1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyển đổi số và sự cần thiết của chuyển đổi số

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượtbậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, đặc biệt với sự phát triển vượt bậc của côngnghệ số

Trang 1

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1.Bối cảnh hiện nay của chuyển đổi số 1

2.Mục tiêu và phạm vi bài tiểu luận 1

3.Tóm tắt cấu trúc bài tiểu luận 1

NỘI DUNG 1

Phần I Chuyển đổi số và sự cần thiết của chuyển đổi số 1

1.Khái niệm và thành phần của chuyển đổi số 1

2.Ba trụ cột chính trong quá trình chuyển đổi số 1

3Vai trò của chuyển đổi số 2

Phần II Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số 3

3Hàn Quốc 10

Phần III Bài học cho Việt Nam 14

1.Thực trạng của nền kinh tế và xã hội Việt Nam trên đà chuyển đổi số 14

2.Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 2

MỞ ĐẦU1.Bối cảnh hiện nay của chuyển đổi số2.Mục tiêu và phạm vi bài tiểu luận3.Tóm tắt cấu trúc bài tiểu luậnNỘI DUNG

Phần I Chuyển đổi số và sự cần thiết của chuyển đổi số

1.Khái niệm và thành phần của chuyển đổi số

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cáchsống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số Các mô hình và quátrình kinh doanh số sẽ tái cấu trúc nền kinh tế Chuyển đổi số ở cấp độ hệ thống nhằm thay đổi

hành vi trên quy mô lớn Bản chất chuyển đổi số là sáng tạo

Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượtbậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, đặc biệt với sự phát triển vượt bậc của côngnghệ số như điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo(artificial intelligence), Internet vạn vật (Internet of things) để thúc đẩy năng suất, cải thiện cácquy trình sản xuất, làm việc đồng thời tiếp cận được số lượng khách hàng nhiều hơn, nâng caotrải nghiệm và tạo ra giá trị cao

Chuyển đổi số đã và đang được áp dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hộingày nay Điển hình chúng ta có thể thấy rõ trong lĩnh vực giáo dục, các nền tảng và công cụkỹ thuật số như: Coursera, edX, Udemy, kết hợp với các nền tảng giáo trình điện tử, phầnmềm quản lý học tập đáp ứng được nhu cầu đa dạng và nâng cao chất lượng học tập Bên cạnhđó, các ngân hàng triển khai các phần mềm ngân hàng số: VCB Digibank,Ngân hàng Timo,TP bank, kết hợp với các phương thức thanh toán hiện đại: Apple Pay, Samsung Pay, trênnhiều nền tảng để tạo sự nhanh chóng, an toàn, tiện lợi cho người tiêu dùng Do đó, ứng dụngchuyển đổi số chính là nền tảng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội.

2.Ba trụ cột chính trong quá trình chuyển đổi số

2.1Chính phủ số

Chính phủ số là chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hìnhhoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên các dữ liệu và công nghệ số, để nâng cao khảnăng cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lựcđược tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết tốt những vấnđề lớn trong phát triển đất nước và quản lý kinh tế xã hội

Chính phủ số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay Chínhphủ số giúp chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng tham nhũng, minhbạch hơn, kiến tạo sự phát triển xã hội, nâng cao năng suất lao động

2.2Kinh tế số

Kinh tế số được hiểu đơn giản là khái niệm liên quan đến sự chuyển đổi và tích hợp cáccông nghệ số và dữ liệu số vào các hoạt động kinh tế, sản xuất, giao dịch và quản lý doanh

Trang 3

nghiệp Theo nhóm cộng tác kinh tế số của Oxford, kinh tế số là “nền kinh tế dựa trên côngnghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”

Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số cho phép tối ưu hóa năng suất và nâng cao sứcsản xuất sản phẩm, giảm thiểu lãng phí Đồng thời, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khai thác tốthơn trải nghiệm khách hàng đồng thời tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhờ sự phát triểnvượt bậc của các sàn thương mại điện tử bất kể những hạn chế về mặt khoảng cách, địa lý.

2.3Xã hội số

Xã hội số là xã hội mà công nghệ được tích hợp mặc định vào mọi khía cạnh trong đờisống xã hội của người dân, công dân được kết nối, tương tác, thành thạo các kỹ năng về mảngkỹ thuật số để sử dụng hiệu quả dịch vụ số, hình thành mối quan hệ mới trong môi trường số,văn hóa số, xã hội hóa

Theo nghĩa rộng, xã hội số bao trùm lên mọi hoạt động của con người, từ chính phủ,kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí, Trong xã hội số, mọi người có thể dễ dàng tiếp cậnthông tin, giao tiếp với nhau và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Theo nghĩa hẹp, xã hội số bao gồm công dân số và văn hóa số Công dân số là nhữngngười có khả năng sử dụng công nghệ số để học tập, làm việc và tham gia các hoạt động xãhội Văn hóa số là những giá trị, chuẩn mực, hành vi được hình thành trong xã hội số.

3Vai trò của chuyển đổi số

Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho các quốc gia hiện nay, nền tảng cho sựthúc đẩy phát triển và nâng cao đời sống xã hội cho người dân Sự phát triển của chính phủ sốgiúp Chính phủ hoạt động hiệu quả, năng suất hơn, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, giảmbớt nạn quan liêu, tham nhũng thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của đất nước Trong quátrình tăng trưởng kinh tế, kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăngnăng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng nhanh và mạnh, thoát bẫy thu nhập trung bình.Xã hội hóa giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹpkhoảng cách phát triển, giảm bất bình đẳng.

Chuyển đối được nhắc đến như một giải pháp mở khóa cho các vấn đề trong doanhnghiệp ở thời đại hiện nay Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nhu cầu của khách hàngngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhucầu và tiếp cận được số lượng khách hàng lớn trong phạm vi dài dù có những hạn chế về mặtđịa lý Đồng thời, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác, kịp thời nhờ hệ thống báocáo thông tin tốc độ, tối ưu hóa, tạo động lực thúc đẩy năng suất làm việc, nâng cao hiệu quảcông việc đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin doanh nghiệp Chuyển đổi số giúp cácdoanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành bằng cắt giảm bớt nhân công thủ công, hợp lýhóa quy trình sản xuất và nâng cao năng suất Định hướng sự phát triển bền vững cho cácdoanh nghiệp để hướng đến 5 mục đích cuối của chuyển đổi số: Tăng tốc độ ra thị trường;Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suấtnhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng

Trang 4

Phần II Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số1.Estonia

Quốc gia Estonia nằm ở khu vực Bắc Âu, có diện tích hơn 45.000km và dân số hơn 1,3triệu người Ngày nay, Estonia được công nhận là một trong những xã hội kỹ thuật số tiên tiếnnhất trên thế giới Ngoài ra, Estonia cũng là một trong những quốc gia hàng đầu về phát triểnchính phủ điện tử tại châu Âu.

1.1Thực tiễn

Estonia đã trải qua sự phát triển nhanh chóng Trong một thập kỷ sau khi tách khỏi LiênXô, Estonia đã chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một quốc gia công nghệ cao Quátrình chuyển đổi này chặt chẽ liên quan đến quá trình chuyển đổi số của quốc gia Estoniađược biết đến là một trong những quốc gia tiên phong trong việc soạn thảo chiến lược chínhphủ điện tử vào giữa những năm 1990.

Thành công của quá trình chuyển đổi số ở Estonia được công nhận lần đầu vào năm2000 khi họ đã vượt qua nhiều quốc gia giàu có khác trong việc cung cấp dịch vụ công trựctuyến, với 99% dịch vụ có sẵn trực tuyến 24/7 Năm 2007, Estonia trở thành quốc gia đầu tiêntrên thế giới cho phép bầu cử trực tuyến Đến năm 2011, Estonia dẫn đầu về công nghệ thôngtin ở châu Âu Trong chỉ số phát triển chính phủ điện tử toàn cầu, Estonia xếp thứ 13 vào năm2016, thứ 16 vào năm 2018 và thứ 3 vào năm 2020 Hầu hết mọi công dân Estonia đều đượckết nối qua Internet.

1.2Ứng dụng cụ thể

1.2.1 Chính phủ điện tử

Công việc của Chính phủ đã được chuyển đổi sang mô hình số hóa Trong quốc gia vùngBaltic với dân số trên 1,3 triệu người, người dân Estonia được trải nghiệm một chính phủ điệntử, với tỷ lệ 99,99% dịch vụ không yêu cầu giấy tờ, không phức tạp và không rườm rà Thôngtin cá nhân chỉ cần được cung cấp một lần cho cơ quan đã số hóa Việc truy cập thông tin cánhân luôn được bảo đảm minh bạch, giúp người dân thực hiện các giao dịch với chính phủ,ngoại trừ các loại dịch vụ công yêu cầu sự có mặt của các bên liên quan (kết hôn, ly hôn vàmua bán bất động sản).

1.2.2 Bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin cá nhân được đảm bảo gần như hoàn hảo Estonia đứng đầu thế giới về hệ thống định danh điện tử ngày càng hoàn thiện, dựa trên thẻ căn cước công dân điện tử Việc bảo mật thẻ căn cước công dân đảm bảo an toàn, tăng cường niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào chính phủ số.

(3) Tận dụng nguồn lực từ ngoại quốc Với dự án E-Residency (định danh điện tử toàn cầu), bất kỳ ai trên thế giới đều có thể đăng ký cư trú điện tử - trở thành công dân ảo của Estonia Dự án này nhằm thu hút khoảng 10 triệu người trên toàn cầu để trở thành công dân ảocủa Estonia, từ đó tạo điều kiện cho họ có thể điều hành doanh nghiệp trực tuyến mà không cần phải sống tại Estonia Điều này giúp Estonia tận dụng nguồn lực từ khắp nơi trên thế giới để xây dựng và phát triển đất nước.

Trang 5

1.3Phân tích

Có một số nguyên nhân cơ bản sau đây giải thích cho sự thành công của Estonia trongquá trình chuyển đổi số:

Một là, tầm nhìn và tư duy đổi mới của lãnh đạo đất nước.

Quá trình CĐS bắt đầu với tầm nhìn và tư duy đổi mới của cựu Tổng thống EstoniaToomas Hendrik Ilves2 và cựu Thủ tướng Mart Laar3 Cựu Tổng thống Estonia ToomasHendrik Ilves đã sớm nhận thấy giải pháp để bắt kịp các quốc gia khác nằm ở CĐS đất nước.

Sự tập trung sớm của Estonia vào việc tích hợp giáo dục CNTT với giáo dục phổ thônglà một yếu tố cần thiết trong việc cho phép chuyển đổi kỹ thuật số Được tài trợ bởi cả các tổchức công và tư, chương trình Tiger Leap do Jaak Aaviksoo và Toomas Hendrik Ilves khởixướng vào năm 1996: bước đầu tiên là đưa tất cả các trường học ở Estonia lên mạng Cáccông ty khu vực tư nhân đã tham gia vào quan hệ đối tác công tư được đồng tài trợ có tên làLook @ World Cả hai chương trình đều có tác động to lớn đối với thanh niên Estonia và dẫnđến sự xuất hiện của một khu vực khởi nghiệp CNTT sôi động.

Cựu Thủ tướng trẻ tuổi Mart Laar (là Thủ tướng khi mới 32 tuổi) có cùng tầm nhìn và tưduy với ông Toomas Hendrik Ilves Trong cuộc phỏng vấn với báo chí châu Âu năm 2000,

ông Mart Laar nói: “Chúng tôi chọn CNTT vì nó không yêu cầu nhiều tiền, đầu tư duy nhấtchúng tôi cần là giáo dục tốt, điều rất ăn khớp với văn hoá của chúng tôi Vì chúng tôi khôngthể làm mọi thứ ngay một lúc, chúng tôi hội tụ chỉ vào một điều: giáo dục công nghệ”.

Các lãnh đạo Estonia nghĩ cách tốt nhất là trước tiên hãy bắt đầu với những người trẻtuổi, và đề xuất Estonia bắt đầu bằng cách đưa máy vi tính và giảng dạy về máy vi tính đếnvới tất cả học sinh Bước đi lớn đầu tiên trong quá trình số hóa Estonia là Chương trình quốcgia về tin hóa các trường học (Tiger Leap – Bước nhảy của hổ) được đề xuất và ban hành năm1996 Mục tiêu chính của Tiger Leap là kết nối tất cả các trường học bằng internet, trang bịmáy tính cho các trường học và bắt đầu sử dụng CNTT vào quá trình dạy và học Mặc dùchương trình nhấn mạnh vào việc giáo dục, nhưng tác động của nó lớn hơn dự kiến ban đầu vàcuối cùng đã thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của xã hội thông tin Estonia Đến năm 1998,tất cả các trường học tại quốc gia này đều được trang bị máy tính có kết nối mạng Các trườngđều có phòng máy tính, mở sau giờ học để khuyến khích mọi người đến, sử dụng.

Tiger Leap Plus (2001 – 2005), một phần tiếp theo của chương trình Tiger Leap, đượcChính phủ Estonia triển khai Mục tiêu của chương trình là ứng dụng CNTT để tạo điều kiệnmột xã hội học tập trong các trường học và máy tính được sử dụng như một nhu cầu tất yếucủa quá trình dạy và học tập Có bốn lĩnh vực ưu tiên: (1) Phát triển năng lực CNTT cho sinhviên tốt nghiệp, giáo viên và quản trị viên (2) Học ảo (phát triển phần mềm học tập, phát triểnphòng tập ảo,… ) (3) Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT (hiện đại hóa phần mềm và phần cứng,kết nối internet, hỗ trợ kỹ thuật cho trường học) (4) Thúc đẩy sự hợp tác của tất cả các bênliên quan (nhà nước, cộng đồng địa phương, trường học, phụ huynh và tổ chức khác).

Phổ biến CNTT cho toàn cộng đồng là bước nền tảng để thực hiện số hóa quản trị nhànước Kết quả là, với kỹ năng mạnh trong CNTT, người Estonia có khả năng thực hiện hệthống chính phủ điện tử hiệu quả, nơi mọi thứ đều được trực tuyến để loại bỏ việc xếp hàngdài trước các văn phòng chính phủ Nguồn nhân lực CNTT có kỹ năng cũng phát triển các

Trang 6

doanh nghiệp điện tử với các cửa hàng trực tuyến để thay thế cho các cửa hàng vật lý truyềnthống.

Như vậy, nguyên nhân đầu tiên cho sự thành công của Estonia bắt đầu bằng tầm nhìn vàtư duy đổi mới của các nhà lãnh đạo đất nước Như cựu Tổng thống Toomas Hendrik Ilves

cho rằng: số hóa quản trị không chỉ là “đưa chính phủ lên trực tuyến” Nó cũng không đơnthuần là biến hồ sơ giấy thành các tệp PDF Số hóa chính phủ rốt cuộc có nghĩa là tư duy lạiphương thức vận hành của quản trị Và cựu thủ tướng Mart Laar cũng khẳng định thành côngcủa Estonia chính là việc bỏ “tư duy cũ” Ông nói: “Estonia là nước rất nhỏ Nó như cái làngnhỏ hơn là một nước nơi mọi người biết lẫn nhau; chúng tôi làm việc cùng nhau và thay đổicách tư duy của chúng tôi cùng nhau Chúng tôi hội tụ vào “cách nghĩ” mới, tư duy mới màbắt đầu với giáo dục Vì hội tụ công nghệ này, vì tư duy mới này, chúng tôi thành công”.

Hai là, ý chí chính trị của lãnh đạo, dám làm, dám chấp nhận rủi ro.

Có tư duy và tầm nhìn, nhưng nếu lãnh đạo đất nước không dám làm, không dám chấpnhận rủi ro thì cũng không thể CĐS thành công Khi đề xuất với chính phủ về việc bắt đầu sốhóa, ông Toomas Hendrik Ilves biết rằng điều này sẽ mất nhiều năm và sẽ gặp nhiều trở ngại.Thực tế, phần lớn trong thời gian 20 năm tiếp theo, các đảng đối lập dường như đã chọn CĐS

là một vấn đề để chỉ trích Ông Toomas Hendrik Ilves chia sẻ: “Không có gì là dễ dàng Cánhân tôi đã bị công kích vì CĐS trong gần 10 năm liên tục, bắt đầu từ việc thúc đẩy tin họchóa các trường học cho đến việc số hóa toàn bộ quy trình quản trị”.

Bộ trưởng Giáo dục Estonia vào thời điểm năm 1995 là Tiến sĩ Jaak Aaviksoo, đã thúcđẩy chính phủ chấp thuận đề xuất đưa máy vi tính vào tất cả trường học, kết nối tất cả chúngvới nhau Ý tưởng này không được sự đồng tình của tất cả mọi người Liên đoàn giáo viên đãkịch liệt phản đối máy vi tính trong trường học, cho rằng chúng sẽ hủy hoại nền giáo dục.Trong gần một năm, không một số báo nào của tuần báo Liên đoàn giáo viên không có bàiphản bác kịch liệt ý tưởng này.

Tuy nhiên, dù vấp phải nhiều sự phản đối nhưng nhờ tâm thế cương quyết của các nhàhoạch định, Estonia vẫn kiên định với chính sách này Các nhà hoạch định chính sách Estoniakhông sợ bị cử tri phàn nàn Họ dám thử nghiệm những điều mới mẻ và giữ quan điểm chấpnhận rủi ro Họ thực hiện CĐS bất chấp những trở ngại.

Ba là chính sách hợp tác công – tư nhanh nhạy, sáng suốt.

Cộng hòa Estonia trở thành ngôi sao về thành tựu CĐS còn nhờ vào chính sách về sựhợp tác nhanh nhạy, sáng suốt, thu hút sự tham gia của khu vực tư và của chính quyền địaphương vào quá trình CĐS Khi thực hiện chiến lược số hóa nền kinh tế và quản trị, chính phủEstonia đã đưa các quyết sách nhanh chóng, kịp thời, không có lo sợ sự thiếu hụt nguồn lựchay cơ sở hạ tầng Sự thiếu hụt sẽ được bổ sung từ khu vực tư hoặc từ chính quyền địa phươngvới chính sách hợp lý.

Cụ thể, nhận thấy nguồn lực từ đầu tư công là không đủ, chính phủ Estonia đưa ra nhữngchương trình ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư tham gia xây dựng “ngân hàng điện tử”, xâydựng những trung tâm máy tính ở thư viện thành phố hoặc các cơ quan chính quyền để ngườidân có thể sử dụng rộng rãi.

Trang 7

Các quan hệ đối tác công tư đã khởi xướng các khoản đầu tư đáng kể vào CNTT và dịchvụ kỹ thuật số như liên doanh với các công ty nhà nước ở Scandinavia và sau đó chủ yếu làngành ngân hàng Với sự gia tăng của ngân hàng điện tử vào cuối những năm 1990, các ngânhàng đã đi đầu trong việc triển khai e-ID quốc gia (ban đầu là ngân hàng phát hành e-ID).Thông qua các chương trình giáo dục Tiger Leap và Look @ World vào cuối những năm 1990và đầu những năm 2000, các ngân hàng đã triển khai giáo dục CNTT trong trường học và chonhiều tầng lớp dân cư để công dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến của họ Về bản chất,các ngân hàng đã đảm nhận nhiệm vụ đào tạo cho những công dân để thực hiện các giao dịchtrực tuyến.

Chính phủ cũng triển khai chính sách sử dụng cơ chế tài trợ đối ứng 50 – 50, trong đó,chính quyền địa phương nào sẵn sàng chi trả một nửa giá máy vi tính sẽ được trung ương trảcho 50% còn lại Kết quả là năm 1998, tất cả các trường học ở Estonia đều có phòng máy vitính được nối mạng.

Bốn là, xây dựng niềm tin của người dân vào chính phủ số.

Một trong những yếu tố chính cho sự thành công của Estonia trong việc CĐS để trởthành chính phủ điện tử hàng đầu như hiện nay nằm ở niềm tin của người dân vào chính phủ.Cựu Tổngthống Toomas Hendrik Ilves khẳng định: “Lòng tin là hết sức quan trọng, là điềukiện tiên quyết Việc cung cấp tất cả các dữ liệu và truy cập vào thông tin của chính phủ đòihỏi một sự tin tưởng sâu sắc từ các công dân Có niềm tin, công dân mới sẵn sàng sử dụng hệthống, nếu không có lòng tin, người dân sẽ không tiếp nhận”.

Chính phủ Estonia đã xây dựng lòng tin từ phía người dân bằng những bước đi nhỏnhưng mang tính quyết định trong gần 30 năm qua Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất để bảođảm lòng tin là sự minh bạch Chính phủ tin rằng, cần bảo đảm an toàn cho công dân trong xãhội số và đã thực hiện nhiều biện pháp, như: thực hiện các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và bảomật tất cả dữ liệu của công dân; cơ sở pháp lý phải được điều chỉnh để bảo đảm quyền thực thicủa đất nước trong bảo vệ dữ liệu Mọi cư dân của Estonia đều được cấp một định danh số duynhất, an toàn để truy cập vào tất cả dịch vụ của chính phủ, như: hồ sơ sức khỏe, đăng ký ô tô,thuế, hồ sơ tài sản… Người dân Estonia luôn được biết rằng mọi việc truy cập, can thiệp vàocơ sở dữ liệu công sẽ được ghi lại và đánh dấu thời gian dựa trên blockchain, và nếu có cánhân/tổ chức khác truy cập, can thiệp vào các cơ sở dữ liệu đó thì đó là hành vi phạm tội hìnhsự Điều này tạo niềm tin giữa công dân, nhà nước và dịch vụ điện tử.

Điều thậm chí còn quan trọng hơn là dữ liệu công dân Estonia không thuộc về nhà nướcEstonia Việc dữ liệu cá nhân có trong cơ sở dữ liệu chung không có nghĩa là nhà nướcEstonia sở hữu nó, mà nó thuộc về công dân Bất cứ lúc nào, công dân có quyền biết và kiểmsoát những gì xảy ra với dữ liệu này Điều này làm cho xã hội kỹ thuật số minh bạch hơnnhiều so với xã hội bên ngoài.

2.1Thực tiễn

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện đại này, các tổ chức trên toàn thế giới bắt buộcphải nắm bắt những cải tiến và xu hướng kỹ thuật số mới nhất Để đón đầu xu hướng, việc áp

Trang 8

dụng các công cụ kỹ thuật số như hệ thống ERP (Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp) vàCRM (Quản lý quan hệ khách hàng) đã trở nên cần thiết đối với hầu hết mọi doanh nghiệp.

Singapore cũng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc theo kịp các xu hướng kỹthuật số mới nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh Quốc gia này kiên định cam kết số hóa cơ sở hạtầng của mình, phản ánh những nỗ lực không ngừng để duy trì sự phù hợp và tiến bộ Hãycùng tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh phức tạp trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số củaSingapore.

2.2Ứng dụng cụ thể

Nhờ có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị và công nghệ, Singapore đã tiên phongtrong lĩnh vực chuyển đổi số với tầm nhìn chiến lược và cam kết mạnh mẽ từ chính phủ Chiếnlược Smart Nation, được ra mắt năm 2014, tập trung vào ba trụ cột chính: Chính phủ thôngminh, Kinh tế thông minh và Xã hội thông minh.

2.2.1 Chính phủ thông minh

Singapore, quốc gia nhỏ bé với dân số chỉ hơn 5 triệu người, đã trở thành một điển hìnhcho thế giới trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà nước Nhờ chiến lược chuyển đổisố bài bản và quyết liệt, Singapore đã xây dựng thành công một Chính phủ thông minh, manglại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Nền tảng Chính phủ số (Government Digital Platform - GDP) đóng vai trò như xươngsống của Chính phủ thông minh Singapore GDP tích hợp hơn 400 dịch vụ trực tuyến từ 20 cơquan chính phủ, giúp người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập và thực hiện các thủtục hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện Hệ thống này đã giúp Singapore giảm chiphí vận hành và nâng cao hiệu quả quản lý một cách đáng kể.

SingPass, hệ thống thẻ căn cước thông minh, là một ứng dụng quan trọng khác trongchiến lược Chính phủ thông minh của Singapore SingPass không chỉ là một thẻ căn cước đơnthuần mà còn tích hợp nhiều chức năng như thanh toán, xác thực danh tính, đăng ký dịch vụcông Nhờ SingPass, người dân Singapore có thể thực hiện nhiều giao dịch trực tuyến màkhông cần phải đến trực tiếp các cơ quan nhà nước.

Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Chính phủ thông minh Singapoređã xây dựng Hệ thống dữ liệu quốc gia (National Data Platform - NDP) để thu thập và tíchhợp dữ liệu từ các cơ quan chính phủ và tư nhân NDP giúp chính phủ phân tích dữ liệu để đưara các quyết định chính sách hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải thiện đờisống người dân.

Singapore cũng là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và côngnghệ blockchain vào quản lý nhà nước AI được sử dụng để tự động hóa các quy trình thủcông, nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc Blockchain được sử dụng để lưu trữ dữ liệu antoàn và minh bạch, giúp tăng cường tính bảo mật và tin cậy của các dịch vụ công.

2.2.2 Kinh tế thông minh

Trang 9

Nền tảng quốc gia "Smart Nation" đóng vai trò như xương sống của Kinh tế thông minhSingapore Smart Nation hướng đến mục tiêu tạo ra một môi trường sống, làm việc và giải tríthông minh cho người dân Nền tảng này bao gồm nhiều ứng dụng cụ thể như:

Hệ thống giao thông thông minh: Giúp giảm tắc nghẽn giao thông, tối ưu hóaviệc sử dụng phương tiện công cộng và phát triển các phương tiện tự lái Ví dụ điểnhình là hệ thống ERP (Electronic Road Pricing) tự động thu phí giao thông dựa vàobiển số xe.

Hệ thống nhà thông minh: Giúp quản lý năng lượng hiệu quả, tiết kiệm chi phívà nâng cao chất lượng cuộc sống Ví dụ, hệ thống điều khiển nhà thông minh giúp tựđộng điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và các thiết bị điện tử trong nhà.

Hệ thống y tế thông minh: Giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, cung cấpdịch vụ y tế từ xa và phát triển các ứng dụng y tế di động Ví dụ, hệ thống hồ sơ sứckhỏe điện tử giúp lưu trữ và truy cập thông tin y tế của bệnh nhân một cách dễ dàng.Ngoài Smart Nation, Singapore còn tập trung phát triển các ngành công nghiệp mới, nhưsản xuất thông minh, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT) Chính phủSingapore cũng hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo bằng cách cung cấpcác quỹ đầu tư, không gian làm việc và chương trình đào tạo.

Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế thôngminh Singapore đầu tư vào giáo dục và đào tạo, cung cấp các chương trình đào tạo về kỹ năngsố cho người dân và doanh nghiệp Quốc gia này cũng thu hút nhân tài quốc tế bằng cách tạomôi trường thuận lợi cho các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao đến Singapore làmviệc.

Xây dựng nền tảng dữ liệu quốc gia là yếu tố quan trọng khác Singapore thu thập vàtích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, từ đó sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết sách hiệu quả.Ví dụ, dữ liệu giao thông được sử dụng để cải thiện hệ thống giao thông thông minh, dữ liệu ytế được sử dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Thúc đẩy thanh toán điện tử cũng là một phần quan trọng trong phát triển kinh tế thôngminh Singapore phát triển các hệ thống thanh toán điện tử an toàn và tiện lợi, khuyến khíchngười dân sử dụng thanh toán điện tử để giảm thiểu sử dụng tiền mặt và thúc đẩy sự phát triểncủa kinh tế số.

2.2.3 Xã hội thông minh

Singapore, với tầm nhìn đổi mới và quyết tâm chuyển đổi số, đã tiên phong trong việcxây dựng một xã hội thông minh, tích hợp công nghệ vào mọi khía cạnh cuộc sống Trải quanhững đổi thay nhanh chóng, quốc gia nhỏ bé này đã thực hiện nhiều ứng dụng cụ thể, địnhhình một tương lai xã hội độc đáo và hiệu quả.

Trong lĩnh vực nhà ở thông minh, Singapore đã tích hợp công nghệ vào quản lý nănglượng và an ninh của các khu dân cư Hệ thống đo lường và điều khiển tự động giúp giảmlượng năng lượng tiêu thụ, trong khi những nhà thông minh tích hợp IoT giúp quản lý nhà cửamột cách hiệu quả, từ an ninh cho đến quản lý nước và điện.

Trang 10

Để tạo ra một cộng đồng mạng mẽ và sáng tạo, Singapore đã phát triển các ứng dụng diđộng và cổng thông tin trực tuyến cho cộng đồng Những nền tảng này không chỉ giúp cư dântương tác một cách thuận lợi, mà còn tạo cơ hội để chia sẻ thông tin, ý kiến và giải quyết vấnđề cộng đồng.

Giáo dục và đào tạo cũng được nâng cấp thông qua việc tích hợp công nghệ Không chỉcung cấp tài nguyên giáo dục trực tuyến và khóa học cho mọi lứa tuổi, Singapore còn tổ chứccác khóa đào tạo kỹ năng số để nâng cao khả năng sử dụng công nghệ của cộng đồng.

Y tế thông minh là một trong những lĩnh vực mà Singapore đã đặt nhiều nỗ lực Dịch vụy tế trực tuyến và theo dõi sức khỏe cộng đồng thông qua dữ liệu từ các thiết bị đeo thôngminh đã mang lại lợi ích lớn cho cả người dân và hệ thống y tế.

Trong việc tổ chức sự kiện và duy trì văn hóa độc đáo, Singapore sử dụng hệ thống đăngký sự kiện trực tuyến và ứng dụng di động văn hóa để tạo ra những trải nghiệm đặc biệt chocư dân và du khách.

Tài chính và thương mại cũng không nằm ngoài sự chuyển đổi số này Hệ thống thanhtoán di động và chương trình khuyến mãi thông minh giúp tạo ra một môi trường mua sắmtiện lợi và hấp dẫn.

Những ứng dụng chuyển đổi số xã hội tại Singapore không chỉ đánh dấu bước tiến vữngchắc trên con đường xây dựng xã hội thông minh mà còn thể hiện cam kết của quốc gia nàyđối với sự đổi mới và sáng tạo, mang lại những trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hiện đại chocư dân.

2.3Phân tích

Singapore đã tích cực theo đuổi hành trình chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện trên nhiềulĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và xã hội Quốc gia này quan tâm đến việc tích hợp côngnghệ và giải pháp kỹ thuật số vào các khía cạnh khác nhau của chính phủ, doanh nghiệp, giáodục, chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả, đổi mới và chất lượngcuộc sống nói chung.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đề xuất chuyển đổi kỹ thuật số tại Lễ ra mắtQuốc gia thông minh Singapore vào tháng 11 năm 2014.

“Một lợi thế quan trọng mà chúng ta phải tận dụng là sử dụng công nghệ một cách rộngrãi và có hệ thống, đặc biệt là CNTT Không chỉ từng phần, các tiện ích riêng lẻ, các chươngtrình và hệ thống riêng lẻ – mà chúng tôi đang thực hiện và tất cả các loại thiết bị và ứng dụngđều có công nghệ và CNTT trong đó Tầm nhìn của chúng tôi là đưa Singapore trở thành mộtQuốc gia Thông minh – Một quốc gia nơi mọi người có cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn, đượchỗ trợ liên tục bởi công nghệ, mang đến những cơ hội thú vị cho tất cả mọi người.” – Thủtướng Lý Hiển Long

Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu và thành công nhất trongviệc chuyển đổi số Quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo thành công trong việcáp dụng công nghệ và tận dụng cơ hội trong tương lai

Ngày đăng: 06/08/2024, 13:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w