1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá mô hình chuyển đổi số doanh nghiệp viettel đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc chuyển đổi số của viettel

34 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Đánh Giá Mô Hình Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp Viettel Đề Xuất Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Việc Chuyển Đổi Số Của Viettel
Tác giả Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Mai Thị Trà My, Phạm Thị Thanh Hoa, Hồ Thị Mai Phương, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Anh Tuấn
Người hướng dẫn Ngô Văn Quang
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp
Thể loại báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 352,98 KB

Cấu trúc

  • I. KHÁI LƯỢC VỀ VIETTEL (4)
    • 1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Công Nghệ - Viễn Thông Viettel (4)
    • 2. Lịch sử hình thành và ra đời và quá trình phát triển (4)
    • 3. Các lĩnh vực kinh doanh (5)
    • 4. Một số sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu (6)
    • 5. Thành tựu đạt được (6)
  • II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA VIETTEL TRÊN CÁC KHÍA CẠNH: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH, VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP (7)
    • 1. Phân tích chiến lược kinh doanh của Viettel (7)
      • 1.1. Mô hình SWOT của Viettel (7)
      • 1.2. Chiến lược kinh doanh (10)
    • 2. Văn hóa doanh nghiệp của Viettel (15)
      • 2.1. Những biểu hiện văn hóa hữu hình của doanh ngiệp (15)
      • 2.2. Những biểu hiện văn hóa vô hình của doanh nghiệp (16)
    • 3. Các hoạt động tác nghiệp của chuyển đổi số (21)
      • 3.1. LOGISTIC (21)
      • 3.2. Nhân sự (25)
      • 3.3. Marketing (26)
  • III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA VIETTEL (30)
    • 1. Những khó khăn của Viettel trong chuyển đổi số (30)
    • 2. Một số giải pháp hoàn thiện việc chuyển đổi số tại Viettel (31)
  • KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

Đối vớitừng doanh nghiệp thì nó sẽ mang lại những kết quả khác nhau, là chìa khóa then chốtcho các lĩnh vực như: truyền thông, y dược, công nghệ,...Với một thời đại ngày càng chạy theo c

KHÁI LƯỢC VỀ VIETTEL

Giới thiệu chung về Tập đoàn Công Nghệ - Viễn Thông Viettel

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989 Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile.

Trụ sở chính của Viettel số cũ ở 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Tòa nhà trụ sở mới của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), tọa lạc tại lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội).

Giám đốc điều hành: Tào Đức Thắng (1/1/2022- nay).

Thị trường quốc tế: 10 nước Châu Á- Châu Mỹ- Châu Phi.

Quy mô thị trường: 270 triệu người dân.

Quy mô dân sự: 50000+ nhân viên.

Doanh thu: 274 nghìn tỷ VN đồng (2021).

Lợi nhuận: 40,6 nghìn tỷ VN đồng (2021).

Lịch sử hình thành và ra đời và quá trình phát triển

Với sự phát triển lớn mạnh của công nghệ kỹ thuật, theo tiến trình nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, thực tế thương hiệu đã trải qua 4 thời kỳ giai đoạn trong công cuộc hoàn thiện, liên tục đổi mới, đáp ứng, lắng nghe và thấu hiểu mọi nhu cầu từ mọi người dùng Sau khi thu thập thông tin từ trang chủ.

Viettel, cụ thể công ty trải qua 4 tiến trình như sau:

- Viettel 1.0- Công ty xây dựng công trình cột cao (1989-1999).

+ Thành lập Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin (Sigelco), tiền thân của Viettel (01.06.1989).

+ Xây dựng tuyến vi ba số AWA đầu tiên tại Việt Nam (1990).

+ Đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (1995).

+ Hoàn thành dự án cáp quang Bắc-Nam 1A (1999).

- Viettel 2.0- Phổ cập dịch vụ di động ở Việt Nam (2000-2009).

+ Phá thế độc quyền viễn thông bằng dịch vụ VoIP 178 (2000).

+ Mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặc trong sự phát triển của Viettel Mobile và Viettel (2004).

+ Trở thành doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn nhất Việt Nam (2008). + Vươn ra quốc tế với hoạt động kinh doanh tại Lào và Campuchia (2009). + Xây dựng hạ tầng mạng lưới 3G lớn nhất Việt Nam (2009).

- Viettel 3.0-Tập đoàn công nghệ toàn cầu (2010-2019).

+ Lọt Top 30 hãng viễn thông lớn nhất thế giới (2016).

+ Trở thành nhà mạng đầu tiên kinh doanh 4G trên toàn quốc (2017).

+ Khai trương thị trường quốc tế thứ 10, phủ sóng dịch vụ khắp Châu Á, Châu

+ Chính thức đổi tên thành “Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội” (2018).

- Viettel 4.0-Tập đoàn toàn cầu tiên phong kiến tạo xã hội số (2019- nay)

+ Top 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ kết nối vạn vật BNB-IoT (2019).

+ Thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên của Việt Nam (2019)

+ Tái định vị thương hiệu với sứ mệnh mới "Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số" (2021).

+ Ngày 07/01/2021 được xem là dấu mốc quan trọng khi Viettel chính thức công bố thay đổi hình ảnh logo mới với một sắc đỏ năng động Đây được xem là tượng trưng của màu cờ Tổ quốc thân thương và bản lĩnh tiên phong của công ty Viettel Câu slogan vốn tồn tại rất lâu “Hãy nói theo cách của bạn” nay đã được rút gọn lại thành

“Theo cách của bạn”, với ý nghĩa để mỗi khách hàng tự do sáng tạo, làm theo phong cách riêng của mình với dịch vụ số tiến bộ mà Viettel cung cấp Đối với lần tái định vị thương hiệu lần thứ 2 này (lần đầu tiên vào năm 2004), Viettel hy vọng thực hiện được sứ mệnh “Kiến tạo xã hội số”.Tiên phong trong lĩnh vực này, từ nay công ty đã chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần trở thành nhà cung cấp dịch vụ số dựa trên các nền tảng viễn thông đã có.

Các lĩnh vực kinh doanh

Từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông, trong 30 năm hoạt động, Viettel đã phát triển thêm 5 ngành nghề mới là ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số Cụ thể :

-Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện

- Hoạt động thông tin và truyền thông

- Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát

- Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian tiền tệ

- Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội

- Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư

- Xây lắp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT,truyền hình

- Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh

- Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh hàng lưỡng dụng

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển

-Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh máy móc, thiết bị viễn thông, CNTT, truyền hình và truyền thông đa phương tiện

- Nghiên cứu phát triển, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng

- Quảng cáo, nghiên cứu thị trường,…

Một số sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu

Phần mềm thương mại tiêu biểu trong các lĩnh vực Chính phủ điện tử, quản lý doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0, Bao gồm:

- Hệ thống quản lý hộ tịch

- Hệ thống kiểm soát roaming biên giới

- Dịch vụ ví điện tử u-money

- Hệ thống chặn cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo

- Hệ thống điều hành dữ liệu (DOC):

- Giải pháp tường lửa ứng dụng Web - Viettel Smart Web Protection (VCS- SWP):

- Ứng dụng gọi xe & giao hàng trực tuyến MyGo”:

- Sàn thương mại điện tử Vỏ sò:

- Thiết bị giám sát và hệ thống quản lý tàu thuyền S-Tracking:

- Viettel AI Open Platform - Nền tảng trí tuệ nhân tạo

- Hệ thống Hợp đồng điện tử (Vcontract)

- Phần mềm quản lý bán hàng ViettelSale

Thành tựu đạt được

Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính - Viễn thông

Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ởViệt Nam.

Mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn quốc, có 11 triệu thuê bao, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).

Số một về dịch vụ di động tại Việt Nam.

Là doanh nghiệp có số trạm nhiều nhất với vùng phủ rộng nhất tại Việt Nam.

Số hai về vùng phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở Việt Nam.

Số một về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.

Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Số một Campuchia về hạ tầng viễn thông.

Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.

Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).

Giải thưởng "Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi" trong hệ thống Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.

World Communication Awards 2009 bình chọn Viettel là "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển".

World Communication Awards 2011 bình chọn Metfone - thương hiệu của Viettel tại Campuchia là "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thị trường đang phát triển".

Top 15 doanh nghiệp viễn thông phát triển nhanh nhất thế giới.

Xếp thứ 28 trên top 150 nhà mạng có giá trị nhất thế giới, với giá trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD, đứng số 1 tại Đông Nam Á và thứ 9 tại Châu Á- Chứng nhận

“Best in Test” từ Công ty đo kiểm viễn thông hàng đầu thế giới Umlaut 2020.

Giải Bạc sản phẩm viễn thông mới xuất sắc nhất của giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2020 cho gói data siêu tốc ST15K.

Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại các thị trường đang phát triển năm 2009 và Nhà cung cấp dịch vụ data di động tốt nhất Việt Nam – 2019 (Frost & Sullivan).

Giải bạc hạng mục "Dịch vụ khách hàng mới của năm“ trong hệ thống giải thưởng quốc tế Stevie Awards 2014 cho Dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA VIETTEL TRÊN CÁC KHÍA CẠNH: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH, VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP

Phân tích chiến lược kinh doanh của Viettel

1.1 Mô hình SWOT của Viettel

Về điểm mạnh trong chiến lược kinh doanh của Viettel, thương hiệu này có thể tận dụng những điểm mạnh nổi bật của mình như sau: a) Sở hữu thị phần lớn

Hiện Viettel là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam, chiếm khoảng 44% thị phần. Ở thị trường quốc tế Viettel đã phát triển cực kì mạnh mẽ ở ngoài biên giới chữ

S như Campuchia, thậm chí là ở lục địa đen và châu Mỹ La Tinh: Ngày 7/9/2011 Natcom khai trương mạng viễn thông số ở Haiti Ở Mozambique, Movitel của Viettel được mệnh danh là điều kì diệu của Châu Phi khi tạo ra cuộc cách mạng di động và giành tới 6 giải thưởng quốc tế. b) Sở hữu nguồn vốn lớn

Viettel có nguồn lực tài chính hùng mạnh (vốn chủ sở hữu khoảng 50.000 tỷ đồng), hoạt động chủ yếu dựa trên vốn tự lực và ít phải vay ngân hàng Viettel có nguồn lực tài chính hùng mạnh, ngay từ khi mới thành lập Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Chính nhờ sự hậu thuẫn ưu ái từ nhà nước cũng như nguồn vốn dồi dào tạo điều kiện cho những đầu tư vào các phát minh mang tính đột phá của Viettel, hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến thâm hụt nguồn vốn c) Thương hiệu nổi tiếng

Hình ảnh thương hiệu cuối 2020 của Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông do VCCI phối hợp với công ty Life Media, AC Nielsen tổ chức được Brand Finance định giá thương hiệu Viettel lên tới 5,8 tỷ USD có thể nói là cao nhất trong lịch sử phát triển của tập đoàn và đứng số 1 tại Việt Nam.

1.1.2 Điểm yếu a) Tham gia vào thị trường muộn Được thành lập vào năm 1989, so với đối thủ cạnh tranh là tập đoàn viễn thông VNPT(1945) gồm Mobifone (1993) và Vinaphone (1997) thì Viettel có ít năm kinh nghiệm. b) Chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel chưa phát triển bởi Tập đoàn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Thiếu tính đồng bộ trong các hoạt mặc dù được đầu tư và mở rộng nhưng quy mô mạng lưới của Viettel nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, còn thiếu đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh dẫn đến những khó khăn trong vận hành, quản lý, năng suất lao động chưa cao ,cơ sở hạ tầng chưa hiện đại cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. c) Chưa đáp ứng tốt nhu cầu thay đổi của khách hàng

Yếu kém trong truyền thông mảng internet, đối với doanh nghiệp lớn mà nói, ngoài việc củng cố hình ảnh thương hiệu thông qua chất lượng dịch vụ thì còn cần phải quan tâm về hình ảnh của thương hiệu đến với công chúng qua các phương tiện truyền thông khác, nhằm nâng cao hiểu biết của khách hàng chưa dùng qua sản phẩm doanh nghiệp Tuy nhiên ở khía cạnh này, Viettel vẫn còn hạn chế trong việc vận dụng Internet làm công cụ đắc lực để quảng bá doanh nghiệp.

1.1.3 Cơ hội a) Sự ủng hộ của chính phủ

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng Doanh nghiệp chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin Đây chính là sự ủng hộ có từ khi mới thành lập công ty, giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra về vốn, dịch vụ kinh doanh Bên cạnh đó, chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực kinh tế mở rộng đầu tư hợp tác ra nước ngoài để mở rộng thị phần và từng bước thâm nhập thị trường quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO b) Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều

Xã hội hiện đại đang bước vào thời kì số, thời kì mà nhu cầu liên lạc bùng nổ với mức độ không ngờ tới Ngành truyền thông tuy đã phát triển rất mạnh song vẫn còn rất nhiều cơ hội cho Viettel, đặc biệt ở một số nước chưa phát triển và có hợp tác mật thiết với Việt Nam như Lào, Đông Timor, Campuchia Chính nhờ sự phát triển xã hội kéo theo nhu cầu liên lạc tăng cao sẽ là thị trường tiềm năng cho Viettel mở rộng quy mô hơn nữa.

1.1.4 Thách thức a) Mức độ cạnh tranh cao

Viettel hiện phải đối mặt và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước như Vinaphone, Mobifone,…Viettel hiện phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước như Vinaphone, Mobifone,… Nhiều công ty viễn thông xuất hiện chi phối thị trường, không còn là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhiều khách hàng, thị trường tiềm năng không chỉ dành riêng cho Viettel. b) Nhu cầu về đa dạng dịch vụ, chất lượng ngày càng cao

Nhu cầu của khách hàng về sự đa dạng dịch vụ và chất lượng ngày càng cao,điều này đòi hỏi Viettel phải không ngừng cải tiến về chất lượng dịch vụ Mặt khác,Viettel phải hạ giá để cạnh tranh chiếm thị phần, nhất là trong giai đoạn đầu khi xâm nhập vào một quốc gia khác.

Vấn đề phong tục tập quán của người dân cũng như những quy định pháp luật kinh doanh ở nước sở tại.

Dấn thân đầu tư vào các quốc gia khác luôn đem lại những thách thức cho doanh nghiệp, những phong tục tập quán đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ trước khi tung ra bất cứ sản phẩm mới nào, ngoài ra Viettel còn phải đối đầu với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp của các nước sở tại, buộc Viettel phải có những điểm nổi bật vượt trội mới có thể thâm nhập thị trường thành công.

Bảng phân tích SWOT của Viettel Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

Tham gia vào thị trường muộn Đầu tư nhiều lĩnh vực nên mắt sự tập trung nguồn vốn.

Sự ủng hộ của chính phủ

Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường

Sở hữu thị phần lớn

Chưa đáp ứng tốt nhu cầu thay đổi của khách hàng

Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều

Nhu cầu đa dạng dịch vụ, chất lượng ngày càng cao

Sở hũu nguồn vốn lớn

Thiếu tính đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh

Vấn đề phong tục tập quán cũng như những quy định pháp luật kinh doanh ở nước sở tại

Triết lý trong kế hoạch kinh doanh thương mại của Viettel gồm có 3 triết lý kinh doanh thương mại chính :

- Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, Viettel luôn muốn là doanh nghiệp dẫn đầu, một nhà sáng tạo tiên phong tạo ra sản phẩm,dịch vụ mới, chất lượng cao nhưng với giá cước bình dân nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng Với mục tiêu rõ ràng như vậy, doanh nghiệp từng bước chinh phục những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, áp dụng sự phát triển đó vào dịch vụ của mình và phục vụ cho người dân

Văn hóa doanh nghiệp của Viettel

2.1 Những biểu hiện văn hóa hữu hình của doanh ngiệp

2.1.1 Các biểu tượng logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo a) Logo

Logo mới của Viettel có màu sắc chủ đạo là màu đỏ với ý nghĩa của sự trẻ trung, khát khao, đam mê và năng động Đây cũng là biểu trưng cho màu cờ tổ quốc, của niềm tự hào dân tộc, sự mạnh mẽ và bản lĩnh tiên phong của thương hiệu Viettel.

Về thiết kế, logo mới lược bỏ “dấu ngoặc kép” bao quanh chữ Viettel và phát triển thành khung hội thoại điện tử nhằm gìn giữ tinh thần tôn trọng, lắng nghe và phục vụ con người như những cá thể riêng biệt Đây cũng là cách thể hiện sự chuyển dịch của Viettel từ công ty viễn thông trở thành một công ty cung cấp dịch vụ số Hình khối của logo được giản lược và sử dụng cách viết thường nhằm thể hiện sự cởi mở, thân thiện. b) Tài liệu quảng cáo

Viettel đã triển khai thành công một số chương trình như Viettel Privilege, trại hè Viettel vui vẻ, Lắng nghe để phát triển…

Chương trình “Viettel++” (Viettel Cộng Cộng): Bùng nổ lượt view nhờ nền tảng Tik Tok c) Slogan mới là “Theo cách của bạn” Được xây dựng với cấu trúc mở, slogan mới "Theo cách của bạn" và phiên bản tiếng Anh là “Your way” giúp Viettel truyền tải thông điệp khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và thể hiện bản thân, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống Bên cạnh đó, slogan mới cũng thể hiện thông điệp mở cho nhiều dịch vụ số mới của Viettel chứ không chỉ là viễn thông như slogan trước đó là “Hãy nói theo cách của bạn – Say it your way”.

2.1.2 Lễ nghi, lễ hội hằng năm

+ Viettel Telecom tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

+ Viettel tổ chức lễ hội văn hóa “Sắc Xuân Tây Bắc”.

+Chương trình VIETTEL FASTEST: giải chạy Viettel ,

+ Các hoạt động lễ hội và hoạt động phong trào của công ty rất được sự quan tâm của ban lãnh đạo Mỗi buổi sáng, nghi lễ chào cờ được tổ chức rất long trọng, đây cũng là một nghi lễ đặc thù của những người lính trong quân đội.

2.2 Những biểu hiện văn hóa vô hình của doanh nghiệp a) Tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc Tập đoàn thấu hiểu được những gì khách hàng đang mong muốn và Viettel nỗ lực để đáp ứng Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn những mong muốn của mình được lắng nghe, được quan tâm và chăm sóc như những cá thể riêng biệt Vì thế công ty luôn nỗ lực đề sáng tạo, phục vụ tốt những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ và thấu hiểu rõ ràng nhất Từ đó có thể khuyến khích khách hàng của Tập đoàn hành động theo cách mà họ mong muốn bằng tiếng nói và cách thức của chính họ. b) Sứ mệnh

- Sáng tạo để phục vụ con người

Với khát khao Sáng tạo vì con người, Viettel luôn hướng đến lợi ích của khách hàng Viettel biết được rằng nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển không gì khác chính là xã hội cho nên bản thân Viettel đã không ngừng nỗ lực đổi mới cũng như cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình nhân đạo, phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo

Viettel luôn thực hiện nghiêm chỉnh, cam kết về trách nhiệm xã hội của họ ở các thị trường hoạt động của mình Doanh nghiệp tin rằng mỗi phân khúc khách hàng đều là những cá thể riêng biệt nên phải cần được trân trọng, lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách chu đáo Vì mỗi khách hàng là những cơ hội cho phép Viettel không ngừng đổi mới, sáng tạo để phục vụ các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ hoàn hảo và ngày càng hoàn thiện phiên bản tốt nhất của mình hơn

- Tiên phong kiến tạo xã hội số

Hiểu được giá trị và tầm quan trọng của công nghệ hiện đại 4.0, Viettel tự nhận thấy rõ được sứ mệnh lớn lao ấy nên đã hình thành trong bản thân quyết tâm phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0, đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà, những giá trị chưa từng có trước đây cho người Việt Viettel còn đặc biệt chú trọng tham gia vào các dự án 4.0 cho Chính phủ: điện tử, nền giáo dục, các lĩnh vực công-nông nghiệp, từ thành thị đến nông thôn, từ Trung ương đến địa phương Cũng như khi mới thành lập, Viettel tiếp tục duy trì mô hình kiểu mẫu về doanh nghiệp nhà nước, mang trên mình trọng trách của người lính tiên phong cách mạng kĩ thuật số Nhận thức rõ tầm quan trọng của trách nhiệm doanh nghiệp đối với xã hội, lợi ích nước nhà, công ty một lòng hướng về những giá trị cốt lõi làm kim chỉ nam để vận hành, giữ vững uy tín doanh nghiệp, duy trì niềm tin của khách hàng trong nước và quốc tế. c) Quan điểm phát triển

Với quyết tâm phát triển tiến xa hơn nữa trên lĩnh vực kinh doanh của mình, Viettel không chỉ muốn giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, kĩ thuật số trong nước mà còn có khát vọng vươn lên trở thành tập đoàn đa quốc gia, đứng đầu khu vực châu Á về điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo AI Cụ thể, quan điểm phát triển của doanh nghiệp từ lâu đã hoạch định sẽ chú trọng vào 5 yếu tố chính như sau:

- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với nền Quốc phòng

- Chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông

- Kinh doanh định hướng khách hàng.

- Phát triển nhanh, liên tục thực hiện các công tác cải cách để bền vững - Lấy con người làm yếu tố trọng tâm, cốt lõi. d) Giá trị cốt lõi

Dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại, Viettel nhanh chóng làm mới các giá trị để mang đến văn hóa doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo môi trường trẻ trung đáp ứng sự thay đổi của thời đại Những giá trị cũ không hề mất đi, mà đã hòa nhập để cộng hưởng, phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới Tất cả thể hiện ở tám giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel sau đây:

- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý

Người Viettel cần có lý luận và dự đoán để dẫn dắt Nhưng trong văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Viettel chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó là đúng hay sai Người Viettel cũng đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn.

- Trưởng thành qua những thách thức và thất bại

“Nghịch cảnh là một điều tuyệt vời mà cuộc sống này mang lại cho chúng ta”. Đó là triết lý cuộc sống cũng chính là cách thức truyền tải văn hoá doanh nghiệp của tập đoàn Viettel mà Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng tâm đắc khi đương vị CEO Viettel Đó là một quan điểm và một nét văn hóa “đặc sắc” mà Viettel có được.

Người Viettel nhận thức rằng thách thức là chất kích thích và khó khăn chính là lò luyện mà qua đó “vứt nó vào chỗ chết thì sẽ sống” Người Viettel động viên những thất bại và tìm trong thất bại những lỗi sai để cùng sửa chữa Ngoài ra, người Viettel cũng phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ với tinh thần cầu thị, cầu sự tiến bộ.

- Sáng tạo là sức sống

Phương châm của Viettel là “không nghĩ cũ, không mới và trân trọng những ý tưởng nhỏ nhất”.

Tại Viettel, hầu hết các nhân sự đều thấm nhuần quan điểm rằng sáng tạo sẽ tạo ra sự khác biệt, không có sự khác biệt nghĩa là chết Vì thế, người Viettel thực hiện hóa những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng người Viettel mà của cả khách hàng.

- Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh

“Không dám thay đổi đó chính là khước từ cơ hội của chính mình” – đó là một nét văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Viettel mà Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng để lại cho các bạn trẻ không riêng gì Viettel.

Các hoạt động tác nghiệp của chuyển đổi số

3.1.1 Cơ hội để đột phá từ chuyển đổi số cho ngành Logistics ở Việt Nam

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ với những tiến bộ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được đa số doanh nghiệp kỳ vọng sẽ làm thay đổi ngành Logistics nhiều nhất với những lợi ích hàng đầu như tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí, cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao hiệu quả theo dõi Logistics và quản lý vòng đời sản phẩm và củng cố hệ thống vận hành….Cụ thể như sau:

– Lập kế hoạch chính xác: Nâng cấp các công nghệ số khiến việc quản lý chuỗi cung ứng và Logistics trở nên chính xác và mạch lạc hơn Tận dụng dữ liệu sắc bén tạo được tích hợp bởi hệ thống như ERP giúp tập trung hỗ trợ hợp lý hóa các hoạt động giao dịch, lập kể hoạch đầu cuối, quản lý kho hàng cũng như dự đoán mức doanh số. Ứng dụng công nghệ số cũng có thể giúp dự đoán và cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra, ví dụ như sự ngắt quãng trong chuỗi cung ứng Các giải pháp dữ liệu mang lại nhiều lợi ích giúp các nhà quản lý Logistics đưa ra những quyết định quan trọng nhanh chóng và chính xác hơn dựa trên những thông số cụ thể, ám chỉ ra liên kết, mạch lạc trong bộ phận cung ứng, chuỗi cung ứng và điều vận

– Rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu: Những tiến bộ gần đây trong công nghệ Deep Learning, một nhánh thuộc công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI, đã giúp cải thiện khả năng xử lý và thấu hiểu nguồn thông tin đầu vào dưới dạng dữ liệu phi cấu trúc. Phần lớn tương tác giữa khách hàng và các nhà cung ứng, tích hợp thông qua các dữ liệu đầu vào được thu thập bởi hệ thống AI, ví dụ từ những bình luận trên mạng xã hội, phản hồi nói của người mua hàng Với quyền truy cập vào bộ dữ liệu lớn chứa các cụm từ tương tự và thông tin liên quan, AI nắm bắt được bối cảnh mua hàng của khách hàng, bối cảnh đặt hàng của đối tác để từ đó sử dụng dữ liệu này mang lại giá trị sâu sắc trong chuỗi cung ứng để Bằng cách này, dữ liệu đã rút ngắn lại khoảng cách cung và cầu giữa khách hàng và nhà cung ứng.

– Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng: Trải nghiệm của khách hàng trong thời đại 4.0 đã và đang dần chuyển dịch từ truyền thống sang số hóa Trải nghiệm khách hàng trong ngành Logistics nằm tập trung ở việc giao diện, chức năng, thông tin trên nền tảng số được liên kết kết nối chặt chẽ Những khách hàng trong ngànhLogistics sẽ tìm kiếm sự liền mạch trong quy trình báo giá, đặt chỗ trực tuyến, và cân nhắc thêm nếu như nền tảng của nhà cung cấp có thêm cả các chức năng như xử lý tài liệu số và phân tích dữ liệu lô hàng Nền tảng cung cấp sự minh bạch trong dòng chạy hoạt độngcủa chuỗi cung ứng sẽ làm tăng trải nghiệm liền mạch, để từ đó tăng mức độ hài lòng và trung thành khách hàng

3.1.2 Các thách thức đặt ra:

Bên cạnh những cơ hội, nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics hiện nay cho thấy một số khó khăn, thách thức cơ bản như sau:

– Về tiềm lực tài chính: Theo VLA, quá trình chuyển đổi số có chi phí rơi vào khoảng từ 200 triệu tới hàng chục tỷ đồng Tuy nhiên, phần lớn các DN cung cấp dịch vụ Logistics là các DN có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu và đây là một mức chi phí tương đối cao Nhiều DN cho biết, nếu đầu tư theo hướng tự động hóa như các mô hình và phần mềm nước ngoài thì tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu; còn nếu tự làm theo mô hình nội bộ sẽ mất nhiều thời gian, khó khăn, chi phí nguồn nhân lực công nghệ thông tin… Bài toán nan giải về nguồn lực tài chính dành cho đầu tư chuyển đổi số rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức tài chính tín dụng…

– Về tiềm lực công nghệ: Theo khảo sát năm 2018 của VLA, khoảng 40% các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đang được sử dụng tại các doanh nghiệp Logistics là các ứng dụng cơ bản như quản lý giao nhận quốc tế, quản lý kho hàng, quản lý vận tải, trao đổi dữ liệu, đặc biệt khai báo hải quan được ứng dụng nhiều nhất 75-100%. Đa số doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ số hóa, tức là chuyển dữ liệu hoạt động sang dạng lưu trữ điện tử chứ chưa có sự kết nối và khả năng tra cứu số liệu cũng như xử lý đơn hàng trên nền tảng trực tuyến Nhìn chung, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam còn chưa cao, đa phần là các giải pháp đơn lẻ Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa ứng dụng được nhiều tại Việt Nam

– Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực Logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng Đặc biệt, những người đang nắm vị trí chủ chốt dù đã được đào tạo hoặc tái đào tạo nhưng cơ bản vẫn còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh Logistics Theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, có đến 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kiến thức Logistics; 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7%

DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên…

– Về tiềm lực cạnh tranh: Hiện nay, dù phần lớn các DN Logistics thuộc về DN nội nhưng thực tế, sức cạnh tranh so với các DN lớn quốc tế lại cho thấy rất nhiều vấn đề, chủ yếu bắt nguồn từ những hạn chế đã đề cập gồm: Tiềm lực tài chính yếu, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn chất lượng cao Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khác như: thiếu kỹ năng quản trị, bộ máy cồng kềnh… Nhiều doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với thách thức và sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía thị các doanh nghiệp nước ngoài, với những đơn vị dày dặn kinh nghiệm, khả năng cung cấp dịch vụ và tiềm lực tài chính tốt hơn…

3.1.3 Chuyển đổi số: Bài học kinh nghiệm của Viettel Post

Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel được thành lập năm 1997, là công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Xuất thân là 1 doanh nghiệp quân đội, kinh doanh lĩnh vực chuyển phát truyền thống, những năm gần đây Viettle Post liên tục gặt hái được những thành công trong công cuộc chuyển đổi số ngành Logistics Năm 2018, ra mắt ứng dụng giao hàng Viettel Post tích hợp nhiều công nghệ đột phá đánh dấu bước chuyển mình của một doanh nghiệp truyền thống trong cuộc CMCN 4.0 Năm 2019, đồng thời ra mắt 2 sản phẩm: sàn vận tải đa phương thức MyGo và sàn TMĐT Voso.vn hỗ trợ người dân bán nông sản Đây là những sản phẩm chiến lược nằm trong hệ sinh thái số của Viettel Post nói riêng và tập đoàn Viettel nói chung a) Quá trình triển khai chuyển đổi số:

Viettel Post bắt đầu tăng tốc quá trình chuyển đổi số Logistics bằng việc cung cấp đến khách hàng đầy đủ các nền tảng: Hệ thống quản lý đơn hàng, Hệ thống quản lý kho hàng Efulfillment, Hệ thống quản lý- giám sát hành trình vận tải Viettel Post sẽ cung cấp trọn gói dịch vụ hậu cần hỗ trợ một cách tối ưu cho khách hàng, khách hàng chỉ cần tập trung vào hoạt động bán hàng Để phục vụ khách hàng tốt hơn, Viettel Post đẩy mạnh số hóa mảng Logistics bằng việc đưa vào hoạt động hệ thống băng chuyền chia chọn tự động… Trong khâu giao hàng chặng cuối, Viettel Post đã triển khai sàn vận chuyển đa phương thức MyGo Dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ, kết hợp với các đối tác vận tải, MyGo cung cấp dịch vụ đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng như gửi kiện, gửi lô, nguyên chuyến… b) Thuận lợi trong quá trình Chuyển đổi số:

Với phương châm “Mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”, năm 2015, hệ thống mạng lưới Bưu chính Viettel đã mở rộng đến 100% thôn xã (bao gồm xã đảo) trên toàn quốc Những năm tiếp theo, Viettel Post phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư, nâng cấp mạng lưới bưu cục và trung tâm khai thác Năm 2020, Viettel Post có 22.000 nhân sự, trong đó trình độ từ đại học trở lên chiếm 52% Được xác định là 1 trong 4 trụ cột phát triển chiến lược của Tập đoàn, Viettel Post nhận được sự hỗ trợ rất lớn về Công nghệ thông tin từ Tập đoàn Viettel Những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực viễn thông, quân sự… sẽ được Viettel Post kế thừa để ứng dụng trong ngành Logistics:

- Dữ liệu lớn là kho dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau được tạo ra bởi công nghệ IoT Kết hợp với trí tuệ nhân tạo để xử lý kho dữ liệu Data Lake: xuất báo cáo phân tích tự động, báo cáo định kỳ, phân tích thị trường, phân tích nhu cầu của khách hàng…để từ đó xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng dài hạn cho TCT.

- Tự động hóa kho hàng: Xử lý đơn hàng sẽ thông minh hơn với các công nghệ: Băng chuyền tự động, robot lấy hàng tự động, đóng gói tự động…Tăng năng suất xử lý, giảm thiểu sai sót

- Công nghệ chuyển phát: Sử dụng công nghệ tự hành để giao hàng chặng cuối: Máy bay giao hàng drone, xe giao hàng tự hành

Xây dựng hệ sinh thái số Viettel Post:

• Ứng dụng chuyển phát ViettelPost: Nếu như trước đây, để chuyển phát nhanh, khách hàng sẽ mang bưu phẩm ra bưu cục hoặc gọi qua trung tâm thông tin để nhân viên đến lấy Còn bây giờ, khách hàng chỉ cần ngồi nhà, nhập thông tin, bưu tá của Viettel Post sẽ đến phục vụ Ứng dụng được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), Big data để tăng tốc độ tạo đơn, quản lý đơn hàng, theo dõi quá trình giao hàng, tra cứu các điểm gửi hàng của Viettel Post trên cả nước, tính cước phí chính xác…

• Sàn vận chuyển đa phương thức MyGo: Vào thời điểm hiện nay, các con số thống kê cho thấy, chi phí logistic của Việt Nam cao hơn nhiều so với thế giới, chiếm tới 20 – 25% GDP Nguyên nhân đến từ hạ tầng bưu chính chưa thực sự được tối ưu, 70% chuyến xe chạy rỗng chiều về, sự đầu tư không đồng bộ và liên kết lỏng lẻo giữa các công ty hoạt động trong ngành chuyển phát Xuất phát từ thực tế đó, Viettel Post đã cho ra đời ứng dụng MyGo – sàn vận chuyển đa phương thức áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ, sử dụng nguồn lực dùng chung để phục vụ khách hàng Các dịch vụ của MyGo như: giao hàng nội tỉnh, gửi kiện, gửi lô, thuê nguyên chuyến xe tải…

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA VIETTEL

Những khó khăn của Viettel trong chuyển đổi số

a) Hạn chế về hạ tầng số: Việc triển khai hạ tầng mạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về kết nối Internet và dịch vụ số đòi hỏi một số tiền đầu tư lớn Việc tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho các khu vực nông thôn và hẻo lánh cũng gặp nhiều khó khăn do hạ tầng mạng chưa phát triển. b) Bảo mật thông tin: Chuyển đổi số đặt ra thách thức lớn trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, Việc xử lý và lưu trữ dữ liệu cũng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để đảm bảo an toàn và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. c) Sự thay đổi trong công việc và quản lý: Chuyển đổi số yêu cầu sự thay đổi trong quy trình và phương pháp làm việc, đòi hỏi người lao dộng phải tiếp thu và sử dụng công nghệ mới Điều này cũng yêu cầu sự đào tạo và hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ. d) Tiêu chuẩn kỹ thuật: Một số tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc chuyển đổi số đòi hỏi sự tuân thủ và thay đổi công nghệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp rong đáp ứng yêu cầu này. e) Sự cạnh tranh: Sự chuyển đổi số cũng tạo ra cược cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty trong việc phát triển và cung cấp dịch vụ số Điều này đòi hỏi Viettel phải nắm bắt xu hướng công nghệ mới và cung cấp dịch vụ tốt hơn, đồng thời tăng cường quảng bá và tiếp thị để cạnh tranh trên thị trường. f) Hạn chế về kiến thức và nhận thức: Một số khách hàng chưa có kiến thức sử dụng công nghệ và nhận thức về lợi ích của chuyển đổi số Viettel có thể tăng cường các chương trình giáo dục và tư vấn để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chuyển đổi số và sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả. g) Sự nghiệp văn hóa tổ chức: Việc chuyển đổi số yêu cầu một sự thay đổi mới và thay đổi về văn hóa tổ chức Việc thúc đẩy sự sáng tạo, khả năng học tập và chia sẻ kiến thức trong đội ngũ là một thách thức mà Viettel đang phải đối mặt. h) Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng: Chuyển đổi số đòi hỏi có một lực lượng nhân sự đủ lớn và chất lượng để triển khai và quản lý hệ thống Tuy nhiên, Viettel đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực với kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện chuyển đổi số.

Một số giải pháp hoàn thiện việc chuyển đổi số tại Viettel

a) Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Việt Nam cần đầu tư vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng viễn thông, trong đó đưa ra các gói linh hoạt Vietttel có thể thiết kế các gói cước linh hoạt phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng người dùng, bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp Điều này sẽ giúp khách hàng tận dụng tối đa dịch vụ viễn thông và giảm thiểu chi phí Xây dựng thêm các trạm phát sóng và cải thiện chất lượng kết nối mạng để đảm bảo mọi người có thể sử dụng dịch vụ số một cách ổn định và không bị gián đoạn. b) Viettel cần cung cấp các gói dịch vụ số đa dạng linh hoạt: Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Điều này có thể bao gồm cung cấp các gói dịch vụ tích hợp với giá cả phải chăng, bao gồm cả dịch vụ Internet, điện thoại di động và truyền hình. c) Nâng cao an ninh mạng: Để đảm bảo an toàn thông tin và chống lại các cuộc tấn công mạng Tăng cường quản lý và bảo mật thông tin: Viettel cần đặt một sự tập trung cao đối với với việc quản lý thông tin và bảo mật trong quá trình chuyển đổi số Điều này bao gồm việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thông tin, đảm bảo an ninh mạng, và tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin. d) Tăng cường đào tạo nhân lực: Viettel cần đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin Điều này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của khách hàng Và đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để triển khai và quản lý các hoạt động chuyển đổi số. e) Tăng cường tư duy sáng tạo của nhân viên: Viettel nên khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên để họ có thể thể hiện tư duy sáng tạo, đề xuất ý tưởng mới và tìm kiếm các giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực chuyển đổi số Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tổ chức các cuộc thi sáng tạo nội bộ, khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới. f) Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác: Viettel có thể hợp tác với các doanh nghiệp khác, bao gồm cả các công ty công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp, để phát triển các sản phẩm và dịch vụ chuyển đổi số tiên tiến Viettel có thể hợp tác với các công ty công nghệ khác để cung cấp các giải pháp số đột phá và đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường Điều này sẽ giúp Viettel củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực chuyển đổi số và mở rộng khách hàng tiềm năng. g) Xây dựng chiến lược chuyển đổi số: Viettel cần xác định mục tiêu, kế hoạch và chiến lược rõ ràng cho quá trình chuyển đổi số Điều này giúp tập trung vào việc hoàn thiện các khía cạnh kỹ thuật, quản lý và kinh doanh để đạt được sự thành công trong quá trình chuyển đổi số. h) Xây dựng chiến lược Marketing và quảng cáo hiệu quả: Để tạo dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút thêm khách hàng Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các sự kiện công nghệ và quảng bá qua các kênh truyền thông xã hội. i) Tối ưu hóa quy trình hoạt động: Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số nhanh chóng, Viettel cần tối ưu hóa quy trình hoạt động từ việc cung cấp dịch vụ đến khâu hỗ trợ khách hàng Điều này giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu. j) Khuyến khích sử dụng công nghệ mới: Viễn thông cần khuyến khích sử dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo ( AI, Internet of Things (IoT), Big data ) để phát triển các dịch vụ thông minh và tạo ra giá trị cao hơn cho người dùng. k) Xây dựng cộng đồng chuyển đổi số: Viettel nên tạo ra một môi trường tương tác trong cộng đồng chuyển đổi số để khuyến khích và hỗ trợ người dùng sử dụng và tận dụng tối đa các dịch vụ và ứng dụng chuyển đổi số Điều này có thể đạt được thông qua tổ chức các buổi hội thảo, khóa học, hoạt động giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm Viettel có thể cung cấp các khóa học và tài liệu miễn phí để giúp ngườ i dùng nâng cao kiến thức về công nghệ số và sử dụng nó một cách hiệu quả Điều này sẽ giúp người dùng tự tin hơn trong việc sử dụng dịch vụ số và giảm các rào cản trong chuyển đổi số. l) Tạo ra các giải pháp tiết kiệm và hiệu quả: Viettel cần tìm hiểu và áp dụng các giải pháp tiết kiệm và hiệu quả trong việc chuyển đổi số Điều này bao gồm việc tận dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo để tăng cường hiệu suất và giảm thời gian vàng trong các hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty.

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w