CHƯƠNG 7- VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲQUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Chương này giúp sinh viên nắm được những quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề bài: “Phân tích những biến đổi của gia đình trong
thời ký quá độ ở Việt Nam hiện nay.”
Họ và tên: Phạm Thị Minh Ngọc
Mã số sinh viên: 32 Lớp TC: AEP223_(20)
GV hướng dẫn: Võ Thị Hồng Hạnh
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2024
Trang 2CHƯƠNG 7- VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chương này giúp sinh viên nắm được những quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình,xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng gia đình ởViệt Nam hiện nay Giúp sinh viên có kỹ năng, phương pháp khoa học trongnghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề gia đình và xâydựng gia đình, từ đó có nhận thức đúng đắn về vấn đề này Từ đó sinh viên có tháiđộ và hành vi đúng đắn trong nhận thức và có trách nhiệm xây dựng gia đình, xâydựng mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội
1.1 Quan niệm về gia đình
1.1.1Định nghĩa gia đình
Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộngđồng của con người, một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, được hình thành, tồntại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
và giáo dục giữa các thành viên.- Từ khái niệm trên cho thấy, được gọi là một gia đình khi có sự kết hợp ít nhất của hai cá nhân trở lên chủ yếu trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình Các thành viên trong gia đình có chung những giá trị
về vật chất và tinh thần; có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm
về tài sản, về người thân và cùng hướng tới mục tiêu cao nhất
là phát triển kinh tế, nuôi dưỡng các thành viên và xây dựng gia đình bền chặt.- Phần lớn các gia đình được hình thành chủ yếu theo hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống Nhưng trong xã hội hiện nay còn có những hình thức gia đình khác được hình thành không theo hai mối quan hệ này, như gia đình nuôi con nuôi; gia đình thiếu vắng (trong gia đình chỉ có bố, hoặc mẹ với con cái); ở một số nước Phương Tây còn xuất hiện các hình thức gia đình như gia đình đồng tính luyến ái
1.1.2Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình
* Quan hệ hôn nhân:
Trang 3- Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình
Biểu hiện cụ thể:
+ Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của con người, đồng thời nhằm duy trì, phát triển giống nòi
+ Hôn nhân và quan hệ luôn chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất chế độ xã hội mà trên đó nó được hình thành và phát triển Ví dụ trong chế độ công xã nguyên thủy khi sản xuất còn kém phát triển, tương ứng với nó là chế độ quần hôn tồn tại Trong chế độ phong kiến, hôn nhân một vợ - một chồng hình thành, nhưng trên thực tế chế độ một vợ - một chồng chỉ thực hiện đối với người phụ nữ Trong chủ nghĩa xã hội, chế độ hôn nhân một vợ - một chồng cần phải được thực hiện theo đúng nghĩa của nó đối với cả hai bên
+ Hôn nhân và quan hệ hôn nhân trong chế độ xã hội chủ nghĩa còn thể hiện các gia đình văn hoá và lối sống cộng đồng Cơ sở của hôn nhân là tình yêu nam - nữ
* Quan hệ huyết thống:
+ Cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống là quan hệ
cơ bản nhất trong gia đình Tuy nhiên, quan hệ huyết thống cũng chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị của xã hội, đồng thời quan hệ huyết thống cũng đan xen vào các quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị của mỗi thời đại Ví dụ, trong chế độ công xã hội nguyên thủy, do sản xuất còn kém phát triển và do thực hiện chế độ quần hôn, nên không thể xác định được cha của đứa trẻ, mà chỉ có thể biết rõ mẹ của đứa trẻ, do đó, gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết thống mẫu hệ
+ Chế độ tư hữu ra đời làm xuất hiện gia đình phụ quyền và sự bất bình đẳngtrong quan hệ nam - nữ trong gia đình và xã hội ngày càng gia tăng Điều này chỉcó thể khắc phục được khi chế
độ tư hữu bị xóa bỏ và xác lập chế độ công hữu vềcác tư liệu sản xuất chủ yếu
* Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn:
Trang 4+ Xuất phát từ quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau, ngay từ đầu, cộng đồng gia đình đã luôn cư trú, quần tụ trong một không gian sinh tồn và ngay cả quan hệ này cũng chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế- xã hội (Ví dụ, quần tụ với nhau để cùng lao động sản xuất và chăm sóc lẫn nhau)
+ Ngày nay, mặc dù nhiều công việc của gia đình đã được xã hội thay thế, song sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình không mất đi mà vẫn được củng cố với sự trợ giúp đắc lực của các phương tiên, tiện nghi hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng sống của các gia đình
* Quan hệ nuôi dưỡng:
- Nuôi dưỡng là vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi thiêng liêngcủa gia đình và của các thành viên trong gia đình Nuôi dưỡng bao gồm cha mẹ,ông bà nuôi dưỡng chăm sóc con, cháu; con cháu nuôi dưỡng chăm sóc ông bà, chamẹ và giữa các thành viên trong gia đình với nhau
- Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, hoạt động nuôi dưỡng của gia đìnhđã được chia sẻ thông qua các chính sách bảo hiểm
xã hội, chăm sóc y tế, các nhàdưỡng lão song không thể thay thế hoàn toàn chức năng nuôi dưỡng của gia đình
1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội
a) Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội, là thiết chế cơ sở đầu tiên của
xã hội Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng tế bào - tức là mỗi gia đình - phải phát triển bền vững và hạnh phúc Nói cách khác, giữa gia đình và xã hội có mối quan
hệ gắn bó khăng khít, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Xã hội tốt đẹp, tiến bộ sẽ là tiền đề cho các gia đình phát triển lành mạnh Các gia đình hạnh phúc,đầm ấm sẽ có tác động tích cực trở lại cho sự phát triển của xã hội
b) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định sự phát triển của gia đình:
- Sự phát triển của các phương thức sản xuất trong các thời đại khác nhau dẫn đến sự biến đổi về hình thức, quy mô, kết cấu và tính chất của gia đình Ví dụ trong chế độ công xã hội
Trang 5nguyên thủy, khi chế độ chiếm hữu tư nhân chưa xuất hiện, tương ứng với nó là hình thức gia đình tập - quần hôn với hình thức huyết thống, đối ngẫu, cặp đôi Khi chế độ chiếm hữu tư nhân ra đời và phát triển, gia đình một vợ - một chồng bất bình đẳng xuất hiện Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội, gia đình một vợ - một chồng ngày càng bình đẳng hơn c) Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội:
Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Mỗi cá nhân muốn hoà nhập và phát triển trong xã hội đều phải qua cái cầu trung gian - đó là gia đình Thông qua gia đình, cá nhân đến với xã hội và ngược lại,
xã hội đến với cá nhân thông qua gia đình
d) Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi cá nhân
Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, mà ở đó mỗi người có thể nhận được sự yêu thương, chăm sóc, chia sẻ những tình cảm đặc biệt, nhận được sự chăm sóc cả về mặt vật chất và tinh thần Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người
1.3 Các chức năng cơ bản của gia đình
a) Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù nhất của gia đình Chức năng này được thực hiện nhằm duy trì nòi giống; đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người; đồng thời cung cấp nguồn nhân lực mới cho xã hội, từ đó đảm bảo sự trường tồn của xã hội loài người.Việc thực hiện chức năng này như thế nào sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển dân số của quốc gia (như mật độ dân
cư, số lượng và chất lượng dân số của quốc gia) Do vậy, việc thực hiện chức năng này không chỉ là việc riêng của gia đình
mà còn là vấn đề quan trọng của quốc gia và của toàn nhân loại
b) Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình Hoạt động kinh tế của gia đình bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng Đây là chức năng cơ bản của gia đình nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần
Trang 6cho các thành viên trong gia đình Đồng thời, việc thực hiện chức năng này sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế của quốc gia
c) Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình Nuôi dưỡng và giáo dục con người trưởng thành về mọi mặt thể chất lẫn tinh thần đó là chức năng vô cùng quan trọng của gia đình Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và lâu dài trong cuộc đời của mỗi con người Việc thực hiện chức năng này góp phần tạo ra thế hệ con người có ích cho gia đình và cho xã hội, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao Vì vậy, thực hiện tốt chức năng vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của gia đình đối với sự phát triển của xã hội Giáo dục gia đình có nội dung toàn diện, bao gồm: giáo dục tri thức, giáo dục lao động, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức cộng đồng Phương pháp giáo dục của gia đình chủ yếu là nêu gương, thuyết phục
d) Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình
Với chức năng này, gia đình trở thành hệ thống bảo trợ tốt nhất cho con người cả về mặt vật chất và tinh thần Chỉ trong gia đình, những nhu cầu tình cảm, những khát vọng tâm - sinh
lý của cá nhân mới được bộc lộ và chia sẻ và được thoả mãn một cách an toàn nhất Khi thực hiện tốt chức năng này, gia đình trở thành tổ ấm của mỗi người.Tóm lại, gia đình có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và xã hội Gia đình chỉ phát triển lành mạnh, bền vững và góp phần to lớn vào sự phát triển của xã hội khi đồng thời thực hiện tốt các chức năng trên
Trang 7PHẦN 2: ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG CNXH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Những điều kiện xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Để xây dựng gia đình mới, tiến bộ, cần phải xóa bỏ cơ sở kinh
tế dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới và bất bình đẳng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình - đó chính là chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đồng thời từng bước xác lập quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa.Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế hộ gia đình
đã tạo ra những điều kiện và cơ hội để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mọi gia đình, mọi thành viên trong xã hội vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Đó cũng là điều kiện, là cơ sở để vừa kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống, vừa tiếp thu những giá trị tiến bộ, tích cực của nhân loại vào việc xây dựng gia đình mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1.2 Điều kiện chính trị và văn hoá - xã hội
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật Hôn nhân và Giađình, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hôn nhân tiến bộ một vợ, mộtchồng, xây dựng gia đình bình đẳng, dân chủ, ấm no, hạnh phúc và phát triển bềnvững.- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo,khoa học và công nghệ chính là tạo ra điều kiện để nâng cao dân trí, để phát huyđầy đủ khả năng của mỗi công dân, mỗi gia đình và đó là điều kiện quan trọng choviệc xây dựng gia đình tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc
- Để xây dựng gia đình mới tiến bộ, cần phải xây dựng một hệ thống cácchính sách xã hội trên các lĩnh vực như: dân số, kế hoạch hóa gia đình, việc làm, ytế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm
xã hội
2.2 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1 Những định hướng cơ bản
Trang 8* Xây dựng gia đình mới ở nước ta phải trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của thời đại về gia đình
+ Trong quá trình xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay phải tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp như: sự cố kết trong gia đình, tình nghĩa thủy chung, đề cao đạo đức và bổn phận, đoàn kết tình làng nghĩa xóm Song đồng thời phải khắc phục, loại bỏ những giá trị không còn phù hợp, như: Gia trưởng, trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng trong gia đình, tảo hôn, nghi lễ rườm rà, tốn kém trong ma chay, cưới hỏi
+ Phải tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hoá của nhân loại, những giá trị mới tiến bộ như: dân chủ, bình đẳng, hôn nhân một vợ một chồng, tự do trong hôn nhân
* Gia đình mới phải được xây dựng trên cơ sở quan hệ hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ, đảm bảo quyền tự do kết hôn và ly hôn + Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xây dựng trên
cơ sở tình yêuchân chính, thương yêu, chia sẻ những khó khăn, những công việc trong gia đìnhvà cùng nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bao gồm hai mặt: tự do kết hôn
và tự do ly hôn Tuy nhiên, cần nhớ rằng ly hôn có hai mặt Ly hôn là khó tránh khỏi khi tình yêu đôi bên không còn Song ly hôn sẽ cũng để lại những hậu quả rất to lớn, như làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con trẻ và là yếu tố dẫn đến tệ nạn xã hội gia tăng
* Gia đình mới được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giới, yêu thương, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên trong gia đình để thực hiện tốt các chức năng cơ bản của gia đình và hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội
+ Gia đình phải thực hiện bình đẳng giới, tức là đảm bảo sự bình đẳng của cả hai giới trong gia đình, nhất là bình đẳng giữa chồng và vợ, giữa con trai và con gái Các thành viên trong gia đình phải yêu thương, có trách nhiệm với nhau, cùng chia sẻ các công việc của gia đình
Trang 9* Xây dựng gia đình mới phải gắn liền với việc hình thành và xác lập, củngcố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, với các thiết chế, tổ chức ngoài gia đình
+ Xây dựng gia đình mới tiến bộ phải gắn liền với việc giữ gìn
và phát huy tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết gắn bó cộng đồng; thực hiện tốt những chủ trương, chính sách mới, những qui dịnh của cộng đồng dân cư
2.2.2 Những nội dung chủ yếu của xây dựng gia đình ở nước ta hiện nay
- Dựa trên những định hướng cơ bản nêu trên, từng gia đình, địa phương, từng vùng sẽ cụ thể hoá thành những tiêu chí cụ thể, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế, văn hóa,
xã hội của mình
- Nội dung cơ bản và trực tiếp của gia đình Việt Nam hiện nay là xây dựng gia đình văn hoá theo tiêu chí: no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc và bền vững
“No ấm” là sự thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cơ bản phù hợp với khả năng lao động cống hiến của mỗi gia đình và là kết quả lao động cần cù, sáng tạo, chính đáng của gia đình
“Bình đẳng” là việc đảm bảo dân chủ, nền nếp, hòa thuận trong gia đình; bình đẳng giữa nam - nữ, giữa cha mẹ và con cái Gia đình “tiến bộ” đảm bảo sự tiến bộ của mọi thành viên trong gia đình,không tách rời với sự tiến bộ chung của xã hội
No ấm, bình đẳng, tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình Đó
là tổng thể những nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của mỗi gia đình, trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình
- Các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế phải hướng tới phát triển và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có xây dựng gia đình mới Xây dựng gia đình phải trở thành một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặcbiệt chú ý đến các chính sách: việc làm, xóa đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội, y tế,chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dân số và kế hoạch hóa gia đình
Trang 10- Quan tâm đến các chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy vai tròngười phụ nữ trong gia đình và trong xã hội
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về hôn nhân và gia đình trong quátrình chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại và trong điều kiệncông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước