1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quảng bá văn hoá hàn quốc thông qua hoạt động của nhóm nhạc bts tiểu luận môn học thông tin đối ngoại

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quảng Bá Văn Hoá Hàn Quốc Thông Qua Hoạt Động Của Nhóm Nhạc BTS
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huế
Người hướng dẫn TS Đỗ Thị Hùng Thuý
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Thông Tin Đối Ngoại
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 367,76 KB

Nội dung

Nhận thức được điều này cũng như xem xét bối cảnh trong nước và quốc tế, Hàn Quốc đã có những chính sách từ đó có bước chuyển mình ngoạn mục trở thành một trong 10 cường quốc kinh tế trê

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THU HUẾ

QUẢNG BÁ VĂN HOÁ HÀN QUỐC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NHẠC BTS

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS Đỗ Thị Hùng Thuý

Hà Nội, tháng 06 – năm 2024

Trang 3

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ “QUẢNG

BÁ VĂN HOÁ HÀN QUỐC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM

1.2.2 Làn sóng văn hoá Hàn Quốc - Hallyu (Hàn Lưu) 13

Trang 4

2.3.2 Nguyên nhân dẫn tới các vấn đề tồn đọng 25

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hàn Quốc, với dân số và diện tích khiêm tốn, đã từng được nhận định là khó lòng đủ khả năng để trở thành 1 cường quốc trên thế giới Nhận thức được điều này cũng như xem xét bối cảnh trong nước và quốc tế, Hàn Quốc đã có những chính sách từ đó có bước chuyển mình ngoạn mục trở thành một trong

10 cường quốc kinh tế trên thế giới

Đóng góp cho sự nhảy vọt thần kỳ của nền kinh tế Hàn Quốc có vai trò của nền công nghiệp nội dung văn hóa với làn sóng K-pop, K-drama xuất khẩu văn hóa ra toàn thế giới Một trong những chuyển biến cấp tiến làm nên thành công

là việc chuyển hướng chính sách CNVH từ kiểm soát về chính trị sang coi CNVH là trọng tâm của các chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu vào đầu những năm 1990 Chính sách phát triển các ngành CNVH được triển khai đồng bộ cùng đầu tư của chính phủ vào các ngành chiến lược khác như công nghệ thông tin và truyền thông, hướng nền công nghiệp này theo hướng

“xuất khẩu” các sản phẩm văn hóa mang thương hiệu Hàn Quốc ra thế giới

Sau khi xuất khẩu thành công các bộ phim truyền hình Hàn Quốc (K-Dramas) làn sóng Hallyu đã thành công xây dựng “đế chế âm nhạc Hàn Quốc” (K-Pop) với hàng loạt các nghệ sĩ nổi tiếng toàn cầu như TVXQ, Girls' Generation, Sự phổ biến của K-Pop thường được xem là một phần của sự nổi lên của các làn sóng Hàn Quốc, sự trỗi dậy mang tính phổ biến của văn hoá Hàn Quốc đương đại ở châu Á” Những năm gần đây, có thể thấy được làn sóng K-Pop từ đất nước Hàn Quốc đang không ngừng lan tỏa tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ra thế giới Đặc biệt với sự xuất hiện, phát triển và thành công của nhóm nhạc toàn cầu BTS

Trang 6

làn sóng văn hoá Hàn Quốc ngày càng lan rộng và có sức ảnh hưởng hơn bao giờ hết.

Giám đốc điều hành UNICEF Hàn Quốc, ngài Lee Key Cheol trong video mới nhất về chiến dịch“Love Yourself” đã kể lại cuộc hội thoại của ông tại sự kiện

“Generation Unlimited” của Liên Hợp Quốc: “Vào đêm đó, tôi nghe một nhà ngoại giao cấp cao nói rằng Hàn Quốc đã đạt được hai thành tựu tầm cỡ trong vòng 60 năm trở lại đây Thành tựu đầu tiên là đạt được nền độc lập dân chủ và phát triển kinh tế Còn thành tựu thứ hai là đất nước khai sinh ra BTS” Cơn sốt mang tên “BTS” đã đem về hàng tỷ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc đồng thời mang văn hoá Hàn Quốc đi khắp thế giới Sự thành công và sức ảnh hưởng của nhóm nhạc này không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực văn hoá mà còn bao trùm nhiều khía cạnh khác Điều đáng nói là xuất phát điểm của họ không phải là một nhóm nhạc xuất thân từ một công ty lớn, họ đi lên từ con số 0, với khoản nợ hàng tỷ của công ty, và đến nay không chỉ thành công với tư cách một nhóm nhạc Hàn Quốc, họ đã trở thành cái tên đứng cùng với những nhóm nhạc hàng đầu thế giới Có lẽ khi vô tình bắt gặp những thông tin về BTS trên mạng xã hội, báo chí, TV, nhiều người đều có chung một thắc mắc rằng điều gì đứng sau sự thành công đáng kinh ngạc này? Và tại sao truyền thông, người hâm mộ và đến cả những nhà lãnh đạo đứng đầu Hàn Quốc đều gọi BTS là “quốc bảo”? Sức ảnh hưởng của họ đối với nền âm nhạc thế giới đã ảnh hưởng đến Hàn Quốc ra sao trong quá trình toàn cầu hóa?

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của bài tiểu luận bao gồm:

Khám phá sự lan tỏa của văn hoá Hàn Quốc thông qua âm nhạc Mục đích chính của nghiên cứu là tìm hiểu cách mà BTS đã sử dụng âm nhạc và hình

Trang 7

ảnh để quảng bá văn hóa Hàn Quốc ra toàn thế giới Điều này bao gồm việc phân tích các yếu tố văn hóa Hàn Quốc được BTS lồng ghép trong âm nhạc, vũ đạo, thời trang, và các sản phẩm truyền thông khác của họ.

Nghiên cứu sự thay đổi về nhận thức văn hoá Một mục đích quan trọng của nghiên cứu là xem xét cách mà hoạt động của BTS đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân thế giới về văn hóa Hàn Quốc Điều này bao gồm việc nghiên cứu về sự gia tăng của các khóa học tiếng Hàn, sự phổ biến của các tour

du lịch Hàn Quốc, và sự chấp nhận của các giá trị văn hóa Hàn Quốc tại các quốc gia khác

Nhìn chung, mục đích của nghiên cứu về hoạt động quảng bá văn hóa Hàn Quốc thông qua nhóm nhạc BTS không chỉ là để hiểu rõ hơn về sự thành công của họ mà còn để rút ra những bài học và chiến lược có thể áp dụng vào việc quảng bá văn hóa của các quốc gia Qua nghiên cứu này, sinh viên có thể áp dụng, thực hành kiến thức đã thu nhận cũng như hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, học tập sau này của sinh viên

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể khi nghiên cứu chủ đề thông tin đối ngoại: “QUẢNG BÁ VĂN HOÁ HÀN QUỐC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NHẠC BTS” có thể kể đến như:

Thứ nhất, đánh giá tác động toàn cầu của BTS: Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của BTS đến sự nhận diện và yêu thích văn hóa Hàn Quốc trên toàn cầu Điều này bao gồm việc xem xét sự phổ biến của BTS trong các thị trường quốc tế, sự tham gia của người hâm mộ từ nhiều quốc gia, và những thành tựu quốc tế mà BTS đã đạt được

Trang 8

Thứ hai, xác định vai trò của BTS trong làn sóng Hallyu: Nghiên cứu nhằm xác định vai trò của BTS trong làn sóng Hallyu (Hàn lưu) và xem xét cách họ đã góp phần làm gia tăng sự quan tâm và yêu thích đối với các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc khác như phim ảnh, thời trang, và ẩm thực.

Thứ ba, đề xuất các chiến lược quảng bá văn hóa tương lai: Dựa trên những phân tích và kết quả nghiên cứu, mục đích là đề xuất các chiến lược quảng bá văn hóa hiệu quả cho tương lai Điều này sẽ giúp các nghệ sĩ và công

ty giải trí khác của Hàn Quốc học hỏi và áp dụng vào các chiến dịch quảng bá văn hóa của họ

Bằng cách nghiên cứu những mục tiêu cụ thể này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn

về BTS và cách họ quảng bá văn hoá Hàn Quốc khi hoạt động sự nghiệp, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các hoạt động quảng bá văn hóa sau này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với chủ đề: “QUẢNG BÁ VĂN HOÁ HÀN QUỐC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NHẠC BTS ”, vấn đề được đặt ra là: cần hiểu được tác động của BTS trong quá trình quảng bá văn hoá Hàn Quốc trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Để thực hiện được nhiệm vụ của bài Tiểu luận, ta cần: tham khảo các bài tiểu luận, đề tài, khoá luận đã được thực hiện; phân tích – tổng hợp các số liệu, dữ liệu tìm được từ các bài báo, bài viết về chủ đề giống hoặc tương tự

4 Kết cấu tiểu luận

Trang 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ “QUẢNG

BÁ VĂN HOÁ HÀN QUỐC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM

NHẠC BTS”

1.1 Khái niệm và nội hàm

1.1.1 Khái niệm Thông tin đối ngoại

"Thông tin" là một trong những khái niệm có rất nhiều cách hiểu khác

nhau

Trong tiếng Latinh: "Thông tin" (informatio) nghĩa là thông báo, giải thích, tóm tắt Thông tin là bất kỳ một chi tiết hoặc một thông báo mà ai đó quan tâm Thông tin cũng có thể là những thông báo về đối tượng và những hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta, về những thông số, bản chất và tình trạng của chúng, những điều mà hệ thống thông tin (máy móc, con người) đã truyền tải lại trong quá trình công việc và cuộc sống

Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa "Thông tin":

I) Động từ: truyền tin, đưa tin báo cho nhau biết Ví dụ: "Thông tin băng điện thoại Có gì thông tin cho nhau biết với"

II) Danh từ: 1 Tin tức được truyền đi cho biết Ví dụ: "Theo thông tin mới nhận được"

“Thông tin còn được coi là đặc tính của mọi sự phản ánh thế giới từ giới vô cơ đến giới hữu cơ, từ đơn giản đến phức tạp Đó là đặc tính phản ánh của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người Thông tin là sản phẩm của ý thức con người phản ánh thực tại khách quan, mang tính chất chọn lọc được diễn đạt trong thông báo và được sử dụng trong đời sống xã hội

Từ các khái niệm khác nhau về thông tin nêu trên, có thể rút ra và thống nhất sử

dụng khái niệm mang tính phổ biến và phù hợp nhất về thông tin, đó là: Thông

Trang 10

tin là tin tức, thông báo, tri thức về một sự vật hay một hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức nhất định, được tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng qua các phương thức thích hợp.

Thông tin đối ngoại: Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về thông

tin đối ngoại Có thể tiếp cận thông tin đối ngoại theo ba cách:

Thông tin đối ngoại là một dụng thông tin: Thông tin đối ngoại được hiểu

là tin tức, là thông báo, là trí thức về một sự vật hay một hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức nhất định, được tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng trong công tác đối ngoại Thông tin đối ngoại bao gồm những thông tin trong nước và quốc tế được dùng trong quá trình hoạt động đối ngoại

Thông tin đối ngoại là một lĩnh vực hoạt động: "Thông tin đối ngoại là

một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thể giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?'

Theo Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại được ban hành kèm theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ, thông tin đối ngoại là "thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của

Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam"

- Thông tin đối ngoại là một ngành đào tạo: Có nhiệm vụ "đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ở bậc đại học có khả năng thực hiện các

Trang 11

chức trách của các phóng viên, biên tập viên thông tin đối ngoại tại các cơ quan thông tấn, báo chí: công tác tham mưu, tư vấn, tổ chức, quản lý hoạt động thông tin đối ngoại tại các bộ phận, cơ quan, tổ chức đối ngoại và quan hệ quốc tế của Đảng Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội: hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản hệ thống kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ thông tin đối ngoại Đồng thời có thể tự học tự nâng cao trình độ hoặc tiếp tục học tập ở những bậc học cao hơn”

Từ những cách tiếp cận nêu trên, có thể rút ra khái niệm thông tin đổi

ngoại như sau: Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam; làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế giới; đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế,

sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc.

1.1.2 Quyền lực mềm

Học thuyết quyền lực mềm (soft power) lần đầu tiên được GS Joseph Nye phân tích, hệ thống hóa và nâng cấp thành một lý luận quan hệ quốc tế vào năm 1990 Theo đó, nội hàm của quyền lực mềm có thể được hiểu là sức hấp dẫn, thuyết phục, khả năng ảnh hưởng, lôi kéo của một quốc gia đối với các quốc gia khác bằng các giá trị hệ tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển, hệ thống thể chế, chính sách đối nội, đối ngoại

Gần đây hơn Joseph Nye định nghĩa quyền lực mềm như sau: “Quyền lực mềm là một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp

Trang 12

dẫn chứ không phải ép bức hoặc dụ dỗ Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hoá, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước.”

Có thể thấy quyền lực mềm chỉ là một phần của sức ảnh hưởng (ngoài quyền lực mềm, sức ảnh hưởng còn có thể được tạo ra bằng quyền lực cứng), không chỉ là sự thuyết phục, mà quyền lực mềm là khả năng lôi cuốn và hấp dẫn khiến người khác tự nguyện quy thuận và đi theo

Theo Joseph Nye, ba nguồn cơ bản của quyền lực mềm bao gồm: (1) văn hóa của một quốc gia; (2) tư tưởng chính trị và chính sách đối nội; (3) chính sách ngoại giao.

Văn hoá giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, bao gồm từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động Khác biệt văn hóa là một trong những nguyên nhân chính khiến các quốc gia có cách tiếp cận vấn đề và mong muốn những lợi ích khác nhau Do đó mức độ phổ biến và được chấp nhận của văn hoá một quốc gia là một nguồn then chốt của quyền lực mềm

Khi những nét văn hoá của một quốc gia được phổ biến và chấp nhận rộng rãi thì quốc gia đó sẽ tăng cường khả năng đạt được mục đích mong muốn

vì đã xoá nhoà được phần nào sự khác biệt kể trên và các chủ thể khác sẽ tự nguyên làm theo để đạt được lợi ích chung

Văn hoá được chia thành hai nhóm: văn hoá hàn lâm và văn hoá đại chúng, đều có thể trở thành nguồn quyền lực mềm có tác động khác nhau đối với từng đối tượng và tùy thuộc vào bối cảnh tiếp nhận.Văn hóa hàn lâm gồm giáo dục, nhạc thính phòng, kịch cổ điển…tác động tới một nhóm đối tượng không nhiều nhưng có sức ảnh hưởng mạnh đến các cấp nhà nước và việc quản

Trang 13

lý xã hội như hoạch định chính sách Do phạm vị nhỏ nên tác động của nhóm văn hoá này dễ xác định Trong khi đó, văn hoá đại chúng bao gồm phim ảnh, chương trình truyền hình, nhạc phổ thông, thể thao,…tác động đến nhóm đối tượng rất lớn bao gồm nhiều tầng lớp trong xã hội Những ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao trong trường hợp này chính là những đại sứ quảng bá quyền lực mềm cho quốc gia mình.

1.2 Những vấn đề thực tiễn

1.2.1 Quyền lực mềm văn hóa Hàn Quốc

Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, Hàn Quốc đã triển khai nhiều chính sách văn hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành văn hóa và đưa văn hóa trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Myung-hwan Yoo đã khẳng định “cùng với những nỗ lực ngoại giao tập trung vào quốc phòng trong những năm 1980

và kinh tế và thương mại trong những năm 1990, văn hóa sẽ là trụ cột thứ ba của sức mạnh ngoại giao trong thế kỉ XXI”7 Qua các giai đoạn phát triển, Hàn Quốc đều kiên định mục tiêu chung là “xuất khẩu” văn hóa ra các thị trường quốc tế, đưa nước này trở thành cường quốc về công nghiệp giải trí Thực tế cho thấy, Hàn Quốc đang thành công trong xây dựng và phát huy quyền lực mềm văn hóa Hallyu (Hàn lưu), phương tiện phổ biến nhất của quyền lực mềm của Hàn Quốc khởi nguồn từ những năm 1990, đã phát triển thành một dòng chảy văn hóa trải dài từ khắp các châu lục với các chương trình truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, xu hướng làm đẹp và ẩm thực Sau thành công của việc xuất khẩu các chương trình truyền hình Hàn Quốc (K-drama), Hallyu đã phát triển các “đế chế” âm nhạc nổi tiếng (ICpop), với các ngôi sao nổi tiếng trên toàn cầu như TVXQ, Girls’ Generation hay BTS Hallyu được nhận định là một nguồn lực quan trọng của Hàn Quốc để tạo ra quyền lực mềm, xây dựng một hình ảnh tích

Trang 14

cực và thương hiệu quốc gia hấp dẫn, đồng thời tránh những căng thẳng tiềm ẩn trên các không gian khác.

1.2.2 Làn sóng văn hoá Hàn Quốc - Hallyu (Hàn Lưu)

Làn sóng Hallyu lấy mốc ra đời từ những năm 1990, nhưng đỉnh cao của

nó đã xuất hiện vào những năm 2000 và 2010 Một số yếu tố chính đã góp phần vào sự phát triển của Hallyu bao gồm: Phim ảnh và truyền hình Hàn Quốc; Nhạc K-Pop; Phong cách thời trang; Ẩm thực

Làn sóng Hallyu là một thuật ngữ tiếng Hàn (한류) được dùng để miêu tả sự lan tỏa và phổ biến của văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài

"한" có nghĩa là Hàn Quốc và "류" có nghĩa là làn sóng hoặc dòng chảy Làn sóng Hallyu bao gồm nhiều khía cạnh của văn hóa Hàn Quốc, như âm nhạc, phim ảnh, truyền hình, thực phẩm, thời trang, và văn hóa truyền thống

Trong số này, phim ảnh và âm nhạc có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất Nếu như các

bộ phim truyền hình Hàn Quốc (còn được gọi là K-Drama) khiến các bà nội trợ

và giới trẻ khắp châu Á dán mắt và màn ảnh (truyền hình lẫn web), cũng như tốn không biết bao nhiêu là giấy lau nước mắt, thì những bộ phim điện ảnh cũng vươn tầm quốc tế, với đỉnh cao là “Parasite” thắng giải Oscar Phim hay nhất năm 2020, “Broker” và “Decision to Leave” được vinh danh ở Liên hoan phim Cannes năm 2022

Âm nhạc Hàn Quốc thậm chí còn “càn quét” các bảng xếp hạng âm nhạc uy tín nhất thế giới sớm hơn thế, khi hết BTS lại tới BlackPink khiến giới trẻ từ châu

Mỹ, châu Âu tới tận châu Phi phải điên đảo

Trang 15

Sự phổ biến của Hallyuu trên toàn thế giới tạo hiệu ứng mạnh đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc Qua phân tích các dữ liệu xuất khẩu của Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc từ năm 2001 đến năm 2011 cho thấy tỷ lệ thuận giữa sự gia tăng 100 USD doanh thu xuất khẩu các sản phẩm văn hóa Hàn lưu kéo theo sự gia tăng 412 USD doanh thu xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng.

1.2.3 Nhóm nhạc BTS

7 chàng trai của nhóm nhạc BTS - Bangtan Sonyeondan - đã tạo nên một

“cơn sốt” chưa từng có tại địa hạt âm nhạc và giải trí toàn cầu kể từ khi ra mắt vào năm 2013 Sự nổi tiếng của BTS đã lan tỏa từ Hàn Quốc đến toàn thế giới

Cho đến nay, BTS được xem là biểu tượng thành công vang dội nhất, ấn tượng nhất của nền văn hóa Hallyu - một thị trường xuất khẩu văn hóa đại chúng với đa dạng sản phẩm như K-Pop, phim truyền hình, phim điện ảnh… Ban đầu, sự lan truyền của văn hóa Hallyu trong khu vực Đông Á được thúc đẩy bởi những tương đồng về văn hóa và tư tưởng giữa những nước trong khu vực này; đồng thời vẫn có sức hút bí ẩn nhất định với người tiêu dùng tại các nước khác trong khu vực Châu Á nói chung Phải đến khi văn hóa Hallyu bùng nổ ở quy mô toàn cầu, văn hóa đương đại của Hàn Quốc mới chính thức đạt đến một đỉnh cao thành công mới

BTS được xem là “nhóm nhạc toàn cầu”, là ví dụ điển hình cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của quyền lực mềm Hàn Quốc thông qua việc tạo ra một hình ảnh và một thông điệp thực sự có “sức nặng”, có ảnh hưởng sâu rộng bất kể khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày đăng: 06/08/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Yim Hyun-su, “Daechwita: When traditional music meets K-pop”, The Korea Herald, 2020, http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20200608000741 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Daechwita: When traditional music meets K-pop
4. Park Ji won, “K-pop's global appeal creates Hangeul craze”, The Koreantimes, 2020, http://www.koreatimes.co.kr/www/news/nation/2020/10/398_298033.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: K-pop's global appeal creates Hangeul craze
5. Mark Savage, “BTS named world's best-selling artists of 2020”, BBC news, 2021, https://www.bbc.com/ news/entertainment-arts-56283259.Giới chuyên môn Sách, tạp chí
Tiêu đề: BTS named world's best-selling artists of 2020
1. Phạm Minh Sơn (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn Khác
2. Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w