages) bắt đầu bằng một tệp địa chỉ tên miền Công ty hoặc các nhân thường sử dụng địa chỉ tên miền để quảng bá tới khách hàng và độc giả về trang Web của doanh nghiệp Trang web được lưu trữ trên máy chủ web (web server) và có thể truy cập thông qua Internet

Mỗi 1 trang Web sẽ có 1 địa chỉ được gọi là Uniform Resource Locator (URL) URL là đường dẫn Internet để đến được trang Web Tập hợp các trang web phục vụ cho một tổ chức và được đặt trong một máy chủ kết nối mạng được gọi là website Trong website thường có một trang chủ và từ đó có đường dẫn siêu liên kết đến các trang khác

Website được phân loại thành hai hình thức chính :

• Website tĩnh: Là website mà người quản trị có kiến thức về HTML cơ bản

quản lý trang web nhưng không thể tùy ý thay đổi nội dung và hình ảnh (người quản trị website không phải lập trình viên) Website tĩnh được có thể viết thêm bằng hiệu ứng từ Javascript nếu muốn nhưng hoàn toàn viết dựa trên nền tảng HTML CSS

• Website động: Được các lập trình viên thiết kế cho phép cả người quản trị

website có thể thay đổi được nội dung, hình ảnh thường xuyên Một số ngôn ngữ, công nghệ, để xây dựng website động bao gồm PHP, ASP.NET, Java,…

2.1.2 Vai trò của Website đối với doanh nghiệp a Tạo độ uy tín

Trang 10

10

Ngày nay, Internet và các thiết bị thông minh đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ qua website Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ cho rằng việc không có trang web riêng và thông tin chưa được cập nhật trên công cụ tìm kiếm là công ty mới thành lập, quy mô còn nhỏ lẻ Điều này dễ gây hoài nghi về mức độ uy tín, sự chuyên nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

b Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng

Nếu doanh nghiệp tiến hành xây dựng cho mình một website riêng thì phạm vi khách hàng sẽ được mở rộng đáng kể Doanh nghiệp sẽ mở rộng phạm vi tương tác, tăng khả năng tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi

c Quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ

Website được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing online, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nhanh chóng giúp xây dựng thương hiệu, tạo dựng sự uy tín, đồng thời nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh trên thị trường Sử dụng website để quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội mang lại hiệu quả bán hàng khá tốt

d Hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng

Đối với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm, website được xem như là cửa hàng thứ hai, giúp bàn hàng tự động Ngoài việc bán sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp có thể mở một cửa hàng trên mạng mà ở đó khách có thể tìm hiểu thông tin và đặt hàng ngay trên web Như vậy website sẽ giúp các chủ kinh doanh mở rộng được quy mô hoạt động mà giảm thiểu chi phí

Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, website là công cụ hỗ trợ đắc lực việc quảng bá hình ảnh công ty, cung cấp thông tin đến khách hàng Việc thiết kế website kết hợp làm marketing online rộng rãi sẽ giúp cho đông đảo khách hàng biết đến dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp và chủ động liên hệ khi có nhu cầu

2.2 SEO và các khái niệm cơ bản

SEO là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các

công cụ tìm kiếm) SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,…

Trang 11

11

khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan Mục tiêu cao nhất là lên top #1 trong trang đầu tiên của SERPs

SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng

bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website

Các phương pháp bao gồm việc tối ưu hóa website (tối ưu SEO onpage) và xây dựng các liên kết (SEO offpage liên kết nội bộ, liên kết từ website khác trỏ về gọi là backlink) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn

+ Seo Onpage: Tối ưu trên trang web, cho cả Công cụ tìm kiếm và khách

viếng thăm Hiện nay việc này trở nên ngày càng quan trọng hơn sau khi Google tung ra hàng loạt các bản cập nhật mới, đặc biệt là Google Panda và Google Humming Bird

+ Seo Offpage: xây dựng liên kết từ website khác trỏ tới website của bạn Bao

gồm tất cả các liên kết từ các website khác trỏ về site của bạn hay còn gọi là Backlink, từ các trang Blog, Mạng xã hội, Tin tức, Guest post hay các comment từ các Forum,

2.2.1 Quy trình viết bài chuẩn SEO Bước 1: Nghiên cứu từ khoá

Phân loại từ khoá theo mục tiêu của bài viết

• Từ khóa có tính cạnh tranh thấp: Loại từ khóa này thường được ưa chuộng

nhất vì phù hợp trong mọi giai đoạn phát triển của website và có tính ổn định cao

• Từ khóa dễ liên kết/hay có khả năng liên kết cao: Là nhóm từ khóa có tính

mở, phù hợp với nhiều lĩnh vực, thường dùng để viết các bài có tính sâu chuỗi nhằm kết nối/liên kết các site với nhau nhằm mục tiêu nâng hạng site

• Từ khóa kiếm tiền: Nhóm từ khóa liên quan trực tiếp đế sản phẩm dịch vụ

của doanh nghiệp, truyền tải thông tin sản phẩm, những từ khóa dạng này thường trực tiếp tác động đến doanh thu cho doanh nghiệp

Bước 2: Xây dựng cấu trúc bài viết Bước 3: Viết bài

Bước 4: Tối ưu bài viết chuẩn SEO

Bước 5: Tối ưu internal link và external link

Trang 12

12

Bước 6: Đăng tải bài viết

2.2.2 Các khái niệm liên quan Tiêu đề bài viết

• Tên bài là tiêu đề hiển thị trên Google hay còn gọi là thẻ tiêu đề, có độ dài khoảng 50 - 60 ký tự (không vượt quá 512 px)

• Thẻ tiêu đề cần phải chứa từ khóa chính, từ khóa càng xuất hiện sớm càng tốt • Viết tiêu đề phải không bị trùng lặp với đối thủ

• Viết một tiêu đề thu hút bằng cách chèn số, từ ngữ cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực như: Kinh ngạc Bí kíp, Bất ngờ, Thách thức,… Tiêu đề nên viết hoa các chữ cái đầu và nên có yếu tố CTA để tăng CTR

Từ khóa (keyword)

• Từ khóa là một từ hoặc một cụm từ xác định một chủ đề, một đối tượng hoặc một khái niệm được người dùng nhập vào mục tìm kiếm của Google

• Từ khoá dài ít cạnh tranh dễ SEO web hơn so với từ khoá ngắn

• Từ khoá phải xuất hiện thường xuyên đủ để cho công cụ tìm kiếm biết rằng trang web nói về chủ đề gì, tuy nhiên một tỷ lệ các từ khóa được lặp đi lặp lại nhiều lần (thường được gọi là mật độ từ khóa cao) cũng có thể chỉ ra rằng ai đó đang cố gắng thao túng các công cụ tìm kiếm (cố tình làm SEO), và các trang web cố tình làm SEO thường sẽ bị Google phạt và giảm vị trí xếp hạng • Từ khóa chính phải xuất hiện ở: tiêu đề, meta description, Heading 2, 100 từ

đầu tiên và phần cuối của bài viết

• Từ khóa trong nội dung phải phân bố đồng đều, không xuất hiện liền kề Nên sử dụng thêm một số từ khóa phụ để hỗ trợ cho từ khóa chính

• Mật độ từ khoá tầm 1-3% là ổn nhất cho một bài viết

Thẻ mô tả (Meta description)

Thẻ mô tả tối đa có 150 – 160 ký tự Trong 150 ký tự đầu tiên phải chứa từ khóa (Focus Keyword) Mô tả phải tập trung diễn tả chi tiết chủ đề bài viết như một đoạn mở bài Từ ngữ trong thẻ meta description cần ngắn gọn, súc tích, chứa nội dung chính, gợi lên cảm xúc và đưa ra giải pháp giải quyết “nỗi đau” người dùng gặp phải và nên có các yếu tố CTA để tăng CTR

Heading

Trang 13

13

• H1, H2, H3,… là thẻ heading, thẻ tiêu đề, dùng để khái quát những nội dung chính của trang web “H1” thường là thẻ tiêu đề đầu tiên được hiển thị trên một trang viết web (tên bài)

• H2, H3, H4,… là Sub-heading được dùng để làm rõ nghĩa và bố cục cho bài viết

• Các thẻ H2 hỗ trợ làm rõ nghĩa cho H2, H3 hỗ trợ H2, H4 hỗ trợ cho H3,… • Nếu đã dùng đến H2 thì phải có từ 2 H2 trở lên, tương tự với H3, H4 để đảm

bảo tính logic

Internal và External Links

• Internal link (Liên kết nội bộ) : Có 2 dạng biến thể là Liên kết trỏ trong cùng

một trang và các liên kết trỏ đến các trang khác nhưng trên cùng một tên miền

• External link (Liên kết bên ngoài) : Là các liên kết trỏ từ website của bạn ra

bên ngoài website khác trên Internet

III Phần Thực hành

3.1 Tìm Kiếm từ khóa

Có thể nói tìm kiếm từ khóa cho chủ đề là công việc quan trọng để viết bài chuẩn SEO và để làm được việc này chúng ta cần thực hiện theo các bước sau :

Bước 1: Tìm kiếm từ khóa :

- Tìm từ khóa chính (lõi) :

Chủ đề : Văn hóa – Du lịch Từ khóa 1: Du lịch

Từ khóa 2: Du lịch Nha Trang Từ khóa 3: Nha Trang

- Tìm từ khóa mở rộng bằng các công cụ https://keywordtool.io

Trang 14

14 Từ khoá mở rộng 1: Tour du lịch Nha Trang Từ khoá mở rộng 2: Khu du lịch Nha Trang

Từ khoá mở rộng 3: Kinh nghiệm du lịch Nha Trang

- Tìm từ khoá có liên quan bằng Google

Gợi ý trong ô tìm kiếm:

Gợi ý trong “Các tìm kiếm liên quan đến…”

Trang 15

15

Từ khoá mở rộng từ Google 1: Du lịch Nha Trang tự túc

Từ khoá mở rộng từ Google 2: Du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm Từ khoá mở rộng từ Google 3: Du lịch Nha Trang có gì

- Tìm từ khoá từ website đối thủ hoặc tương tự

Từ khoá mở rộng từ website tương tự 1: Kinh nghiệm du lịch Nha Trang Từ khoá mở rộng từ website tương tự 2: Du lịch Nha Trang nên đi đâu Từ khoá mở rộng từ website tương tự 3: Cẩm nang du lịch Nha Trang

- TỔNG HỢP TỪ KHOÁ TÌM ĐƯỢC

từ khóa 1: Du lịch

từ khóa 2: Du lịch Nha Trang từ khóa 3: Nha Trang

từ khoá 4: Tour du lịch Nha Trang từ khoá 5: Khu du lịch Nha Trang

từ khoá 6: Kinh nghiệm du lịch Nha Trang từ khoá 7: Du lịch Nha Trang tự túc

từ khoá 8: Du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm từ khoá 9: Du lịch Nha Trang có gì

từ khoá 10: Cẩm nang du lịch Nha Trang từ khoá 11: Du lịch Nha Trang nên đi đâu

Bước 2: Đánh giá từ khóa

- Dùng Google Keyword Planner để phân tích từ khóa đã tìm được theo lượng tìm kiếm (Avg monthly searched) và tính cạnh tranh (Competition)

- Chọn ra những từ khóa có lượng tìm kiếm cao và tính cạnh tranh thấp

- Bổ sung thêm các từ khóa do Keyword Planner gợi ý

Trang 16

16

- Tổng hợp kết quả chọn các bộ từ khóa và bắt tay viết bài Cửa sổ nhập các từ khóa để đánh giá

Cửa sổ kết quả đánh giá

Cửa sổ các keyword idears khác

Từ khóa của bài viết sẽ là: Du lịch Nha Trang

Ngày đăng: 02/04/2024, 14:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan