Để làm rõ hơn về các sản phẩm tài chính xanh, Trần Thị Xuân Anh và cộng sự2019 đã đưa ra các công cụ huy động tài chính cho phát triển Kinh tế xanh, hay cáckênh Tài chính xanh chính chủ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-TIỂU LUẬN
Môn: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
Đề tài: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH XANH Ở MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM
Thành viên: STT 64 – Nguyễn Quỳnh Nga – MSV 2114110208
STT 81 – Dương Minh Thu – MSV 2114110302
Trang 2DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển, con người luôn gắn kết chặt chẽ vớimôi trường tự nhiên và môi trường xã hội Chừng nào còn tồn tại thì con người không thểsống ở đâu khác ngoài môi trường tự nhiên, trong lòng giới tự nhiên và cũng không thể
Trang 4sống ngoài môi trường xã hội Về điều này, nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại A-ri-xtốt(384 - 322 TCN) đã từng viết rằng: “Con người là một động vật mà do bản tính tự nhiênphải sống trong một nhà nước (con người là một động vật chính trị)” [1] Đến năm 1876,
Ph Ăng-ghen đã khẳng định: “Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiênnhư một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tựnhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với tất cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, làthuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên” [2] Như vậy, sự ra đời, tồntại, phát triển của con người và xã hội loài người gắn chặt với môi trường tự nhiên Tuy nhiên, hệ sinh thái môi trường đang ngày càng thay đổi rõ rệt mà tất cả những thayđổi đó đều là do sự can thiệp của con người Vấn nạn ô nhiễm môi trường đang báo hiệumột cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu ngày càng gần hơn, với tốc độ nhanh hơn vànguy hiểm hơn đối với con người và mọi sinh vật đang sinh sống trên trái đất Các dạng ônhiễm đất, nước, không khí do các loại chất thải gây ra đang làm gia tăng và phát tánnhanh chóng các loại bệnh tật quái ác, thậm chí dẫn tới những đại dịch đã và đang đe dọa
sự sống của con người Năm 2006, T.L.Friedman đã cho rằng: “thế giới đang ngày càngnóng bức, bằng phẳng, và chật chội hơn… hành tinh này có thể rơi vào trạng thái bất ổnđầy nguy hiểm” [3] Bắt nguồn từ những cuộc cách mạng công nghiệp, con người đã sanphẳng các dải rừng nguyên sinh, khai thác một lượng lớn các nhiên liệu hóa thạch, khí tựnhiên Cách ngành công nghiệp như nhiệt điện, luyện kim, dệt, nhuộm, điện tử, chế biếnnhựa cò thải ra môi trường hóa chất và rác thải chưa được xử lý cực kỳ nguy hại cho môitrường Tất cả những sự thay đổi đó đang hủy hoại dần các hệ sinh thái tự nhiên và nhất
là sự đa dạng sinh học Những hành động thiếu ý thức, vô trách nhiệm, thiếu kiến thức vàlòng tham của con người là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng sinhthái trên quy mô toàn cầu
Cuộc sống thì vẫn phải vận hành theo cách càng ngày càng nâng cấp, các nhà máy, doanhnghiệp vẫn phải duy trì hoạt động để đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại Thế nhưngcũng không thể nào tiếp tục làm cho hệ sinh thái môi trường tiếp tục suy thoái, tiếp tục cónhững biến đổi nghiêm trọng và xuất hiện những nguy cơ đe dọa đến sự sống của conngười Và đây cũng là lúc chúng ta cần hình thành tư duy sinh thái mới, từ đó xây dựng
Trang 5văn minh sinh thái, để con người có cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, hướng tới sự pháttriển bền vững giữa kinh tế và môi trường Tức là vừa thúc đẩy phát triển kinh tế nhưngkhông gây hại đến môi trường đồng thời tái tạo, gây dựng và phục hồi hệ sinh thái trở lạimức an toàn
Trước bối cảnh khủng hoảng môi trường sinh thái đó, nhiều quốc gia đang tiến hànhchuyển đổi từ mô hình kinh tế nâu truyền thống sang nền kinh tế xanh thân thiện với môitrường Tuy nhiên, quá trình xanh hóa nền kinh tế đòi hỏi nguồn lực không nhỏ bởi vậyviệc thiết lập hệ thống tài chính xanh là một nhiệm vụ quan trọng của chương trình cảicách kinh tế Kinh tế xanh là nền kinh tế mà chính sách phát triển có định hướng thịtrường sử dụng nền tảng là các nền kinh tế truyền thống với mục tiêu là sự hòa hợp giữakinh tế và môi trường sinh thái Muốn thúc đẩy nền kinh tế xanh thì không có cách nàokhác là phải xây dựng một hệ thống tài chính xanh Kinh tế xanh đã và đang được xácđịnh là vấn đề trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giớinhằm tạo ra động lực tăng trưởng mới, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, duy trì
hệ thống sinh thái ổn định, an toàn, hướng tới sự phát triển bền vững Để thúc đẩy hànhtrình xanh hóa nền kinh tế, tài chính xanh là một phương thức đặc biệt mà các quốc giatrên thế giới đều coi trọng hàng đầu Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tài chính xanh
có thể khuyến khích các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, đầu tư vào nănglượng mới, nghiên cứu vật liệu mới; đồng thời giúp các doanh nghiệp cung cấp nhiều sảnphẩm hoặc dịch vụ phát thải thấp Hơn nữa, tài chính xanh sẽ hạn chế vốn cung cấp chocác doanh nghiệp ô nhiễm cao và phát thải cao, buộc những doanh nghiệp này phải thựchiện chuyển đổi và nâng cấp công nghệ, hoặc giảm quy mô sản xuất để giảm phát thải.Như vậy, tài chính xanh là một mô hình tài chính sáng tạo nhằm khắc phục và hạn chếnhững tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường, cải thiện môi trường vàgiảm phát thải Tuy nhiên, tài chính xanh vẫn khá mới mẻ trong nhận thức cũng như thựctiễn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Vì vậy, việc tiếp nhận, trao đổi kinhnghiệm phát triển tài chính xanh giữa các quốc gia là điều hết sức cần thiết Do đó, nhómnghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ sở
Trang 6lý thuyết và thực tiễn phát triển tài chính xanh ở một số nước trên thế giới và bài học kinhnghiệm cho Việt nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm 6 quốc gia, cụ thể: Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, NamPhi, Trung Quốc, Singapore
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống tài chính xanh ở một số quốc gia trên thế giớiVấn đề nghiên cứu: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển hệ thống tài chính xanh
ở một số quốc gia trên thế giới
1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
Trang 7Lý thuyết
tài chính 100% (9)
46
AAA Class - BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM Lý…
Lý thuyết
tài chính 100% (5)
64
Finance Applications and Theory by…
Lý thuyết
tài chính 100% (4)
736
Trắc nghiệm chương 3+4
Lý thuyết
tài chính 100% (2)
22
Bài tập BỔ SUNG homework
-3
Trang 8Theo Sharif Mohd và Vijay Kumar Kaushal (2018), Ấn Độ cũng là một quốc gia đangphát triển tài chính xanh Tài chính xanh được coi là động lực tài chính cho sự phát triểnxanh, làm giảm hoàn toàn việc thải các chất làm suy giảm tầng ozon gây ô nhiễm khôngkhí Để xây dựng hệ thống tài chính xanh của Ấn Độ, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ(RBI) đã đưa ra các chương trình cho vay của Home Bank với lãi suất hấp dẫn để khuyếnkhích khách hàng lựa chọn ''green housing'', trong đó các ngôi nhà được chứng nhận bởi
tổ chức chuyên nghiệp và cơ quan Chính phủ đã đáp ứng được các tiêu chuẩn sạch vớimôi trường Năm 2016, RBI cũng đã đưa vào hoạt động cho vay tín dụng xanh là mộttrong những hoạt động ưu tiên trong chính sách hoạt động của các ngân hàng thương mại(NHTM), do vậy các khoản vay tài trợ cho các tài sản xanh bắt đầu có sự gia tăng đáng
kể Bộ tài chính đã tăng mức tiêu thụ năng lượng sạch đối với than để tài trợ cho cácsáng kiến môi trường sạch Phạm vi của quỹ Năng lượng Sạch Quốc gia (NCEF) đã được
mở rộng để bao gồm tài trợ và thúc đẩy các sáng kiến môi trường sạch và nghiên cứu tàitrợ cho mục đích đó Chính phủ cũng đã đề xuất việc sử dụng các nguồn năng lượng táitạo trong lĩnh vực đường sắt đồng thời xây dựng kế hoạch thành lập đội quân năng lượngmặt trời, cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm cho các dự án phát điện năng lượng mặt trời vàthiết lập các công viên năng lượng mặt trời Có thể thấy những sáng kiến về phát triển tàichính xanh này phù hợp để Việt Nam có thể áp dụng cho nền kinh tế đất nước, cụ thể làtài chính xanh [4]
Trong bài nghiên cứu của Deokkyo Oh và Sang-Hyup Kim (2018) cũng đã chỉ ra rất rõnhững nỗ lực của Hàn Quốc trong việc phát triển tài chính xanh nước nhà Chẳng hạnnhư, để giảm thiểu lượng khí nhà kính hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc đưa ra mục tiêugiảm tỷ lệ khí thải nhà kính công nghiệp bằng cách xây dựng ''green logistics'', đồng thờicũng đã tăng cường sử dụng các phương tiện tiêu thụ ít hoặc không carbon để bảo vệ môitrường Nghiên cứu cũng đưa ra mức độ tiêu thụ năng lượng điện của 4 lĩnh vực bao gồmcông nghiệp, dân cư, thương mại, giao thông vận tải nhằm nhấn mạnh năng lượng mới vànăng lượng tái tạo ngày càng được sản xuất nhiều và liên tiếp, đồng thời lượng sản xuấtnăng lượng tái tạo lớn hơn nhiều so với năng lượng mới Điều đáng chú ý là chính phủ
Lý thuyếttài chính 100% (2)
TC Kế toán tài chính (1-1920)…
Lý thuyếttài chính 100% (2)
19
Trang 9Hàn Quốc đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho các đơn vị sử dụng năng lượng tái tạo và chovay từ quỹ môi trường với lãi suất thấp Tuy nhiên, để tài chính xanh có thể phát triểnmột cách tối đa và tối ưu nhất, nhóm nhà nghiên cứu cũng đưa ra các kiến nghị cho đấtnước, có thể thấy những đề xuất này không chỉ phù hợp với Hàn Quốc nói riêng mà vớitoàn bộ các nước thuộc khu vực châu Á nói chung Trước hết, cần cải thiện mối quan tâmcủa người dân đến tài chính xanh Sự hiểu biết của người dân có thể coi là đóng góp quantrọng nhất trong việc phát triển nền kinh tế đất nước Mặc dù chính phủ đã cung cấp ưuđãi miễn thuế cho các khoản tiền gửi xanh đủ điều kiện, trái phiếu và quỹ; tuy nhiên,không có tổ chức tài chính nào cung cấp dịch vụ xanh cho công chúng được miễn thuế.Nếu có vấn đề trong việc giải quyết trong chính sách, chính phủ nên cải thiện chính sách
đủ để các công cụ tài chính xanh được triển khai một cách hiệu quả Trong trường hợp các tổ chức tài chính không sẵn sàng tham gia vào tài chính xanh, cần phải cung cấp các
ưu đãi cho các tổ chức tài chính để họ không gặp quá nhiều vấn đề trong việc thực hiệncác giao dịch [5]
Theo Lili Jiang và cộng sự (2019), Trung Quốc đã và đang trên công cuộc cải thiện tàichính xanh Có thể thấy, tài chính xanh gắn liền với việc phát triển nền kinh tế khu vực,đây cũng là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế xanh Không nhữngthế, nhóm tác giả còn nhấn mạnh rằng sự phát triển bền vững của tài chính xanh có thể hỗtrợ trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời thể hiện sự tối ưu hóa mối quan hệ giữa cáclợi ích kinh tế và môi trường Nghiên cứu còn chỉ ra rằng với việc hiện thực hóa sự pháttriển của nền kinh tế xanh, xóa đói giảm nghèo sẽ được giảm một cách đáng kể Ngoài ra,nghiên cứu còn đưa ra một số đề xuất cho chính phủ và người dân tại Trung Quốc để cóthể đưa tài chính đất nước này trở thành tài chính xanh Cụ thể, các tổ chức tài chính nênphát triển hơn nữa tín dụng xanh, trái phiếu xanh và nâng cao đổi mới trong tài chính củacác doanh nghiệp Tất cả các tỉnh và thành phố cần phát triển năng lượng xanh, côngnghiệp bảo vệ môi trường xanh, bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường Tiếp theo,chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp tài chính đối với nền kinh tế cần được cải thiệntheo hướng bảo vệ môi trường hơn, các vấn đề như khó khăn tài chính cũng cần được loại
bỏ Xóa đói giảm nghèo đòi hỏi phải điều chỉnh tích cực cơ cấu tín dụng của các tổ chức
Trang 10tài chính, các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp, giảm chi phí tài chính doanh nghiệpmột cách hợp lý, cải thiện môi trường kinh doanh khu vực, hỗ trợ phát triển kinh tế thực
sự và hội nhập tài chính và công nghiệp hiệu quả Cuối cùng, xây dựng cơ sở hạ tầng cóthể coi là động lực phát triển kinh tế, có vai trò to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đấtnước do đó cần cải thiện hiệu quả môi trường làm việc trong các hoạt động kinh tế vàgiảm chi phí giao dịch [6]
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Trần Thị Xuân Anh và cộng sự (2019) đã nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng hệ thốngtài chính xanh tại Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc Cụ thể, bên cạnh việc xây dựng Quỹmôi trường Nhà nước, Chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích các tổ chức, định chế tàichính tham gia vào lĩnh vực tài chính xanh Ngoài ra, Hàn Quốc cũng phát hành tráiphiếu xanh và triển khai thực hiện Chương trình Giao dịch phát thải Tại Ấn Độ, Chínhphủ cũng phát triển các trụ cột tài chính tạo nguồn lực cho phát triển Kinh tế xanh, baogồm: Trái phiếu xanh, bảo hiểm xanh, tín dụng xanh, chứng khoán hóa và các nguồn tàichính xanh khác Bài viết cũng đưa ra một số chính sách và chương trình liên quan tớiviệc phát triển tài chính xanh ở Singapore, bao gồm: Trái phiếu xanh và chứng khoán vốnxanh Ngoài ra, bài viết cũng chỉ ra những khó khăn và thách thức của từng quốc giatrong quá trình phát triển tài chính xanh Bên cạnh đó, bài viết đã đưa ra một số bài họckinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của Chính phủViệt Nam trong việc hoạch định chiến lược phát triển tài chính xanh phù hợp với tìnhhình kinh tế - xã hội của quốc gia Thứ hai, cần phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý tài chínhxanh Thứ ba, Nhà nước và các ngân hàng thương mại cần đưa ra các chương trình hỗ trợ
để khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong việc phát triển các sản phẩm đầu tưxanh, trái phiếu xanh Thứ tư, cần nghiên cứu triển khai phát triển thị trường giao dịchphát thải carbon [7] Ngoài các giải pháp trên, bài viết cũng đưa ra gợi ý chính sách choViệt Nam trong một số khía cạnh khác
Tác giả Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Hồng Minh (2020) đã nghiên cứu về kinh nghiệmphát triển tài chính xanh ở Đức Bài viết chỉ ra rằng Chính phủ Đức có vai trò quan trọng
Trang 11trong việc xây dựng chiến lược và khuyến khích phát triển tài chính xanh Bên cạnh đó,
sự tham gia của các ngân hàng thay thế và ngân hàng xã hội (alternative and social banks)
và ngân hàng phát triển KfW tại Đức cũng đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chínhxanh Ngoài ra, bài viết cũng cho rằng việc thúc đẩy các doanh nghiệp và nhà đầu tưtham gia thực hiện xanh hóa nền kinh tế cũng đóng góp không nhỏ vào công cuộc theođuổi một nền kinh tế xanh ở Đức Từ việc nghiên cứu thực tiễn phát triển tài chính xanh ởĐức, tác giả đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, Chính phủphải có xây dựng chiến lược phát triển tài chính xanh đúng đắn bởi Chính phủ đóng vaitrò quan trọng nhất quyết định sự thành công của phát triển tài chính xanh Thứ hai, ViệtNam cần nghiên cứu cách tiếp cận xây dựng mô hình ngân hàng xanh như mô hình cácngân hàng thay thế và ngân hàng phát triển KfW ở Đức Thứ ba, các ngân hàng cần chủđộng trong việc xây dựng chiến lược ngân hàng xanh bằng việc xem xét kỹ càng các yếu
tố môi trường khi kiểm duyệt các dự án trong kinh doanh Thứ tư, cần trang bị kiến thức
về đầu tư xanh cho các nhà đầu tư ở Việt Nam cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp chủđộng đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh [8]
Tác giả Nguyễn Bá Minh (2022) cũng nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống tàichính xanh tại các nước như Đức, Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc trong việc phát triểntrung gian tài chính xanh và phát triển thị trường tài chính xanh Cụ thể, về phát triểntrung gian tài chính xanh, bài viết đề cập đến hệ thống quỹ liên quan đến bảo vệ môitrường như: Quỹ môi trường Nhà nước của Hàn Quốc và quỹ đầu tư cho giao thông côngcộng địa phương của Chính phủ Liên bang Đức; và một số phương án tín dụng xanh điểnhình của các ngân hàng tại Ấn Độ Về phát triển thị trường tài chính xanh, bài viết đưa racác thông tin cụ thể về thị trường trái phiếu xanh ở Singapore và Ấn Độ; và thị trườnggiao dịch phát thải tại Hàn Quốc Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một số gợi ý cho ViệtNam trong việc phát triển tài chính xanh Thứ nhất, Chính phủ đóng vai trò quan trọngtrong việc xây dựng lộ trình phát triển và tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cho việc pháttriển hệ thống tài chính xanh Thứ hai, Nhà nước và các Ngân hàng thương mại lớn cần
có các thiết chế thị trường hỗ trợ trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển tài chínhxanh Thứ ba, cần phát triển thị trường giao dịch phát thải carbon Thứ tư, cần có các
Trang 12chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp và dự án đầu tư xanh Thứ năm, Việt Namcần hoàn thiện hạ tầng dữ liệu và nguồn nhân lực để hỗ trợ phát triển hệ thống tài chínhxanh [9].
1.1.3 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu 1.1.3.1.Những lý thuyết có tính kế thừa
Các sản phẩm tài chính xanh
Tài chính xanh là công cụ để đạt được mục tiêu của các mục tiêu phát triển bền vững cótính đến tăng trưởng xanh Do đó, tài chính xanh sẽ là tiền đề của phát triển xanh giúpgiảm thiểu và xây dựng khả năng phục hồi trước các tác động tiêu cực của biến đổi khíhậu Để làm rõ hơn về các sản phẩm tài chính xanh, Trần Thị Xuân Anh và cộng sự(2019) đã đưa ra các công cụ huy động tài chính cho phát triển Kinh tế xanh, hay cáckênh Tài chính xanh chính chủ yếu gồm có:
Công cụ vốn: Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm, Gọi vốn cộng đồng, ETF ;
Công cụ nợ: Tín dụng xanh, trái phiếu xanh, trái phiếu chính quyền địa phương,
là một đất nước rất chú trọng trong việc phát triển tài chính xanh, đặc biệt trong khía cạnhcác sản phẩm xanh khi khả năng các ngân hàng Pháp theo đuổi chiến lược sản phẩm xanhkhác nhau giữa các khu vực đã tăng lên sau Thỏa thuận chung Paris 2015 Một số cơ chếquản trị doanh nghiệp và chiến lược sản phẩm xanh có mối tương quan tích cực, tuynhiên, kết quả được giới hạn ở các khu vực địa lý cụ thể và các ngân hàng niêm yết Vào
Trang 13tháng 12 năm 2017, tại Hội nghị Thượng đỉnh “Một hành tinh” ở Paris, việc áp dụng cácsản phẩm tài chính sinh thái đã được các ngân hàng trung ương toàn cầu và những ngườitham gia chính trong ngành tài chính trên toàn thế giới tán thành
Các định chế tài chính xanh
Các tổ chức tài chính và ngân hàng nói riêng có vai trò quan trọng trong bối cảnh gópphần tạo dựng một nền kinh tế giảm thiểu lượng carbon vững mạnh và thành công, vì vậyviệc sử dụng thông tin môi trường trong các quyết định cấp tín dụng và đầu tư cũng cầnđược đặt lên hàng đầu, điều này sẽ giúp chủ động cải thiện hoạt động môi trường và tạo
ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp Trong tương lai, các doanh nghiệp có lượng khí thảicarbon cao hơn sẽ có nguy cơ chịu rủi ro cao hơn và giảm uy tín, với lý do đó, nếu cácdoanh nghiệp không tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới giúp thu hồi hoặc giảm lượngkhí thải carbon bởi khả năng cao các ngân hàng sẽ không tài trợ cho doanh nghiệp đó.Theo Volz (2018) [11], các định chế tài chính tham gia vào lĩnh vực TCX có thể chiathành hai nhóm: nhóm thứ nhất là các định chế tài chính truyền thống phát triển và mởrộng sang các sản phẩm TCX; nhóm thứ hai là các định chế TCX thuần tuý (“Green-only” financial institutions) Định chế TCX thuần tuý được biết đến đầu tiên là Ngânhàng Đầu tư Xanh (GIB- Green Investment Bank) được thành lập tại Anh nhằm hỗ trợvốn đầu tư xanh cho Chính phủ Mục tiêu của GIB là tăng hiệu quả của mô hình đầu tưcông và tư nhân, giảm thiểu những thất bại của thị trường trong việc điều tiết luồng vốncho tăng trưởng xanh GIB huy động vốn thông qua các chiến lược thu hút vốn từ các quỹđầu tư mạo hiểm, sau đó hỗ trợ vốn đầu tư vào các dự án, chương trình phát triển Kinh tếxanh của cả tư nhân và Chính phủ Đặc biệt, GIB cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa vànhỏ cải thiện chất lượng công nghệ sạch, xanh hướng tới thân thiện với môi trường (Noh,Hee Jin 2018) [12] Thông qua việc giám sát theo quy định đối với tiền tệ, tín dụng và hệthống tài chính, các ngân hàng trung ương đang ở một vị trí mạnh mẽ để hỗ trợ phát triểncác phương pháp tiếp cận xanh và thực thi định giá đầy đủ về rủi ro môi trường và carbonbởi các tổ chức tài chính Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc 2017, Chính phủ
đã giới thiệu Hệ thống thương mại khí thải ETS với mục đích giảm hiệu quả phát thải khínhà kính của các công ty thông qua thị trường vốn cơ chế
Trang 14Các ngân hàng trung ương là một trong những bên liên quan quan trọng nhất trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng vì họ có đòn bẩy cần thiết để ép buộc/áp đặt các ảnh hưởngkhác nhau lên các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác nhằm tuân thủ cácquy tắc và quy định nhất định nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh của họ theo cáchthân thiện với môi trường Thông qua việc giám sát theo quy định đối với tiền tệ, tín dụng
và hệ thống tài chính, các ngân hàng trung ương có vị trí mạnh mẽ để hỗ trợ phát triểncác phương pháp tiếp cận xanh và thực thi định giá đầy đủ về rủi ro môi trường và carbonbởi các tổ chức tài chính Do đó, để giải quyết các vấn đề tài chính liên quan đến khí hậu
và những gián đoạn tiềm ẩn cũng như thúc đẩy tài chính xanh và bền vững, ngày càng cónhiều ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý trên khắp thế giới nhận thức được vai tròcủa họ và giải quyết các rủi ro về biến đổi khí hậu và môi trường trong nhiệm vụ của họ(Mohammad Abul Kalam Azad và Md Aminul Islam) [13]
Thị trường Tài chính xanh
Thông qua các thị trường Tài chính xanh, nguồn vốn được huy động cho các doanhnghiệp đầu tư xanh, thúc đẩy ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng xanh hóa và hướngtới sự phát triển bền vững của nền kinh tế Cơ bản hiện nay, thị trường Tài chính xanhphát triển gồm:
Thị trường carbon: Mua bán phát thải carbon hay giới hạn và giao dịch carbon làmột dạng của mua bán phát thải, nhằm vào lượng phát thải carbon (tính theo đơn
vị tấn hay đơn vị tương đương lượng khí thải CO2)
Thị trường chứng khoán xanh: gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chỉ số chứngkhoán xanh (Trần Thị Xuân Anh và cộng sự) [14]
Thị trường chứng khoán Nasdaq là thị trường tiên phong trong việc xây dựng và công bố
cổ phiếu xanh và bộ chỉ số chứng khoán xanh trong lĩnh vực năng lượng sạch Mặc dùNgân hàng Thế giới World Bank đã phát hành trái phiếu xanh đầu tiên vào năm 2007,nhưng Bangladesh vẫn còn nhiều mơ hồ về trái phiếu xanh trong khoảng thời gian này.Vào ngày 7 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Bangladesh đã ủyquyền cho Sajida Foundation, một tổ chức phi chính phủ, huy động 1 tỷ BDT trên thịtrường vốn thông qua đợt phát hành trái phiếu xanh lần đầu tiên trong lịch sử của đất
Trang 15nước (BSEC, 2021) Ngoài ra, vào ngày 23 tháng 6 năm 2021, Beximco đã nhận được sựchấp thuận của BSEC để tung ra trái phiếu Sukuk trị giá 3.000 crore TK cho thời hạn 5năm Lyu và Siyuan (2021) đề xuất rằng trái phiếu xanh, với tư cách là một phương thứccấp vốn mới nổi trên thị trường tài chính, đang bùng nổ trên toàn thế giới Từ năm 2016đến 2019, tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh ở Trung Quốc đã vượt quá 1,1 nghìn tỷNhân dân tệ, đưa nước này trở thành thị trường trái phiếu xanh lớn thứ hai trên thế giới.
Li (2021) chỉ ra rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ "thực hiện quyết định lớn vàtriển khai đỉnh carbon và tính trung lập carbon, đồng thời cải thiện khung chính sách và
cơ chế khuyến khích tài chính xanh" [15]
Các Quỹ khí hậu xanh
Biến đổi khí hậu đe dọa sự bền vững của trái đất và gây ra thiệt hại kinh tế lớn, và do tínhcấp bách và nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, mục đích của các quỹ khí hậu xanh làđóng góp đáng kể vào các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu mà cộng đồngquốc tế đặt ra để đối phó với biến đổi khí hậu So với các chương trình tài chính khí hậukhác, các quỹ khí hậu xanh có tiềm năng phát triển thành một cơ chế có thể vận hànhtoàn diện và có hệ thống quỹ biến đổi khí hậu lớn nhất thế giới, và nếu thành công, quy
mô của quỹ sẽ rất đáng kể (Noh, Hee Jin 2018) Wang và Zhi (2016), qua nghiên cứu của
họ được thực hiện ở Bắc Kinh đã kết luận rằng tài chính xanh là một mô hình tài chínhsáng tạo nhằm bảo vệ môi trường và đạt được mục tiêu sử dụng các nguồn tài nguyênmột cách có hiệu quả Cơ chế thị trường của tài chính xanh là hoàn toàn có đủ cơ sở, tàichính xanh có thể định hướng dòng vốn và quản lý hiệu quả rủi ro môi trường và phân bổtối ưu tài nguyên môi trường và tài nguyên xã hội Việc điều tiết chính sách hiệu quả sẽtránh được hiện tượng thông tin bất cân xứng và giải quyết được rủi ro đạo đức Pháttriển xanh thể hiện khi sự phát triển được thực hiện thông qua mối quan hệ giữa nền kinh
tế và trái đất - hành tinh con người đang sinh sống Tài trợ cho các tiến bộ tài chính sẽ tácđộng tích cực đến việc giảm thiểu chất thải chất gây hại cho tầng ôzôn và các ô nhiễmsinh thái khác Phát triển xanh là giải pháp cho ba mối nguy hiểm hiện tại đối với nềnkinh tế toàn cầu; cụ thể là thay đổi môi trường, sự thiếu hụt năng lượng và tiền bạc Tàichính xanh tạo ra một phép thử sâu rộng đối với việc xây dựng luật ngân sách theo thông
Trang 16lệ ở mỗi quốc gia Trong những năm 1990, lĩnh vực quỹ đầu tư mạo hiểm có sức ảnhhưởng lớn đến quyết định cho việc lựa chọn cho vay Quỹ xanh chi trả cho sự thay đổicủa tự nhiên theo hướng tiêu cực, ví dụ như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, xâm lấncác dòng suối, chuyển giao cơ khí, y tế và chất thải gia đình, phá rừng, thu hẹp khônggian mở và mất đa dạng sinh học Điều này sẽ giảm thiệu các vấn đề khó lường đối vớimôi trường và có thể giúp nới lỏng định chế Đó là một cách quan trọng để đối phó vớiviệc hợp nhất tiền tệ trong quá trình hướng tới các nền kinh tế sử dụng lượng cacbonthấp, đồng thời liên quan đến việc thích ứng với biến đổi môi trường (Chaudhary vàBhattacharya 2006).
Nghiên cứu của TS Trần Thị Xuân Anh và cộng sự cũng đã đề xuất rằng hệ thống TCXđòi hỏi nhiều loại công cụ tài chính và Chính phủ nên tạo ra môi trường và hệ thống thịtrường vốn để hỗ trợ TCX Có hai cách tiếp cận để phát triển đầu tư tư nhân vào Kinh tếxanh: Một là, thiết lập một thị trường đầu tư xanh thông qua đầu tư tư nhân Ở giai đoạnban đầu, đầu tư công là cần thiết bởi vì ở giai đoạn này, đầu tư tư nhân không khả thi do
có rủi ro cao Sau khi hình thành và thương mại hóa thị trường xanh, đầu tư tư nhân cóđộng lực để tự phát triển trên thị trường xanh Hai là, tìm kiếm sự hợp tác công tư, chẳnghạn như mô hình Quỹ của Quỹ (Fund of fund của Hàn Quốc) và mô hình Yozma (Israel)
1.1.3.2 Khoảng trống trong nghiên cứu
Có thể thấy, những nghiên cứu đi trước đã nêu lên những kết quả rất xác thực về tìnhhình, kinh nghiệm phát triển tài chính xanh ở một số quốc gia trên thế giới nhưng bêncạnh đó vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định
Nhìn chung, các nghiên cứu mới chỉ đưa ra những chiến lược phát triển hướng tới các tổchức cao cấp, doanh nghiệp, tư nhân… chứ chưa có những ý kiến cụ thể xây dựng một hệthống tài chính xanh hướng tới mục tiêu thu hút người dân ở quốc gia đó Vấn đề kinh tếxanh, tài chính xanh đang còn là những đề tài mới mẻ và cách xa với đời sống thườngnhật của mọi người Cần phải đề ra những phương án cụ thể để tài chính xanh có thể tiếpcận gần hơn với công chúng
Trang 17Mặc dù một số biện pháp đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả hoạt động của tài chínhxanh, chẳng hạn như các chỉ số đo lường hiệu suất về tín dụng xanh của Trung Quốc,những biện pháp này không hiệu quả vì chỉ áp dụng cho Trung Quốc và có thể không ápdụng cho các nơi khác trên thế giới Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu cụthể về các chỉ số này ở các quốc gia khác Do đó, cần nghiên cứu thêm về các chỉ số hoạtđộng và công bố thông tin cũng như ý nghĩa của chúng.
Tài chính xanh của các ngân hàng hiện nay vẫn còn là một khái niệm mới mẻ và đangphát triển và vẫn bị giới hạn trong phạm vi của các vấn đề được đề cập và khía cạnhnghiên cứu [16] Trong các bài nghiên cứu trên, các vấn đề liên quan đến các sản phẩmtài chính xanh và có liên quan đến ngành ngân hàng trong phạm vi tài chính xanh rộnghơn vẫn chưa rõ ràng Có lẽ, điều này có thể là do tài chính xanh là một sản phẩm mớinổi trong ngành ngân hàng trên toàn cầu
1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1 Tài chính xanh
1.2.1.1 Khái niệm Tài chính xanh
“Tài chính xanh thể hiện mối quan hệ giữa nền kinh tế và thiên nhiên, nó được coi là lấytài chính làm tiền đề cho sự phát triển xanh giúp giảm hoàn toàn việc thải các chất làmsuy giảm tầng ôzôn và phát thải ô nhiễm không khí.” (Sharif Mohd và Vijay KumarKaushal 2018) Tác giả cho rằng trong thời đại hiện nay của tiến bộ công nghệ, nền kinh
tế toàn cầu đang bị hủy hoại bởi ba thách thức lớn: thay đổi môi trường, hạn chế nănglượng và thiếu hụt tiền bạc Điều này là do tài chính và chi phí cho các quốc gia bị sụtgiảm do đang trong tình trạng suy thoái môi trường
Tài chính xanh là một thuật ngữ mở rộng chỉ các dự án mạo hiểm liên quan đến dòng tiềnđầu tư vào các dự án tiềm năng, các mặt hàng tự nhiên cho phép cải thiện nền kinh tếtheo hướng bảo vệ môi trường và quản lý một cách dễ dàng, nghiêm ngặt hơn Khôngdừng lại ở đó, tài chính xanh còn có nhiều mục tiêu sâu xa hơn chẳng hạn như kiểm soát
ô nhiễm theo hướng hiện đại và tân tiến hơn, bảo vệ môi trường nước hoặc đa dạng hoá
Trang 18sinh học” Tài chính xanh gắn liền với các hoạt động liên quan đến môi trường đồng thời
nó cũng thể hiện dòng tiền trong các dự án góp phần làm giảm cách những nhân tố ảnhhưởng đến tầng ôzôn, đồng thời giúp con người thích ứng và xử lý kịp thời trước tácđộng của biến đổi môi trường (Höhne et al 2012)"
Theo Tập đoàn Tài chính Quốc tế, khi đề cập tới định nghĩa về tài chính xanh, là mộtcách thức đổi mới nền tài chính quốc gia để đạt được một thỏa thuận đôi bên cùng có lợigiữa phát triển nền kinh tế và cải thiện chất lượng môi trường, có thể nói, tài chính xanhtài trợ cho các hoạt động mạo hiểm tạo ra lợi ích cho môi trường Tài chính xanh cònđược định nghĩa là bao gồm “tất cả các hình thức đầu tư hoặc cho vay có tác động đếnmôi trường và nâng cao tính bền vững của môi trường” (Volz et al 2015:2) Có thể thấy,các nhà tài trợ có ảnh hưởng rất lớn đến các dự án do các ngành thuộc nền kinh tế pháttriển, và do đó, ngân hàng xanh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảotrách nhiệm của các doanh nghiệp khác Các khía cạnh quan trọng của tài chính xanh làgiúp đầu tư bền vững và có lợi cho các ngân hàng, trong đó các quyết định đầu tư và chovay được đưa ra dựa trên môi trường và đánh giá rủi ro để đáp ứng các tiêu chuẩn, cũngnhư các dịch vụ bảo hiểm bao gồm rủi ro môi trường và khí hậu Các tài liệu khác về tàichính xanh, được trích dẫn trong Bai, 2011, đã đưa ra rằng tài chính xanh, trong lĩnh vựcngân hàng, cụ thể hơn là trong một loạt các hoạt động cho vay hoặc đầu tư dựa trên thịtrường, bao gồm ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, quản lý tài sản, các loại hình cho vay, tàichính đầu tư đều có trách nhiệm với môi trường và xã hội
1.2.1.2 Các sản phẩm tài chính xanh
Có thể hiểu, sản phẩm xanh là sản phẩm được thiết kế để giảm thiểu tác động đến môitrường trong khoảng thời gian được sử dụng và kể cả khi chúng không được sử dụng.Các sản phẩm xanh thường được sản xuất với hai mục tiêu cơ bản Thứ nhất là giảm chấtthải và tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên Thứ hai, chúng được sản xuất bằng cácthành phần không chứa chất độc hại với quy trình thân thiện với môi trường và được
Trang 19chứng nhận bởi các tổ chức được công nhận như Energy star, Forest StewardshipCouncil, v.v [17]
Một số đặc điểm của sản phẩm xanh là:
Không sử dụng hóa chất độc hại và trong điều kiện an toàn cho người dùng
Có thể được tái chế, tái sử dụng và có thể phân hủy sinh học trong tự nhiên
Đi kèm với bao bì thân thiện với môi trường
và là thành viên khu vực đầu tiên của Liên minh [18]
1.2.1.4.Các quỹ khí hậu xanh
Trái phiếu xanh
Trang 20Trái phiếu xanh là trái phiếu thông thường với hai đặc điểm phân biệt: nguồn vốn thuđược từ phát hành trái phiếu được phân bổ riêng cho các dự án có lợi ích về môi trường(được hiểu về bản chất là gắn liền với đồng lợi ích xã hội) và cung cấp sự minh bạch vàcông khai rõ ràng về việc quản lý nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu Nói cáchkhác, về mặt cấu trúc, trái phiếu xanh giống như trái phiếu thông thường, có đặc điểm rủiro/lợi ích tương đương và tuân theo các thủ tục phát hành giống nhau, nhưng nguồn vốnthu được từ phát hành trái phiếu được sử dụng cho nhiều loại dự án khí hậu và môitrường khác
Ở cấp độ quốc tế, có hai nguyên tắc hướng dẫn tự nguyện chính cho quy trình phát hànhtrái phiếu xanh:
• Nguyên tắc Trái phiếu xanh, 2 điều phối bởi Hiệp hội Thị trường Vốn quốc tế (ICMA),cung cấp hướng dẫn quy trình về tính minh bạch trong việc sử dụng nguồn vốn thu được
từ phát hành trái phiếu, quy trình lựa chọn dự án, quản lý nguồn vốn thu được từ pháthành trái phiếu và báo cáo…
• Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu Quốc tế, được quản lý bởi Tổ chức Sáng kiến Trái phiếuKhí hậu3 và được xây dựng bởi một mạng lưới các kỹ thuật viên, các tổ chức tham giatrong ngành và nhà đầu tư, kết hợp các Nguyên tắc Trái phiếu xanh và bổ sung thêm cáctiêu chí khoa học để xác định các tài sản tuân thủ với thế giới dưới hai độ,4 phù hợp vớiThỏa thuận Khí hậu Paris [19]
Tín dụng xanh
Tín dụng xanh là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực tàichính bền vững, tài chính xanh trong thời gian gần đây Tuy nhiên, khái niệm tín dụngxanh vẫn chưa được đưa ra một cách chính thức, thống nhất, mà có nhiều cách tiếp cậnkhác nhau trong các nghiên cứu, báo cáo về tài chính xanh của các nhà nghiên cứu, tổchức tài chính quốc tế
Theo nghĩa rộng, tín dụng xanh đồng nghĩa với các khoản vay xanh dùng để tài trợ hoặctái tài trợ một phần hoặc toàn bộ các dự án xanh (theo Hiệp hội Thị trường nợ (LMA).Các khoản vay xanh có thể là các khoản vay có kỳ hạn hoặc các khoản vay tuần hoàn
Trang 21Nhiều nghiên cứu và báo cáo của các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tài chính khu vựcchâu Âu, châu Mỹ thường sử dụng cách tiếp cận rộng này Theo đó, mục đích sử dụngcủa khoản vay thể hiện trong các báo cáo tài chính hoặc các tài liệu quảng cáo của doanhnghiệp sẽ quyết định tính chất “xanh” của khoản vay LMA đã đưa ra một danh mục các
dự án xanh [20], các khoản vay được cấp cho các dự án thuộc danh mục này sẽ được coi
là khoản vay xanh Nguyễn Trọng Tài và Nguyễn Kim Oanh (2019) định nghĩa tín dụngxanh là các dòng vốn tín dụng hướng vào hoạt động không gây ô nhiễm môi trường sinhthái, thiết lập trạng thái cân bằng của điều kiện tự nhiên, từng bước hướng cuộc sống củacon người hài hòa với môi trường tự nhiên
Xét về nguồn vay, các khoản vay xanh hay tín dụng xanh cho các dự án xanh trong mộtnền kinh tế bao gồm khoản vay từ Nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng vàkhoản vay quốc tế Các khoản vay xanh từ Nhà nước là những khoản vay do Chính phủcung cấp cho các dự án xanh có tác động sâu, rộng tới phát triển kinh tế - xã hội chungcủa quốc gia đó Do đó, quy mô của các khoản vay xanh thường lớn, với lãi suất ưu đãi
và các tổ chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định, ràng buộc chặt chẽ để tiếp cậnđược các khoản vay xanh này Tín dụng thương mại xanh thường phổ biến tại các nềnkinh tế phát triển, là quan hệ mua bán trả chậm giữa các bên giao dịch và thương phiếuxanh là bằng chứng cho quan hệ này Việc sử dụng thương phiếu xanh đem lại lợi ích chodoanh nghiệp trong việc được áp dụng tỷ lệ chiết khấu thấp từ ngân hàng thương mại(NHTM) Dòng vốn cho vay xanh từ các tổ chức quốc tế đa dạng và thực hiện thông quanhiều kênh như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi giữa các chính phủ, hợptác với các NHTM… Ba loại khoản vay trên thường mang tính chất là dòng vốn mồi,nhằm đưa ra các thông điệp chính sách, định hướng về phát triển bền vững, thân thiện vớimôi trường
Theo nghĩa hẹp, tín dụng xanh là một loại dịch vụ tài chính, nằm trong nhóm các khoảnvay xanh và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống ngân hàng Tín dụng xanh được hiểu lànhững khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho các nhu cầu tiêu dùng, dự án đầu tư, sảnxuất - kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, bảo vệ môi trường, góp phần bảo
vệ hệ sinh thái chung Cách tiếp cận này được đưa ra và sử dụng chính thức trong các văn
Trang 22bản pháp luật của Trung Quốc Do đó, các nghiên cứu và báo cáo liên quan tới chính sáchphát triển tín dụng xanh tại Trung Quốc đều sử dụng cách tiếp cận này Ngoài ra, Tổ chứcTài chính I4CE (Institute for Climate Economics) cũng sử dụng cách tiếp cận này, coi tíndụng xanh là một dòng sản phẩm chủ chốt của các khoản vay xanh, giúp giải quyếtnhững rào cản kinh tế, tài chính… của các khoản vay xanh thông thường Wang và cộng
sự (2019) cho rằng, tín dụng xanh là chiến lược tín dụng của các ngân hàng nhằm hạn chếviệc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề Các ngân hàng điều chỉnh cơ cấu
tỷ lệ tín dụng dài hạn và ngắn hạn đối với các doanh nghiệp trên, từ đó ảnh hưởng đến cơcấu đầu tư và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng [21]
1.2.2 Trung gian Tài chính xanh
1.2.2.1 Hệ thống quỹ liên quan bảo vệ môi trường, quỹ khí hậu xanh
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, quỹ Khí hậu xanh được thành lập để các quốc giaphát triển cùng chung tay giúp đỡ các nước nghèo xây dựng môi trường sống xanh sạch
và chống lại biến đổi khí hậu GCF có mục đích thúc đẩy “chuyển đổi mô hình theohướng phát triển phát thải thấp và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách
hỗ trợ các nước đang phát triển hạn chế hoặc giảm bớt lượng khí thải nhà kính và thíchứng với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”
Việc đưa ra Quỹ GCF tạo động lực cho các quốc gia đề xuất các hoạt động ứng phó vớibiến đổi khí hậu nhằm đóng góp vào nỗ lực chung giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2
độ C
Các chính sách hoạt động của GCF đã được phê duyệt tại cuộc họp Ban chấp hành lầnthứ 7 vào tháng 5 năm 2014 Tính tới tháng 11/2014, GCF bước đầu đã huy động được9,7 tỷ USD GCF dự kiến phân bổ 50% nguồn vốn cho thích ứng với biến đổi khí hậu và50% nguồn vốn cho hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Đối với các hoạt động thích ứng, Quỹ dành ít nhất một nửa nguồn lực hỗ trợ cho cácnước đảo nhỏ đang phát triển (SIDS), các nước chậm phát triển (LDC) và Châu Phi, cònlại dành cho các quốc gia đang phát triển GCF cũng đưa ra khung đầu tư trong khuôn
Trang 23khổ hỗ trợ của Quỹ như tiềm năng ảnh hưởng, tiềm năng phát triển bền vững, nhu cầucủa các quốc gia, tính hiệu quả…
Các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong khuôn khổ hỗ trợ của GCF có thể kểđến như: năng lượng phát thải thấp, các phương thức phát thải thấp; sử dụng đất…Trongkhi đó các hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu được hỗ trợ có thể là sinh kế của cộngđồng, người dân; sức khoẻ, an ninh lương thực và nguồn nước; cơ sở hạ tầng; hệ sinh thái
và các dịch vụ có liên quan Ngoài lĩnh vực công, lĩnh vực tư nhân cũng có thể tiếp cậnnguồn GCF
Để tạo điều kiện cho các nước sẵn sàng tiếp cận nguồn vốn, Chương trình hỗ trợ chuẩn bị
và sẵn sàng thực hiện dự án cho các Cơ quan thẩm quyền quốc gia (DNA) được thiết lậpnhằm thành lập, củng cố DNA; xây dựng, quyết định các chiến lược phát triển thích ứngvới biến đổi khí hậu; tăng cường sự tham gia của quốc gia với GCF; thông báo về việclựa chọn đơn vị xin công nhận lên GCF; thông báo kênh cung cấp của chương trình và đềxuất dự án Dự kiến Quỹ có thể hỗ trợ đến 1 triệu USD/quốc gia/năm song các ngưỡnghiện tại thì thấp hơn Khoản hỗ trợ sẽ được điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh điều kiện củaquốc gia; phối hợp với các chương trình hỗ trợ sẵn sàng khác
Tính tới nay trên toàn cầu có khoảng 69 DNA và tổng cộng có khoảng 27 yêu cầu thamgia Chương trình chuẩn bị sẵn sàng Tại Việt Nam, Chương trình Chuẩn bị sẵn sàng tiếpcận Tài chính Khí hậu của GIZ hỗ trợ chính phủ Việt Nam chuẩn bị “sẵn sàng” tiếp cậncác quỹ khí hậu toàn cầu như GCF và hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong cáchoạt động đảm bảo ‘sẵn sàng’: lựa chọn một cơ quan giữ vai trò là Đơn vị Thực hiệnquốc gia (NIE), lựa chọn các phương thức tiếp cận khác nhau
Tại sự kiện về Quỹ Khí hậu xanh này, các quốc gia đặc biệt quan tâm tới việc tiếp cậnnguồn vốn, thời gian xét duyệt hồ sơ dự án, việc phân bổ nguồn lực cho các quốc gia,mối liên hệ giữa GCF với các quỹ hiện tại như Quỹ thích ứng… [22]
1.2.2.2.Ngân hàng xanh và các định chế tài chính khác
Theo Lalon (2015), khái niệm ngân hàng xanh có thể được hiểu theo hai khía cạnh:
Trang 24(i) Ngân hàng thực hiện các hoạt động trực tiếp nhằm giảm thiểu tác động đến môitrường như sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, xử lý rác thải…
(ii) Ngân hàng tác động gián tiếp đến môi trường thông qua việc tăng cường hỗ trợcác dự án thân thiện với môi trường như: Nhà máy sử dụng khí đốt từ chất thải, nhà máycung cấp năng lượng tái tạo và năng lượng mặt trời, nhà máy chế tạo phân sinh học…[23]
Cụ thể, Ngân hàng xanh có những đặc điểm chính như:
(i) Triển khai các dịch vụ điện tử và tự động hóa;
(ii) Ưu tiên cho vay hoặc đầu tư vào dự án có đánh giá các rủi ro liên quan đến môitrường;
(iii) Quan tâm đến các mục tiêu xã hội, mục tiêu phát triển bền vững và phát triểnxanh;
(iv) Giám sát, hướng dẫn các dự án của khách hàng để giảm thiểu ô nhiễm môitrường;
(v) Thay đổi năng lực đánh giá của cán bộ ngân hàng và khách hàng về các hoạtđộng thân thiện với môi trường… [24]
1.2.3 Vai trò của Tài chính xanh
Theo Viện chính sách và phát triển tài chính, trước hết, trong giảm phát thải tài chínhđóng vai trò quan trọng trong luân chuyển vốn giúp các nguồn lực được sử dụng mộtcách tiết kiệm và hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Lĩnhvực tài chính ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường và các sản phẩm tàichính khác nhau nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, từ đó khái niệm “Tài chính xanh” rađời Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) xác định tài chính xanh là tăngcường mức độ dòng chảy tài chính (ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm và đầu tư) từkhu vực nhà nước, tư nhân và phi lợi nhuận sang các khu vực ưu tiên phát triển bền vững.Nhìn chung, tài chính xanh liên quan đến việc thu hút các thị trường vốn truyền thốngtrong việc tạo ra, phân phối các sản phẩm và dịch vụ tài chính mang lại cả lợi nhuận cóthể đầu tư và các kết quả tích cực về môi trường Theo ADB (2021), doanh nghiệp đang
Trang 25có sự ưu tiên thay đổi hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững Hơn 30 nghìn tỷUSD, tương đương với một phần ba tài sản toàn cầu hiện nay đang được quản lý cùng vớinhững cân nhắc về môi trường và xã hội Khu vực châu Á đang dẫn đầu các nền kinh tếmới nổi trên thị trường trái phiếu xanh, xã hội và bền vững Tài chính xanh và tài chính
xã hội mang lại những lợi ích gì cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và xã hội Bằng chứng chothấy các doanh nghiệp sử dụng tài chính xanh có giá trị cổ phiếu tốt hơn và khả năngchống chịu tốt hơn trong đại dịch Các nhà phát hành trái phiếu xanh châu Á cũng cảithiện điểm số hiệu quả môi trường trung bình hơn 30% trong hai năm sau khi phát hànhtrái phiếu Các thành phố phát hành nhiều trái phiếu xanh hơn cũng ghi nhận cải thiệnđáng kể về chất lượng không khí, mang lại lợi ích to lớn hơn cho sức khỏe Các nghiêncứu liên quan đã chỉ ra rằng tài chính xanh cung cấp các khoản tín dụng lãi suất thấp chocác ngành công nghiệp phát thải thấp để đáp ứng nhu cầu tài chính của họ, điều này có lợicho sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp này Ví dụ, Xiu và cộng sự(2015) chỉ ra rằng tài chính xanh góp phần đáng kể vào việc giảm phát thải và tiết kiệmnăng lượng [25] Liu và cộng sự (2017) cho thấy các tài chính xanh góp phần hạn chếhiệu quả đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều năng lượng [26] Nói tóm lại, tài chính xanh
có thể khuyến khích các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, đầu tư vào nănglượng mới, nghiên cứu vật liệu mới; đồng thời giúp các doanh nghiệp cung cấp nhiều sảnphẩm hoặc dịch vụ phát thải thấp (Taghizadeh và cộng sự, 2021) [27] Hơn nữa, tài chínhxanh sẽ hạn chế vốn cung cấp cho các doanh nghiệp ô nhiễm cao và phát thải cao, buộcnhững doanh nghiệp này phải thực hiện chuyển đổi và nâng cấp công nghệ, hoặc giảmquy mô sản xuất để giảm phát thải (Huang và cộng sự, 2021) [28]
1.2.4 Kinh tế xanh
Thuật ngữ kinh tế xanh được sử dụng rộng rãi từ năm 2008 trong bối cảnh cuộc khủnghoảng tài chính và sự cần thiết “kích thích kinh tế xanh” với nhiều định nghĩa khác nhau.Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP, 10/2008) đã đưa ra “Sáng kiến kinh tếxanh” Năm 2011, Báo cáo “Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững
và xóa đói giảm nghèo” đưa ra định nghĩa về kinh tế xanh được các tổ chức quốc tế sửdụng rộng rãi, đó là “nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong
Trang 26khi giảm đáng kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái Một nền kinh
tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tàinguyên hiệu quả và bao trùm xã hội” (UNEP, 2011) Ý nghĩa cốt lõi của kinh tế xanh làtăng trưởng kinh tế đảm bảo đồng thời hai mục tiêu là bảo vệ môi trường sống trong sạch
và bền vững Ngân hàng Thế giới (WB, 2012b) đưa ra định nghĩa kinh tế xanh là “pháttriển kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó giảmthiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường, tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi
tự nhiên, đẩy mạnh vai trò của quản lý nhà nước về môi trường và nguồn lực tự nhiêntrong việc ngăn ngừa các thảm họa từ thiên nhiên” Tháng 9/2015, Liên hợp quốc công
bố chương trình Nghị sự 2030, bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững nhằm xóa đóigiảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng và bảo vệ hành tinh Hiện nay, kinh tế xanh đượchiểu là sự kết hợp giữa ba yếu tố: kinh tế (xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng chămsóc sức khỏe cộng đồng, phát triển năng lượng sạch, đáp ứng nhu cầu việc làm của ngườidân và thúc đẩy tăng trưởng ), môi trường (đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, bảotồn tài nguyên biển, bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh tháitrên cạn ) và xã hội (nâng cao chất lượng giáo dục, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳnggiới và giảm thiểu bất bình đẳng xã hội ) Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa
là những hoạt động trong nền kinh tế tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đếnphát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người; đồng thời, những hoạt động nàythân thiện với môi trường 3 yếu tố này được cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững Kinh
tế xanh là một nền kinh tế cần thiết bởi nó tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tếbền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên
và suy thoái môi trường Trong nền kinh tế xanh, tài nguyên môi trường là yếu tố quantrọng mang tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại
sự ổn định và thịnh vượng lâu dài Bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng bền vững tàinguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu được xem là vấn đề then chốt của kinh
tế xanh Nhà nước và khu vực tư nhân tập trung ưu tiên đầu tư vào các hoạt động kinh tế,
cơ sở hạ tầng, công trình có tác dụng đảm bảo mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm và phát thải
Trang 27carbon; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; ngăn ngừa mất đa dạng sinhhọc và các dịch vụ của hệ sinh thái (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính 2022) [29]Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Kinh tế Xanh là nền kinh tế nângcao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể nhữngrủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái.Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh
có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội Trongnền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tư của Nhànước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môitrường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinhhọc và các dịch vụ hệ sinh thái Như vậy khác với trước đây, trong “nền kinh tế nâu”, đầu
tư công cần phải có sự điều chỉnh cơ bản thông qua những chính sách mới được cải thiệncủa các quốc gia, ưu tiên cho duy trì và phát triển nguồn vốn tự nhiên, nhất là nhữngnguồn tài sản thuộc sở hữu chung mang lại lợi ích cho mọi người Sự đầu tư đó cũng cầnchú ý tới nhóm người nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên
và họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổikhí hậu.Kinh tế Xanh phải là nền kinh tế con người là trung tâm trong đó các chính sáchtạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng Thúc đẩy nềnKinh tế Xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình pháttriển bền vững của mỗi nước nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung (Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang 2012) [30]
1.2.5 Mối quan hệ giữa kinh tế xanh và tài chính xanh
Chiến lược tăng trưởng cơ bản của nền kinh tế xanh là bảo vệ môi trường, phát triển côngnghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng bềnvững Trong khi đó, tài chính xanh là một phương thức quan trọng trong chiến lược tăngtrưởng xanh của các quốc gia trên thế giới Chiến lược tăng trưởng xanh theo quan điểmcủa Chính phủ Việt Nam là thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tếtheo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh củanền kinh tế, thông qua tăng cường đổi mới công nghệ, công cụ kinh tế, từ đó, góp phần
Trang 28ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và bảo đảm phát triển kinh tế bền vững Nhưvậy, tăng trưởng xanh về cơ bản đồng nghĩa với tăng trưởng bền vững, hay có thể hiểu là
sự phát triển có thể đáp ứng về mọi mặt những nhu cầu trong hiện tại mà không ảnhhưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đây là nhiệm vụhướng tới của nhiều quốc gia và mỗi quốc gia căn cứ vào đặc điểm kinh tế, chính trị, vănhóa của mình để xây dựng những chiến lược phù hợp Mô hình kinh tế xanh hay mô hìnhtăng trưởng xanh là mô hình phát triển không chỉ nâng cao chất lượng của tăng trưởng,thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đời sống nhândân, mà còn giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khíhậu Nền kinh tế xanh là nền kinh tế sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao, có mức phátthải thấp và hướng tới công bằng xã hội Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế xanh của các quốc gia cho thấy vai trò quan trọng của việc sử dụng các nguồn vốn huyđộng được từ hệ thống tài chính xanh nhằm mục tiêu xanh hóa nền kinh tế Các quốc giachỉ có thể được coi là chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng kinh tế khi có thể sửdụng hiệu quả nguồn vốn xanh huy động được để đưa ra kết quả, cụ thể là xây dựng đượcmột nền kinh tế xanh bảo đảm phát triển bền vững Ngân hàng xanh có vai trò là tổ chứctham gia tích cực trong quá trình huy động nguồn vốn xanh phục vụ cho hệ thống tàichính xanh (Tạp chí Cộng sản 2020) [31]
Phát triển hệ thống tài chính xanh lấy chính phủ và các định chế tài chính lớn làm trọngtâm để lan tỏa xu hướng phát triển xanh và hỗ trợ nguồn lực tài chính cho phát triển kinh
tế xanh đối với các tổ chức kinh tế của mỗi quốc gia Một trong những nước thành côngtrong cách tiếp cận này là Mỹ Tại Mỹ, ngân hàng xanh và hoạt động ngân hàng xanhdưới sự hỗ trợ của Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến khung khổ pháp lý có tínhchất quyết định tới sự phát triển hệ thống tài chính xanh Luật Ngân hàng xanh đã chínhthức ra đời và được Nghị viện Mỹ thông qua vào năm 2005
Cùng quan điểm tiếp cận phát triển hệ thống tài chính xanh của Mỹ, tại Anh, Ngân hàngĐầu tư xanh (Green Investment Bank-GIB) đã thể hiện vai trò trong hoàn thiện khungchính sách và có những hỗ trợ tài chính cần thiết để giải quyết những thất bại của thịtrường tự do, lo ngại rủi ro, chi phí giao dịch cao và thiếu vốn Sự can thiệp của GIB giúp
Trang 29cho việc huy động các nguồn vốn từ thị trường vốn chủ sở hữu và thị trường nợ, tạo điềukiện cho việc định giá rủi ro trên thị trường tài chính thông qua việc nâng cao tính minhbạch và khơi thông dòng đầu tư vào những dự án phát triển bền vững.
1.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Quy trình nghiên cứu
Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu theo các bước sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ
sở lý thuyết và thực tiễn phát triển tài chính xanh ở một số nước trên thế giới và bài họckinh nghiệm cho Việt nam”
Bước 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu tiến hành tìm hiểu các bài nghiên cứu đi trước có liên quan đến chủ đềnghiên cứu Từ đó, rút ra những kinh nghiệm nghiên cứu và khung lý thuyết cho bàinghiên cứu của nhóm Đồng thời, nhóm tác giả cũng phân tích và chỉ ra những khoảngtrống nghiên cứu của những bài nghiên cứu trước để tìm cách khắc phục những hạn chế
đó trong bài nghiên cứu này
Bước 3: Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu các bài nghiên cứu đi trước và kinh nghiệm cá nhân trong việc nghiêncứu, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu và phân công công việc cụthể cho từng thành viên
Bước 4: Thu thập và phân tích dữ liệu
Dựa vào khung phân tích và các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu tiến hành đọc vàthu thập thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu Từ đó, tổng hợp và phân tích ra nhữngthông tin thiết yếu nhất để đưa vào bài nghiên cứu
Bước 5: Viết báo cáo