1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày những hiểu biết của anh chị về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời gian 2020 đến nay

34 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày những hiểu biết của anh chị về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời gian 2020 đến nay.
Người hướng dẫn PTS. Trần Thị Vân Anh
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Ngôn ngữ báo chí
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • A. Đặc trưng, tính chất ngôn ngữ báo chí (5)
    • I. Ngôn ngữ báo chí (5)
    • II. Đặc trưng ngôn ngữ báo chí (5)
      • 1. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện (5)
        • 1.1 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh (6)
        • 1.2 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện hiện hữu để phản ánh (6)
        • 1.3 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự vận động của sự kiện để phản ánh (7)
      • 2. Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ (8)
      • 3. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định (8)
      • 4. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng (9)
    • III. Tính chất ngôn ngữ báo chí (9)
      • 1. Tính chính xác (9)
      • 2. Tính cụ thể (10)
      • 3. Tính ngắn gọn, hàm súc (11)
      • 4. Tính đại chúng (12)
      • 5. Tính định hướng (12)
      • 6. Tính bình giá (13)
      • 7. Tính biểu cảm (13)
      • 8. Tính khuôn mẫu (14)
  • B. Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí (15)
    • I. Khái niệm (15)
      • 1. Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí (15)
      • 2. Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí (15)
        • 2.1 Chuẩn trên phương diện chữ viết (chuẩn chính tả) (15)
        • 2.2 Chuẩn trên phương diện từ vựng (16)
          • 2.2.1 Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo (16)
          • 2.2.2 Dùng từ phải đúng về mặt ý nghĩa (17)
          • 2.2.3 Dùng từ phải hợp phong cách ngôn ngữ báo chí (17)
          • 2.2.4 Tránh dùng từ ngữ quá lời (17)
          • 2.2.5 Tránh dùng từ ngữ sáo rỗng (17)
          • 2.2.6 Tránh dùng từ ngữ thừa và lặp lại (17)
          • 2.3.1 Câu đúng về cấu tạo ngữ pháp (18)
          • 2.3.2 Câu phù hợp với logic của tư duy (18)
          • 2.3.3 Câu không được mơ hồ về nghĩa (19)
          • 2.3.4 Câu phải được đánh dấu câu chuẩn xác (19)
      • 3. Lệch chuẩn, chệch chuẩn trong báo chí (19)
        • 3.1 Khái niệm lệch chuẩn, chệch chuẩn (19)
        • 3.2 Đặc trưng của lệch chuẩn (19)
    • II. Các lỗi ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí và khảo sát các lỗi gần đây (21)
      • 1. Lỗi về chữ viết (21)
        • 1.1 Khái niệm (21)
        • 1.2 Biểu hiện của lỗi chữ viết (21)
        • 1.3 Ví dụ minh họa (22)
          • 1.3.1 Lỗi sai chính tả (22)
          • 1.3.2 Lỗi vi phạm viết hoa và viết thường (23)
          • 1.3.3 Lỗi sai dấu câu (23)
  • Ảnh 3: Lỗi dùng sai dấu trên eMagazine của V- Zine (0)
    • 2. Lỗi về từ vựng (24)
      • 2.1 Biểu hiện chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí trên phương diện từ vựng (24)
      • 2.2 Lưu ý khi sử dụng từ vựng trong ngôn ngữ báo chí (25)
      • 2.3 Ví dụ minh họa (25)
        • 2.3.1 Lỗi dùng thừa từ (25)
    • 3. Lỗi về ngữ pháp (26)
      • 3.1 Biểu hiện lỗi ngữ pháp (27)
      • 3.2 Ví dụ minh họa (27)
        • 3.2.1 Lỗi mơ hồ về nghĩa (27)
    • 4. Lỗi về phong cách (28)
      • 4.1 Ví dụ minh họa (28)
    • C. Giải pháp, bài học cá nhân, trách nhiệm (30)
      • I. Giải pháp (30)
        • 1. Trong quá trình sản xuất (30)
        • 2. Sau khi phát hành sản phẩm báo chí (31)
      • II. Trách nhiệm, bài học cá nhân (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

Đặc trưng, tính chất ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí

Trong quyển Ngôn ngữ báo chí của NXB Khoa học xã hội của tác giả Nguyễn Tri Niên có viết như sau: “ Ngôn ngữ báo chí là một khái niệm nghiệp vụ tương đương với các khái niệm tin, phóng sự, phỏng vấn v.v Ngôn ngữ báo chí phải đáp ứng những đòi hỏi của nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy… Ngôn ngữ báo chí là một lĩnh vực chuyên nghiệp của báo chí Tuy chất liệu chủ yếu của nó là ngôn ngữ và có mối liên hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không vì thế mà xem hai cái là một Vì vậy, không phải cứ biết dùng từ chính xác, biết viết câu đúng qui tắc, biết vận dụng phép tu từ là có thể viết báo được.”

Từ quan điểm và khái niệm trên, có thể rút ra khái niệm Ngôn ngữ báo chí như sau: “ Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh dư luận và ý kiến của nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ báo, góp phần thúc đẩy XH phát triển Ngôn ngữ báo chí là toàn bộ những tín hiệu và quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo dùng để truyền tải thông tin trong tác phẩm báo chí, không giống với cái loại ngôn ngữ thông thường.”

Đặc trưng ngôn ngữ báo chí

1 Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện

Ngôn ngữ sự kiện là đặc điểm loại hình quan trọng nhất của ngôn ngữ báo chí Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ phản ánh nguyên dạng, trung thực những thực tế đang xảy ra, là tấm gương phản chiếu những gì đang diễn ra.

1.1 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh Đây là sự khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí Văn học sử dụng ngôn ngữ hình tượng dựa trên phép hư cấu để phản ánh, tức là trên cái cơ sở để tạo ra cái hư Còn nhà báo thì ngược lại, nhà báo chỉ được quyền nói những cái có thật mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được trong cuộc sống xung quanh họ Sự thật phải đến từ thực tế và nhà báo không được phép bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật, không được thêm bớt hay tô vẽ vào cái thật.

Nhà báo chỉ có quyền thuật lại, không được chế tác Nhà báo cần phải tôn trọng cái có thật, cái nguyên dạng, thì mới thể hiện được là người quan sát trung thực các sự kiện và là người phản ánh các dư luận của xã hội.

Người Nga có câu ngạn ngữ: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật” Ngôn ngữ muốn phản ánh đúng sự kiện phải phản ánh đúng lát cắt của sự kiện ấy Ngôn ngữ phản ánh lát cắt của sự kiện đc gọi là ngôn ngữ sự kiện trung tâm, còn ngôn ngữ lý giải sự kiện trung tâm được gọi là ngôn ngữ sự kiện vệ tinh

1.2 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện hiện hữu để phản ánh

Sự kiện hiện hữu là sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại (như chống tham nhũng, chống tệ nạn xã hội…), đang là vấn đề thời sự (quy chế tuyển sinh, ùn tắc giao thông…) là vấn đề được xã hội quan tâm (chống đói nghèo, tôn trọng luật pháp…) Tóm lại, đấy là những chuyện của ngày hôm nay.

Ví dụ, trong một bản tin về một vụ tai nạn giao thông, ngôn ngữ sự kiện sẽ cung cấp các thông tin cụ thể như thời gian, địa điểm, số lượng người bị thương, nguyên nhân tai nạn và phản ứng của cơ quan chức năng Nhờ vào ngôn ngữ bám sát sự kiện hiện hữu, thông tin được truyền tải không chỉ mang tính chất mô tả mà còn tạo ra sự tin cậy và minh bạch, giúp công chúng có cái nhìn rõ ràng và chính xác về sự kiện đang diễn ra.

1.3 Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự vận động của sự kiện để phản ánh Đây là nội dung rất quan trọng của đặc điểm ngôn ngữ sự kiện Nhà báo luôn có ham muốn viết lên sự thật, bởi trách nhiệm của nhà báo là phải đi đến tận cùng của sự thật Tuy nhiên, khi quan sát một sự kiện ở một thời điểm nào đó, chúng ta chỉ đang biết đến một mặt vận động của sự kiện Trải qua thời gian, sự kiện lại cung cấp cho ta những mặt mới của vận động tiếp theo, cứ như vậy đến vô tận, khiến con người chỉ có thể tiếp cận chân lý chứ không thể nắm bắt.

Chính vì lẽ trên, nhà báo cần tránh ngôn ngữ có tính chất kết luật tuyệt đối hóa, những cấu trúc tin bài nên là cấu trúc mở

Ví dụ, khi đưa tin về một cuộc biểu tình đang diễn ra, ngôn ngữ sự kiện phải bám sát từng giai đoạn của cuộc biểu tình từ khi bắt đầu, diễn biến và kết thúc Ở thời điểm ban đầu, nhà báo có thể phản ánh nguyên nhân và mục tiêu của cuộc biểu tình, số lượng người tham gia và phản ứng ban đầu của chính quyền Tuy nhiên, sự kiện này có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau: có thể trở nên bạo lực, có thể dẫn đến đối thoại và giải quyết hòa bình, hoặc có thể lan rộng sang các khu vực khác Nhà báo cần liên tục cập nhật thông tin mới nhất và điều chỉnh ngôn ngữ của mình để phản ánh chính xác những diễn biến mới này Thay vì kết luận ngay từ đầu rằng cuộc biểu tình là thành công hay thất bại, bài viết nên để ngỏ khả năng diễn biến của sự kiện, cho phép độc giả thấy được sự phức tạp và đa chiều của sự kiện Như vậy, nhà báo sẽ tránh được việc đưa ra những kết luận vội vàng và đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc phản ánh sự thật.

Việc chú ý tới vận động sẽ giúp nhà báo tìm ra cái mới, cái thật của cuộc sống, đem lại sự sáng tạo cho nhà báo.

2 Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ

Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ, nghĩa là, ngôn ngữ ko phản ánh thẳng vào sự kiện mà bằng một cách gián tiếp nào đó nhà báo vẫn nói được điều mình cần nói.

Nguyên nhân của việc trên bởi nhà báo luôn phải đối mặt với ngưỡng là những quy định điều kiện khách quan về kinh tế, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Khi bắt gặp ngưỡng, nhà báo phải tôn trọng ngưỡng mà vừa muốn tôn trọng ngưỡng, vừa muốn phản ánh sự thật thì nhà báo buộc phải sử dụng siêu ngôn ngữ.

Ngay những tít báo, cũng cho ta những tác động trên, ví dụ như tít: “Bé khỏe” hay “Bố khỏe”, ý nói về sự thiên vị, vì nể bố mà nhận xét cho con là bé khỏe, bé ngoan Những tít báo này không chỉ đơn giản là các dòng chữ mô tả thông tin, mà còn chứa đựng những tầng nghĩa sâu sắc và tinh tế hơn.Chính vì lý do này, ngôn ngữ báo chí trở thành một loại siêu ngôn ngữ, nơi mà những điều không thể nói thẳng được truyền tải một cách khéo léo và tinh tế, giúp người đọc hiểu được bản chất vấn đề mà không cần phải vi phạm các quy định hiện hành Đây là nghệ thuật của ngôn ngữ báo chí, vừa đảm bảo sự thật, vừa tuân thủ các ràng buộc khách quan, tạo nên sự cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và quy định pháp luật.

3 Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định

Theo tác giả Vũ Tri Niên trong cuốn Ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ của độ không xác định là:

- Cách diễn đạt gọi sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo ra sự suy nghĩ không dứt trong lòng người đọc, người xem.

- Cách diễn đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc, người xem nhờ thế mà có được cải bất ngờ làm bùng nổ thông tin

- Cấu trúc mở, tạo cho tác phẩm báo chí có sức sống vượt thời gian Ngôn ngữ của độ không xác định là sự đồng hành với cấu trúc mở.

Cơ sở của ngôn ngữ độ không xác định là cách phản ánh sự kiện trong trạng thái vận động của nó Có thể xem quy trình vận động của sự kiện là điều kiện tiên quyết cho ngôn ngữ độ không xác định Do sự kiện luôn trong tình trạng biến động, chúng ta không thể nào nắm bắt toàn diện và chi tiết về nó.

4 Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng

Ngôn ngữ báo chí coi trọng lượng sự kiện, lượng sự kiện sẽ khái quát hiện thực Ngôn ngữ sự kiện chỉ được khẳng định ở lượng sự kiện Ngôn ngữ định lượng là sự phái sinh, cụ thể hóa của ngôn ngữ sự kiện Chính vì đòi hỏi phản ánh cụ thể, chân xác về sự kiện có thật, nguyên dạng dẫn đến coi trọng số lượng.

Nhà báo chỉ có thể làm việc trên cơ sở của ngôn ngữ định lượng, diễn đạt theo ngôn ngữ định tính không phù hợp với báo chí Ngôn ngữ định lượng giúp nhà báo có cách diễn đạt đắt giá nhất Mỗi tác phẩm báo chí đều có hạn định về số lượng câu chữ hoặc thời lượng phát sóng, bởi vậy, nhà báo cần lưu ý trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, nên viết ngắn gọn, viết mỗi câu 1 ý, diễn đạt ngắn gọn, lược bỏ chi tiết ko chính yếu, có thể ngắn gọn, nhưng không đơn điệu, sơ sài.

Tính chất ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải đảm bảo tính chính xác Tuy nhiên, đối với ngôn ngữ báo chí, đặc điểm này đặc biệt quan trọng Báo chí có vai trò định hướng dư luận xã hội, do đó, chỉ một lỗi nhỏ về ngôn từ cũng có thể khiến độc giả hiểu nhầm hoặc hiểu sai thông tin Điều này có thể dẫn đến những hậu quả xã hội nghiêm trọng và khó lường.

Muốn sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, nhà báo cần tuân thủ 2 yêu cầu Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt Hai yêu cầu này có quan hệ mật thiết với nhau

Việc sử dụng chính xác ngôn từ trong các tác phẩm báo chí không chỉ giúp nhà báo giao tiếp hiệu quả mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Vì lượng người tiếp cận các sản phẩm báo chí là công chúng đến từ mọi xã hội, mọi tầng lớp, đặc biệt là trẻ em, thường coi báo chí như một "ngọn đèn chỉ dẫn" trong cách sử dụng ngôn ngữ, nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện, tiếng Việt càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ

Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình.

Ví dụ minh họa cho tính cụ thể trong ngôn ngữ báo chí có thể được thấy rõ trong một bài tường thuật về trận lụt lịch sử ở miền Trung Việt Nam vào tháng 10 năm

"Vào lúc 3 giờ sáng ngày 14 tháng 10, mực nước tại sông Bồ đã dâng cao tới 5.2 mét, vượt mức báo động 3 Tại thôn Phú Lễ, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, nhiều ngôi nhà đã bị ngập sâu đến mái Ông Nguyễn Văn Tý, một người dân địa phương, kể lại: 'Nước tràn vào nhà rất nhanh, chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút, chúng tôi đã phải di chuyển lên tầng trên để tránh lụt Toàn bộ đồ đạc, tài sản của gia đình đều bị cuốn trôi trong dòng nước lũ.' Đội cứu hộ đã có mặt kịp thời, sử dụng thuyền và bè để sơ tán hơn 200 người dân đến nơi an toàn Từng hình ảnh người dân chèo chống trong dòng nước xiết, từng khuôn mặt lo âu của những đứa trẻ, và từng câu chuyện về sự mất mát được ghi lại cặn kẽ, mang đến cho người đọc cảm giác như chính mình đang đứng giữa tâm lũ."

Qua ví dụ này, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được thể hiện rõ qua việc miêu tả chi tiết về thời gian, địa điểm, con số và cảm xúc của người dân, giúp người đọc có thể hình dung rõ ràng và sống động về tình huống đang diễn ra

Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh Đây chính là nền tảng của tính thuyết phục, bởi nhờ vậy mà người đọc có thể dễ dàng kiểm tra tính chính xác của thông tin Vì thế, trong ngôn ngữ báo chí, cần tránh tối đa việc sử dụng những từ ngữ và cấu trúc không rõ ràng hoặc mơ hồ.

3 Tính ngắn gọn, hàm súc

Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin và giảm hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Hơn nữa, nó còn gây lãng phí thời gian cho cả hai bên: đối với người viết, vì sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời; đối với người đọc (người nghe), vì trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta luôn cố gắng thu nhận càng nhiều thông tin trong thời gian ngắn nhất có thể Chưa kể, viết dài dễ dẫn đến nhiều lỗi khác nhau, đặc biệt là các lỗi về ngôn từ Thực tế khảo sát cho thấy một tỷ lệ khá lớn các câu sai ngữ pháp trong các tác phẩm báo chí liên quan đến việc nhà báo quá chú trọng mở rộng các thành phần phụ mà quên mất các thành phần chính của câu.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội đã thay đổi cách tiếp cận và tiêu thụ thông tin của công chúng Người đọc hiện nay thường có thói quen lướt qua tin tức trên các thiết bị di động và mạng xã hội, nơi mà thời gian và sự chú ý đều bị phân tán Chính vì vậy, ngôn ngữ báo chí cần phải thật ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để thu hút và giữ chân người đọc Nội dung phải được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả trong vài giây đầu tiên để tạo ấn tượng mạnh mẽ Đồng thời, tính hàm súc giúp thông tin được lan truyền nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin liên tục của công chúng trong thời đại số hóa Qua đó, báo chí không chỉ làm tròn vai trò truyền tải thông tin mà còn duy trì được sự ảnh hưởng và sức hấp dẫn trong môi trường truyền thông hiện đại.

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt nghề nghiệp, trình độ, địa vị xã hội, tuổi tác, hay giới tính, đều là đối tượng mà báo chí hướng tới Đây là nơi mọi người không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn có thể bày tỏ quan điểm của mình Vì vậy, ngôn ngữ báo chí phải mang tính phổ cập, dễ hiểu cho tất cả mọi người Tuy nhiên, tính phổ cập không đồng nghĩa với việc dễ dãi hay kém chất lượng

Ngôn ngữ báo chí nếu không mang tính đại chúng, tức là chỉ hướng đến một nhóm đối tượng hạn chế, sẽ khó có thể thực hiện được vai trò tác động vào mọi tầng lớp và định hướng dư luận xã hội Đây là lý do trong các tác phẩm báo chí, người ta thường ít sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, cũng như các từ ngữ vay mượn từ nước ngoài.

Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì chúng thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian hay một diện tích nhất định Do đó, việc lựa chọn và sắp xếp các yếu tố ngôn ngữ phải thật cẩn thận và hợp lý để phản ánh đầy đủ nội dung sự kiện mà không vượt quá giới hạn cho phép về thời gian và không gian Tính định lượng của ngôn ngữ báo chí giúp nhà báo rèn luyện thói quen sáng tạo một cách chủ động Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện về thời gian và không gian dành cho việc công bố tác phẩm.

Trong bối cảnh hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin và mạng xã hội, nhà báo càng phải chú trọng đến tính định lượng và chất lượng ngôn từ Việc này không chỉ giúp họ truyền tải thông tin một cách chính xác và súc tích, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tin cậy và uy tín của báo chí Trong thời đại mà tin giả và thông tin sai lệch tràn lan, trách nhiệm của nhà báo càng nặng nề hơn Họ không chỉ cần đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời, mà còn phải trình bày thông tin một cách khách quan và dễ hiểu, phục vụ cho lợi ích của công chúng Nhà báo phải cẩn trọng trong việc kiểm chứng nguồn tin, lựa chọn từ ngữ phù hợp và sắp xếp nội dung mạch lạc để đảm bảo mỗi bài viết, mỗi bản tin đều có giá trị thông tin cao, góp phần định hướng đúng đắn dư luận xã hội và nâng cao nhận thức của người dân.

Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

Khái niệm

1 Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

Theo PGS.TS Vũ Quang Hào trong sách "Ngôn ngữ báo chí", chuẩn ngôn ngữ cần được đánh giá trên hai khía cạnh quan trọng: một là chuẩn phải được xã hội chấp nhận và sử dụng như một quy ước xã hội Thứ hai, chuẩn cũng phải phù hợp với quá trình phát triển nội tại của ngôn ngữ.

Do đó, khi thiết lập chuẩn ngôn ngữ, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ báo chí, cần phải:

+ Dựa trên các dữ liệu thực tế của ngôn ngữ để hiểu rõ các quy luật phát triển và biến đổi của ngôn ngữ trên các mặt như âm vị, từ vựng, ngữ pháp và phong cách.

+ Xem xét các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ mà ảnh hưởng đến sự phát triển của tiếng Việt, như những biến đổi lớn trong xã hội và các chiến dịch đổi mới đất nước Những yếu tố xã hội này, dù được ý thức hay không, đều có tác động trực tiếp đến cấu trúc nội tại của tiếng Việt, và chúng thường được phản ánh ngay lập tức, sâu sắc, và thường xuyên trên các trang báo chí.

2 Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

2.1 Chuẩn trên phương diện chữ viết (chuẩn chính tả)

Trên báo chí của ta đang để lại lỗi chính tả quá nhiều: cả ở tít, cả ở nội dung tin, bài, ở chú thích ảnh.

Theo báo cáo về tình hình sai lỗi chính tả văn bản tiếng Việt do Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN, bảo Vietnamnet công bố năm 2011, tỷ lệ sai chính tả ở các bảo và các NXB lên tới 9,58%, cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn 1% do các nhà ngôn ngữ đưa ra Tính đến thời điểm hiện tại, hầu như xuất hiện rất ít các lỗi chính tả trên các loại hình báo chí, tuy nhiên cũng không phải là không có

Một số nội dung chính tả Tiếng Việt bao gồm các vấn đề cơ bản như sau:

- Cách viết một số từ có nhiều dạng phát âm khác nhau.

- Cách viết tên riêng Việt Nam.

- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

- Cách viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ khoa học.

- Cách viết tên tác phẩm, văn bản.

+ Viết tắt được áp dụng đối với từ hoặc cụm từ cố định hay khá ổn định về kết cấu; không viết tắt cụm từ tự do; không viết tắt các đề mục lớn như phần chương, mục.

+ Từ ngữ nào có tần số xuất hiện trên ba lần trong văn bản thì được phép viết tắt.

+ Không viết tắt từ ngữ ở lần xuất hiện thứ nhất Phải chú dẫn viết tắt và để trong ngoặc đơn hoặc chú dẫn bằng lời Không viết “hàng chục km" Vì các đơn vị đo lường chỉ viết tắt sau chữ số như 15km

- Cách dùng số và chữ biểu thị số.

Chú ý: Về vấn đề phiên âm tên riêng trực tiếp, sát với cách đọc của nguyên ngữ, rất nhiều cơ quan báo chí giữ nguyên các tên riêng loại này Như trong nguyên gốc u-Mỹ, viết qua ngôn ngữ trung gian như tiếng Anh, tiếng Pháp (Barack Obama, Franỗoise Hollande)

2.2 Chuẩn trên phương diện từ vựng

2.2.1 Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

Những sai sót này có liên quan đến các lỗi về chính tả Âm thanh và cấu trúc hình thức là mặt vật chất của từ ngữ, là cách thức biểu đạt ý nghĩa của từ Nếu cách thức biểu đạt bị sử dụng không đúng, hậu quả là thông điệp truyền đạt sẽ mất tính chính xác hoặc không mang ý nghĩa.

2.2.2 Dùng từ phải đúng về mặt ý nghĩa

Nghĩa từ vựng của một từ thường được phân thành ba loại: nghĩa biểu vật (biểu thị các đối tượng, hiện tượng, đặc điểm ngoài ngôn từ), nghĩa biểu niệm (cấu trúc các ý nghĩa xuất phát từ các thuộc tính của các đối tượng trong thực tế), và nghĩa biểu thái (biểu thị thái độ, cảm xúc và sự đánh giá các mức độ khác nhau của các đối tượng, hiện tượng, tính chất) Việc sử dụng từ mà không hiểu rõ các thành phần nghĩa này có thể dẫn đến sự hiểu nhầm hoặc sử dụng sai nghĩa.

2.2.3 Dùng từ phải hợp phong cách ngôn ngữ báo chí

Các nhà báo cần sử dụng vốn từ phong phú, phù hợp với đa dạng văn phong và nhu cầu của độc giả Tùy thuộc vào nội dung bài viết, họ có thể sử dụng các thuật ngữ chuyên môn từ các lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, việc lựa chọn từ ngữ cần tuân thủ ba tiêu chí quan trọng: đảm bảo tính chính xác và đầy đủ thông tin về sự kiện, sự ngắn gọn để thu hút sự chú ý và tính hấp dẫn để làm nổi bật nội dung truyền thông.

2.2.4 Tránh dùng từ ngữ quá lời

Khi sử dụng "nói quá", người viết cần hiểu rõ ý nghĩa của từ đó để tránh hiểu sai và sử dụng không đúng cách, dẫn đến việc lạm dụng hoặc gây ra phản tác dụng cho tác phẩm của mình.

2.2.5 Tránh dùng từ ngữ sáo rỗng Đây là loại lỗi khi người viết sử dụng những từ mà người khác đã dùng quá nhiều, không quan tâm đến sự phù hợp của từ với đối tượng, hoàn cảnh hay nội dung cần diễn đạt Đây là cách viết "máy móc", bắt chước các từ văn hoa bóng bẩy, "nói to giọng" nhưng lại thiếu sự cụ thể, ít thông tin, thậm chí là trống rỗng.

2.2.6 Tránh dùng từ ngữ thừa và lặp lại

Nhiều tác giả thường mắc phải hiện tượng dùng từ ngữ thừa và lặp lại thông tin trong đoạn văn Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này Thứ nhất, người viết thường dùng từ thừa do sử dụng các từ đồng nghĩa thuần Việt và Hán Việt, hoặc thuần Việt và ngoại lai Thứ hai, họ cũng có thể lặp lại thông tin vì sử dụng các từ không có sự khác biệt về nội dung.

2.2.7 Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp về ngữ pháp và ngữ nghĩa

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, trực tiếp cấu thành câu Khi tham gia vào việc cấu tạo câu, từ mang đến cả ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của nó thông qua các mối liên kết ràng buộc Mỗi loại từ có khả năng kết hợp riêng, phụ thuộc vào đặc tính của ý nghĩa từ vựng và ngữ pháp của từ đó Việc sử dụng từ trong viết văn đòi hỏi người viết phải hiểu rõ các đặc điểm ý nghĩa của từ để có thể xây dựng câu văn chính xác, tránh mắc phải những lỗi sai.

2.3 Chuẩn trên phương diện ngữ pháp

2.3.1 Câu đúng về cấu tạo ngữ pháp

- Câu không đúng về ngữ pháp là những câu văn thiếu thành phần nòng cốt. + Câu thiếu chủ ngữ

+ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

+ Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc

+ Câu ghép bị thiếu một vế

2.3.2 Câu phù hợp với logic của tư duy

Câu từ trong tác phẩm báo chí cần phù hợp với logic của tư duy Tư duy logic là quá trình suy luận và giải quyết vấn đề của bộ não, nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc giải thích các thông tin được đưa ra trong tít và sapo của bài báo Mọi hoạt động sản xuất nội dung báo chí đều phải tuân thủ logic suy luận và áp dụng tư duy logic để thực hiện mục đích và kế hoạch của người viết một cách hiệu quả nhất.

2.3.3 Câu không được mơ hồ về nghĩa

Các lỗi ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí và khảo sát các lỗi gần đây

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng Nó phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ

Lỗi chữ viết trong ngôn ngữ báo chí là khi các từ hoặc câu được viết sai chính tả, sai ngữ pháp hoặc không tuân thủ các quy tắc về viết đúng của ngôn ngữ đó Điều này có thể bao gồm việc sử dụng sai từ, sai cấu trúc câu, sai dấu câu, hoặc vi phạm các quy tắc về viết hoa và viết thường.

1.2 Biểu hiện của lỗi chữ viết

Lỗi chữ viết trong các tác phẩm báo chí có thể biểu hiện qua nhiều cách khác nhau, bao gồm:

- Sai chính tả : Đây là loại lỗi phổ biến nhất trong báo chí Nó bao gồm việc viết sai hoặc sử dụng sai các từ, từ vựng hoặc cụm từ Ví dụ: viết sai từ, sai dấu hoặc sử dụng từ không phù hợp.

- Vi phạm quy tắc về viết hoa và viết thường: Vi phạm quy tắc này bao gồm việc viết hoa hoặc viết thường không đúng ở các từ, cụm từ hoặc định danh cụ thể.

- Sai dấu câu: Điều này bao gồm việc thiếu hoặc sử dụng sai dấu câu, gây ra sự mơ hồ hoặc hiểu nhầm trong văn bản.

- Sai chính tả tên riêng: Trong trường hợp này, tên riêng của người, địa điểm hoặc sự kiện có thể được viết sai chính tả.

1.3.1 Lỗi sai chính tả Ảnh 1: Lỗi sai chính tả trong chương trình truyền hình Vua Tiếng Việt

Lỗi sai này ở trong phần thi của thí sinh Đỗ Văn Tăng trong tập 28 phát sóng hôm 14-4-2023 Ban tổ chức đặt câu hỏi cho người chơi chọn phương án đúng giữa hai phương án "trậm trễ" hay "chậm chễ" Người chơi đã chọn "chậm chễ" và người dẫn chương trình là nghệ sĩ Xuân Bắc khẳng định đáp án của người chơi là đúng. Đáp án đúng cho câu hỏi trên là “Chậm trễ”, tuy nhiên cả 2 đáp án của chương trình đưa ra đều không chính xác.

1.3.2 Lỗi vi phạm viết hoa và viết thường Ảnh 2: Lỗi vi phạm viết hoa và viết thường trên ĐÀI PHÁT THANH VÀ

TRUYỀN HÌNH THỪA THIÊN HUẾ

Ngày 28/2, khi đăng tải thông tin hướng dẫn về việc tuyển chọn các tác phẩm báo chí tham gia Giải Báo chí Hải Triều lần thứ IV, chữ “Dự” đã được viết hoa một cách vô lý và bất thường Ở trong phần bài viết, chứ “dự” lại được viết thường

Vào 29/04/2023, trên eMagazine V-Zine của VTV - Thời báo VTV, Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam, có đăng tải bài với tựa đề: Bảo vệ bản sắc văn hóa trước trend độc hại, idol lệch chuẩn Ở đây, có thể thấy dấu phẩy chưa được hợp lí trong trường hợp này, khi bài viết tập trung phân tích những tác hại từ idol tiêu cực.

Lỗi dùng sai dấu trên eMagazine của V- Zine

Lỗi về từ vựng

Từ vựng là tập hợp các đơn vị từ, ngữ cố định (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong ngôn ngữ 1 dân tộc Lỗi về từ vựng là các sai sót hoặc vấn đề liên quan đến việc sử dụng từ ngữ không đúng cách hoặc không phù hợp trong giao tiếp hoặc viết văn.

2.1 Biểu hiện chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí trên phương diện từ vựng

- Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo

- Dùng từ phải hợp phong cách

- Tránh dùng từ ngữ sáo rỗng

- Tránh dùng từ thừa và lặp lại

- Dùng từ phải đúng nghĩa:

+ Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự vật, hành động,tính chất) cần nói tới Nếu chỉ không đúng hiện thực khách quan có thể dẫn đến bi kịch.

+ Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt

2.2 Lưu ý khi sử dụng từ vựng trong ngôn ngữ báo chí

Từ ngữ sử dụng trong văn bản phải phù hợp với phong cách của văn bản ấy Bởi vậy, cần nắm chắc nghĩa của từ để sử dụng đúng với văn cảnh để tránh lệch chuẩn, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ dân tộc

- Từ ngữ chuẩn mực xem xét trên hai phương diện:

+ Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội: được xã hội chấp nhận và sử dụng + Chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử

- Thể hiện được 4 chức năng sau:

+ Chức năng khung tham chiếu

Vào 20/6/2022, Tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử đăng tải bài với tiêu đề “Bác

Hồ với báo chí Cách mạng Việt Nam: Người khai sinh và đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam” Đọc ở phần mô tả và sapo, có thể thấy bài viết tập trung vào hành trình vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam

=> Cụm “báo chí Cách mạng Việt Nam” đầu tiên mắc lỗi thừa từ

=> Sửa thành: “Bác Hồ: Người khai sinh và đặt nền móng cho báo chí Cách mạng Việt Nam” Ảnh 4: Lỗi dùng thừa từ trên tạp chí Tòa án Nhân dân

Lỗi về ngữ pháp

Ngữ pháp được định nghĩa là toàn bộ các quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ Các yếu tố ngôn ngữ bao gồm từ, cụm từ và câu Lỗi ngữ pháp là việc sử dụng câu sai cấu tạo, sai logic tư duy, đánh dấu câu sai vị trí và đặt câu mơ hồ về nghĩa.

3.1 Biểu hiện lỗi ngữ pháp

- Dùng sai hoặc mơ hồ các yếu tố hay các biểu thức quy chiếu

- Không thể hiện đúng cấu trúc vị ngữ hạt nhân

- Nhập nhằng trong quan hệ cú pháp giữa các thành phần câu

- Không chuẩn mực trong việc tổ chức ngữ đoạn

3.2.1 Lỗi mơ hồ về nghĩa Ảnh 5: Lỗi mơ hồ về nghĩa

Trong bài eMagazine của V-Zine, có đoạn “Sự quyết liệt của nhiều quốc gia trong bảo vệ nền tảng văn hóa không chỉ ở việc siết chặt quản lý các nền tảng công nghệ đã phải trả giá” Mở đầu đang nói về việc quản lý nội dung tiêu cực, cuối câu nói về người có ảnh hướng phải trả giá => Câu văn mơ hồ về ý diễn đạt, lủng củng và ko liền mạch

Lỗi về phong cách

Phong cách ngôn ngữ là phong cách chức năng được phân loại thành:

Lỗi sử dụng từ sai phong cách là dùng từ không hợp văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp Trong đó hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức đòi hỏi ngôn ngữ phải trang trọng, gọt giũa Còn hoàn cảnh hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức cho phép dùng ngôn ngữ tự do, thoải mái Nếu người nói người viết không nắm vững điều này sẽ mắc lỗi về phong cách.

So với các kiểu lỗi khác, kiểu lỗi này nghiêm trọng hơn ở chỗ là nó ít nhất cũng phá vỡ tính thống nhất trong giọng điệu chung của toàn văn bản.

4.1 Ví dụ minh họa Ảnh 6: Lỗi sai phong cách

Bài viết được đăng tải trên Tuổi trẻ online mang tiêu đề như trên vào ngày 14/06/2024 Tổng thống Zelensky và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đều là những người có sức ảnh hưởng tới đất nước và dân tộc, cần sử dụng danh xưng và chức vị mang tính trang trọng Việc gọi “Ông” chỉ phù hợp với phong cách sinh hoạt giản dị, không phù hợp trên tiêu đề báo, tạo cảm giác thiếu tôn trọng.

Giải pháp, bài học cá nhân, trách nhiệm

1 Trong quá trình sản xuất Để cải thiện ngôn ngữ báo chí trong quá trình sản xuất sản phẩm báo chí, cần có những giải pháp đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa người viết và người biên tập Trước tiên, người viết phải cẩn thận rà soát từng câu chữ, đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và dễ hiểu trong thông tin truyền đạt Họ cần chú ý đến việc lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu và phong cách diễn đạt sao cho phù hợp với nội dung và đối tượng độc giả Việc này không chỉ giúp tránh sai sót mà còn nâng cao chất lượng bài viết, làm cho thông tin được truyền tải một cách hiệu quả và thu hút.

Bên cạnh đó, nhà biên tập đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng cuối cùng của sản phẩm báo chí Nhà biên tập cần có sự chú ý kỹ lưỡng trong quá trình kiểm tra và chỉnh sửa bài viết, nắm vững phong cách chức năng của từng bài viết để bảo đảm ngôn ngữ sử dụng phù hợp với mục đích và đối tượng độc giả Họ phải có khả năng phát hiện và chỉnh sửa các lỗi ngữ pháp, chính tả, và cấu trúc câu, cũng như khả năng định hình lại bài viết để nó trở nên rõ ràng và hấp dẫn hơn Việc đọc lại bài viết nhiều lần cũng rất quan trọng, giúp phát hiện và chỉnh sửa những lỗi nhỏ nhặt nhất, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của sản phẩm báo chí.

Người biên tập và nhà báo cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ và phong cách báo chí Họ cần liên tục cập nhật kiến thức về các chuẩn mực ngôn ngữ và phong cách viết mới, cũng như nắm bắt được xu hướng và thị hiếu của độc giả Đồng thời, việc trao đổi và thảo luận giữa người viết và biên tập viên cũng là một phần quan trọng của quá trình này Nhà báo và biên tập viên cần có sự hợp tác chặt chẽ, cùng nhau thảo luận và đưa ra các giải pháp để cải thiện bài viết, từ đó nâng cao chất lượng tổng thể của sản phẩm báo chí.

Ngoài ra, cả người viết và biên tập viên cần có ý thức trách nhiệm cao trong công việc của mình Họ phải đảm bảo rằng các thông tin được truyền tải là chính xác, trung thực và có giá trị, đồng thời không gây ra hiểu lầm hoặc thông tin sai lệch cho độc giả Việc bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và giữ gìn uy tín của nghề báo chí cũng là những trách nhiệm quan trọng mà họ phải tuân thủ.

2 Sau khi phát hành sản phẩm báo chí

Sau khi xuất bản sản phẩm báo chí, việc cải thiện ngôn ngữ báo chí không dừng lại Nhà báo cần chủ động thu thập ý kiến từ độc giả và lắng nghe phản hồi từ công chúng tiếp nhận Việc này không chỉ giúp nhà báo hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và yếu của bài viết mà còn tạo cơ hội để rút kinh nghiệm và điều chỉnh phong cách viết nếu cần thiết Bằng cách tiếp nhận phản hồi một cách cởi mở và tích cực, nhà báo có thể nắm bắt được những mong muốn và kỳ vọng của độc giả, từ đó nâng cao chất lượng bài viết và sự hiệu quả trong truyền tải thông tin Những góp ý từ độc giả là nguồn tư liệu quý báu, giúp nhà báo không ngừng hoàn thiện kỹ năng viết và duy trì sự kết nối chặt chẽ với công chúng, góp phần vào sự phát triển bền vững của nghề báo chí.

II Trách nhiệm, bài học cá nhân

Là một sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em nhận thấy trách nhiệm của sinh viên báo chí đối với ngôn ngữ báo chí trong quá trình tác nghiệp có thể được tóm gọn trong 6 điểm sau:

1 Cần đảm bảo ngôn ngữ tính chính xác và đáng tin cậy: Sinh viên báo chí cần đảm bảo rằng các thông tin truyền tải là chính xác và đáng tin cậy Đây là trách nhiệm cơ bản nhất để không gây hiểu lầm hay thiệt hại đến uy tín của báo chí và tòa soạn.

2 Ngôn ngữ báo chí cần phản ánh trung thực và khách quan: Sinh viên cần phản ánh các sự kiện và vấn đề một cách trung thực và khách quan, không thiên vị hay có xu hướng chủ quan trong bài viết Điều này giúp duy trì sự công bằng và minh bạch trong thông tin được truyền tải.

3 Sử dụng ngôn ngữ phù hợp và chuẩn mực: Cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực và phù hợp với đối tượng đọc giả Việc lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu và phong cách viết phải được cân nhắc kỹ lưỡng để thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả.

4 Tránh sử dụng ngôn ngữ gây phân biệt và phân biệt chủng tộc, giới tính: Sinh viên báo chí cần tránh sử dụng ngôn ngữ có thể gây phân biệt và phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính, tôn giáo, hoặc bất kỳ đặc điểm cá nhân nào khác Họ cần đề cao sự đa dạng và bình đẳng trong cách sử dụng ngôn ngữ.

5 Đóng góp vào sự phát triển và cải tiến ngôn ngữ báo chí: Sinh viên báo chí nên đóng góp vào việc phát triển và cải tiến ngôn ngữ báo chí Điều này có thể bao gồm việc đề xuất các phương pháp viết hay, sáng tạo hơn, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của độc giả hiện đại.

6 Luôn ý thức trau dồi kiến thức ngôn ngữ và luyện tập: Việc thường xuyên luyện tập và trau dồi kiến thức về ngôn ngữ báo chí giúp sinh viên nắm vững kiến thức, tạo tiền đề cho công tác nghiệp vụ sau này.

Những trách nhiệm này không chỉ giúp sinh viên báo chí trở thành những người viết báo chí chuyên nghiệp mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành báo chí và xã hội nói chung, từ đó giúp sinh viên trở thành những nhà báo chuyên nghiệp trong tương lai.

Về Ngôn ngữ báo chí, đây là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, nơi mà ngôn từ không chỉ truyền tải thông tin mà còn phản ánh quan điểm và cảm xúc của tác giả đối với các sự kiện.

Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí đòi hỏi sự cẩn thận và khả năng thích ứng với các yếu tố xã hội và phát triển nội tại của ngôn ngữ Đây là nền tảng để bảo đảm tính chính xác, rõ ràng và đáng tin cậy của thông tin được truyền tải tới công chúng.

Ngày đăng: 03/08/2024, 12:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w