1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

môn quản trị chuỗi cung ứng đề tài kỹ thuật cpfr

16 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Thuật CPFR
Tác giả Nguyễn Thị Trà Giang, Lê Thị Thảo Ly, Nguyễn Đoàn Lê Na, Phùng Thị Thanh Huyền, Phan Lâm Gia Minh
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Phi Hoàng
Trường học Trường Đại Học Tài Chính-Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

CPFR cũng tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác bán lẻ, cung ứng trong chuỗi cung ứng SCM.Trước đây, cũng đã xuất hiện các chiến lược kiểm soát hàng tồn kho như Quảnlý tồn

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: KỸ THUẬT CPFR

GVHD: T.S Nguyễn Phi Hoàng NHÓM SV: Nguyễn Thị Trà Giang-2221000436

Lê Thị Thảo Ly-2221000547 Nguyễn Đoàn Lê Na-2221000571 Phùng Thị Thanh Huyền- 2221000497 Phan Lâm Gia Minh - 2221000564

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2024

Trang 2

Lời mở đầu

Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình quản lý dòng chảy của hàng hóa và dịch

vụ, bao gồm các hoạt động liên quan chuyển đổi từ nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng và đưa sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng Hay nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý một cách xuyên suốt các quy trình tạo ra giá trị gia tăng giữa các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng

Và đặc biệt, kỹ thuật CPFR đã và đang được thực hiện tại hàng ngàn công ty trên toàn thế giới Nhiều công ty như Motorola, Walmart, P&G áp dụng thành công

mô hình kỹ thuật này với nhiều nhà bán lẻ của họ Nhờ đó mà hàng tồn kho giảm, doanh thu tăng, và quản lý hàng hóa chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu dùng CPFR cũng tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác bán lẻ, cung ứng trong chuỗi cung ứng SCM

Trước đây, cũng đã xuất hiện các chiến lược kiểm soát hàng tồn kho như Quản

lý tồn kho bởi Nhà cung cấp - Vendor Managed Inventory (VMI) hoặc Chương trình

Bổ sung Liên tục - Continous Replishment Program (CRP) cũng đã tập trung vào hợp tác nhằm tăng hiệu quả Tuy nhiên, những chiến lược này cũng chỉ giải quyết một phần của chuỗi cung ứng, và bỏ qua những yếu tố quan trọng khác như lập kế hoạch

và dự báo sản xuất Trọng tâm của CPFR rộng hơn và mục tiêu cũng lớn hơn CPFR

sử dụng các hệ đo lường thông thường, ngôn ngữ tiêu chuẩn và doanh nghiệp ký các thỏa thuận chung để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng nhằm mang lại lợi ích cho tất

cả các thành viên tham gia Cơ sở của CPFR là tất cả các thành phần của chuỗi cung ứng đều tham gia phát triển một dự báo chung Mỗi thành phần tham gia trong một qui trình CPFR (ví dụ cung ứng, sản xuất, phân phối hoặc bán lẻ) có thể xem và sửa đổi dữ liệu dự báo để tối ưu hóa các quá trình dọc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng

Đặc biệt, CPFR sẽ loại bỏ các dự đoán không chính xác trong dự báo CPFR

có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà bán lẻ chia sẻ kế hoạch của họ với các kiến thức được chi tiết hóa đến lượng tiêu thụ và tồn kho của mỗi đơn vị, cho phép các đối tác

Trang 3

hình dung bức tranh lớn hơn về toàn bộ chuỗi cung ứng thay vì chỉ riêng doanh nghiệp của họ

Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật CPFR trong quản trị chuỗi cung ứng cững như những lợi ích mà CPFR mang lại, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích những nội dung sau:

- CPFR là gì?

- Tại sao DN nên áp dụng kỹ thuật CPFR vào quản trị chuỗi cung ứng?

- Những lợi ích mà CPFR có thể mang đến cho công tác quản trị chuỗi cung ứng

- Những khó khăn khi triển khai CPFR tại doanh nghiệp

Trang 4

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

PHẦN B: Nội dung 5

I Giới thiệu về kỹ thuật CPFR 5

1 Khái niệm 5

2 Các nhiệm vụ chính của CPFR 5

II Tại sao DN nên áp dụng kỹ thuật CPFR vào quản trị chuỗi cung ứng? 6

III Những lợi ích mà CPFR có thể mang đến cho công tác quản trị chuỗi cung ứng 7 IV Những khó khăn khi triển khai CPFR tại doanh nghiệp 9

V CPFR thành công của Heineken USA Inc 11

Kết luận 13

Tài liệu tham khảo 14

Trang 5

PHẦN B : Nội dung

I Giới thiệu về kỹ thuật CPFR

1 Khái niệm

CPFR, mô hình hoạch định, dự báo và cung cấp bổ sung trên cơ sở hợp tác (Collaborative Planning Forecasting and Replenishing) là một sáng kiến đa ngành được thiết kế nhằm cải thiện mối quan hệ nhà cung cấp/nhà sản xuất/nhà bán lẻ thông qua các quy trình lập kế hoạch đồng quản lý và chia sẻ thông tin (các hoạt động dự báo lượng cầu, về sản xuất, lập kế hoạch thu mua và bổ sung hàng tồn kho xuyên suốt chuỗi cung ứng) Nó là một phương pháp nằm trong chuỗi cung ứng tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả thông qua sự hợp tác trực tiếp giữa tất cả các đối tác thương mại với sự tập trung tối đa vào người tiêu dùng

CPFR còn được xem như là một thực hành kinh doanh (business practice) mà

ở đó có sự kết hợp sự thông minh của rất nhiều các thành viên trong chuỗi cung ứng trong các hoạt động lập kế hoạch và đáp ứng như cầu khách hàng

2 Mô hình CPFR

Mô hình CPFR cung cấp một bộ khung chung cho các khía cạnh cộng tác gồm:

- Thiết lập chiến lược và quy hoạch: Xây dựng các nguyên tắc cơ bản để

thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác

- Quản lý cung ứng dựa trên nhu cầu tiêu dùng: Đảm bảo việc quản lý

đơn đặt hàng và giao hàng theo kế hoạch chung, dựa trên nhu cầu thực tế của người tiêu dùng

- Thực hiện đơn đặt hàng và bổ sung hàng hóa: Quản lý quá trình đặt

hàng, giao hàng, nhận hàng, và bổ sung vào hệ thống bán lẻ, đồng thời ghi lại các giao dịch bán hàng và thanh toán

- Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: Kiểm soát và đánh giá các hoạt động

lập kế hoạch và thực hiện để xử lý các điều kiện ngoại lệ Tổng hợp kết

Trang 6

quả, tính toán các chỉ số hiệu suất chính, chia sẻ thông tin chi tiết và điều chỉnh kế hoạch để liên tục cải thiện kết quả

Hầu hết các công ty đều tham gia vào tất cả các hoạt động kể trên vào bất kỳ thời điểm nào Các vấn đề trong quá trình thực hiện có thể ảnh hưởng đến chiến lược

và phân tích lại những vấn đề đó nhằm điều chỉnh dự báo một cách kịp thời

Hình:Mô hình CPFR 2.0 (GS1 US - 2014)

3 Các nhiệm vụ chính của CPFR

CPFR bao gồm 3 nhiệm vụ chính là Collaborative Planning, Forecasting và Replenishment, trong đó mỗi thành phần ứng với các hoạt động sau:

- Hợp tác Hoạch định (Collaborative Planing): Đây là hoạt động thương

lượng, thỏa thuận ban đầu để tiến tới xác định trách nhiệm của mỗi công ty

Trang 7

(mỗi bên tham gia) sẽ tham gia hợp tác với nhau trong mô hình CPFR Trong hoạt động đầu tiên này, các bên tham gia sẽ xây dựng kế hoạch liên kết làm việc với nhau như thế nào để đáp ứng đủ lượng cung – cầu

- Hợp tác Dự báo (Collaborative Forecasting): Đây là hoạt động thực hiện dự

báo doanh thu cho tất cả các công ty tham gia hợp tác Sau đó, xác định sự khác biệt hay trường hợp ngoại lệ giữa các công ty và giải quyết các trường hợp ngoại lệ để tạo ra dự báo doanh số bán hàng chung

- Hợp tác Cung cấp bổ sung (Collaborative Replenishment): Thực hiện dự

báo các đơn hàng cho tất cả các công ty tham gia hợp tác Xác định trường hợp ngoại lệ giữa các công ty Giải quyết các trường hợp ngoại lệ nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất và phân phối hiệu quả Thực hiện đơn hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng

II Tại sao DN nên áp dụng kỹ thuật CPFR vào quản trị chuỗi cung ứng?

Việc xây dựng và vận hành thành công kỹ thuật CPFR trong chuỗi cung ứng sẽ đem đến lợi ích to lớn trong hoạt động của các doanh nghiệp như sau:

- Nâng cao khả năng cạnh tranh

- Tăng cường mối quan hệ khẳng khít giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng

- Cung cấp các phân tích xác thực về bán hàng và dự báo nhu cầu ngăn chặn

sự xuất hiện của “hiệu ứng Bullwhip” (sự diễn dịch sai lệch về mức cầu trên thị trường đối với một sản phẩm nào đó giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng)

Trang 8

Hình 1: Hiệu ứng Bullwhip

- Sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các điểm bán hàng (Point of Sales ~ POS), chương trình khuyến mãi, sự xuất hiện sản phẩm mới, nhằm gia tăng

độ chính xác của dự báo

- Quản trị tốt hơn về chuỗi nhu cầu (demand chain) và chủ động loại bỏ các trục trặc, bất ốn trước khi chúng thật sự xảy ra

- Tích hợp được các hoạt động như lập kế hoạch, dự báo, logistics trong toàn chuỗi cung ứng

- Hiếu biết sâu sắc hơn về hành vi tiêu dùng của khách hàng và từ đó tăng cường hiệu quả công tác quản trị danh mục hàng hóa (Category Management)

- CPFR cung cấp các chỉ số có thế đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn chuỗi như tỷ lệ thiếu thời gian sản xuất hay giao hàng (product lead time), vòng quay hàng tồn kho, từ đó cải thiện sự hiệu quả của chuỗi cung ứng, gia tăng dịch

vụ khách hàng, gia tăng doanh thu và lợi nhuận

III Những lợi ích mà CPFR có thể mang đến cho công tác quản trị chuỗi cung ứng

1 Đối với nhà bán lẻ

Trang 9

- Tăng mức độ chính xác của dự báo: CPFR giúp cải thiện độ chính xác của dự báo nhu cầu, từ đó giảm thiểu tình trạng thiếu hàng và tồn kho dư thừa

- Giảm chi phí: CPFR giúp giảm chi phí vận hành, chi phí kho bãi và chi phí quản lý hàng tồn kho

- Tăng hiệu quả hoạt động: CPFR giúp tăng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng,

từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà bán lẻ

Dưới đây là một vài thông số cho thấy mức độ hiệu quả của mô hình CPFR mang lại cho nhà bán lẻ:

Lợi ích của nhà bán lẻ Cải tiến điển hình

Tỷ lệ sử dụng kho tốt hơn 2% - 8%

Mức độ tồn kho thấp 10% - 40%

Doanh số tăng 5% - 20%

Chi phí logistics thấp 3% - 4%

2 Đối với nhà sản xuất

- Tăng doanh số bán hàng: CPFR giúp nhà cung cấp dự đoán nhu cầu của nhà bán lẻ một cách chính xác, từ đó lên kế hoạch sản xuất và cung ứng hiệu quả hơn

- Cung cấp một nền tảng theo dõi liên tục các tín hiệu nhu cầu, từ đó, các doanh nghiệp có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu khách hàng

- Giảm chi phí: CPFR giúp nhà cung cấp giảm chi phí vận hành, chi phí kho bãi

và chi phí quản lý hàng tồn kho

- Giúp giảm tình trạng hết hàng và rút ngắn chu kỳ đặt hàng, do đó cải thiện lượng sản phẩm có thể cung cấp và tăng sự hài lòng của người tiêu dùng CPFR giúp đưa đúng sản phẩm vào đúng nơi và đúng thời điểm

- Tăng khả năng hợp tác: CPFR giúp tăng cường sự hợp tác và tin cậy giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ

Dưới đây là một vài thông số cho thấy mức độ hiệu quả của mô hình CPFR mang lại cho nhà sản xuất:

Trang 10

Lợi ích của nhà sản xuất Cải tiến điển hình

Mức tồn kho thấp 10% - 40%

Chu kỳ đặt hàng nhanh hơn 12% - 30%

Doanh thu tăng 2% - 5%

Dịch vụ với khách hàng tốt hơn 5% - 10%

3 Đối với doanh nghiệp

- Chuỗi cung ứng của một công ty bắt đầu từ nhà cung cấp và kết thúc với các khách hàng Một công ty thường có nhiều khả năng sẽ không hiểu nhiều hoạt động của các nhà cung cấp CPFR sẽ cung cấp thêm thông tin cho công ty về vấn đề này, và kết nối các chuỗi cung ứng của một công ty, cho phép sản phẩm

di chuyển nhanh hơn trong chuỗi cung ứng

4 Đối với nhà cung cấp

- Theo CPFR, công ty sẽ chia sẻ thông tin với các bên cung cấp, bao gồm những

dự đoán về những gì công ty sẽ cần trong tương lai và thời điểm công ty cần

có được chúng Điều này giúp giảm bớt sự không chắc chắn đối với các nhà cung cấp

- Các nhà cung cấp biết rằng họ sẽ phải có một số hàng hóa cụ thể để cung ứng cho công ty tại thời điểm và địa điểm nhất định Họ không còn phải chờ đợi đơn hàng đến và để rồi mới xử lí Thay vì thiếu một sản phẩm nào đó, ví dụ như 100 đôi giày cỡ 36, nhà cung cấp có thể xác định chính xác khi nào công

ty sắp hết hàng và chuẩn bị sẵn một lô hàng bổ sung

5 Đối với khách hàng

- Khách hàng là những người được hưởng lợi từ CPFR Dịch vụ khách hàng được cải thiện nhờ công ty đưa ra được các dự báo tốt hơn Thậm chí hiện nay

có những tủ lạnh sẽ theo dõi lượng đồ trong tủ, và ví dụ như khi tủ lạnh của một khách hàng hết sữa, nó sẽ thông báo cho cửa hàng tạp hóa để mang thêm sữa trong lần chuyển hàng hóa tiếp theo đến nhà bạn

IV Những khó khăn khi triển khai CPFR tại doanh nghiệp

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực từ kỹ thuật CPFR thì để triển khai thực hiện CPFR cũng gặp nhiều thách thức khó khăn cho doanh nghiệp và chuỗi cung ứng

Trang 11

- Thiếu sự hợp tác và đồng thuận giữa các bộ phận trong doanh nghiệp: Để

triển khai CPFR thành công, các bộ phận trong doanh nghiệp cần phải hợp tác chặt chẽ và đồng thuận với nhau Điều này đòi hỏi sự hiểu biết và tôn trọng giữa các bộ phận, cũng như sự linh hoạt trong việc thay đổi quy trình làm việc

để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả

- Thiếu sự tin tưởng và chia sẻ thông tin: CPFR yêu cầu việc chia sẻ thông tin

giữa các bên để có thể dự đoán và lập kế hoạch sản xuất, cung ứng và tiêu thụ hàng hóa hiệu quả Tuy nhiên, việc này có thể gặp khó khăn do sự thiếu tin tưởng giữa các bên, cũng như do lo ngại về việc tiết lộ thông tin quan trọng cho đối tác

- Khó khăn trong việc tích hợp hệ thống thông tin: Việc triển khai CPFR đòi

hỏi sự tích hợp giữa các hệ thống thông tin của các bên liên quan Tuy nhiên, việc này có thể gặp khó khăn do sự không đồng nhất về nền tảng công nghệ, cấu trúc dữ liệu và quy trình làm việc giữa các bên, cũng như do khả năng kỹ thuật và tài chính của các doanh nghiệp

- Chi phí và thời gian triển khai: Triển khai CPFR đòi hỏi đầu tư về cả nguồn

lực và thời gian để xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân viên và thay đổi quy trình làm việc Điều này có thể là một thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, do họ có thể gặp khó khăn trong việc cân nhắc chi phí và lợi ích từ việc triển khai CPFR

- Đối phó với biến động thị trường: CPFR yêu cầu việc dự đoán và phản ứng

nhanh chóng với biến động thị trường Tuy nhiên, việc này có thể gặp khó khăn do sự không chắc chắn và khó lường của thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế Để đối phó với điều này, các doanh nghiệp cần phải có khả năng linh hoạt và sẵn sàng thay đổi kế hoạch sản xuất

và cung ứng theo tình hình thị trường

Một số ví dụ cụ thể:

- Thiếu sự hợp tác và đồng thuận giữa các bộ phận trong doanh nghiệp: Ví dụ,

bộ phận sản xuất có thể muốn tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, trong khi bộ phận kinh doanh lại muốn giảm sản lượng để hạn chế tồn kho Sự không đồng

ý giữa các bộ phận này có thể gây ra sự cố trong việc triển khai CPFR

Trang 12

- Thiếu sự tin tưởng và chia sẻ thông tin: Ví dụ, doanh nghiệp A không muốn

chia sẻ thông tin về dự báo doanh số bán hàng với đối tác B vì lo ngại rằng thông tin đó có thể được sử dụng để lợi ích của đối tác mà không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp A

- Khó khăn trong việc tích hợp hệ thống thông tin: Ví dụ, doanh nghiệp C sử

dụng hệ thống quản lý hàng tồn khác nhau với đối tác D, việc tích hợp dữ liệu

từ hai hệ thống này để thực hiện CPFR có thể gặp khó khăn do sự không đồng nhất về cấu trúc dữ liệu

- Chi phí và thời gian triển khai: Ví dụ, doanh nghiệp E, một công ty nhỏ, có

nguồn lực hạn chế và không có khả năng đầu tư nhiều vào việc triển khai CPFR do chi phí và thời gian đầu tư cao

- Đối phó với biến động thị trường: Ví dụ, doanh nghiệp F đã lập kế hoạch sản

xuất theo dự báo CPFR, nhưng sau đó thị trường bất ngờ giảm cầu, dẫn đến tình trạng tồn kho cao và lỗ lớn do không thể thích nghi nhanh chóng với biến động thị trường

V CPFR thành công của Heineken USA Inc

Các loại bia thông thường có hạn sử dụng từ sáu đến chín tháng, tuy

nhiên, trước đây, Heineken đã phải mất 10 – 12 tuần để giao bia cho nhà phân

phối của mình – gần một nửa thời gian sử dụng

Trang 13

Vào năm 1995, Heineken quyết định triển khai phần mềm Voyager

XPS ứng dụng Logility’s CPFR và Internet nhằm kết với khách hàng và nhà

cung cấp Tất cả các thông tin trao đổi đều được tập trung tại cơ sở dữ liệu trung tâm Thông qua hệ thống, Heineken có thể nắm bắt kịp thời các dữ liệu liên quan đến báo cáo bán hàng lượng hàng tồn kho, xác nhận các dự báo hoặc đơn đặt hàng từ phía nhà phân phối Bên cạnh đó, các nhà phân phối có thể truy cập vào hệ thống để biết thông tin về các dự báo, các chương trình tiếp thị

và khuyến mại cũng như theo dõi và truy tìm đơn hàng

Kết quả, khả năng dự báo và lập kế hoạch của công ty đã được cải

thiện Cụ thể, thời gian giao hàng giảm xuống còn từ 4 – 6 tuần, vòng quay hàng tồn kho đã giảm khoảng 10 ngày, thời gian thực hiện đơn đặt hàng đã

giảm từ ba tháng xuống ba đến bốn tuần Bên cạnh đó, chi phí mua nguyên

vật liệu và chi phí dự trữ hàng tồn kho cũng giảm đáng kể, trong khi chất lượng sản phẩm không hề thay đổi

Ngoài ra, xếp hạng dịch vụ khách hàng của Heineken đã tăng gấp đôi kể từ

khi ứng dụng hệ thống Tính hiệu quả của hệ thống đã giải phóng thời gian cho đội ngũ bán hàng của Heineken, giúp họ có nhiều cơ hội tập trung vào việc bán hàng hơn là theo đuổi những đơn đặt hàng chậm trễ

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w