1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triên ngân hàng xanh ở việt nam

48 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước, Cơ Sở Lý Thuyết Và Thực Tiễn Phát Triển Ngân Hàng Xanh Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Nhung, Đồng Hương Giang, Lê Thị Thùy Dương
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 7,59 MB

Nội dung

Nghiên cứu cũng trình bày tình trạng của các ngân hàng Ấn Độ và khuyến nghị các ngân hàng phải đóng vai trò chủ động đưa ra vấn đề môi trường và sinh thái như là một phần của nguyên tắc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

***********************

TIỂU LUẬN

NƯỚC, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIÊN

Giảng viên hướng d ẫn : PGS TS Nguyễn Th Lan

L p tín ch ớ ỉ : TCH302(GDD2-HK2-2223).11 Nhóm th c hi n ự ệ : Nhóm 8

Hà N ội, tháng 12 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

***********************

TIỂU LUẬN

NƯỚC, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIÊN

Giảng viên hướng d ẫn : PGS TS Nguyễn Th Lan

L p tín ch ớ ỉ : TCH302(GDD2-HK2-2223).11 Nhóm th c hi n ự ệ : Nhóm 8

• Nguyễn Th Nhung - 2114110247ị

• Đồng Hương Giang - 2114110086

• Lê Th ị Thùy Dương - 2114110068

Hà N ội, tháng 12 năm 2022

Trang 3

MỤC L C

DANH M C T VIỤ Ừ ẾT TẮT 4

L ỜI MỞ ĐẦ 5 U CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUY T VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

1.1 T ổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 7

1.1.1 Tổng quan nghiên c u ứ ở nước ngoài 7

1.1.2 Tổng quan nghiên c u ứ ở trong nước 9

1.1.3 Nh ững nguyên lý có tính k th a và kho ng tr ng trong nghiên c uế ừ ả ố ứ 11 1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 12

1.2.1 Khái niệm ngân hàng xanh 12

1.2.2 S ản ph m và d ch v ngân hàng xanhẩ ị ụ 17

1.2.3 Khung phân tích 21

1.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu 21

1.3.1 Quy trình nghiên cứu 21

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 22

CHƯƠNG 2 KẾT QU VÀ TH O LUẢ Ả ẬN 24

2.1 K t qu nghiên cế ả ứu 24

2.1.1 Th c tr ng phát tri n ngân hàng xanhự ạ ể 24

2.2.2 Nh ng thành tựu đã đạt được 34

2.2.3 H n ch trong vi c phát tri n ngân hàng xanh Viạ ế ệ ể ở ệt Nam 34

2.2 Th o luả ận kết qu nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3 KẾT LU N VÀ G I Ý CHÍNH SÁCHẬ Ợ 39

3.1 K t luế ận 39

3.1.1 Tóm lược k t qu nghiên cế ả ứu 39

3.1.2 H n ch ế và định hướng nghiên cứu trong th i gian tới 39

3.2 G i ý chính sáchợ 40

3.2.1 Phía chính phủ 40

3.2.2 Phía ngân hàng nhà nước 40

3.2.3 Phía các NHTM 41

K ẾT LUẬ 44 N

Trang 4

TÀI LI U THAM KHẢO 45

DANH M C TỪ VI T TẮT

- NHTM : Ngân hàng thương mại

- NHNN : Ngân hàng nhà nước

- TCTD : T chổ ức tín dụng

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong b i c nh hi n nay, phát tri n b n v ng vố ả ệ ể ề ữ ới tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế gi i Xuất phát từ thực trạng đáng báo ớđộng: việc phát triển, tăng trường kinh tế mà không quan tâm tới môi trường đã và đang dẫn t i s biớ ự ến đổi khí h u, c n ki t tài nguyên thiên nhiên và ô nhiậ ạ ệ ễm môi trường, gây nh ảhưởng nghiêm trọng đến cu c s ng cộ ố ủa con người; do đó, tăng trưởng xanh là gi i pháp có ảthể gi i quyả ết đồng th i nh ng vờ ữ ấn đề ữa tăng trưởng và môi trườ gi ng xã – hôi, đảm b o ảtăng trưởng kinh t v i b o v ế ớ ả ệ môi trường xã h i Thông qua vai trò cung ng v n cho n n ộ ứ ố ềkinh t , h thế ệ ống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong vi c th c hiệ ự ện tăng trưởng xanh với cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường, các ngân hàng trở thành ngân hàng xanh

Với định hướng phát triển hiện nay và tiến đến xa hơn trong tương lai, Việt Nam bắt

đầu thực hiện tăng trưởng xanh; và để m bảo nguồn v n thực hiện, Chính phủ cũng đã đả ố

có những định hướng th c hi n ngân hàng xanh Nh n thự ệ ậ ức được sâu s c v t m quan tr ng ắ ề ầ ọcủa vấn đề cùng v i nh ng ki n thớ ữ ế ức đã được tích lũy trong bộ môn Lý thuy t tài chính, ếnhóm em đã lựa chọn đề tài “T ổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, c s lý thuy t ở ở ế

và th c ti n phát tri n ngân hàng xanh Vi t Namự ễ ể ở ệ ” với mục tiêu đưa ra cái nhìn khách quan v th c tr ng ngân hàng xanh m t cách tề ự ạ ộ ổng quan cũng như những chính sách kh thi ảcho vi c phát tri n ngân hàng xanh Bài việ ể ết đưa ra tổng h p các nghiên c u trong và ngoài ợ ứnước, từ đó rút ra những kết quả t ng quát c a vổ ủ ấn đề và những đề xuất chính sách đối với tài chính xanh c a Vi t Nam, góp ph n vào công cu c phát tri n n n kinh t xanh trong ủ ệ ầ ộ ể ề ếquá trình h i nh p và phát tri n trên toàn th gi i ộ ậ ể ế ớ

Trong quá trình th c hi n, do gi i h n ki n thự ệ ớ ạ ế ức cũng như khả năng lý luận c a b n ủ ảthân còn nhi u h n ch , trong bài ti u lu n ch c ch n s không tránh kh i nh ng thi u sót ề ạ ế ể ậ ắ ắ ẽ ỏ ữ ếRất mong nhận được s nh n xét, ý kiự ậ ến đóng góp, phê bình từ phía th y cô giáo chuyên ầmôn và các độc giả để bài ti u luể ận được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, xin cảm ơn giảng viên b môn PGS.TS Nguy n Thộ – ễ ị Lan đã giảng dạy

và hướng d n t n tình, chi tiẫ ậ ết để chúng em có đủ ki n th c và v n d ng chúng vào bài ti u ế ứ ậ ụ ểluận này

Xin chân thành cảm ơn thầy cô chuyên môn và các độc giả!

Trang 6

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PH M VI NGHIÊN C U Ạ Ứ

• Mục tiêu:

Như đã trình bày ở trên, từ việc phân tích dữ liệu quá trình phát triển ngân hàng xanh của các nước trên th giế ới, cơ sở lý thuy t và th c tr ng ngân hàng xanh t i Vi t Nam, ế ự ạ ạ ệnhóm tác gi ả đi tới mục tiêu cung c p thêm thông tin v th c ti n phát tri n c a ngân hàng ấ ề ự ễ ể ủxanh trong nước Từ đó, đề xuất các chính sách, phương án hiệu quả để Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại có những biện pháp, nhận thức cụ th , rõ ràng nh m phát tri n hoể ằ ể ạt động ngân hàng xanh hi u qu t i Vi t Nam ệ ả ạ ệtrong th i gian tờ ới

• Bài vi t làm rõ các vế ấn đề sau đây:

1 Ngân hàng xanh là gì, t ng quan quá trình phát tri n c a ngân hàng xanh ổ ể ủ ởViệt Nam

2 Các nhân t ố ảnh hưởng, thành t u, h n ch cự ạ ế ủa ngân hàng xanh Việt Nam

3 Các chính sách Nhà nước đã áp dụng trong công cuộc phát triển ngân hàng xanh

4 Các giải pháp cũng như chính sách kiến ngh ị

• Đối tượng:

1 Các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước

2 Các công ty, t chổ ức tài chính trong nước

3 Các doanh nghi p ệ

• Phạm vi nghiên c u:

Bài ti u lu n t p trung vào khai thác nh ng hoể ậ ậ ữ ạt động, chính sách hi n hành nh m ệ ằphát tri n ngân hàng xanh và nh ng hi u quể ữ ệ ả, điểm tr mà chúng mang lừ ại Đồng th i, bài ờviết còn làm rõ nh ng lữ ợi ích c a các công c xanh trong các dủ ụ ự án đầu tư hệ ố th ng ngân hàng xanh

Các bài báo, bài nghiên c u, tứ ạp chí, sách được trích dẫn trong ti u lu n kho ng 10 ể ậ ảnăm trở ại đây (2012 l -2022)

Trang 7

Lý thuyết

tài chính 100% (9)

46

AAA Class - BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM Lý…

Lý thuyết

tài chính 100% (5)

64

Finance Applications and Theory by…

Lý thuyết

tài chính 100% (4)

736

Trắc nghiệm chương 3+4

Lý thuyết

tài chính 100% (2)

22

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN C U

1.1 T ổng quan nghiên c u ứ trong và ngoài nước

1.1.1 Tổng quan nghiên c u ứ ở nướ c ngoài

Gần đây chúng ta thường xuyên được nghe thấy những thuật ngữ như: phát triển bền vững, kinh tế xanh, tiêu dùng xanh… trong đó có cả “ngân hàng xanh” Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED), “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Smith, Rees và Gareth 1998) Trong đó, ngân hàng xanh được coi là một trong những công cụ để đạt được mục tiêu phát triển bền vững Do đó, các nhóm bảo vệ môi trường trên thế giới luôn cố gắng thúc đẩy cộng đồng tài chính thực hiện nghiêm túc các chính sách về ngân hàng xanh

Nghiên cứu “Sustainable Green Banking Approach: The Need of the Hour” của Nigamananda Biswas (2011) làm nổi bật những lợi ích chính, những thách thức, các khía cạnh chiến lược của ngân hàng xanh Nghiên cứu cũng trình bày tình trạng của các ngân hàng Ấn Độ và khuyến nghị các ngân hàng phải đóng vai trò chủ động đưa ra vấn đề môi trường và sinh thái như là một phần của nguyên tắc cho vay của họ, nhờ đó sẽ buộc các ngành công nghiệp đầu tư cho quản lý môi trường, sử dụng công nghệ và hệ thống quản lý phù hợp để thúc đẩy ngân hàng xanh vì sự phát triển bền vững của quốc gia Sẽ là gánh nặng tài chính rất lớn cho các ngân hàng cam kết thực hiện các hướng dẫn về môi trường

và xã hội Tuy nhiên, nếu các ngân hàng Ấn Độ thâm nhập thị trường phương Tây và tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu, thì điều quan trọng là họ phải nhận ra trách nhiệm của họ với tư cách là công dân doanh nghiệp toàn cầu Các ngân hàng ở Ấn Độ có ảnh hưởng đáng kể đối với việc bảo vệ các nhóm xã hội và môi trường dễ bị tổn thương ở châu

Á Trong nền kinh tế thị trường thay đổi nhanh chóng, nơi toàn cầu hóa thị trường đã tăng cường cạnh tranh, các ngân hàng nên đóng vai trò chủ động để đưa các khía cạnh môi trường và sinh thái vào nguyên tắc cho vay của họ, điều này sẽ buộc các ngành công nghiệp phải đầu tư bắt buộc để quản lý môi trường, sử dụng công nghệ và hệ thống quản lý phù hợp Ngành tài chính ngân hàng phải hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững

Nghiên cứu “Green Banking Prospects in Bangladesh” của Md Mustafizur Rahman

và các cộng sự (2013) nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Bangladesh cho thấy các ngân hàng

có thể trở nên “xanh” thông qua thực hiện những thay đổi trong 6 lĩnh vực chính trong hoạt

Bài tập BỔ SUNG homework

-Lý thuyếttài chính 100% (2)

3

TC Kế toán tài chính (1-1920)…

Lý thuyếttài chính 100% (2)

19

Trang 9

động ngân hàng, đó là: quản lý đầu tư, quản lý tiền gửi, văn phòng xanh, quy trình tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội, và nhận thức của khách hàng Ngân hàng Bangladesh đã ban hành các thông tư khác nhau theo thời gian liên quan đến việc hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng Xanh và việc triển khai phù hợp Nếu mọi ngân hàng xây dựng kế hoạch hoạt động của họ tuân theo các quy tắc đó và chỉ làm việc tập thể thì sẽ

có thể hoàn thành việc triển khai các hoạt động Ngân hàng Xanh Sau đó, nó sẽ giúp trái đất lấy lại Môi trường Xanh và đảm bảo nơi cư trú an toàn cho các thế hệ sau Chỉ có cách tiếp cận tập thể của cả khách hàng và nhân viên ngân hàng mới có thể biến điều này thành

sự thật

Ngoài ra, nghiên cứu “Green Banking Practices in Indian Banks” của K Sudhalakshmi và K M Chinnadorai (2014) đã thấy rằng mặc dù các ngân hàng đóng vai trò chủ động trong nền kinh tế mới nổi của Ấn Độ nhưng vẫn chưa có sự dẫn đầu trong vấn

đề ngân hàng xanh Nhóm tác giả cũng đưa ra các định hướng để các ngân hàng trở nên

“xanh” như dựa vào các giao dịch online để giảm sử dụng giấy càng nhiều càng tốt, áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường trong cho vay, coi vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

là nguyên tắc coi trọng trong đánh giá khoản cho vay và có sự hợp tác của các khách hàng trong việc giảm cacbon, chủ động theo đuổi các chương trình xanh vì sự phát triển bền vững Nhóm tác giả cho rằng, khái niệm ngân hàng xanh là một cách suy nghĩ chủ động và thông minh với tầm nhìn bền vững trong tương lai, đồng thời đề xuất giá trị cho các tập đoàn để trở nên xanh bao gồm nhiều vấn đề tương tự như đối với người tiêu dùng cá nhân nhưng trên phạm vi rộng lớn hơn nhiều và với những mối quan tâm bổ sung Các tập đoàn đang tích cực theo đuổi các chương trình xanh, nhiều công ty đang thực hiện các bước tích cực để giảm thiểu chất thải, thực hiện các biện pháp bền vững và tăng lợi nhuận bằng cách xanh hóa

Trong khi đó, nghiên cứu “Green Banking Practices - A Review” của Vikas Nath và cộng sự (2014) đã làm nổi bật tiêu chuẩn đánh giá xanh do ngân hàng dự trữ Ấn Độ ban hành, tiêu chuẩn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới, những sáng kiến của các ngân hàng ở Ấn Độ trong việc áp dụng các thực hành về ngân hàng xanh Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng xanh là một cách chủ động cho sự bền vững trong tương lai Nhiều ngân hàng đã hứa về việc đầu tư vào các doanh nghiệp xanh và giảm phát thải khí nhà kính, nhưng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đang phát triển đồng nghĩa với việc nhiều nhân viên làm việc trong các văn phòng được chiếu sáng tốt suốt ngày đêm

Trang 10

trên nhiều máy tính hơn, đòi hỏi nhiều điện hơn, điều thường được tạo ra bằng cách đốt cháy carbon dioxide và nhiều chuyến du lịch bằng đường hàng không vốn là nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu Nghiên cứu này cũng phân tích các hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng hàng đầu ở Ấn Độ, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển ngân hàng xanh như thay đổi hoạt động thường xuyên của ngân hàng thông qua việc áp dụng ngân hàng trực tuyến, đầu tư vào công nghệ carbon thấp, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới bền vững nhằm giảm thiểu những rủi ro của biến đổi khí hậu, áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các nguyên tắc cho vay và tài chính để người vay hướng đến sử dụng các công nghệ thích hợp làm giảm lượng cacbon, thiết kế hệ thống để đánh giá rủi ro liên quan môi trường trước khi đầu tư vào các dự án khác nhau

Nghiên cứu “Green banking: Going green” của Raad Mozib Lalon (2015) tập trung vào các hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng ở Bangladesh và so sánh những hoạt động của ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Đồng thời nghiên cứu này cũng thảo luận về các quy định liên quan đến ngân hàng xanh ở đất nước này Từ đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị như ngân hàng Bangladesh phải theo dõi các hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng; Chính phủ nên khuyến khích và cố gắng để tạo ra nhận thức về ngân hàng xanh, có sự phối hợp của các đơn vị có liên quan để chia sẻ kiến thức

và bí quyết kỹ thuật, cũng như có cơ sở dữ liệu để hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn thực hành ngân hàng xanh một cách có hiệu quả Ngân hàng xanh đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trong thế giới ngân hàng ngày nay, cần có sự tự động hóa và cải tiến trong các hoạt động và các chương trình đào tạo nghiêm ngặt cho các câp quản lý Theo tác giả, ngân hàng xanh giờ đây không chỉ giới hạn trong nhận thức mà còn trong thực tế Hiện tại, tất

cả các ngân hàng đều mong đợi rằng họ sẽ không chỉ phân bổ ngân sách cho tài chính xanh,

sự kiện xanh hoặc dự án xanh và xây dựng năng lực nhưng đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách Xanh hóa nên là phương châm của tất cả các NHTM

1.1.2 Tổng quan nghiên c u ứ ở trong nướ c

Ở Việt Nam, nghiên cứu “Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam” của Nguyễn Hữu Huân (2014) đã chỉ ra sự quan trọng của nghiệp vụ ngân hàng xanh, tham khảo những kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho hoạt động của ngân hàng Việt Nam và sự phát triển bền vững ở Việt Nam Đề tài kiến nghị những chính sách, giải pháp thích hợp và bước khởi đầu khuyến khích hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam như các ngân hàng khi tài trợ vốn cho các dự án cần quan tâm đến vấn đề về tác động đến môi trường, theo dõi quản trị

Trang 11

rủi ro môi trường trong suốt thời gian dự án đầu tư vào các dự án môi trường, đồng thời Chính phủ cần thiết kế cơ chế pháp lý và quy tắc môi trường cho các ngân hàng, nhằm tạo động lực cũng như sự ràng buộc của hệ thống ngân hàng đối với vấn đề tăng trưởng xanh của đất nước Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng nhận thấy có khá ít những ngân hàng hay tổ chức tài chính tiên phong thực hiện điều này ở Việt Nam mặc dù họ tham gia với một vai trò khá tích cực trong nền kinh tế Do đó, đề tài kiến nghị những chính sách giải pháp thích hợp và bước khởi đầu khuyến khích hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam Hoạt động ngân hàng xanh nếu được thực hiện tốt sẽ có tác dụng ngăn chặn các ngành công nghiệp gây ô nhiễm lớn ngay từ khi các dự án mới hình thành, và được xem là một giải pháp hữu hiệu để chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế sang nền kinh tế xanh ở Việt Nam

Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến nhận thức về ngân hàng xanh trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của các tác giả Trịnh Chi Mai, Nguyễn Xuân Tiệp và Lê Trần Hà Trang (2020) đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và ảnh hưởng của các nhân tố này

đến vấn đề nhận thức về “Green Banking” tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ởNghiên c u s dứ ử ụng phương pháp khảo sát để thu th p s li u, s dậ ố ệ ử ụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua mô hình hồi quy tuyến tính và chỉ ra mức độ, chiều hướng tác

động của 5 nhân t : (i) Chiố ến lược của ngân hàng; (ii) Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; (iii) Ứng d ng công ngh trong hoụ ệ ạt động của ngân hàng; (iv) Văn hoá doanh nghiệp; (v) Nhận th c cứ ủa con người đố ới ‘‘Green Banking’’ của các ngân hàng thương mạ ởi v i Vi t ệNam K t qu nghiên c u cho th y r ng các biế ả ứ ấ ằ ến này đều tác động thu n chiậ ều đến m c ứ

độ nhận thức về ‘‘Green Banking’’ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong đó biến Con người có ảnh hưởng nhi u nh t và th p nh t là bi n ng d ng công ngh ề ấ ấ ấ ế Ứ ụ ệTrong khi đó, “nghiên cứu thực nghiệm cấp độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng ngân hàng xanh tại Việt Nam” c a nhóm tác gi Tr n Th ủ ả ầ ị Thanh Tú, Ngô Anh Phương và Nguyễn Thị Nhung (2020), thông qua vi c s d ng s li u th cệ ử ụ ố ệ ứ ấp thu đượ ừc t kh o sát ảgửi cho các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời dựa trên mô hình ngân hàng xanh 5 cấp độ đưa ra bởi Kaeufer (2010), nhóm tác giả đã xác định ngân hàng xanh Vi t Nam hiệ ện nay đang phát triển ở cấp độ 3, tương đương với hoạt động kinh doanh

có h thệ ống, trong đó, hầu hết các quy trình, sản phẩm của ngân hàng đều tuân th nguyên ủtắc “xanh”, cơ cấu t chổ ức của ngân hàng được thiế ế để hỗ trợ tác động “xanh” ở trên 4 t kgiác độ: con người, quy trình, nguyên tắc và mục đích Ngoài ra, dựa trên phân tích nhân

tố khám phá EFA, nhóm tác giả đã xác định 02 nhóm nhân t thu c v ngân hàng, bao ố ộ ề

Trang 12

gồm: Năng lực cán b , nhân viên và Nh n thộ ậ ức của lãnh đạo ngân hàng v phát tri n ngân ề ểhàng xanh, là nh ng nhân t quan tr ng nhữ ố ọ ất, thúc đẩy s phát tri n ngân hàng xanh t i ự ể ạViệt Nam Điều đó hàm ý về vai trò chủ động của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay Mặt khác, s phát tri n c a ngân hàng xanh t i Vi t Nam không th thi u các yêu t thu c ự ể ủ ạ ệ ể ế ố ộ

về “cầu” là “nhu cầu đầu tư xanh của các t chổ ức kinh doanh”, và sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các “Chính sách hỗ ợ tr của nhà nước về phát triển ngân hàng xanh”

1.1.3 Nh ững nguyên lý có tính k th a và kho ng tr ng trong nghiên c u ế ừ ả ố ứa) Những nguyên lý có tính k th a ế ừ

Với các nghiên cứu trước đó, các nhà kinh tế học trong và ngoài nước đã cho ta một cái nhìn tổng quan về thực tiễn phát triển ngân hàng xanh ở một số nước trên toàn thế giới thông qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam có một hướng phát triển đúng đắn Tuy nhiên, các nghiên lại có tính mâu thuẫn với nhau Thông qua các nghiên cứu trên, có thể thấy vấn đề ngân hàng xanh ở các quốc gia là khác nhau Tuy rằng, thực tiễn phát triển ngân hàng xanh ở các nước là khác nhau nhưng vẫn có những điểm tương đồng vì có nền kinh tế, khu vực địa lý, chính sách…giống nhau Vì vậy, để hiệu quả nhất cần phải áp dụng chính sách vào từng quốc gia, thời kỳ và giai đoạn cụ thể mới có thể kết luận được tình hình phát triển ngân hàng xanh ở các quốc gia

b) Khoảng trống trong nghiên c u ứ

Sau khi tìm kiếm và tham khảo các nghiên cứu ở một số nước trên thế giới, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng vấn đề ngân hàng xanh đã được các nước trên thế giới nắm bắt nhưng vẫn chưa phổ biến rộng rãi Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài

đa số tập trung vào các nước có nền kinh tế phát triển, còn khá ít các nghiên cứu về thành tựu đạt được về vấn đề ngân hàng xanh ở những nước đang phát triển nói chung hay những quốc gia có nền kinh tế tương đồng Việt Nam nói riêng Ngân hàng là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nước nhưng ngân hàng xanh lại vấn đề tương đối mới với một số quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển Do đó, nhóm nghiên cứu những kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng xanh của các nước trên thế giới cũng như những số liệu mới nhất được cập nhật để từ đó tìm ra bài học đúng đắn và hướng phát triển phù hợp cho Việt Nam

Trang 13

1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích

1.2.1 Khái ni m ngân hàng xanh

a) Ngân hàng xanh là gì?

Về định nghĩa ngân hàng xanh, có 2 cách hiểu phổ biến Cách hiểu thứ nhất, hiểu theo nghĩa rộng, “Ngân hàng xanh là chính là Ngân hàng bền vững” (Imeson M., và Sim A., 2010), trong đó nghiên cứu chỉ ra rằng một ngân hàng để phát triển bền vững thì các quyết định đầu tư cần nhìn vào bức tranh lớn và hành động một cách có lợi cho người tiêu dùng, kinh tế, xã hội và môi trường Khi đó, có một mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường Ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt các lợi ích của ngân hàng gắn liền với các lợi ích của xã hội, môi trường Cách hiểu thứ hai, theo nghĩa hẹp, “Ngân hàng xanh” chỉ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải cacbon, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh; áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo, (UN ESCAP, 2012) Như vậy, một ngân hàng khi cung cấp các dịch vụ có gắn với các cam kết

về môi trường hoặc đầu tư cho vay sản xuất xanh, sạch

Tại nhiều nước trên thế giới, Ngân hàng xanh là một khái niệm mới được biết đến trong những năm gần đây, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, bởi lẽ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đang bị đánh đổi để đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải nhìn nhận lại cách thức tổ chức và các mô hình hoạt động trong hệ thống tài chính của mình, bao gồm các ngân hàng Các vấn đề về phát triển bền vững, trách nhiệm kinh doanh và trách nhiệm xã hội, đạo đức, môi trường đều được xem xét lại dưới một tầm quan trọng cao hơn Tại đây, ngân hàng xanh nổi lên như một hình mẫu cho ngân hàng trong tương lai, là nền tảng cho việc hướng đến một nền kinh tế xanh phát triển bền vững

Chính vì vậy, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và 9 ngân hàng quốc tế họp ở London

để bàn về trách nhiệm của các ngân hàng đối với tài chính phát triển và quyết định xây dựng một bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm đối với môi trường, xã hội dựa trên các bộ tiêu chuẩn đã có của IFC Nguyên tắc Xích đạo (EPFIs) về tài trợ dự án được chính thức

ra đời năm 2003 và đến nay đã có 77 tổ chức tài chính tham gia cam kết Bộ tiêu chuẩn này

Trang 14

đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại và xếp hạng các ngân hàng xanh hiện nay Một ngân hàng được coi là ngân hàng xanh khi thỏa mãn các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn

về trách nhiệm xã hội (23 tiêu chuẩn), trách nhiệm môi trường (47 tiêu chuẩn) (EPFI, 2003)

Theo SOGESID (2012) Ngân hàng xanh là ngân hàng hoạt động như một ngân hàng truyền thống và cung cấp các dịch vụ vượt trội cho nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời thực thi các chương trình giúp ích cho cộng đồng và môi trường Những ngân hàng xanh không phải là một doanh nghiệp hoạt động thuần túy vì trách nhiệm xã hội (CSR), cũng không hoàn toàn là doanh nghiệp thuần túy vì lợi nhuận; chúng là sự kết hợp mới đảm bảo

sự hài hòa và bền vững về cả kinh tế môi trường xã hội.- -

Tóm lại, trong bài viết này, khái niệm ngân hàng xanh được hiểu là một ngân hàng xây dựng được một chiến lược kinh doanh bền vững, thể hiện ở việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thỏa mãn các tiêu chí đảm bảo trách nhiệm với môi trường và xã hội Như vậy, một ngân hàng được coi là “xanh” khi thỏa mãn cả 2 điều kiện : (i) về ngắn hạn, cung cấp các dịch vụ xanh, (ii) về dài hạn, có một chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và cả tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường Tuy nhiên, khái niệm trên có thể được vận dụng ở các mô hình khác nhau, trong các điều kiện kinh tế xã hội - của các quốc gia khác nhau, để đưa ra các cấp độ khác nhau của mô hình ngân hàng xanh,

từ đó, đánh giá mức độ tác động của ngân hàng xanh đến nền kinh tế sẽ khác nhau

b) Các hướng tiếp cận

Ngày nay, xu t phát t s quan tâm ngày càng cao c a xã h i v các vấ ừ ự ủ ộ ề ấn đề môi trường, tất cả các tổ chức đều đang đứng trước tiến trình “xanh hóa” Đóng vai trò quan trọng trong s phát tri n kinh t xã h i c a m t quự ể ế ộ ủ ộ ốc gia, các NHTM bước đầu tri n khai ểcác hoạt động ngân hàng xanh nh m b o vằ ả ệ môi trường và giảm lượng phát th i cacbon ả

Có 2 hướng tiếp cận về ngân hàng xanh:

Thứ nhất, ngân hàng xanh t p trung vào vi c chuyậ ệ ển đổi xanh hoạt động n i b c a ộ ộ ủngân hàng Nghĩa là các ngân hàng áp dụng các biện pháp thích hợp để tận dụng năng lượng tái tạo, tự ng hóa và các biđộ ện pháp khác để ảm thi gi ểu lượng khí thải cacbon từ các hoạt động ngân hàng

Trang 15

Thứ hai, ngân hàng xanh th hi n qua vi c các ngân hàng áp d ng các tiêu chu n môi ể ệ ệ ụ ẩtrường vào lĩnh vực tín dụng thông qua việc đo lường rủi ro môi trường của từng dự án trước khi đưa ra quyết định cho vay, đồng th i, có chính sách h tr ờ ỗ ợ đặc biệt đối với nh ng ữ

dự án “xanh” (Deepa và Karpagam, 2018)

c) Mô hình ngân hàng xanh

Trong một nghiên cứu về mô hình ngân hàng xanh và trách nhiệm xã hội, Kaeufer (2010) đã đưa ra mô hình ngân hàng xanh 5 cấp độ, cụ thể là

- Cấp độ 1: Thực hiện các hoạt động phụ, bằng cách tài trợ cho các sự kiện “xanh”

và tham gia các hoạt động công cộng (hầu hết các ngân hàng đều đang ở cấp độ này)

- Cấp độ 2: Tách bạch phát triển dự án và hoạt động kinh doanh, trong đó, ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ xanh riêng biệt (chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ) bổ sung vào danh mục các sản phẩm ngân hàng truyền thống

- Cấp độ 3: Hoạt động kinh doanh có hệ thống, trong đó, hầu hết các quy trình, sản phẩm của ngân hàng đều tuân thủ nguyên tắc “xanh”, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ tác động “xanh” ở trên 4 giác độ: con người, quy trình, nguyên tắc và mục đích

- Cấp độ 4: Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái tầm chiến lược, khi đó, hoạt động ngân hàng xanh không chỉ giới hạn ở phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ mà được mở rộng thành mạng lưới, liên minh, đối thoại cộng đồng, hay toàn hệ sinh thái nhằm đạt được tính bền vững của các yếu tố xã hội môi trường và tài chính-

- Cấp độ 5: Sáng kiến cân bằng hệ sinh thái chủ động, trong đó, các hoạt động ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4 song được thực hiện một cách chủ động, có mục đích, chứ không phải là hoạt động ứng phó sự thay đổi bên ngoài như sáng kiến tầm chiến lược

ở cấp độ 4

Các hoạt động ngân hàng xanh rất rộng, bao gồm từ việc tiết kiệm giấy sử dụng của ngân hàng và khách hàng, áp dụng ngân hàng trực tuyến (online bankings), giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng cho đến việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO , dự án về năng lượng tái tạo… (Kaeufer, K., 2

2010) Như vậy, ngân hàng xanh không chỉ có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính mà còn tác động đến các ngành khác như môi trường, xã hội, giáo dục việc làm, công nghệ -

Trang 16

thông tin,… khi ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho vay gắn với các điều kiện đảm bảo môi trường trong các ngành này, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng “xanh”

d) Các lợi ích của ngân hàng xanh

Một “Ngân hàng xanh” có tầm ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, đảm bảo phát triển bền vững cả ba yếu tố kinh tế môi trường - - xã hội và có thể đem lại các lợi ích sau: (Greenbank Report, 2010)

Ngân hàng trực tuyến, giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên

Thanh toán hóa đơn trực tuyến, chuyển khoản trực tuyến, quản lý tài khoản trực tuyến, nhận các báo cáo về tài khoản qua Internet, mua bán các chứng chỉ tiền gửi… chỉ là một trong những cách mà một ngân hàng trực tuyến có thể giúp giảm thiểu việc sử dụng giấy

tờ, giảm thời gian và công sức đi lại, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên bị tiêu tốn qua các hoạt động ngân hàng Khách hàng có thể tiết kiệm tiền bạc từ việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua email, tin nhắn hoặc các trang điện tử Thậm chí khách hàng có thể chuyển tiền trực tiếp từ cá nhân đến cá nhân (P2P) Các ngân hàng có thể tiết kiệm chi - phí từ việc giảm giấy tờ, giảm văn phòng và chi nhánh, xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn; giảm các thủ tục phức tạp và tập trung nhân lực cho các phần quan trọng hơn

Dùng tài khoản thanh toán xanh

Mở một tài khoản thanh toán xanh giúp bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng trực tuyến hơn (Ví dụ như thanh toán hóa đơn, thẻ tín dụng, sao kê tài khoản, sử dụng ATM miễn phí, bảo mật bằng tin nhắn…) Các tài khoản thanh toán xanh nên được hưởng mức lãi suất cao và linh hoạt hơn nếu đáp ứng yêu cầu nhất định hàng tháng, bởi các ngân hàng có thể giảm thiểu các chi phí của mình từ việc khách hàng sử dụng dịch vụ xanh

Các tài khoản thanh toán xanh sẽ bao gồm dịch vụ về ngân hàng di động (Mobile Banking) Khả năng kiểm tra số dư tài khoản bất cứ lúc nào, chuyển khoản hoặc trả hóa đơn tại bất kỳ đâu là ưu thế vượt trội của một ngân hàng xanh Ngân hàng di động có một

hệ thống bảo mật tốt hơn so với cách thức thông thường Việc sử dụng di động vào lĩnh

Trang 17

vực ngân hàng đã biến các công ty điện thoại, công ty viễn thông trở thành một bộ phận trong hệ thống tài chính, không chỉ giúp bảo mật thông tin mà còn góp phần trong quá trình truyền tải dữ liệu Như vậy, ngân hàng xanh đã kéo theo các công ty về công nghệ thông tin vào hoạt động của mình, góp phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh và thu hút nhân lực của các lĩnh vực đó

Hỗ trợ các dự án đảm bảo môi trường hoặc giúp ích cộng đồng

Ngân hàng xanh có xu hướng cung cấp các khoản vay cho các dự án tiết kiệm năng lượng, nó không chỉ hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà còn hoạt động vì sự phát triển bền vững trong tương lai, vì vậy, ngân hàng xanh luôn quan tâm đến các dự án mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng

Một ngân hàng địa phương có tính xanh sẽ là nguồn hỗ trợ lớn cho các sáng kiến xanh tại địa phương về xã hội, giáo dục, nhà ở…, tạo ra lợi ích trực tiếp cho cộng đồng ở chính địa phương đó Ngân hàng gắn với địa phương là một mô hình tốt cho nhiều vùng miền, nhất là những nơi kinh tế kém sôi động hơn các khu vực khác

Tạo ra các tác động liên ngành

Thông qua việc thẩm định dự án và cấp tín dụng một cách hiệu quả, các ngân hàng xanh sẽ tác động đến các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau, gián tiếp tác động đến tình hình chung của lĩnh vực đó Mặt khác, ngân hàng xanh đòi hỏi trình độ công nghệ cao để phục vụ cho các hoạt động dịch vụ trực tuyến Các công nghệ dùng trong ngân hàng có thể được nhập khẩu, chuyển giao hoặc tự tạo ra Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong nước; tăng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ phần mềm, giúp giải quyết các vấn đề về thất nghiệp và việc làm

Một khi ngân hàng xanh trở thành mô hình phổ biến, các chuẩn mực trong kinh doanh cũng như trách nhiệm cộng đồng của các ngân hàng, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ cao hơn và phát huy được hiệu quả Cộng đồng sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn từ những hoạt động kinh doanh có đạo đức

Trang 18

Việc áp dụng mô hình ngân hàng xanh cũng góp phần tạo nên văn hóa trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng Khi việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trở nên thuận tiện hơn, nhanh chóng, đỡ tốn kém và nhiều ưu đãi hơn (thông qua ngân hàng trực tuyến, các tài khoản xanh và thẻ tín dụng xanh…) thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều Điều này sẽ tạo ra ý thức xã hội trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng và trong tương lai sẽ tạo ra một xã hội nơi mà các dịch vụ tài chính - ngân hàng trở thành một phần quen thuộc của cuộc sống thường nhật

e) Vai trò ngân hàng xanh

Để đánh giá vai trò của NHX ở các giác độ khác nhau trong n n kinh t , nhóm nghiên ề ếcứu đã đưa ra các gợi ý về vai trò của NHX: (i) Ngân hàng xanh đóng góp tích cực cho sự phát tri n cân b ng gi a kinh t , xã hể ằ ữ ế ội và môi trường; (ii) Ngân hàng xanh giúp tránh được rủi ro về môi trường và xã h i mà nhi u qu c gia g p ph i do quá chú tr ng v phát tri n ộ ề ố ặ ả ọ ề ểkinh t mà coi nh vế ẹ ấn đề môi trường; (iii) Ngân hàng xanh là cơ hội để các t ch c tài ổ ứchính xanh qu c tố ế đầu tư vốn vào Vi t Nam; (iv) Ngân hàng xanh giúp nâng cao nh n ệ ậthức c a doanh nghi p và các cá nhân trong n n kinh t v ủ ệ ề ế ề đầu tư xanh trong phát triển bền vững; (v) Ngân hàng xanh giúp nâng cao nh n th c c a doanh nghi p và các cá nhân trong ậ ứ ủ ệnền kinh t v ế ề đầu tư xanh trong phát triển bền vững; (vi) Ngân hàng xanh giúp định hướng dòng vốn đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường; (vii) Ngân hàng xanh giúp gi m ảrủi ro c p phát tín d ng cho các d án ấ ụ ự ảnh hưởng tới môi trường; (viii) Ngân hàng xanh giúp tái c u trúc n n kinh t , và Ngân hàng xanh s ấ ề ế ẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh t Vi t Nam.ế ệ

1.2.2 S ản ph m và dịch v ngân hàng xanh

a) Ngân hàng bán lẻ

- Cho vay có tài sản thế chấp xanh (Green Mortages): phương thức này giúp cho khách hàng cá nhân chuẩn bị mua nhà có các hiệu ứng xanh, có được khoản vay xanh với lãi suất thị trường Phương thức này giúp họ đầu tư các vật dụng tiết kiệm năng lượng

- Vay thế chấp tài sản nhà xanh (Green Home Equity loans): có thể được coi là khoản vay có tài sản thế chấp thứ cấp nhằm hỗ trợ các gia đình lắp đặt các hệ thống công nghệ năng lượng mới tại nhà

- Vay xây dựng thương mại xanh (Green Commercial Building loans): bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân, bao gồm cả các khoản vay khi xây dựng các công trình xây dựng xanh, ít tiêu tốn năng lượng, ít xả thải hơn các công trình truyền thống

Trang 19

- Vay mua xe xanh (Green Car loans): lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường sẽ khuyến khích các khoản vay mua xe xanh nhằm mua các loại xe tiết kiệm nhiên liệu

- Thẻ xanh (Green Cards): một loạt các sản phẩm xanh bao gồm thẻ tín dụng (credit card) có liên quan đến các hoạt động môi trường Loại thẻ xanh này được nhiều công ty thẻ tín dụng cung cấp nhằm tạo ra các khoản tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ tương đương với khoảng 1,5% mỗi khoản mua hàng, khi chủ thể mua bằng tiền mặt hay thanh toán chuyển khoản

b) Ngân hàng đầu tư doanh nghiệp

- Tài trợ dự án xanh (Green Project Finance): hiện nay, một số ngân hàng sẵn sàng chấp nhận các dự án tái tạo năng lượng lớn Vì vậy, họ có thể thiết lập cả những phòng ban liên quan nhằm hỗ trợ các công ty thực hiện các dự án, hệ thống tái tạo năng lượng lớn

- Chứng khoán xanh (Green Securitization): nhiều kỹ thuật chứng khoán hóa môi trường bắt đầu nổi lên, bao gồm trái phiếu rừng, chương trình thử nghiệm chứng khoán sinh thái và chứng khoán bảo đảm xanh

- Quỹ đầu tư mạo hiểm xanh (Green Venture Capital) và Quỹ cổ phần riêng xanh (Green Private Equity): khi tung ra các khoản tài trợ trên thị trường vốn, chúng ta có thể thấy rằng có nhiều cân nhắc cho các vấn đề về môi trường Một số ngân hàng có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ phát hành cổ phiếu cho những nhà cung ứng công nghệ sạch, những nhà cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có khả năng bảo vệ môi trường c) Quản trị tài sản

- Quỹ tài chính xanh (Green Fiscal fund): Bằng việc mua cổ phiếu của một quỹ xanh

và đầu tư tiền vào một ngân hàng xanh, công dân có thể được miễn trả thuế vốn và nhận được khoản giảm trừ thuế thu nhập

- Quỹ đầu tư xanh (Green Investment fund): các quỹ đầu tư bền vững đã tiến hóa qua

ba thế hệ, và tính phức tạp trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ này ngày càng giảm

Trang 20

- Bảo hiểm xanh (Green Insurance): Loại bảo hiểm bao gồm hai lĩnh vực sản phẩm; (i) các sản phẩm bảo hiểm với mức phân loại bảo hiểm dựa trên cơ sở các đặc trưng liên quan đến môi trường, (ii) các sản phẩm bảo hiểm được điều chỉnh đặc biệt cho công nghệ sạch và các hoạt động giảm thiểu khí thải

- Bảo hiểm khí thải (Carbon Insurance): có nhiều rủi ro từ những vấn đề giảm thiểu khí thải, cũng như những hoạt động phát triển và đánh giá các dự án khí thải thấp Nhằm đáp ứng điều đó, một số thể chế tài chính cung cấp sản phẩm nhằm quản lý mức biến động

từ các vấn đề giảm thiểu khí thải

e) Chỉ số xanh

Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước (2015), Chỉ số xanh có thể hiểu là một loại chỉ

số đo lường diễn biến về giá hoặc tổng thu nhập của các công ty (hoặc trái phiếu) đáp ứng các tiêu chí “xanh” (tiêu chí về môi trường như lượng phát thải khí nhà kính, các biện pháp bảo vệ môi trường ) được chọn vào rổ chỉ số hoặc là chỉ báo đo lường hiệu quả hoạt động chung hoặc việc sử dụng vốn hiệu quả của một dự án cụ thể Các chỉ số xanh được xây dựng với các mục tiêu:

- Đánh giá hoạt động môi trường của các doanh nghiệp

- Tăng cường tuyên truyền và nhận thức của cộng đồng đầu tư về tài chính xanh và bảo vệ môi trường

- Thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn

- Thu hút nguồn vốn đầu tư vào công nghệ xanh và các doanh nghiệp thân thiện môi trường

f) Trái phiếu xanh

Nhóm 4 ngân hàng toàn cầu bao gồm Bank of America Merrill Lynch, Citi Group, Crédit Agricole và JPMorgan Chase Bank đã cùng nhau soạn thảo bộ nguyên tắc phát hành

và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu sang tên gọi là Green bond principles (GBP) vào năm

2015 trong đó định nghĩa, trái phiếu xanh là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ Dự án xanh mới hoặc Dự án xanh đang hoạt động đủ điều kiện cấp vốn và tuân thủ theo 4 nguyên tắc của GBP

Tại hội nghị COP26, Việt Nam đã công bố cam kết đạt mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050 Theo nhận định của các chuyên gia, điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh

Trang 21

mẽ hơn huy động vốn "xanh" qua thị trường tài chính, trong đó trái phiếu xanh chính là một trong những công cụ huy động vốn quan trọng Hiện tại, trái phiếu xanh đã được phát hành ở hơn 30 quốc gia, trong đó thị trường lớn nhất là Mỹ, Đức, Pháp và Trung Quốc, tập trung vào các ngành có liên quan đến giảm thiểu biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, giao thông vận tải, năng lượng, tái chế, xây dựng và xử lý nước, rác thải g) Cổ phiếu xanh

Cổ phiếu xanh được hiểu là cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

sử dụng năng lượng hiệu quả, nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo, nguồn lực tự nhiên, tài nguyên nước, giảm ô nhiễm môi trường và nguyên liệu hỗ trợ hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững Xét về bản chất, trái phiếu và cổ phiếu thuộc về chứng khoán, do vậy thị trường cổ phiếu xanh có cấu trúc tương tự thị trường trái phiếu xanh Thành viên tham gia thị trường gồm có người phát hành, nhà đầu tư, cơ chế điều tiết và tổ chức xếp hạng tín nhiệm Thị trường cổ phiếu xanh ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn tạo lập Các cơ quan chức năng đưa ra các chương trình, chỉ số khuyến khích doanh nghiệp chú trọng phát triển bền vững

h) Tín chỉ Carbon

Tín chỉ carbon là một giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng carbon dioxide nhất định hoặc các khí nhà kính khác Một tín chỉ cho phép phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương trong các khí nhà kính khác Tham gia thị trường carbon là cơ hội để tạo nguồn thu tài chính, tiếp nhận công nghệ hiện đại ít carbon và chung tay với thế giới trong mục tiêu giảm khí gây hiệu ứng nhà kính Muốn làm được điều này, việc xây dựng, vận hành thị trường carbon còn là một quá trình dài, đòi hỏi đầu tư nhiều về kỹ thuật, nhân lực và tài chính Để hình thành và phát triển thị trường carbon ở Việt Nam, cần xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống MRV một cách minh bạch, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế; xác định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính cho từng ngành, tiểu ngành Việc phát triển thị trường tín chỉ Carbon

ở Việt Nam là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường

từ năm 2020 Tuy nhiên, cho đến nay, việc công nhận và phát hành tín chỉ carbon vẫn phụ thuộc vào bên thứ 3 là các tổ chức hoặc các cơ chế tín chỉ quốc tế Hình ảnh của bên bán ở Việt Nam thì vẫn còn khá mờ nhạt

Trang 22

1.2.3 Khung phân tích

Từ cơ sở lý thuyết đã phân tích và các nghiên cứu thực tiễn xem xét trong và ngoài nước, nhóm sẽ đưa ra nhận xét về những ưu nhược điểm, hạn chế và thiếu sót của những nghiên cứu cùng đề tài trước đó ở cả trong và ngoài nước như phân tích ở trên, từ đó đưa

ra một kết luận về khoảng trống nghiên cứu phù hợp nhằm giải quyết trong khả năng có thể từ những gì nhóm được học, tìm hiểu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nhằm hạn chế tổi thiểu tính thiếu chính xác của nghiên cứu Nhóm sẽ trình bày rõ ràng tổng quan về thực trạng phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam, nêu rõ được những thành tựu, rào cản và hạn chế, từ đó đưa ra những kết luận và gợi ý chính sách thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái hiện nay

1.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Quy trình nghiên cứu

Xác định chủ đề nghiên cứu “Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam”

Xác định mục tiêu nghiên cứu dựa trên tiêu chí SMART (Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Timely) và đặt ra câu hỏi nghiên cứu

Tổng quan tài liệu nghiên cứu: tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước về ngân hàng xanh, những nghiên cứu về khái niệm ngân hàng xanh, nghiên cứu phản ánh các nhân

tố ảnh hưởng đến ngân hàng xanh hay nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá ngân hàng xanh… Từ đó nhóm sẽ tìm ra nguyên lý có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu để tìm

ra cái mới trong đề tài nghiên cứu của mình

Tổng quan cơ sở lý thuyết: Nhóm tiến hành nêu ra những cơ sở lý thuyết chung nhất

về ngân hàng xanh, làm nền tảng, tiền đề cho sự phân tích, nghiên cứu về ngân hàng xanh trong các phần tiếp theo

Khung nghiên cứu: tìm ra mối quan hệ giữa các khái niệm, từ đó hình thành ý tưởng

và phương pháp nghiên cứu phù hợp

Thu thập và phân tích dữ liệu: Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu, nhóm thu thập các nguồn dữ liệu từ các trang web, bài báo uy tín phục vụ cho việc nghiên cứu Dữ liệu sẽ được xử lý, phân tích để đưa ra kết quả

Thảo luận kết quả và đề xuất chính sách phù hợp: Sau khi đưa ra kết quả nghiên cứu, nhóm sẽ thảo luận và rút ra mối quan hệ chung, mối quan hệ giữa nghiên cứu của nhóm

Trang 23

với những nghiên cứu khác có liên quan, từ đó đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp cho sự phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp thu thập dữ liệu

Do giới hạn về nguồn lực và thời gian, cộng thêm tính chất của phạm vi nghiên cứu rộng và yêu cầu cao của đề tài nên trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử dụng nguồn

dữ liệu thứ cấp, đã có sẵn trên internet, các bài báo trên các tạp chí uy tín và các ấn phẩm ngân hàng xanh đã phát hành Các dữ liệu thứ cấp này dễ thu thập, quá trình thu thập ít tốn thời gian, tiền bạc nhưng lại là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu Hơn nữa, dữ liệu ở đây được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và được công bố rộng rãi, đó là các nguồn dữ liệu từ các tổ chức kinh tế tài chính lớn trên thế giới và các cơ quan nhà nước của nhiều quốc gia Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả cũng tìm hiểu và lựa chọn những nguồn chính xác, rõ ràng và mang tính đồng đều Dữ liệu đảm bảo cụ thể, rõ ràng, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, hỗ trợ cho việc phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu, đồng thời đảm bảo rõ ràng về nguồn dữ liệu thu thập, không vi phạm các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu

Thu thập dữ liệu là một việc hết sức quan trọng của nghiên cứu khoa học, nhằm làm

cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề nghiên cứu đặt

ra Trong nghiên cứu này, nhóm lựa chọn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp với trình tự thu thập như sau:

- Xác định thông tin thứ cấp cần thu thập: dựa vào việc phân tích tên đề tài, vấn đề nghiên cứu, từ đó tìm ra keyword và giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Xác định nguồn, kênh thông tin thứ cấp cần lấy: tìm kiếm dữ liệu trên các nguồn đáng tin cậy như giáo trình, các bài báo cáo khoa học, các tạp chí khoa học, báo cáo của Chính phủ,…

- Thu thập thông tin tổng quan, quá khứ: định vị, tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp đã phát hành, lưu trữ trong các thư viện, cơ quan lưu trữ, trên Internet, các sách giáo khoa, giáo trình có thuộc hoặc liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

- Thu thập thông tin cụ thể, cập nhật: thông qua các tờ báo uy tín thường tóm tắt các kết quả của các báo cáo gần đây Chính phủ, các tạp chí trong năm mang tính cập nhật thông tin

Trang 24

- Thu thập thông tin chuyên sâu: dựa vào các bài nghiên cứu khoa học chuyên sâu của các nhà khoa học được đăng trên các tạp chí uy tín, một số nguồn tin cậy trong và ngoài nước

- Tổng hợp và đánh giá: từ các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, nhóm tiến hành tổng hợp và phân tích các dữ liệu hướng tới mục tiêu nghiên cứu

b) Phương pháp phân tích dữ liệu

Do dữ liệu nhóm thu thập để nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp và dựa trên các bài nghiên cứu sẵn có, nên phương pháp phân tích dữ liệu nhóm sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính Đây là quá trình tìm hiểu bản chất và ý nghĩa của vấn đề, hướng tới những vấn

đề mang tính quy luật, kế thừa tri thức cũ và tìm ra tri thức mới Phương pháp này giúp người nghiên cứu phát hiện các luận điểm khoa học mà không phụ thuộc vào quyền năng của các con số, không cần dùng đến công cụ thống kê toán hay kinh tế lượng, cho phép đi sâu tìm hiểu vấn đề ở bối cảnh cụ thể để từ đó xây dựng các luận điểm chung Cụ thể, nhóm

sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích và khái quát hóa lý luận và những nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngân hàng xanh của các nước trên thế giới, cơ sở lý thuyết và thực trạng ngân hàng xanh tại Việt Nam Nhóm cũng đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao, phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái hiện nay

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w