Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam 1 , Nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng.. Là đội tiền phong chiến đấu c
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MINH
TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍNH MINH VỀ CÁC NGUYÊN TẮC
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LIÊN
HỆ THỰC TIỄN
Hà Nội, 2023
Lớp : 4720 Nhóm : 03
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 03 Lớp: 4720
Khoa: Pháp luật kinh tế Khóa: 47
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
+ Có mặt: ………
+ Vắng mặt:………….… Có lý do:……… … Không có lý do:… ………
Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làm bài tập nhóm: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên Đánh giá của giảng viên Điểm GV 1 472022 Nguyễn Ngọc Oanh 2 472023 Phạm Thu Thủy 3 472024 Lê Dung 4 472025 Đinh Ngọc Yến Nhi 5 472026 Lê Huyền Mai Ngân 6 472027 Lê Thị Thanh Huyền 7 472028 Ngô Minh Quân 8 472029 Bùi Ngọc Quỳnh 9 472030 Nguyễn Thị Thùy Mỵ 10 472031 Trần Mai Phương Kết quả điểm bài tập: - Giảng viên chấm thứ nhất: ………
- Giảng viên chấm thứ hai: ………
Hà Nội, ngày tháng năm 2023.
NHÓM TRƯỞNG
Lê Huyền Mai Ngân
MỤC LỤC
1
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam 3
1, Nguyên tắc tập trung dân chủ 3
2, Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 4
3, Nguyên tắc tự phê bình và phê bình 5
4, Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác 6
5, Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng 6
II Liên hệ thực tiễn đối với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 7
1, Nguyên tắc tập trung dân chủ 7
2, Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 9
3, Nguyên tắc tự phê bình và phê bình 10
4, Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác 11
5, Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng 12
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
LỜI MỞ ĐẦU
2
Trang 4Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một
hệ thống tư tưởng sâu sắc, trong đó quan điểm về Đảng Cộng sản của Người có
vị trí đặc biệt quan trọng Đó được coi như ngọn hải đăng chỉ đường, dẫn lối cho Đảng Cộng sản Việt Nam Hiện nay, Đảng ta vẫn tiếp tục học tập, vận dụng sáng tạo những tư tưởng đó, đặc biệt là những quan điểm của Người về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm xây dựng và phát triển Đảng ta ngày một vững mạnh
NỘI DUNG
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam
1 , Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng Theo Bác, tập trung dân chủ tức là
“Tập trung trên nền tảng dân chủ” và “Dân chủ phải đi đến tập trung” Hồ Chí Minh cho rằng dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong quá trình tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam Dân chủ là điều kiện, tiền đề của tập trung, tập trung là cơ sở bảo đảm cho dân chủ được thực hiện và phát huy Dân chủ càng được đề cao thì tập trung càng vững chắc, sức mạnh đoàn kết của Đảng càng được khẳng định Nếu thực hành dân chủ tốt, sẽ phát huy được trí tuệ, tiềm năng, khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Đảng viên, tổ chức Đảng, tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng Khi đã thảo luận, bày tỏ ý kiến rồi thì đi đến tập trung, tức là đề cập ý chí, hành động thống nhất, như thế mới có sức mạnh Và, nói như Hồ Chí Minh, lúc ấy quyền tự do của đảng viên trở thành quyền phục tùng chân lý, mà chân lý là những điều có lợi cho dân, cho nước Điều kiện tiên quyết khi thực hiện nguyên tắc này là tổ chức Đảng phải trong sạch, vững mạnh
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trí tuệ của Đảng phải là trí tuệ tập thể, khi bàn bạc, thảo luận, hoàn thành nghị quyết phải có một người hoặc nhóm người phụ trách thì công việc mới được thực hiện Vì thế, theo Người, “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ, thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức và tính kỷ luật”1 để bảo đảm dù Đảng nhiều người nhưng khi tiến
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập Sđd, , t 8, tr 287
3
Trang 5đánh chỉ như một người; đồng thời, phải chú ý chống lại căn bệnh độc đoán chuyên quyền; hay ngược lại, dựa dẫm vào tập thể, không dám quyết đoán, chịu trách nhiệm
Tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng Cộng Sản Là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản phải có tổ chức chặt chẽ, tập trung, thống nhất, chứ không thể là một tổ chức lỏng lẻo, vô chính phủ; là liên minh tự nguyện của những người cùng chung chí hướng cộng sản, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội - một xã hội gương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, công bằng và bảo vệ phẩm giá con người; Đảng Cộng sản lại phải có tổ chức dân chủ mới phù hợp với bản chất và mục đích ấy Bởi vậy, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ là xa rời bản chất của Đảng Cộng sản
2, Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách được coi là nguyên tắc lãnh đạo của
Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ Cá
nhân phụ trách là tập trung Làm việc mà không theo đúng cách đó, tức là làm trái dân chủ tập trung” Để thực hiện nguyên tắc này, các công việc của Đảng
đều phải được bàn bạc tập thể trong cấp ủy, trong chi bộ ở từng cấp, nhằm phát huy dân chủ, tạo sự thống nhất cao trong Đảng Mặt khác, mỗi cá nhân phải làm tốt trách nhiệm được phân công để lĩnh vực họ phụ trách được tốt nên vai trò cá nhân phụ trách cũng vô cùng quan trọng Đồng thời mỗi cá nhân phải báo cáo kết quả công tác lĩnh vực mình phụ trách cho tập thể để mọi người tham gia đóng góp ý kiến Chỉ có như vậy, hoạt động của cơ quan, đơn vị mới vừa phát huy được dân chủ, tập hợp trí tuệ của các thành viên và nâng cao vai trò lãnh đạo của tập thể, vừa đề cao vai trò, trách nhiệm, phát huy được năng lực, sở trường và tính chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên khi được phân công phụ trách, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu
“Tập thể lãnh đạo” và “cá nhân phụ trách” có mối quan hệ gắn bó mật thiết, biện chứng với nhau, là hai mặt thống nhất trong một chỉnh thể không thể tách rời Một tập thể lãnh đạo gương mẫu, thực sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết sẽ tạo được môi trường thuận lợi cho mỗi thành viên lãnh đạo rèn luyện, phấn đấu, phát huy hết phẩm chất, năng lực, sở trường để đóng góp cho sự nghiệp chung Bên cạnh đó, mỗi thành viên cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
4
Trang 6phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thực sự tiên phong gương mẫu… sẽ làm tăng thêm vai trò, sức mạnh và năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị Phải kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách mới có thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát hiện và sử dụng cán bộ giỏi, loại bỏ cán bộ chỉ khéo nói mà không có năng lực thực hiện Nếu chỉ nhấn mạnh vai trò tập thể lãnh đạo, coi nhẹ vai trò cá nhân phụ trách sẽ dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm, ỷ lại, dựa dẫm Ngược lại, chỉ nhấn mạnh vai trò cá nhân phụ trách, đề cao một chiều quyền thủ trưởng, coi nhẹ tập thể lãnh đạo sẽ dẫn tới gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền
3, Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Tự phê bình và phê bình là nhiệm vụ thường xuyên chứ không phải là giải pháp nhất thời, là vũ khí để rèn luyện đảng viên Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phê bình là nêu lên những khuyết điểm của đồng chí khác trong tổ chức đảng, còn tự phê bình là bản thân tự đánh giá mình, tự nghiêm khắc, thật thà nhận khuyết điểm của mình một cách công khai Người
thẳng thắn khẳng định: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một
Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” Thực chất của tự phê bình và phê bình là
góp ý giúp đồng chí, đồng nghiệp và tự bản thân kiểm điểm lại những gì làm được và chưa làm được, từ đó tìm cách phát huy cái tốt, tìm ra biện pháp khắc phục sai lầm Vì vậy, tự phê bình và phê bình góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, giữ gìn phẩm chất, tư cách đảng viên, phát huy trí tuệ sáng tạo của mọi cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng nghị quyết
và lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết
Tự phê bình và phê bình nhằm giúp nhau tiến bộ nên động cơ phải trong sáng, dựa trên “tình đồng chí yêu thương nhau” Khi phê bình người khác không được soi mói để tìm cơ hội “hạ bệ” lẫn nhau, “tránh công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí” Di huấn của Người đã chỉ rõ: “Mục đích phê bình cốt
để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ Vì vậy, phê bình mình cũng
5
Trang 7như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người” Bên cạnh đó, thực hành tự phê bình và phê bình phải dân chủ, không áp
đặt, nghĩa là phê bình ngay những sai lầm, khuyết điểm, không để chúng trầm trọng thêm Hơn nữa, tự phê bình và phê bình kịp thời sẽ uốn nắn ngay những lệch lạc, ngăn chặn chúng tái diễn ở cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng khác
4, Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác
Kỷ luật của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng, bảo đảm cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Đảng Mọi biểu hiện coi thường kỷ luật của Đảng, tự đặt mình lên trên tổ chức,
ra ngoài tổ chức và những hành động vi phạm kỷ luật của Đảng, dù nhỏ đều làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng
Tự giác, là đặc trưng cơ bản của kỷ luật Đảng Vì Đảng ta bao gồm những người thừa nhận và tự nguyện phấn đấu thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, lấy việc phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân làm lẽ sống của mình Nghiêm minh, là tất cả tổ chức đảng và đảng viên đều phải phục tùng kỷ luật của Đảng, phải chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng Toàn Đảng phải triệu người như một, tuyệt đối không ai được bằng bất cứ cách nào, dưới bất cứ hình thức gì truyền bá những quan điểm trái với quan điểm, đường lối của Đảng Tính nghiêm minh và tự giác của kỷ luật đảng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ, tự giác và bắt buộc Nghiêm minh phải trên cơ sở tự giác, tự giác càng cao thì kỷ luật càng nghiêm minh Sự thống nhất và kết hợp giữa tự giác và nghiêm minh là điều kiện bảo đảm cho kỷ luật đảng thực sự là sức mạnh đoàn kết lực lượng, thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng
5, Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng
Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là một trong những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng Hồ Chí Minh cho rằng đoàn kết là cơ sở, cội nguồn sức mạnh của Đảng, là nguyên nhân dẫn đến mọi thắng lợi trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng Sự đoàn kết thống nhất trong đảng chính là hạt nhân của đoàn kết, thống nhất đối với toàn dân tộc, xã hội Người không chỉ nêu ra yêu cầu phải đoàn kết trong Đảng mà Người còn chỉ rõ sự đoàn kết ấy phải là đoàn kết nhất
6
Trang 8trí, thống nhất, không phải là đoàn kết giả tạo, hình thức mà phải thể hiện ở cả tư tưởng và trong hành động
Đầu tiên là cơ sở để xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng chính là những đường lối, quan điểm và Điều lệ của Đảng nhằm tạo nên sự thống nhất về
tư tưởng, tổ chức và hành động, thông qua đó mà hiện thực hóa đường lối, quan điểm của Đảng trong cuộc sống Thứ hai là biện pháp để xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng Muốn có sự đoàn kết thống nhất thực sự thì đầu tiên phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ để cán bộ đảng viên có thể tham gia bàn bạc, bày tỏ ý kiến, lập trường, quan điểm về những vấn đề hệ trọng của Đảng Tiếp đó, phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình với tinh thần trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khắc với mình và có tình yêu thương đồng chí Cuối cùng, phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân – nguyên nhân sinh ra tham ô, lãng phí, quan liêu, bè cánh, cơ hội, dối trá, chạy theo chức, quyền danh lợi,
II Liên hệ thực tiễn đối với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
1, Nguyên tắc tập trung dân chủ
Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức, xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Nhờ vậy Đảng luôn kiên trì giữ vững được sự thống nhất về tư tưởng và hành động, đưa sự nghiệp của nước nhà vượt qua bao gian nan, thử thách Cụ thể như sau:
- Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ được cụ thể tại Điều 9, Điều lệ Đảng nhằm để mỗi cá nhân, cơ quan nắm rõ được nhiệm vụ , chức năng của mình trong việc thực hiện nguyên tắc
- Trong xây dựng đường lối, hoạch định chủ trương của Đảng: Từ khi
thành lập Đảng, đặc biệt trong những năm đổi mới, các chủ trương, quyết định lớn, từ dự thảo cương lĩnh đến các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng đều được tổ chức thảo luận dân chủ rộng rãi, lấy ý kiến từ các tổ chức đảng, các Đảng viên, từ Quốc Hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tầng lớp nhân Từ sau Đại hội VIII của Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương đã được thành lập, có chức năng tư vấn lý luận chính trị nhằm mở rộng dân chủ trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng
7
Trang 9- Trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Sinh hoạt của các cấp
ủy và tổ chức đảng được tiến hành dân chủ, cởi mở, các cấp ủy viên mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình; tăng cường các hình thức giao ban, hội nghị, tọa đàm, tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ chủ chốt với đảng viên và nhân dân Từ sau Đại hội IX của Đảng, chế độ thực hành dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng, đã thực hiện việc phê bình, chất vấn tại các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoặc trong thời gian giữa hai kỳ họp
- Trong công tác cán bộ, nhất là việc lựa chọn Đảng viên để giới thiệu ứng cử viên bầu vào các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể
chế hóa, cụ thể hóa trong Quy chế bầu cử trong Đảng, thực hiện từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương (Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày
9/6/2014, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, “Về việc ban hành
Quy chế bầu cử trong Đảng”); quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ
nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị khóa XII)
- Trong giải quyết mối quan hệ giữa bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của cấp trên và phát huy quyền chủ động của cấp dưới: Để thực
hiện hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ, chúng ta đã đẩy mạnh việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, thực chất là giảm bớt tình trạng phân tán quyền lực vào các tầng lớp trung gian, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cấp Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phát huy dân chủ đúng hướng
Nhờ thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ theo tư tưởng
Hồ Chí Minh, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả rõ rệt trên tất cả các mặt Tuy nhiên vẫn có các điểm hạn chế như không chấp hành nghiêm chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình trạng dân chủ hình thức, thống nhất một chiều, thiếu sự tranh luận, thảo luận thấu đáo Vì vậy, không thể chỉ nhìn vào thành tích mà tự hào, cần phải nhận thức được những điểm còn hạn chế nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời
8
Trang 102, Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong những năm qua cho thấy, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Cụ thể là:
Thứ nhất, sau mỗi kỳ Đại hội Đảng, tại hội nghị trung ương lần thứ hai, Ban
Chấp hành Trung ương đều bổ sung, sửa đổi và ban hành Quy chế làm việc của Trung ương; trong đó, quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và thẩm quyền, trách nhiệm của Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng bổ sung, sửa đổi và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và ban hành quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương để thực hiện
Thứ hai, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Quy định số 105-QĐ/TW ngày
19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2018 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền và quy định số 10-QĐ/TW ngày 12/12/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, của tập thể lãnh đạo và của mỗi thành viên trong tập thể lãnh đạo đó, nhất là thẩm quyền của người đứng đầu và trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi để xảy ra sai phạm
Thứ ba, Ban Bí thư khóa XII đã ban hành Quy định số 202-QĐ/TW, ngày
2/8/2019 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện chỉ rõ những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện và của mỗi thành viên, người đứng đầu trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, công tác đối ngoại, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương Đối với cấp cơ sở, Ban Bí thư các khóa gần đây đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng để thực hiện
Thứ tư, ngoài các quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của
9