Vì những lý do đó, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước,cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển tài chính xanh ở Việt Nam” để tìm hiểu cụ
Trang 1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH XANH Ở VIỆT NAM.
PHẦN MỞ ĐẦU
(sự cần thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu)
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đang ngày càng trở nên cấp bách Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nếu không có những hành động quyết liệt, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm 2.7
độ C vào năm 2100, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn hán, mực nướcbiển dâng cao, Từ tháng 11/2023 đến nay, rất nhiều ngày, tình trạng ô nhiễm không khí ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội đang ở mức xấu, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sức khỏe người dân Một lớp sương mù trắng đục và bụi mịn liên tục bao quanh thủ đô Có thời điểm, ứng dụng IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 3 trên thế giới
Bối cảnh khủng hoảng sinh thái ấy đã trở thành thách thức lớn đối với toàn nhân loại, nhiều quốc gia trên thế giới Nhiều quốc gia đang tiến hành chuyển đổi từ mô hình kinh tế nâu truyền thống sang nền kinh tế xanh thân thiện với môi trường, trong đó có Việt Nam Việt Nam đã nhận thức được tài chính xanh đang dần trở thành một công cụ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội Có thể nói rằng, đây sẽ là con đường tương lai mà Việt Nam phải bước đi để đạt được toàn bộ những mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường đề ra.Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững Thực tiễn tài chính xanh tại Việt Nam đã trở thành đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm trong những năm gần đây Với số lượng nghiên cứu thu thập trong những năm qua, đã có một vài kết luận được đưa ra dành cho thị trường tài chính xanh tại Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp cơ bản để phát triển tài chính xanh Tuy nhiên, quy mô của các nghiên cứu chưa đủ lớn để đạt được độ chính xác cao, cũng như các giải pháp đưa ra cũng chưa thật sự thiết thực và mang nhiều tính hình thức Vì những lý do
đó, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước,
cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển tài chính xanh ở Việt Nam” để tìm hiểu cụ thể và đánh
giá một cách hiệu quả tình hình thực tiễn phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam, qua đó gợi ý một số chính sách hữu ích để góp phần phát triển nền tài chính xanh bền vững, thân thiện với môi trường và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tại Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 2Trên cơ sở các bài nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu tài chính xanh, các kinh nghiệm quốc tế về triển khai tài chính xanh để :
- Nghiên cứu tình hình, thực trạng phát triển tài chính xanh ở Việt Nam
- Tìm ra cơ hội, thách thức cho sự phát triển tài chính xanh ở Việt Nam
- Đề xuất, kiến nghị các chính sách, giải pháp để xây dựng nền tài chính xanh phù hợp, đảm bảo nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình tạo điều kiện cho tài chính xanh pháthuy tối đa ưu điểm
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển tài chính xanh tại Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tại Việt Nam
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong những năm gần đây, tài chính xanh đã có sự phát triển mạnh mẽ ở các nước trên thế giới Các nghiên cứu cho thấy đầu tư xanh đang trở thành xu thế lựa chọn chủ động của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình
Tolliver và cộng sự (2021) trong “Green Innovation and Finance in Asia” đã chỉ ra rằng lượng tài chính xanh ở Châu Á đã tăng lên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững ngày càng tăng trong khu vực Các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc
đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc phát hành trái phiếu xanh Trung Quốc dẫn đầu thế giới về phát hành trái phiếu xanh kể từ năm 2015 trong khi việc phát hành trái phiếu xanhcủa các tập đoàn tài chính và ngân hàng phát triển lớn ở Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục phát triển
Trung Quốc cũng đã trở thành người ủng hộ chính thức thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính xanh Tài chính xanh là chủ đề mới duy nhất mà Trung Quốc bổ sung vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G20 khi giữ chức chủ tịch năm 2016, với việc Trung Quốc đồng chủ trì Nhóm nghiên cứu Tài chính xanh cùng với Vương quốc Anh Ngoài ra, Trung Quốc là thành viên sáng lập của Mạng lưới giám sát ngân hàng trung ương để xanh hóa hệ thống tài chính (NGFS); là người ủng hộ mạnh mẽ cho Mạng lưới ngân hàng bền vững (SBN) cũng như Nhóm nghiên cứu chuyên trách về tài chính khí hậu (TCFD) Một trong những đóng góp quan trọng của Trung Quốc trong phát triển tài chính xanh là Sáng
Trang 3kiến Vành đai và Con đường, là chương trình cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới, tuân thủ các tiêu chuẩn cao về tính bền vững môi trường Thị trường trái phiếu xanh của Trung Quốc đã
có những bước phát triển nhanh chóng với những đột phá thể hiện trong sự đổi mới các sản phẩm tài chính xanh khác nhau
Hầu hết các nghiên cứu về tài chính xanh ở Châu Âu đều là báo cáo chính sách, có rất
ít nghiên cứu học thuật Báo cáo của Ủy ban Châu Âu (2017) cho thấy các chiến lược tài chính xanh phổ biến được áp dụng ở Châu Âu là “trái phiếu xanh” được phát hành theo nguyên tắc tài chính xanh, “tín dụng xanh” của các ngân hàng liên quan đến việc khởi tạo khoản vay xanh và “đầu tư cổ phần xanh”
Ở Áo, hầu hết các công ty bảo hiểm đã thoái vốn khỏi than đá và ngày càng tránh các rủi ro môi trường ở cả hai phía trong bảng cân đối kế toán Breiten Fellner và cộng sự (2020) trong “Green finance - opportunities for the Austrian financial sector” dự đoán rằng khoản đầu tư hàng năm vào nền kinh tế xanh ở Áo sẽ tăng lên khoảng 17 tỷ EURO trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2030 Họ cho rằng chỉ riêng nguồn tài trợ công là không đủ và cânhuy động vốn tư nhân để tài trợ cho các dự án xanh và tài chính xanh sẽ là bước đột phá lớn trọng việc đạt được mục tiêu này Tuy nhiên, còn tồn tại một số điểm yếu trong hệ thống tài chính của Áo Thị trường Áo dành cho các sản phẩm tài chính xanh kém phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế và bị chi phối bởi quỹ tương hỗ và được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư tổ chức chứ không phải bởi các nhà đầu tư tư nhân Breiten Fellner và cộng sự cũng chỉ ra rằng nhận thức của khách hàng ở Áo về các sản phẩm tài chính bền vững vẫn còn thấp
Chính phủ Anh cũng đóng vai trò tích cực và chủ động trong việc thiết lập các thị trường tài chính xanh Cụ thể như, Chính phủ Anh đã xây dựng cơ chế tài trợ trực tiếp cho các dự án đầu tư xanh, thực hiện bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án cơ sở hạ tầng xanh cũng như tham gia tài trợ cho các quỹ bảo vệ môi trường Từ đó, hình thành và đảm bảo nguồn tài trợ cho các ngành công nghiệp xanh và tăng trưởng bền vững Vương quốc Anh đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Xanh đầu tiên trên thế giới với mục đích duy nhất là xanh hóa nền kinh tế Trong 3 năm hoạt động, ngân hàng này đã cam kết cấp vốn 2,6 tỷ bảng Anh cho gần 70 dự án cơ sở hạ tầng xanh trên khắp Vương quốc Anh và là nhà đầu tư tích cực nhất vào cơ sở hạ tầng xanh của Anh CBI (2019) cho thấy nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính tại Vương quốc Anh đang đón nhận những cơ hội mà tài chính xanh mang lại và khuyến nghị ngành tài chính nên được hướng tới tài chính xanh
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Trước nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động cụ thể trong việc thiết lập chính sách phát triển tài chính xanh tại Việt Nam
Trang 4ThS Lại Thị Thanh Loan (2019), trong “Thị trường tài chính xanh tại Việt Nam” cho rằng: “Có thể đánh giá thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai Các hoạt động của thị trường chủ yếu ở bước khởi động Thị trường trái phiếu đang trong giai đoạn triển khai thí điểm và thực hiện các chương trình tuyên truyền, giới thiệu các trái phiếu xanh đến các chủ thể trên thị trường Thị trường cổ phiếu xanh được khởi động và thực hiện mạnh mẽ nhất bằng việc đưa vào vận hành chỉ số VNSI đồng thời với quy định yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết cung cấp thông tin về môi trường, xã hội và cộng đồng.” Bên cạnh đó,cũng đã có một số hoạt động, sản phẩm được giới thiệu ra thị trường nhưng chưa thực sự trở thành xu hướng đầu tư, phát triển ThS Lại Thị Thanh Loan cũng chỉ ra rằng, phát triển tài
chính xanh tại Việt Nam vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua: thách thức về thể chế chung của Việt Nam và ý thức trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, tổ chức về bảo vệ môi trường nói chung và về tài chính xanh nói riêng còn khá hạn chế Chính vì thế, nhà nước
đóng vai trò to lớn trong việc định hướng và dẫn dắt các thành phần trong nền kinh tế trong quá trình thiết lập những bước đi đầu tiên
PGS.TS Trần Thị Thanh Tú (2020), trong “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam” đã đưa ra cách nhìn tổng thể về kinh tế xanh về khái niệm, những kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh và đánhgiá thực trạng hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã xâydựng được chỉ số đánh giá mức độ phát triển của hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam và giới thiệu những định hướng, giải pháp hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam qua sự dẫn dắt của Chính phủ
Chính phủ Việt Nam đã có những hành động cụ thể trong việc thiết lập chính sách phát triển tài chính xanh tại Việt Nam Trong đó, đã có một số chính sách phát triển thị trường vốn xanh được ban hành Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện Kế hoạch hành động củangành ngân hàng (Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015), Đề án phát triển ngân hàng xanh (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN) và đưa ra các chương trình tín dụng góp phần sửdụng tài nguyên hiệu quả, tạo sinh kế, giải quyết từng bước các vấn đề môi trường và xã hội Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam đã xác định phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Tùng (2018), “Assessing the role of green credit for green growth and sustainable development in Vietnam” chỉ ra rằng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trọng việc hướng dòng vốn đầu tư vào sản xuất xanh bền vững sự phát triển Tuy nhiên, nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện thành công nếu có một chương trình cải cách đồng
Trang 5bộ và toàn diện Tác giả đã chỉ ra tín dụng xanh là một bộ phận của nền kinh tế xanh, do đó tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và thực hiện hóa nền kinh tế xanh của chiến lược tăng trưởng Việt Nam
1.1.3 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu.
a) Những lý thuyết có tính kế thừa
Qua việc tổng hợp tổng quan các nghiên cứu tiêu biểu về tài chính xanh ở nước ngoài cũng như trong nước, một số công trình nghiên cứu đã cung cấp những lý luận cơ bản về tài chính xanh và bản chất của tài chính xanh Các lý thuyết có tính kế thừa như cổ phiếu xanh, trái phiếu xanh, các công cụ vốn xanh, sự phát triển của tài chính xanh cũng được nhóm nghiên cứu sử dụng nhằm tăng tính thuyết phục và tính khoa học trong bài viết
Nghiên cứu của Pham Thi Thanh Tung, “Assessing the role of green credit for green growth and sustainable development in Vietnam” đã sử dụng học thuyết đổi mới của nhà kinh
tế học Schumpeter làm cơ sở lý luận Trong bối cảnh phát triển kinh tế như hiện nay, sự phát triển của khu vực tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguồn lực tài chính cần thiết không chỉ cho các hoạt động kinh tế khác nhau mà còn được định hướng lại để phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế đúng cách Tín dụng ngân hàng dẫn đến tăng chi tiêu, do đó làm tăng mức thu nhập trong nền kinh tế, dẫn đến GDP cao hơn và sản xuất tăng trưởng nhanh hơn
b) Khoảng trống trong nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích rõ ràng những thực trạng phát triển tài chính xanh ở Việt Nam, thể hiện đầy đủ những góc nhìn về những cơ hội, thách thức, vai trò đặc biệt của tài chính xanh trong công cuộc xây dựng nền kinh tế bền vững, bên cạnh đó, còn đưa ra những chính sách giúp chuyển đổi từ nền kinh tế nâu truyền thống sang nền kinh tế xanh và các giải pháp để nâng cao, phát triển tài chính xanh trong nước Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về phát triển tài chính xanh ở Việt Nam còn sơ khai, chủ yếu tập trung vào một số yếu tố phổ biến Hầu hết các bài nghiên cứu chỉ dừng ở mức độ phân tích lýthuyết dẫn đến phản ánh không đầy đủ và toàn diện phát triển tài chính xanh tại Việt Nam Một số nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, quy mô nghiên cứu chưa đủ lớn để đạt được độ chính xác cao
Trong các nghiên cứu về phát triển tài chính xanh ở Việt Nam, hầu hết đều chỉ đưa ra các biện pháp, bài học mang tính vĩ mô, tổng quát nhằm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam mà bỏ sót yếu tố quan trọng đó là thúc đẩy các sản phẩm tài chính xanh như trái
Trang 6phiếu xanh, cổ phiếu xanh, Các biện pháp được đưa ra trong các nghiên cứu cũng chưa thật
sự thiết thực và mang nhiều tính hình thức
1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
a Cơ sở lý thuyết
● Khái niệm tài chính xanh
Tài chính xanh là thuật ngữ ra đời gắn với sự phát triển của xu hướng kinh tế xanh trên thế giới trong những thập kỷ gần đây “Kinh tế xanh” là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái Hiểu một cách đơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội Hiện nay, theo nghiên cứu của Nannette (2014), chưa có khái niệm cụ thể về tài chính xanh và tài chính xanh vẫn đang được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau
Theo Chowdhury và cộng sự (2013) Tài chính xanh là những hỗ trợ về tài chính hướng đến
tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa
Theo định nghĩa của UNEP (2016): Tài chính xanh liên quan đến việc đa dạng hóa
các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các định chế tài chính hướng tới sự pháttriển bền vững của các quốc gia
Theo Sách và cộng sự ( 2019), tài chính xanh đề cập đến một danh mục rộng lớn các hoạt
động, sản phẩm, dịch vụ (bao gồm rủi ro tài chính, quản lý liên quan đến khí hậu và môi trường), các công cụ và cơ chế trong lĩnh vực tài chính được liên kết với các khoản đầu tư vào các hoạt động kinh doanh và công nghiệp có thể tạo ra các hoạt động bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường, bao gồm đất, nước, đa dạng sinh học, không khí và con người Tài chính xanh là sự giao thoa giữa hành vi thân thiện môi trường và lĩnh vực tài chính
và kinh doanh (Scholtens, 2017)
Như vậy, hệ thống tài chính xanh được hiểu là: “Hệ thống tài chính cho phép luân chuyển nguồn tài chính tới các hoạt động đầu tư thông qua các trung gian tài chính và thị trường tài chính, trong đó các hoạt động đầu tư phải đảm bảo các điều kiện xanh, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững Khi đó, các bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính xanh sẽ mang đặc điểm xanh, bao gồm: trung gian tài chính xanh, thị trường tài chính xanh, công cụ huy động vốn xanh hay nguồn vốn xanh, và đầu tư xanh”
● Phân biệt tài chính xanh, kinh tế xanh và tăng trưởng xanh
đưa ra định nghĩa kinh tế xanh là “phát triển kinh tế đảm
Ngân hàng Thế giới (WB, 2012b)
bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó giảm thiểu ô nhiễm và tác
Trang 7động đến môi trường, tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi tự nhiên, đẩy mạnh vai trò của quản lý nhà nước về môi trường và nguồn lực tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảmhọa từ thiên nhiên”.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organization for Economic operation and Development): Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
Co-tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch
vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanhphải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới
Như vậy, tài chính xanh là công cụ thúc đẩy kinh tế xanh, và kinh tế xanh là nền tảng cho tăng trưởng xanh Cả ba khái niệm này đều có vai trò quan trọng trong việc phát triển bềnvững
● Đặc điểm của “ Tài chính xanh”
Tài chính xanh có thể được hiểu là một tập hợp đầy đủ các hình thức tài trợ cho công nghệ, dự án, ngành công nghiệp hay doanh nghiệp thân thiện với môi trường Đặc điểm cơ bản tài chính xanh là luôn chú trọng tới các giá trị của môi trường thiên nhiên và những nguồn lực tự nhiên Tài chính xanh luôn tìm kiếm cách thức cải thiện phúc lợi và công bằng
xã hội, đồng thời giảm bớt những rủi ro đối với môi trường và tăng cường sự cân bằng sinh thái
Xét về cấu trúc chung, các mô hình tài chính xanh không có nhiều khác biệt với các
mô hình tài chính truyền thống Sự khác biệt nằm ở đặc điểm của các thành phần tham gia vào quá trình luân chuyển vốn, cụ thể trong các hoạt động sau:
Trang 8Huy động nguồn vốn xanh: Phát triển và ứng dụng các ngành công nghiệp và công
nghệ xanh ở tất cả các mức độ đòi hỏi nguồn lực lớn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau Có ba nguồn vốn chính cho tài chính xanh, bao gồm:
- Nguồn vốn công cộng trong nước: Nguồn vốn này đến từ chính phủ và các tổ chức tài chính phát triển quốc gia
- Nguồn vốn công cộng nước ngoài: Nguồn vốn này đến từ các tổ chức, định chế quốc tế hay các ngân hàng phát triển song phương và đa phương
- Nguồn vốn khu vực tư nhân: Nguồn vốn này đến từ các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước
Sử dụng nguồn vốn xanh: Nguồn vốn xanh được sử dụng cho hai hoạt động chính: tài
trợ đầu tư xanh và tài trợ phát triển chính sách xanh Tài trợ đầu tư xanh là hoạt động tận dụng nguồn vốn xanh được huy động từ cả khu vực công và tư nhân để đầu tư vào các lĩnh vực sau: (i) Cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường như xử lý nước, quản lý chất thải và bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên; (ii) ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc bồi thường thiệt hại cho môi trường hoặc khí hậu, bao gồm thông qua việc bảo tồn năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo; Mặt khác, tài trợ chính sách xanh là việc sử dụng vốn xanh được huy động để tài trợ cho các chính sách xanh của nhà nước, bao gồm chi phí thực hiện chính sách và tài trợ để đạt được các mục tiêu chính sách của chính phủ Mục đích của những chính sách này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các sáng kiến và dự án liên
Trang 9quan đến môi trường hoặc liên quan đến quy định hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Hình thành thF trường tài chính xanh: Kênh tài chính trực tiếp để lưu thông vốn xanh
là thị trường tài chính xanh Xây dựng thị trường tài chính xanh có nghĩa là xây dựng các chính sách, quy định và thiết lập cơ sở hạ tầng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển vốn trong hoạt động đầu tư xanh Cấu trúc thị trường tài chính bao gồm một số yếu tố hỗ trợ như thị trường trái phiếu xanh, thị trường chứng khoán xanh…
Hình thành các trung gian tài chính xanh: Các trung gian tài chính xanh là kênh tài chính giántiếp đưa vốn xanh vào nền kinh tế Tương tự như xây dựng thị trường tài chính xanh, quá trình xây dựng các trung gian tài chính xanh bao gồm các chính sách, luật pháp, quy định nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các trung gian tài chính xanh như ngân hàng xanh, các khoản vay xanh,
• Vai trò c'a tài chính xanh
Tài chính xanh là một khái niệm rộng bao gồm tất cả các hoạt động tài chính nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Tài chính
xanh đóng vai trò trong việc:
- Xây dựng nền kinh tế xanh: Nền kinh tế xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các yếu tố kinh tế có thể duy trì và tăng cường vốn tự nhiên của trái đất Những yếu tố này bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông phát thải ít carbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, hiệu quả sử dụng năng lượng và nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bền vững Nói một cách đơn giản, nền kinh tế xanh là nền kinh tế có lượng khí thải carbon thấp, bảo tồn tài nguyên, tạo việc làm và công bằng về mặt xã hội Sáng kiến Tăng trưởng Xanh của Liên hợp quốc (GEI) tin rằng xây dựng nền kinh tế xanh là một quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để đạt được kết quả tốt hơn từ đầu tư Đầu tư vào nguồn lực, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính bằng cách giảm khai thác và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, từ đó giảm phát sinh chất thải và giảm bất bình đẳng xã hội Nhưng mô hình kinh tế xanh, giống như tất cả các mô hình kinh tế khác cho đến nay,
rõ ràng cần có vốn để phát triển nó Hiện nay, hệ thống tài chính với vai trò điều phối nguồn vốn đã trở thành một bộ phận không thể thiếu và quan trọng của nền kinh
tế quốc dân Điều này đã làm nảy sinh khái niệm tài chính xanh, trở thành một trong hai cốt lõi chính (cùng với các yếu tố môi trường) trong sự phát triển của nền kinh tế xanh tổng thể Hiện nay, sự chuyển động của dòng vốn tập trung vào các hoạt động
Trang 10kinh tế xanh tạo ra lợi nhuận và giá trị hữu ích, phát triển đời sống cộng đồng xã hội loài người và quan tâm đến môi trường trường học.
- Giảm thiểu biến đổi khí hậu: Tài chính xanh còn giúp giảm thiểu và xây dựng khả năng phục hồi trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu Theo UNEP (2021), nếu thế giới muốn đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và thoái hóa đất, sẽ cần khoản tài chính 4,1 nghìn tỷ USD vào năm 2050 Có nhiều dự án
về tài chính xanh được thực hiện ở các tổ chức lớn trên thế giới như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB - Asian Development Bank) ra mắt khung trái phiếu xanh để giảm thiểu và nỗ lực thích ứng tại các nước thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF - International Monetary Fund) làm việc để phát triển các tiêu chuẩn tài chính xanh và các bài kiểm tra căng thẳng liên quan đến khí hậu; nghiên cứu các khía cạnh kinh tế của biến đổi khí hậu; Tập đoàn Tài chính quốc
tế (IFC - International Finance Corporation) là tổ chức phát triển lớn nhất liên minh với các tổ chức tài chính khu vực tư nhân để hỗ trợ khả năng phục hồi khí hậu và có trách nhiệm với xã hội và môi trường phát triển ở các nền kinh tế mới nổi Tại khu vực ASEAN, Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF - Environmental and SocialManagement Framework) của Chương trình Phục hồi xanh của Quỹ Tài chính xúc tácxanh ASEAN (ACGF GRP - Catalytic Green Finance Facility - Green Recovery Program) được xây dựng nhằm đảm bảo rằng các rủi ro và tác động về môi trường và
xã hội từ tất cả các dự án trong chương trình sẽ được giảm thiểu và giảm nhẹ đến mức
có thể chấp nhận được Khung quản lý môi trường và xã hội xác lập các nguyên tắc, quy tắc, thủ tục và hướng dẫn để tiến hành thẩm định về môi trường và xã hội đối với các dự án tiền năng trong Chương trình ACGF GRP Ở Việt Nam nói riêng, có nhiều chính sách được ban hành để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như có những tiềm năng phát triển tài chính xanh
- Duy trì và tăng cường vốn tự nhiên: Nền kinh tế xanh ghi nhận các giá trị tự nhiên và vai trò của đầu tư cho vốn tự nhiên Vốn tự nhiên là các tài nguyên nhiên nhiên như rừng, hồ, đất, nước… có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người Vốn tự nhiên mang lại lợi ích cho nông nghiệp, độ màu mỡ của đất, giá trị đối với sản xuất cây trồng… đặc biệt là nguồn sống của các hộ gia đình nghèo vì sinh kế
và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên Vì vậy, quá trình chuyển đổi sang nềnkinh tế xanh không chỉ ghi nhận và minh chứng cho giá trị của vốn tự nhiên mà còn cho phép đầu tư và xây dựng vốn tự nhiên nhằm hướng tới kinh tế bền vững
Trang 11https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-xanh-co-vai-tro-nhu-the-nao-trong-muc-tieu-phat Xóa đói giảm nghèo: Phát triển tài chính xanh được coi là một trong những cách giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung “Nền kinh tế xanh” là trụ cột của giảm nghèo Nghèo đói kinh niên là hình thức bất bình đẳng xã hội nổi bật nhất cũng như bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tín dụng và
cơ hội thu nhập Đặc điểm chính của "nền kinh tế xanh" là nó nhằm mục đích cung cấp các cơ hội đa dạng để phát triển kinh tế và giảm nghèo mà không thanh lý hoặc xói mòn tài sản thiên nhiên của một quốc gia Điều này đặc biệt cần thiết ở các nước thu nhập thấp, nơi hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái là nguồn sinh kế chính cho các vùng nông thôn nghèo Các hệ sinh thái và dịch vụ cung cấp mạng lưới an toàn chống lại thiên tai và khủng hoảng kinh tế Một “nền kinh tế xanh” tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội Trên thực tế, các quốc gia đang hướng tới 'nền kinh tế xanh' nhận ra rằng việc tạo việc làm và tiềm năng của nó có thể tăng gấp đôi bằng cách tăng cường đầu tư vào lĩnh vực xanh Đó là lý do tại sao chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế thúc đẩy việc làm với các yếu tố “xanh” quan trọng
b Khung lý thuyết
Dựa trên các lý thuyết và kết quả nghiên cứu nói trên, nhóm nghiên cứu đã xây dựng khung phân tích để phục vụ cho nghiên cứu của mình Khung phân tích này dựa trên các giả thiết làm cơ sở nghiên cứu, và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của tài chính xanh tại Việt Nam:
Thứ nhất: Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ sở lý thuyết về thực tiễn phát triển tài chính xanh ở Việt Nam:
- Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài
- Cơ sở lý thuyết
- Thực tiễn phát triển tài chính xanh ở Việt Nam
- Gợi ý chính sách
1.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu.
1.3.1 Quy trình nghiên cứu:Nói rõ cách thức và quy trình nghiên cứu
Công trình nghiên cứu gồm … trang, … bảng, … hình và … biểu đồ cùng …… phụ lục.Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục
Trang 12tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:Chương 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
Bao gồm: Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước Bên cạnh đó, nêu rõ cơ sở
lý thuyết và khung phân tích Từ đó tìm ra những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu
Chương 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bao gồm: Thực trạng tài chính xanh ở Việt Nam Qua đó đánh giá thực trạng tại Việt Namtrong phát triển kinh tế xanh Bên cạnh đó, nhóm cũng chỉ rõ cơ hội và thách thức
khi Việt Nam phát triển tài chính xanh
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆPPHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH XANH
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp sử dụng cho nghiên cứu
Phương pháp sử dụng cho nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện để có thể xác định cơ sở lý thuyết
và thực tiễn tình hình phát triển tài chính xanh ở Việt Nam thông qua các nghiên cứu trước đây Sau đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp, phân tích để từ đó rút ra hàm ý Kết quả từ việc thu thập thông tin sẽ được diễn giải và phân tích thực trạng thị trường tài chính và thị trường chứng khoán; đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nói riêng Bên cạnh đó cũng đánh giá tác động ngược lại của thị trường tài chính đối với việc đưa ra các chính sách của Nhà nước Dựa trên những kết quả phân tích, tổng hợp đề đề xuất phương hướng, mục tiêu, cơ chế, giải pháp nhằm bảo đảm nhà nước thực hiện tốt vai trò của mình trong phát triển thị trường tài chính
và đưa ra những chính sách phù hợp
b) Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương thức kế thừa: Nhóm tác giả sẽ tổng hợp các dữ liệu trong và ngoài nước từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, tạp chí Công thương, Ngoài ra, nhóm tác giả cũng khai thác thông tin từ một số tổ chức như Diễn đàn Kinh tế thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế,
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1 Kết quả nghiên cứu (Results)
2.1.1 Thực trạng thị trường vốn xanh
2.1.1.1 Cổ phiếu xanh
Trang 13a) Khung pháp lý thị trường cổ phiếu xanh ở Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán xanh, Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015quy định công bố thông tin trên sàn chứng khoán yêu cầu công ty phải công bố thông tin vềmôi trường và xã hội Đây là văn bản bắt buộc đầu tiên doanh nghiệp phải công bố thôngtin về phát triển bền vững Đặc biệt, các công ty phải công bố các mục tiêu phát triển bềnvững ngắn hạn và trung hạn (môi trường, xã hội, cộng đồng) và các chương trình trọng điểmliên quan khi công bố báo cáo thường niên Kể từ đó, nhận thức về bảo vệ môi trường dầnnâng cao, dẫn đến sự chuyển dịch sang thị trường chứng khoán xanh Đồng thời, việc ápdụng Thông tư này bổ sung thêm tiêu chí mà nhà đầu tư phải quan tâm khi đầu tư, tạo điềukiện để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm chứng khoán xanh Chính sách tăngtrưởng xanh nói chung, cổ phiếu xanh, trái phiếu xanh nói riêng là cơ sở pháp lý quan trọng
để các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam tham gia đầu tư nhằm thu hút vốn xanh và tạo điều kiệnthuận lợi để tiếp cận các dự án xanh tại Việt Nam
b) Thực trạng phát triển thị trường cổ phiếu xanh
Thị trường cổ phiếu xanh ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn tạo lập Từ năm 2012 đến nay, các hoạt động chính trên thị trường được triển khai chia thành 3 nội dung chính:(1) Nâng cao hiểu biết toàn thị trường về tài chính xanh
(2) Khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp với tài chính xanh;
(3) Xây dựng và áp dụng chỉ số phát triển bền vững toàn thị trường
Cuối tháng 3/2017, HOSE công bố Chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) và chính thức đưa vào vận hành từ cuối tháng 7/2017 Việc xây dựng chỉ số VNSI là một trong những nhiệm vụ liên quan đến các sản phẩm tài chính sáng tạo cho “thị trường vốn xanh” được nêu trong Kế hoạch hành động của ngành tài chính nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã ban hành theo Quyết định số 2183/QĐ-BTC của Bộ Tài chính Chỉ số này hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững cho các doanh nghiệp niêm yết và hỗ trợ nhà đầu
tư tổ chức và cá nhân đồng hành cùng các doanh nghiệp có đặc tính “xanh” Cổ phiếu của những doanh nghiệp này phải gắn với xu hướng phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo
về môi trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường chứng khoán và nền kinh tế
Về thanh khoản, chỉ số VNSI có giá trị giao dịch bình quân hàng ngày tính đến 29/12/2017 đạt gần 1.300 tỷ đồng, tương ứng khoảng 28% toàn thị trường Tương tự, mỗi cổ phiếu thuộc danh mục VNSI có giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 60 tỷ đồng, gấp 4,4 lần so với giá trị giao dịch bình quân 13,5 tỷ đồng của các cổ phiếu khác trên thị trường
Trang 14Với sự tham gia của các doanh nghiệp trong rổ chỉ số VNSI, cơ hội tiếp cận dòng vốn xanh, bền vững từ các quỹ đầu tư và định chế tài chính quốc tế được kỳ vọng sẽ tăng, góp phần vào tăng trưởng bền vững cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo Tại thời điểm này, mặc dù Việt Nam có một thị trường chứng khoán (TTCK) tương đối phát triển, song nhóm cổ phiếu xanh chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Tuy nhiên, những biến động trên thị trường gần đây cho thấy cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, theo tiêu chí xanh, bền vững đang được nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài quan tâm thông qua quỹ đầu tư Báocáo của UBCKNN (2018) cho thấy giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam đạt gần 33 tỷ USD Ngày 18/7/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HSX) vừa công bố rổ chỉ số VNSI (Viet Nam Sustainability Index - Chỉ số phát triển bền vững) bao gồm 20 cổ phiếu thuộc VN100 có tính phát triển bền vững tốt nhất thị trường Từ đó, cho thấy cơ hội phát triển thị trường cổ phiếu xanh tại Việt Nam trong tương lai Với xu hướng phát triển bền vững, các quỹ đầu tư lớn ưu tiên rót vốn vào các dự án hướng đến mục tiêu đápứng được ESG (Environmental, Social, and Governance - Môi trường, Xã hội và Quản trị), vìthế các doanh nghiệp có thể nằm trong được chỉ số VNSI sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận được với dòng vốn lớn từ nước ngoài để phát triển theo hướng bền vững
2.1.1.2 Trái phiếu xanh
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bắt đầu cung cấp sản phẩm trái phiếu cho các dự án, công trình xanh Đây là trái phiếu chính phủ, được nhà nước bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho các dự án thủy lợi, bảo vệ môi trường, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, Trái phiếu “xanh” được định nghĩa là loại trái phiếu thu hút vốn cho các dự án có lợi cho môi trường Do đó, tiền thu được từ đợt phát hànhtrái phiếu này sẽ được sử dụng để đầu tư vào các chương trình tăng cường thích ứng với biếnđổi khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch,
sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng, nước sạch,
a. Khung pháp lý về thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam
Năm 2017, Chính phủ Việt Nam ban hành Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giaiđoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định phát triển thị trường trái phiếu xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các chủ thể huy động vốn trái phiếu xanh
Để thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, bao gồm:
Trang 15● Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu
ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán Nghị định này đã quy định về điều kiện, điều khoản, tổ chức phát hành, đăng ký, lưu
ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu chính phủ (TPCP) xanh
● Quyết định số 151/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát hành trái phiếu chính phủ xanh Quyết định này đã quy định cụ thể về mục đích, khối lượng phát hành, điều kiện, điều khoản, việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch TPCP xanh
Ngoài thị trường trái phiếu chính phủ xanh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) xanh cũng là một kênh tiềm năng cho các dự án xanh của các doanh nghiệp Để thúc đẩy phát triển thị trường TPDN xanh, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, bao gồm:
● Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 về phát hành TPDN Nghị định này
đã bổ sung khái niệm, định nghĩa và một số quy định về TPDN xanh
Trong những năm gần đây, các bộ, ngành đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu xanh, bao gồm:
● Hướng dẫn các doanh nghiệp công bố thông tin minh bạch về các hoạt động tài chính xanh Điều này giúp nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các dự án xanh mà doanh nghiệp đang tài trợ, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý
● Khuyến khích doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thực hiện các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên với các nội dung về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Điều này giúp nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính xanh của doanh nghiệp một cách khách quan và toàn diện hơn
b. Thực trạng thị trường trái phiếu xanh
Ngày 20/10/2016, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án phát hành thí điểm trái phiếuxanh của chính quyền địa phương nhằm huy động vốn phục vụ cho các công trình xanh nhưcác dự án về thủy lợi, bảo vệ môi trường, điện gió… Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội(HNX) hỗ trợ các chủ thể phát hành sản phẩm trái phiếu xanh và thí điểm triển khai tại một
số địa phương có nhu cầu huy động vốn Tổng giá trị trái phiếu xanh đã đạt 27 triệu USD vàtiềm năng còn nhiều hơn nữa trong tương lai, với hai địa phương đầu tiên triển khai đề tài đề
Trang 16án này là thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu Trái phiếu được phát hành dướidạng trái phiếu chính quyền địa phương, kỳ hạn 3 - 5 năm.
Trong chương trình hợp tác từ năm 2018, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) dựkiến phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Quốc gia, HNX
và Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) cùng với Tập đoàn Tài chínhQuốc tế (IFC) xây dựng đề án phát triển trái phiếu xanh doanh nghiệp, trái phiếu xanh địnhchế tài chính và thí điểm phát hành TPDN xanh
Cuối tháng 8/2019, Công ty cổ phần (CTCP) Điện mặt trời Trung Nam đã phát hànhthành công 2.100 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ có kỳ hạn 9 năm và CTCP Trung Nam (sở hữu70% vốn của CTCP Điện mặt trời Trung Nam) cũng phát hành thành công 945 tỷ đồng với
kỳ hạn 5 năm, lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 2 năm cộng biên độ 3,5%/năm,riêng năm đầu tiên là 10,5%/năm Tổng số tiền hai công ty này huy động được là 3.045 tỷđồng và được sử dụng cho dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận Tháng 7/2022, CTCP Tàichính Điện lực đã phát hành 1.725 tỷ đồng trái phiếu xanh Đây là lần đầu thị trường ViệtNam ghi nhận một tổ chức phát hành trái phiếu xanh dựa trên Nguyên tắc do Hiệp hội Thịtrường vốn quốc tế (ICMA) công bố từ năm 2018
Đầu tháng 10/2019, CTCP Bamboo Capital (BCG) công bố kế hoạch dự kiến pháthành 900 nghìn trái phiếu chuyển đổi trong quý IV/2019, lãi suất 5%/năm, kỳ hạn 3 năm,trong đó dự kiến 350 tỷ đồng đầu tư các dự án năng lượng mặt trời, 500 tỷ đồng đầu tư vàocác dự án bất động sản, 50 tỷ bổ sung vốn lưu động
Trong tháng 5/2021, CTCP Bất động sản BIM (BIM Land) đã công bố phát hànhthành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoánSingapore Đây là TPDN xanh đầu tiên của Việt Nam Theo đó, vốn huy động từ đợt pháthành này sẽ được BIM Land sử dụng để phát triển các dự án bất động sản, trong đó có nhiều
dự án xanh, bảo vệ môi trường Đợt phát hành thành công của BIM Land đã mở ra xu hướngmới về việc phát hành TPDN để huy động vốn cho các dự án xanh Qua đó, doanh nghiệp sẽ
có thêm kênh huy động vốn cho các dự án đầu tư dài hạn trong lĩnh vực hạ tầng và nănglượng tái tạo mà các định chế tài chính chưa thể đáp ứng thông qua các sản phẩm tài chínhtruyền thống
Đến tháng 10/2020, Việt Nam đã có 4 đợt phát hành trái phiếu xanh với tổng trị giágần 284 triệu USD, bởi một tổ chức được Chính phủ bảo lãnh (23,4 triệu USD năm 2016),
Trang 17một chính quyền thành phố (3,6 triệu USD năm 2016) và hai khoản vay xanh (tương ứng 71triệu USD và 186 triệu USD vào năm 2020) Phần lớn nguồn vốn thu được từ phát hành tráiphiếu (57%) được sử dụng cho năng lượng tái tạo - ngành được các bên liên quan của ViệtNam quan tâm cùng với ngành chất thải và nông nghiệp.
Năm 2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tích cực tham gia thúc đẩycác Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh ASEAN (AGBS), Tiêu chuẩn Trái phiếu Xã hội ASEAN(ASBS) và Tiêu chuẩn Trái phiếu Bền vững ASEAN (ASUS), dựa trên Nguyên tắc Tráiphiếu Xanh, Nguyên tắc Trái phiếu Xã hội và Hướng dẫn về Trái phiếu Bền vững của Hiệphội Thị trường vốn Quốc tế (ICMA), nhằm tạo ra một loại tài sản bền vững ở Việt Nam.Ngoài ra, UBCKNN đã phát hành Sổ tay “Hướng dẫn phát hành cho trái phiếu xanh,trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững” với sự hỗ trợ của IFC, Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu
và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ Cuốn sổ tay hướng dẫn các tổ chức phát hành và cácthành viên thị trường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực ASEAN, cũng như các quyđịnh của Việt Nam về trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững Cuốn sổ tay làcông cụ hỗ trợ việc huy động các nguồn lực từ thị trường vốn trong nước và quốc tế cho các
dự án bền vững và thân thiện với môi trường - xã hội
Hiện nay, Việt Nam đã có các quy định cơ bản về trái phiếu xanh Tuy nhiên, việcthiết lập khung khổ pháp lý vẫn một số tồn tại cần sớm hoàn thiện
Năm 2022, Việt Nam đảm nhận vai trò là Chủ tịch Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN(ACMF) ICMA là một trong những đối tác của ACMF, nhưng đến nay, chưa có doanhnghiệp chính thức nào tại Việt Nam là thành viên của ICMA Đặc biệt, số lượng doanhnghiệp phát hành trái phiếu xanh trên thị trường còn rất khiêm tốn
Nhìn chung, thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam đang ở mức độ sơ khai, chưa pháttriển Quy mô, loại hình và nền tảng cung, cầu trái phiếu xanh chưa chắc chắn Hệ thống pháp
lý cho việc phát hành và đầu tư trái phiếu xanh còn mỏng, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn
và thông lệ quốc tế Đặc biệt, hệ thống thông tin, tuyên truyền và sự hiểu biết của thị trườngnói chung và nhà đầu tư nói riêng về trái phiếu xanh còn nhiều hạn chế
2.1.2 Thực trạng các trung gian tài chính xanh
Các trung gian tài chính xanh ở Việt Nam tiêu biểu như là ngân hàng xanh, quỹ đầu tưxanh, khoản vay xanh, đã và đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay Về cơ
Trang 18bản hiện nay tại Việt Nam, các định chế tài chính tham gia vào lĩnh vực tài chính xanh chủ yếu là các ngân hàng thương mại (NHTM) Chưa có định chế tài chính xanh thuần tuý nào được thành lập tại Việt Nam Công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ có tham gia tuy nhiên vẫn đang ở mức khá dè dặt và khiêm tốn Thông qua vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, hệthống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tài chính xanh với cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường, các ngân hàng trở thành ngân hàngxanh Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại đóngmột vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho dòng vốn của nền kinh tế được lưu thông, góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động tốt hơn Ngân hàng thương mại là hệ thần kinh, hay có thể gọi là trái tim của nền kinh tế Hệ thống ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh Ngược lại, các ngân hàng yếu, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, sóng gió Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư, NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh NHTM ngày càng đóng vai trò là trungtâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Những năm qua, ngành Ngân hàng với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm định hướng dòng vốn vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư thực hiện các dự án góp phần bảo vệ môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Thị trường tín dụng xanh tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành thị trường dẫn vốn chính cho các dự án đầu tư xanh trong giai đoạn vừa qua Theo bà Hà Thu Giang - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh
tế (NHNN), cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, hệ thống ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh.Trong giai đoạn 2012-2022, dư nợ cấp tín dụng xanh tăng Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng xanh vẫn còn khiêm tốn trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế Theo Bảo Ngọc (2023), nguồn vốn quốc tế có lãi suất thấp hơn, lại được ưu tiên giải ngân, tín dụng xanh đang thực sựhấp dẫn Hiện ngày càng nhiều ngân hàng đưa ra các gói vay xanh Trong giai đoạn 2017 -
2022, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt hơn 25%/năm, cao hơn tốc độ