1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Nguyễn tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã một số nước và bải học kinh nghiệm cho Việt Nam

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hợp Tác Xã Ở Một Số Nước Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Do Thị Kiều Phương
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 46,75 MB

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của các quy định về nguyên tắc tô chức và hoạt động của hợp tác xã Chương 2: Những quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã ở một số

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DO THỊ KIEU PHƯƠNG

NGUYEN TAC TO CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA HOP TÁC XÃ Ở MỘT

SÓ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU

CHUONG 1: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE NGUYEN TAC TO

CHUC VA HOAT DONG CUA HOP TAC XA

1.1 Khái niệm, tính chat và đặc điểm của các nguyên tắc tô chức và hoạt

động của hợp tác xã

1.2 Vị trí, vai trò của các nguyên tắc trong các đạo luật về hợp tác xã

1.3 Nội dung các nguyên tắc tô chức và hoạt động của hợp tác xã

1.4 Quá trình hình thành và phát triển của các quy định về nguyên tắc tô

chức và hoạt động của hợp tác xã

Chương 2: Những quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của

hợp tác xã ở một số nước trên thế giới

2.1 Nguyên tắc "Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã"

2.2 Nguyêntắc "Quản lý dân chủ"

2.3 Nguyên tắc "Lợi tức cỗ phan được phan chia nhưng có

hạn chế"

2.4 Nguyêntắc "Lợi nhuận thuộc về các xã viên"

2.5 Nguyên tắc "Giáo dục và nâng cao hiểu biết về hợp tác xã"

2.6 Nguyên tắc "Hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau và hợp

tác quốc tế"

2.7 Nguyêntắc "Quan tâm đến cộng đồng"

Chương 3 Những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện các quy định

pháp luật về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã ở Việt

Nam

3.1 Phương hướng chung của việc hoàn thiện các quy định

pháp luật về nguyên tắc tô chức và hoạt động của hợp tác xã ở

Việt Nam

lãi lễ 25

28

28 37 46

51 55 58

61 64

65

Trang 3

luật về nguyên tắc tô chức và hoạt động của hợp tác xã ở Việt Nam

KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Ra đời, tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ rưỡi nay, hợp tác xã đã chứng tỏđược vai trò không thể thiếu của mình đối với đời sống kinh tế ở nhiều nước Với

mục đích hỗ trợ giúp đỡ các xã viên, hợp tác xã đã trở thành một tổ chức kinh tế tự

nguyện của nhiều người Chính vì vậy, hợp tác xã đã được xây dựng và phát triển ởnhiều nước trên thế giới, ở những nước đang phát triển cũng như các nước phát

triển Khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân và khơi dậyđược một phong trào phát triển sâu rộng như vậy là do hợp tác xã được tổ chức vàhoạt động theo một khuôn khổ pháp lý dựa trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức vàhoạt động tiến bộ

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có những nét đặc thù Đó không những là

một tổ chức kinh tế mà còn có tính xã hội

Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã được đề ra từ khi hợp

tác xã đầu tiên được thành lập tại nước Anh năm 1844 Hiện nay, những nguyên tắcnày được Liên minh hợp tác xã quốc tế ghi rõ trong điều lệ của mình và được thểhiện trong pháp luật về hợp tác xã của gần một trăm quốc gia trên thế giới Việctiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc này là rất cần thiết nhằm hoàn thiện cơ sở lýluận cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển hợp tác xã cũng như hoànthiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã ở Việt Nam

Trong thực tế, ở một số quốc gia, trong những thời điểm lịch sử nhất định, đã

có những sai lầm trong nhận thức và tuân thủ những nguyên tác tổ chức và hoạtđộng của hợp tác xã Điều đó đã gây ra những hậu quả nặng nề như: sự tan vỡ hàng

loạt hợp tác xã; người dân không tin tưởng vào mô hình kinh tế hợp tác xã v.v

Cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc các nguyên tắc này ở một bình

diện rộng Cần phải tham khảo kinh nghiệm các nước trong công tác xây dựng luật

về hợp tác xã và áp dụng vào điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam; tạo ra sự tương thíchcủa pháp luật về hợp tác xã của Việt Nam với pháp luật về hợp tác xã của các nước

trên thế giới

Trang 5

Chính vì những ly do trên mà tôi lựa chọn vấn đề: "Nguyên tắc tổ chức va

hoạt động của hợp tác xã ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho tới nay chưa có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu những vấn đề pháp lý

về hợp tác xã Một số luận văn, luận án, bài báo có đề cập đến những vấn đề pháp

lý về tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh tế này nhưng vấn đề được đề cập chưa

đầy đủ, chưa sâu Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu gốc rễ của vấn đề - đó lànguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và so sánh các quy định của phápluật về vấn đề này trên bình diện quốc tế

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Lấy chuẩn là các nguyên tác tổ chức và hoạt động của hợp tác xã do Liên

minh Hợp tác xã quốc tế đề ra, luận văn đi sâu vào việc phân tích và so sánh sự thểhiện của các nguyên tắc này trong luật hợp tác xã của một số nước trên thế giớinhư: Canada, Philippin, Indonéxia, Cộng hoà liên bang Đức.v.v.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận biện chứng

duy vật kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp so sánh,phân tích, tổng hợp.v.v để làm rõ nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài

5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Tìm hiểu về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã ở một số

nước, mục đích của luận văn là thấy rõ việc thể hiện các nguyên tắc này trong cácquy định của luật hợp tác xã ở các nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm choviệc hoàn thiện các quy định trong Luật Hop tác xã của Việt Nam Dé đạt mục đíchtrên, việc nghiên cứu đề tài thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- So sánh, đối chiếu các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã ởmột số nước trên thế giới

- Tìm ra sự thể hiện các nguyên tắc hợp tác xã trong các quy định của luật

hợp tác xã của một số nước

Trang 6

- Vận dụng kinh nghiệm của thế giới vào việc hoàn thiện Luật Hợp tác xã ở

nước ta.

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Đưa ra một cái nhìn tổng thể về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợptác xã trong luật hợp tác xã của một số nước

- Thấy rõ việc thể hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã

trong luật hợp tác xã của một số nước

- Nêu những kiến nghị, những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật vềhợp tác xã của Việt Nam

7 Cơ cấu của luận văn

Luận văn gồm có lời nói đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo

Trang 7

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE NGUYEN TAC TO CHỨC VÀ

HOAT DONG CUA HOP TAC XA 1.1 Khái niệm, tính chất va đặc điểm của các nguyên tắc tổ chức vahoạt động của hợp tác xã

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã

Khi nói đến hợp tác xã, nhiều người nghĩ rằng đó là một loại hình kinh tếkém phát triển và là sản phẩm riêng có của Chủ nghĩa xã hội Nhưng trên thực tế,hợp tác xã đã tồn tại hơn một thế kỷ rưỡi và đã đóng góp đáng kể vào sự tăngtrưởng kinh tế của nhiều nước Nơi hình thành hợp tác xã đầu tiên là một nước tư

ban chủ nghĩa-nước Anh-với 28 người thợ dệt ở Rochdale

Theo Luật Hợp tác xã của Cộng hoà liên bang Đức (1989) thì: "Hợp tác xã làcác hiệp hội không hạn chế số lượng thành viên, mục đích khuyến khích thành viên

hành nghề hoặc làm kinh tế dựa vào doanh nghiệp tập thể" (Điều 1)

Luật Hợp tác xã của Ind6néxia (1967) định nghĩa: "Hop tác xã ở Inđônêxia

là tổ chức kinh tế của nhân dân mang đặc tính xã hội, có thành viên là các cá nhân

hoặc các tập thể hợp pháp tự nguyện xây dựng lên một thực thể kinh tế, với nghĩađồng lòng phấn đấu trên cơ sở tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau" (Điều 3)

Luật Hợp tác xã của Philíppin (1990) định nghĩa: "Hợp tác xã là một tổ chức

được đăng ký chính thức của một nhóm người có quan hệ lợi ích chung, tham gia tunguyện để cùng nhau đạt được các mục đích kinh tế và xã hội hợp pháp, có đóng

góp tương đương nhau về vốn, chấp nhận chia sẻ công bằng những thiệt hại cũngnhư lợi ích của việc kinh doanh, phù hợp với nguyên tắc hợp tác xã đã được chấpnhận phổ biến" (Điều 3)

Như vậy ta có thể thấy điểm nổi bật của hợp tác xã so với các tổ chức kinh tế

khác ở chỗ: Hợp tác xã không những là một tổ chức kinh tế mà nó còn mang tính

xã hội Tính xã hội của hợp tác xã không phải ở chỗ hợp tác xã là một tổ chức từthiện mà ở chỗ hợp tác xã là sự liên kết, hỗ trợ giữa các thành viên cùng nhau góp

Trang 8

5vốn, góp sức; thể hiện sự công bằng giữa các thành viên về quyền lợi cũng nhưnghĩa vu.v.v.

Như vậy, theo Luật Hợp tác xã của một số nước thì hợp tác xã có những đặcđiểm sau đây:

* Hợp tác xã là một tổ chức kính tế tự chủ được thành lập bởi các xã viên tựnguyện gop vốn, gop sức

Hợp tác xã được lập ra với mục đích tiến hành các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ vì lợi ích của các xã viên, vì tập thể và vì lợi ích chung của xã hội.Chỉ có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sinh lợi nhuận thì mới duy trì được

sự tồn tại của hợp tác xã và hợp tác xã mới thực hiện được mục tiêu xã hội của

mình, mới là một tổ chức kinh tế tự chủ

Trong hợp tác xã, các xã viên ngoài việc góp vốn còn phải góp sức; nghĩa làcác xã viên phải tham gia quản lý hợp tác xã hoặc lao động trong hợp tác xã và

được trả thù lao theo năng suất và chất lượng lao động của từng người Điều này

khác với việc người đầu tư tham gia vào các công ty Các thành viên thường chỉ gópvốn vào công ty để hưởng kết quả sinh lợi từ hoạt động sản xuất, kinh doanh củacông ty; còn đa số hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty do những người laođộng được thuê thực hiện Những người góp vốn vào công ty không nhất thiết phải

đồng thời là người lao động trực tiếp tại công ty như xã viên trong nhiều loại hìnhhợp tác xã.

* Trong hợp tác xã tồn tại chế độ sở hữu tập thể đối với các tư liệu sản xuất

và tài sản

Toàn bộ vốn và tài sản của hợp tác xã đều thuộc sở hữu tập thể của các xãviên Các xã viên có quyền làm chủ đối với tài sản chung, sử dụng tài sản đó trongquá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã Đại hội xã viên có quyềnbàn bạc, thảo luận các vấn đề về sử dụng tài sản và phân chia thu nhập của hợp tác

xã theo nguyên tắc dân chủ Đặc điểm này giúp phân biệt hợp tác xã với công ty,mặc dù tài sản của công ty và tài sản của hợp tác xã đều hình thành từ nguồn vốn

góp của các thành viên

Trang 9

* Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, quản lýdan chủ và cùng có lọ.

* Hợp tác xã có tư cách pháp nhân.

Điều đó có nghĩa là hợp tác xã chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản

nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng vốn và tài sản của hợp tác xã Các xã viênhợp tác xã chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính của hợp tác

xã trong phạm vi vốn góp của mình

* Hợp tác xã được thành lập bởi số lượng xã viên tối thiểu nhất định

Luật Hợp tác xã mỗi nước đều quy định số lượng tối thiểu các xã viên để

đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã có hiệu quả Sự liênkết của các xã viên khi thành lập hợp tác xã nhằm mục đích hỗ trợ nhau phát triển.Song nếu như số lượng xã viên quá nhỏ thì tính chất của sự liên kết đó chỉ dừng lại

ở mức cộng tác, phối hợp nhỏ, thoả mãn yêu cầu kinh tế chứ không đáp ứng được

yêu cầu xã hội rộng lớn của nền kinh tế quốc dân

Qua định nghĩa về hợp tác xã của một số nước trên thế giới, chúng ta thấy

các nước đã xây dựng được một hệ thống các nguyên tắc khá phù hợp cho việc tổchức và hoạt động của hợp tác xã

1.1.2 Khái niệm, tính chất và đặc điểm của các nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của hợp tác xã (gọi tắt là các nguyên tắc hợp tác xã)

1.1.2.1 Khái nệm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tac xã

Thuật ngữ "nguyên tắc" được hiểu theo nghĩa chung nhất, đó là: "Điều cơbản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [4,tr302] Các nguyên

tác là sản phẩm của quá trình nhận thức thế giới khách quan, được đúc rút lại thành

những nguyên lý, phản ánh những quy luật khách quan và được coi là kim chỉ nam

cho một quá trình hoạt động.

Trong khoa học pháp lý cũng vậy, bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng

được xây dựng trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo nhất định & mỗi quốc gia, trên

cơ sở những mục tiêu trước mắt và lâu dài, Nhà nước xây dựng phương hướng choviệc điều chỉnh pháp luật trong các lĩnh vực Trong hệ thống pháp luật, những tư

Trang 10

tưởng chỉ đạo đó xuyên suốt quá trình lập pháp cũng như quá trình thi hành va bao

vệ pháp luật Để có sự thống nhất trong quá trình lập pháp, thi hành và bảo vệ phápluật, cần phải có những nguyên lý chỉ đạo chung mang tính bắt buộc Nhữngnguyên lý chỉ đạo này được gọi là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật

Hệ thống pháp luật về hợp tác xã cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bảnnhất định Những nguyên tắc này được gọi là các nguyên tắc hợp tác xã và là cơ sở

cho quá trình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã

Theo cách hiểu như trên, ta có thể nêu ra khái niệm nguyên tac tổ chức vàhoạt động của hợp tác xã như sau:

"Nguyên tac tổ chức và hoạt động của hợp tác xã là những nguyên lý, những

tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học được quy định trong các văn

bản quy phạm pháp luật về hợp tác xã, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt độngcủa hợp tác xa"

1.1.2.2 Tinh chất và đặc điểm của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của

dù các nước đều ghi nhận các nguyên tắc hợp tác xã do Liên minh Hợp tác xã quốc

tế dé ra nhưng không phải mọi nước đều thể hiện một cách hoàn toàn giống nhau

Có nước trực tiếp quy định các nguyên tắc hợp tác xã một cách day đủ tại nhữngđiều đầu tiên của Luật Hợp tác xã của mình; nhưng cũng có những nước, các

nguyên tac hop tác xã được thể hiện trong nhiều điều luật, trong nhiều chế định

Trang 11

trong Luật Hop tác xã Có su khác nhau như vay bởi lẽ mỗi nước có những hoàncảnh kinh tế - xã hội khác nhau, có nền văn hoá pháp lý và có hệ thống pháp luậtmang đặc trưng riêng của mình Vì những sự khác biệt đó mà các nguyên tắc hợp

tác xã được thể hiện một cách da dạng, linh hoạt và uyén chuyển cho phù hợp với

điều kiện riêng của mỗi nước Tuy vậy, hệ thống các nguyên tắc hợp tác xã được

ghi nhận trong luật pháp các nước không mâu thuẫn với nhau

Tính thống nhất của các nguyên tắc hợp tác xã còn được thể hiện ngay trong

hệ thống pháp luật về hợp tác xã của mỗi quốc gia Các nguyên tắc hợp tác xã đượcghi nhận trong Luật Hop tác xã các nước đều tương đối giống nhau

Giữa các nguyên tắc hợp tác xã trong pháp luật mỗi nước cũng có sự thốngnhất với nhau; không có nguyên tắc nào mâu thuẫn, loại trừ nguyên tắc nào Bởi vìmỗi nguyên tắc trong hệ thống nguyên tắc hợp tác xã ấy đều xuất phát từ bản chất

của hợp tác xã

Thứ hai, các nguyên tắc hợp tác xã mang tính lịch sử và tính ổn định tương

đối

Tính lịch sử của các nguyên tắc hợp tác xã thể hiện ở chỗ: các nguyên tắc

hợp tác xã có quá trình phát sinh, phát triển trong những điều kiện kinh tế-xã hội

nhất định Các nguyên tắc hợp tác xã được hình thành lần đầu tiên vào năm 1844

tại nước Anh Tháng 9 năm 1995, tại Đại hội Liên minh Hợp tác xã quốc tế lần thứ

31 tại Manchester (Anh), Liên minh Hợp tác xã quốc tế đã thông qua 7 nguyên tắc

tổ chức và hoạt động của hợp tác xã Trong khoảng thời gian đó, các nguyên tắc

hợp tác xã ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn Đồng thời, các nguyên tắc hợp tác

xã cũng mang tính ổn định tương đối vì nó ít bị ảnh hưởng bởi thời gian và khônggian.

Thứ ba, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cua hợp tác xã là nên tang cho

cả hệ thống pháp luật về hợp tác xã và được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp

luật.

Các nguyên tắc hợp tác xã luôn là những nguyên lý chỉ đạo, là kim chỉ nam

cho các quy định khác về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã Tất cả các quy phạm

Trang 12

9pháp luật, các quy định về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã phải bám sát cácnguyên tắc hợp tác xã; phải thể hiện được các nguyên tắc hợp tác xã Nếu không có

sự thống nhất giữa các nguyên tắc hợp tác xã và những quy định trong pháp luật về

hợp tác xã thì sẽ làm mất đi bản chất đặc biệt của hợp tác xã Ngoài ra, nó còn có

thể gây ra những hậu quả kinh tế, hậu quả tâm lý xã hội nặng nề đối với mô hình

Thứ tu, các nguyên tắc hợp tác xã coi người lao động là trung tam

Trong hợp tác xã, người lao động là các xã viên Các nguyên tắc hợp tác xãnhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ lợi ích của các xã viên Hợp tác xã ra đời do

nhu cầu hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các cá nhân hoặc tập thể người lao

động Trong suốt quá trình hoạt động của mình, hợp tác xã luôn hướng về mục đích

đó Một số nguyên tắc thể hiện trực tiếp đặc điểm này như: Tự nguyện gia nhập và

ra khỏi hợp tác xã; Quản lý dân chủ; Lợi nhuận thuộc về các xã viên

1hứ năm, các nguyên tắc hợp tác xã thể hiện tính xã hội của hợp tác xã

Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế Tuy nhiên,khác với các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã mang tính xã hội sâu sắc.Tính xã hội của hợp tác xã thể hiện trong toàn bộ các quy định về nguyên tắc tổ

chức và hoạt động của hợp tác xã và nó được cụ thể hoá trong các quy phạm phápluật, các chế định khác của pháp luật về hợp tác xã Tính xã hội của hợp tác xã thểhiện ở chỗ:

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế của những người lao động, tập hợp đượcđông đảo mọi người tham gia nhằm giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm sức mạnh trong

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập,

Trang 13

thực hiện quyền làm giàu chính đáng của người lao động Do đó, hợp tác xã có cơ

sở xã hội rất rộng lớn Ngoài ra, các hợp tác xã (đặc biệt là ở nông thôn) không chigắn bó về kinh tế mà còn được hình thành và phát triển trên cơ sở tình làng, nghĩa

xóm, góp phần thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn Ví dụ như các nguyên tắc:

Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã; Quan tâm đến cộng đồng

Trong mọi hoạt động của mình, hop tác xã có nghĩa vụ giáo dục tinh thanhợp tác cho các xã viên, khuyến khích sự hợp tác không chỉ trong nội bộ xã viên

mà còn giữa các hợp tác xã Ngoài việc chăm lo về mặt kinh tế, hợp tác xã cònchăm lo cả về mặt tỉnh thần cho xã viên thông qua các hoạt động chung của hợp tác

xã Tuy nhiên, các hoạt động xã hội được tiến hành trên cơ sở hoạt động kinh tế cóhiệu quả Những hoạt động này sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí của xã viên

và cộng đồng; vi dụ như các nguyên tắc: Lợi nhuận thuộc về các xã viên; Giáo dục

và nâng cao hiểu biết về hợp tác xã; Quan tâm đến cộng đồng

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển xã

hội Vì vậy, Nhà nước thường có các chính sách khuyến khích thoả đáng đối vớikinh tế hợp tác xã; góp phần không ngừng nâng cao vị thế của người lao động, hỗtrợ xã viên xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội

Thứ sáu, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã có mối liên hệ

mật thiết với nhau

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã là những tư tưởng, quanđiểm chủ đạo, xuyên suốt quá trình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, xác định

tính đặc thù của hợp tác xã, thể hiện bản chất của hợp tác xã Do đó, giữa cácnguyên tắc hợp tác xã có mối liên hệ mật thiết với nhau Mỗi nguyên tắc là một

biểu hiện khác nhau về bản chất của hợp tác xã Các nguyên tắc đều liên quan đến

nhau, phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau Mối liên hệ chặt ché giữa các nguyên

tác hợp tác xã thể hiện tính thống nhất của các nguyên tắc hợp tác xã Ví dụ:

nguyên tắc "Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã "có mối liên hệ mật thiết vớinguyên tắc "Quản lý dân chủ" và nguyên tắc "Lợi nhuận thuộc về các xã viên" Vì

hợp tác xã hình thành bởi sự tự nguyện của những người lao động cho nên hợp tác

Trang 14

xã phải hoạt động vì mục tiêu lợi ích của xã viên là chính; xã viên có quyền quan lýhợp tác xã của mình một cách dân chủ, có quyền hưởng lợi nhuận theo sự đóng góp

của mình đối với hợp tác xã.v.v

Những đặc điểm, tính chất cơ bản về nguyên tắc tổ chức và hoạt động củahợp tác xã tạo nên những đường nét cơ bản của "chân dung” hợp tác xã; phân biệt

nó với các loại hình doanh nghiệp khác.

1.2 Vị trí, vai trò của các nguyên tắc trong các đạo luật về hợp tác xã

Vị trí, vai trò của các nguyên tắc hợp tác xã chính là tác dụng, chức năng củacác nguyên tắc hợp tác xã trong sự hoạt động, sự phát triển của hợp tác xã Nghiêncứu về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, ta thấy chúng có vị trí,vai tro như sau:

1.2.1 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã luôn được ghi

nhận trong những quy định đầu tiên của một đạo luật về hợp tác xã

Điều đó cho thấy tầm quan trọng của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động

của hợp tác xã

Luật Hợp tác xã của Philíppin quy định các nguyên tắc hợp tác xã tại Điều 4

& Luật Hợp tác xã của En Độ, các nguyên tắc hợp tác xã được quy định tại Điều 3

& Inđônêxia, Luật về những quy định cơ bản đối với các hợp tác xã (Luật số 12)ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã tại Điều 6

1.2.2 Các nguyên tắc hợp tác xã là kim chỉ nam cho việc xây dựng các vănbản pháp luật về tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã; là cơ sở để đảm bảo

sự nhất quán, thống nhất trong việc xây dựng những chế định, những quy phạm

pháp luật về hợp tác xã

Trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về hợp tác xã cần phải tuân theocác nguyên tắc hợp tác xã; bởi vì có như vậy việc xây dựng các quy phạm pháp luật

điều chỉnh tổ chức và hoạt động của hợp tác xã mới nhất quán và có chất lượng

Các nguyên tắc hợp tác xã được định ra nhằm đảm bảo những tư tưởng, quan điểm,mục đích và tính chất của hợp tác xã được quán triệt trong thực tiễn Để trở thành

một hợp tác xã đích thực và để phát huy cao nhất tính ưu việt của hợp tác xã, mỗi

Trang 15

hợp tác xã, khi xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của mình, đều phải tuân thủcác nguyên tắc hợp tác xã Việc hiểu đúng, tôn trọng và vận dụng các nguyên tắc

hợp tác xã không chỉ là nhiệm vụ của các xã viên, của hợp tác xã mà còn là nhiệm

vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đặc biệt là các cơ quan lập pháp) Có

tuân thủ nguyên tắc hợp tác xã mới có thể tạo ra một hệ thống pháp luật hoànchỉnh, thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức

và hoạt động của hợp tác xã

1.2.3 Các nguyên tắc hợp tác xã là tiêu chí để phân biệt hợp tác xã với các

loại hình doanh nghiệp khác

Các nguyên tắc hợp tác xã thể hiện rõ tôn chỉ, mục đích và phương thức tổchức hoạt động trong nội bộ hợp tác xã Dựa vào những nguyên tắc đó cũng dễ

dàng nhận ra sự khác biệt của hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác Ví dụ, chỉ

hop tác xã mới có quy định về nguyên tac "Quan tâm đến cộng đồng"; điều đó thểhiện quan hệ mật thiết giữa các hợp tác xã với sự phát triển cộng đồng Nguyên tắc

"Quản lý dân chủ" cũng nói lên sự khác biệt của hợp tác xã với các tổ chức kinh tếkhác Ví dụ như trong loại hình công ty, quyền quản lý, điều hành doanh nghiệpcủa mỗi thành viên dựa trên mức vốn góp của thành viên đó Nhưng trong hợp tác

xã, quyển quản lý hợp tác xã của mỗi xã viên hợp tác xã là bình đẳng, không phụ

thuộc vào mức vốn góp nhiều hay ít của xã viên Mỗi xã viên đều có quyền tham

gia Đại hội xã viên-cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong hợp tác xã; mỗi xã

viên đều có cơ hội ngang nhau trong việc ứng cử vào các chức danh quản lý hợp tácxã; mỗi xã viên đều có một phiếu biểu quyết dù góp vốn nhiều hay ít

Nguyên tắc "Lợi tức cổ phần được phân chia nhưng có hạn chế" được quy

định trong hầu hết Luật Hợp tác xã của các nước Đây là dấu hiệu cơ bản để phânbiệt hợp tác xã với công ty cổ phần; cho thấy hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tựnguyện do các xã viên góp vốn, tạo dựng cơ sở vật chất để cùng nhau sản xuất,

kinh doanh, nâng cao tiềm lực kinh tế chứ không phải góp vốn chủ yếu nhằm mụcđích thu lợi nhuận.

Trang 16

của quy phạm pháp luật Để đạt được mục đích trên, người ta cần dựa vào cácnguyên tắc của pháp luật Trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã cũng vậy, khi

xảy ra tình trạng như trên, cần phải dựa vào các nguyên tắc hợp tác xã để giải thích

và áp dụng pháp luật một cách đúng đắn nhất

Cũng có thể xảy ra trường hợp thiếu các quy định để điều chỉnh các vấn déliên quan đến hợp tác xã Có thể giải quyết tình huống này bằng cách áp dụng

tương tự pháp luật, tức là dựa trên cơ sở các nguyên tắc hợp tác xã

1.2.5 Các nguyên tắc hợp tác xã góp phần làm cho pháp luật về hợp tác xãcủa các nước ngày càng tương thích với nhau

Các nguyên tắc hợp tác xã được ghi nhận bởi Liên minh Hợp tác xã quốc

tế-một tổ chức đại diện rộng lớn nhất cho hợp tác xã các nước trên thế giới Khi xây

dựng Luật Hợp tác xã cho nước mình, các nước trên thế giới đều lấy các nguyên tắc

do Liên minh Hợp tác xã quốc tế đề ra làm nền tảng, kim chỉ nam cho tổ chức vàhoạt động của hợp tác xã nước mình Do vậy, pháp luật về hợp tác xã của các nướctrên thế giới có một sự giao thoa nhất định Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng lẫnnhau, học hỏi lẫn nhau giữa hệ thống pháp luật của mỗi nước trên thế giới

1.3 Nội dung các nguyên tắc tô chức và hoạt động của hop tác xã

Nguyên tắc hợp tác xã là những đường nét cơ bản dựng lên "chân dung" hợp

tác xã và phân biệt nó với các loại hình doanh nghiệp khác Các nguyên tắc thể

hiện những đặc điểm riêng của hợp tác xã, từ tổ chức, quản lý đến việc góp vốn,phân chia lợi nhuận, sở hữu tài sản, phương thức tổ chức, hoạt động Chúng tacùng xem xét những nét khái quát nhất về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động củahợp tác xã.

Trang 17

1.3.1 Nguyên tắc "Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã"

"Tự nguyện" là việc quyết định một vấn đề mà không bị chi phối bởi ý chí

của người khác

Nói về việc người lao động tự nguyện gia nhập hợp tác xã, V.I.Lênin viết:

"Công xã nông nghiệp được thiết lập một cách tự nguyện, việc chuyển sanglối canh tác chung ruộng đất chỉ có thể thực hiện được do tỉnh thần tự nguyện màthôi Về mặt này, Chính phủ công nông không thể dùng một biện pháp cưỡng chế

nào Pháp luật cấm dùng các biện pháp do" [15, tr 41,42]

Về việc thành lập hợp tác xã, F.Angghen cũng viết: "Nông dân trong mộtlàng hay thuộc một nhà xứ phải kết hợp toàn bộ ruộng đất của họ lại thành mộtdoanh nghiệp lớn duy nhất, cùng bỏ sức cày cấy chung và chia hoa lợi theo tỉ lệ

ruộng đất đã góp vào, tiền bạc đã bỏ ra và lao động đã làm được" [3, tr.530]

Nhu vậy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã nhấn mạnh nguyêntac tự nguyện khi người lao động tham gia hợp tác xã "Tự nguyện" trong nguyêntắc này là tự nguyện tham gia và ra khỏi hợp tác xã Điều đó có nghĩa là bất cứ ai,

không phân biệt thành phần xã hội, về chính trị, về tôn giáo, giới tính khi cónguyện vọng và có đủ điều kiện, đều có thể trở thành xã viên hợp tác xã Không ai

có quyền ép buộc hoặc cấm đoán một người muốn gia nhập hợp tác xã Một người

muốn trở thành xã viên hợp tác xã là do ý muốn của họ chứ không phải là do sựcưỡng bức hoặc ép buộc Khi họ đã đáp ứng đủ điều kiện để trở thành một xã viên

và chấp nhận điều lệ hợp tác xã thì cũng không ai có quyền ngăn cản hoặc từ chối

Nguyên tắc này là sự thể hiện quyền tự do lập hội của công dân Nguyên tắccòn có ý nghĩa tạo điều kiện cho mọi công dân có quyền kinh doanh theo khả năng

Trang 18

Iscủa mình Nguyên tac nay còn thé hiện được su cong bằng xã hội Điều đó thể hiện

ở chỗ, nó tạo điều kiện cho mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau trong việc gianhập và ra khỏi hợp tác xã Nguyên tắc này cũng thể hiện bản chất của hợp tác xã

là sự hợp tác giữa các xã viên, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chung của các xã viên

1.3.2 Nguyên tắc "Quản lý dân chủ"

Trong phạm vi tổ chức và quản lý của một doanh nghiệp-cụ thể là hợp tác

xã, dân chủ được hiểu là quyền tối cao và quyền bình đẳng của mọi xã viên trongquản lý hợp tác xã

Trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, nguyên tắc "Quản lý dân chủ" có

vị trí vô cùng quan trọng Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế của các thành viên cónguyện vọng chung nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau Do bản chất tốt đẹp

đó nên trong hợp tác xã không có sự tồn tại của tính thứ bậc trong quyền hạn củacác thành viên Quyền quản lý, điều hành của Chủ nhiệm hợp tác xã, của nhữngchức danh khác trong hợp tác xã được quy định trong điều lệ hợp tác xã do Đại hội

xã viên thông qua Tất cả các xã viên đều có quyền ngang nhau; không ai có đặcquyền, đặc lợi; không ai có quyền lấn at lợi ích của người khác Moi xã viên đều có

quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau

trong biểu quyết Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện ý tưởng và nguồn sứcmạnh của hợp tác xã Nguyên tác "Quản lý dân chủ" thể hiện ở những điểm chủ

Thứ ba, mỗi xã viên đều có quyền kiến nghị và đề đạt nguyện vọng của mình

đối với cơ quan có thẩm quyền

Thứ tu, mỗi xã viên đều có một phiếu biểu quyết

Trang 19

Ngoài ra, nguyên tắc này còn được thể hiện trong nghĩa vụ của xã viên; trong

đó xã viên đều phải chấp hành điều lệ, nội quy của hợp tác xã, nghị quyết của Đạihội xã viên như đã quy định tại Luật Hợp tác xã.

1.3.3 Nguyên tắc "Lợi tức cổ phần được phân chia nhưng có hạn chế”

Hợp tác xã là một doanh nghiệp, kinh doanh có kế hoạch và hạch toán kinh

tế Do đó, cá nhân hoặc tổ chức muốn gia nhập hợp tác xã đều phải góp cổ phần

Cổ phần này trở thành vốn điều lệ thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xã Hợp tác xãdùng số vốn đó để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm hỗ trợ xã viên vàtìm kiếm lợi nhuận Thu nhập mà hợp tác xã có được, sau khi đã trừ đi các khoảnnghĩa vụ tài chính như: Thuế, chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là lợi nhuậncủa hợp tác xã Phần lợi nhuận này một phần được chia cho các xã viên hợp tác xãtheo mức vốn góp của họ Như vậy, vốn góp của xã viên được chia lãi và được gọi

là "lợi tức cổ phần được phân chia" Tuy nhiên nguyên tắc lại quy định "có hạnchế" Điều đó có nghĩa là lãi chia cho vốn góp cổ phần có giới hạn; phần còn lại

của lợi nhuận được sử dụng vào các mục đích khác như: Trích vào các quỹ chungcủa hợp tác xã; chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã Quy

định này không chỉ khuyến khích việc chia lãi cho cổ phần mà còn khuyến khíchcác xã viên sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mỗi

xã viên Phần lợi nhuận của hợp tác xã thu được trong hoạt động sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ được chia dựa trên nguyên tắc đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên

và sự phát triển của hợp tác xã Phần lợi nhuận chia cho vốn góp chỉ là phần nhỏ

trong tổng số lợi nhuận mà hợp tác xã thu được

Nhìn chung, theo Luật Hợp tác xã của các nước trên thế giới thì lợi nhuậncủa hợp tác xã được chia như sau:

- Trích quỹ dự trữ;

- Trích các quỹ khác;

- Trích nộp cho Liên đoàn, Liên hiệp;

- Chia cho xã viên theo kết quả quan hệ dịch vụ giữa xã viên và hợp tác xã;

- Chia lãi cho vốn góp của xã viên

Trang 20

17Hợp tác xã ra đời nhằm mục đích chủ yếu để cung cấp các dịch vụ cho xãviên, đáp ứng các nhu cầu của xã viên với chi phí thấp nhất Do vậy, nguyên tắcnày có ý nghĩa khuyến khích các xã viên sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, thúc đẩy

hợp tác xã phát triển Đây còn là động lực thúc đẩy các hợp tác xã thực hiện tốt cáchoạt động dịch vụ của mình & các nước như Thái Lan, Hàn Quốc các hợp tác xã

đều lấy mục tiêu là tối đa hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã viên Việc chia lãi theomức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã còn có ý nghĩa gắn xã viên với hợp tác xã,

củng cố mối quan hệ giữa xã viên với hợp tác xã

1.3.4 Nguyên tắc "Lợi nhuận thuộc về các xã viên"

Khi hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận thì lợi nhuận đó,ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, sẽ thuộc về các xã viên trên cơ sở vốngóp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã của từng thành

viên.

Theo nguyên tắc "Lợi tức được phân chia nhưng có hạn chế" thì phần lợi

nhuận được chia trực tiếp cho xã viên không được ưu tiên như việc trích lợi nhuận

vào các quỹ của hợp tác xã Thế nhưng theo nguyên tắc "Lợi nhuận thuộc về các xãviên" thì lại nhấn mạnh quyền được phân chia lợi nhuận của các xã viên Thoạtnhìn ta thấy có vẻ như mâu thuẫn nhưng thực ra là không phải vậy nguyên tắc

thứ ba, tuy hạn chế phân chia lợi nhuận theo vốn góp của các xã viên nhưng vẫn

đảm bao được tinh thần của nguyên tac thứ tư -"Loi nhuận thuộc về các xã viên"bởi vì dù lãi được ưu tiên trích cho các quỹ của hợp tác xã, nhưng cuối cùng quyền

được hưởng các quỹ ấy vẫn thuộc về các xã viên Có thể nói, quyền lợi của các xãviên trong vấn đề phân chia lợi nhuận của hợp tác xã luôn luôn được tôn trọng,được bảo đảm

Sở dĩ quy định nguyên tắc này là vì hợp tác xã ra đời là do nhu cầu lợi íchcủa các xã viên Hoạt động của hợp tác xã phải vì mục tiêu quyền lợi của xã viên làchính Vốn và tài sản của hợp tác xã do các xã viên đóng góp nhằm thực hiện hoạt

động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ cho các xã viên; vì vậy đương

nhiên xã viên có quyền hưởng lợi nhuận do việc góp vốn của mình Việc phân chia

Trang 21

lợi nhuận là công bằng nhưng không phải là cào bằng, không phải ai cũng được

hưởng một mức lợi nhuận giống như những người khác Việc phân chia lợi nhuận

phải dựa vào tỷ lệ vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của mỗi

xã viên, xứng đáng với những gì họ đã cống hiến Đồng thời, bất cứ xã viên nào

cũng không có quyền thu lợi nhuận cho riêng mình trên cơ sở những chi phí, những

thiệt thòi của các thành viên khác

1.3.5 Nguyên tắc "Giáo dục và nâng cao hiểu biết về hợp tác xã"

Việc giáo dục và nâng cao hiểu biết về hợp tác xã không chỉ được thực hiện

đối với các thành viên của hợp tác xã mà còn tăng cường sự hiểu biết của cộngđồng dân cư về hợp tác xã Việc thực hiện tốt nguyên tắc này có tác dụng đối với

việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã theo đúng các nguyên tắc của hợp tác xã

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã hoạt động theo cơ chế

thị trường với sự cạnh tranh và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinhdoanh của mình Một trong những yếu tố bảo đảm thắng lợi của hợp tác xã là trình

độ của các cán bộ quản lý và sự tham gia tích cực của các xã viên vào việc đề rađược những quyết sách tốt nhất trong sản xuất, kinh doanh mang lại nhiều lợi ích

cho xã viên, tạo đà phát triển cho hợp tác xã Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ, xã viên, việc tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về hợp tác

xã, về những giá trị và nguyên tắc của hợp tác xã cũng rất quan trọng Việc các

tầng lớp nhân dân nhận thức đúng và day đủ về vai trò của hợp tác xã trong nềnkinh tế sẽ tạo thành phong trào sâu rộng trong nhân dân khuyến khích họ tự nguyện

tham gia xây dựng và phát triển các loại hình hợp tác xã Đây là việc làm có ýnghĩa quan trọng, là nhân tố quyết định hiệu quả phát triển kinh tế hợp tác xã

Mặc dù có nguyên tắc quan trọng là "Tự nguyện tham gia hợp tác xã", nhưng

do thấy được vị trí, vai trò của hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân; sự nghiệp

phát triển các hợp tác xã gắn liền với mục tiêu thực hiện các nghĩa vụ kinh tế - xã

hội, nên các nước đều áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao

sự hiểu biết về hợp tác xã của mọi công dân (cả trong và ngoài hợp tác xã) làm cho

họ hiểu rõ hơn tính ưu việt, sự tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong việc

Trang 22

19phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các bên cùng có lợi trong hợp tác xã,nhằm đạt được mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra.

Việc giáo dục, nâng cao hiểu biết về hợp tác xã trước hết được thực hiện

trong nội bộ hợp tác xã, trong các xã viên hợp tác xã Hợp tác xã chăm lo giáo dục,đào tạo, bồi dưỡng xã viên của mình để họ hiểu rõ hơn về loại hình kinh tế hợp tác

xã, hiểu rõ hơn các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hợp tác xã; để từ đó

họ thấy sự cần thiết của việc tham gia hợp tác xã, gắn bó hơn với hợp tác xã Hợp

tác xã cũng chú ý tới việc đào tạo, bồi dưỡng xã viên để nâng cao trình độ của họ,

giúp họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình Ngoài ra, Nhà nước cũng hỗ trợ các

hợp tác xã qua việc mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

cho các cán bộ hợp tác xã và xã viên.

Như vậy, không những hợp tác xã mà cả Nhà nước cũng chú trọng tới việcgiáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ xã viên Việc thực hiện tốt nhiệm

vụ này đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã đạt hiệu quả

cao và về lâu dài còn vì sự nghiệp phát triển của hợp tác xã Trong cơ chế thị trường

cạnh tranh như hiện nay, các hợp tác xã đều phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết

quả hoạt động của mình Muốn đạt hiệu quả cao, thắng lợi thì trình độ quản lý củacán bộ và tay nghề vững vàng của các xã viên là vô cùng quan trọng Nó góp phầntạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng với chất lượng tốt, giá

thành rẻ, được thị trường đón nhận và do đó mang lại lợi ích cho các xã viên, tạo đà

phát triển cho các hợp tác xã

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trí thức với

sự phát triển rầm rộ của các ngành khoa học có hàm lượng trí tuệ cao như côngnghệ sinh học, công nghệ thông tin dan tới sự ra đời của các sản phẩm công nghệ

tiên tiến, phục vụ tốt nhất cho hoạt động của con người Muốn sử dụng được nhữngsản phẩm này, làm chủ được khoa học thì con người phải học tập Do vậy, mỗi cán

bộ và xã viên hợp tác xã phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nắm bắt

được những kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến,

Trang 23

thích ứng với quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng lớn với trình độ công nghệ

ngày càng cao.

Việc chăm lo giáo dục, đào tạo xã viên còn có ý nghĩa to lớn đối với cộng

đồng, vì xã viên là đông đảo thành viên sống trong cộng đồng Trình độ xã viên

được nâng cao sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí của cộng đồng, hình thành nếpsống văn hoá, văn minh trong cộng đồng

Ngoài việc giáo dục, nâng cao hiểu biết cho các xã viên hợp tác xã, còn phảigiáo dục, nâng cao hiểu biết về hợp tác xã cho những người không phải là xã viên

hợp tác xã Mọi người đều có nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục, phổ biến vai trò, giátrị, tiém năng của hợp tác xã để tạo ra một phong trào hop tác hoá mạnh mẽ, nângcao vị thế của hợp tác xã; củng cố tình đoàn kết, hỗ trợ nhau của người lao động.Điều này còn xuất phát từ những điều chưa thành công của phong trào hợp tác hoátrước đây, cho nên cần phải giáo dục cho mọi người hiểu về hợp tác xã Mọi ngườihiểu về hợp tác xã, ủng hộ hợp tác xã thì hợp tác xã sẽ phát triển mạnh Do đó cầnphát huy vai trò của giáo dục, tuyên truyền Còn nếu như mọi người không hiểu

hoặc hiểu sai lệch về bản chất, khả năng của hợp tác xã thì sẽ dẫn tới sự thất bạicủa phong trào hợp tác xã Do vậy, cần phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên

truyền, nâng cao hiểu biết về hợp tác xã

1.3.6 Nguyên tắc "Hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau và hợp tác quốc tế”

Theo nguyên tắc này, các hợp tác xã trong từng địa phương, trong từng vùng

và trong phạm vi cả nước quan tâm hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất,

kinh doanh và trong các hoạt động khác; cùng nhau đoàn kết xây dựng, phát triểnphong trào hợp tác xã ngày càng lớn mạnh Chính sự hợp tác này sẽ tạo ra sự liên

kết để từng bước hình thành các Liên minh hợp tác xã theo vùng và trong từng lĩnh

vực; trong các ngành nghề khác nhau nhằm nâng cao tiém lực kinh tế và sức cạnh

tranh của các hợp tác xã thành viên Các hợp tác xã trong nước cũng cần hợp tác

với các hợp tác xã trong khu vực và các hợp tác xã của các nước trên thế giới đểgóp phần tăng cường sự hiểu biết, hữu nghị giữa nhân dân các nước đồng thời có

Trang 24

Dlnhững đóng góp thiết thực vào su phát triển chung của phong trào hop tác xã trên

thế giới

Hợp tác - một đặc trưng của kinh tế hợp tác xã, là nguồn gốc của sự hình

thành các hợp tác xã Sự ra đời các hợp tác xã là kết quả của sự hợp tác giữa cácchủ sản xuất nhỏ, thợ thủ công hoặc nông dân tập hợp nhau lại trong một doanhnghiệp chung Các xã viên vẫn được tự chủ trong kinh doanh nhưng được hợp tác

xã hỗ trợ bằng các loại dịch vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và cảithiện cuộc sống Như vậy, ta thấy tính hợp tác trong hợp tác xã thể hiện trước tiên

trong nội bộ các xã viên Các hợp tác xã tồn tại và phát triển trong một cộng đồngngười, một phạm vi lãnh thổ nhất định thì không thể biệt lập đối với các mối quan

hệ khác Hợp tác xã luôn có những mối quan hệ với các chủ thể khác và đặc biệt là

sự liên quan, ràng buộc, hợp tác với nhau giữa các hợp tác xã trong cùng một lãnhthổ Các hợp tác xã không tồn tại biệt lập mà có những lợi ích chung, có mối quantâm chung Không chỉ các hợp tác xã trong cùng một vùng lãnh thổ mới có mối

quan hệ với nhau mà mối quan hệ giữa các hợp tác xã còn vượt khỏi phạm vi mộtquốc gia, tức là các hợp tác xã của các nước trên thế giới cũng có mối quan hệ vớinhau Điều đó tạo ra phong trào hợp tác xã phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới

Mối quan hệ giữa các hợp tác xã trong một vùng lãnh thổ, giữa các hợp tác xã trênthế giới là mối quan hệ hợp tác Các hợp tác xã cộng tác tích cực với nhau nhằmmục đích đem lại lợi ích cho mọi xã viên và cho cộng đồng Động lực thúc đẩy mối

quan hệ hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau và hợp tác quốc tế chính là mối quan

tâm chung của các hợp tác xã về các giá trị của hợp tác xã, là lợi ích, là sự giúp đỡ

hỗ trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã

Đại diện cho sự hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau trong cùng một phạm vilãnh thổ là Liên minh Hợp tác xã; còn đại diện cho sự hợp tác quốc tế của hợp tác

xã là Liên minh Hợp tác xã quốc tế

Cũng cần phải chú ý rằng mối quan hệ hợp tác trong nguyên tắc này còn có

nghĩa là không chỉ trong quan hệ giữa các hợp tác xã với nhau mà còn hợp tác với

cả các tổ chức, doanh nghiệp khác nữa

Trang 25

Việc ghi nhận và thực hiện tốt nguyên tac nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Thứ nhấí, nó thể hiện được tính xã hội của hợp tác xã.

Hop tác xã là tổ chức kinh tế của những người lao động cần có sự hợp tác, hỗ trợlẫn nhau để đáp ứng tốt những nhu cầu của người lao động nhằm nâng cao đời sống của

họ Do vậy, trong mọi hoạt động của minh, hop tác xã có nghĩa vụ giáo dục tinh than hợptác cho các xã viên; khuyến khích sự hợp tác không chỉ trong nội bộ hợp tác xã mà còngiữa các hop tác xã với nhau; gitta các hợp tác xã của các nước trên thế giới

Thứ hai, thực hiện tốt tinh thần hop tác giữa các hop tác xã va hop tác quốc tế còn

có ý nghĩa thúc day, phát huy thế mạnh của các hợp tác xã, học hỏi, rút kinh nghiệm giữacác hợp tác xã với nhau trong phạm vi quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới Mỗi hợp

tác xã có những thế mạnh và những điểm yếu khác nhau Ưu điểm của một hợp tác xã sẽđược các hợp tác xã khác học tập; ngược lại nếu hợp tác xã có những sai lầm thì các hợptác xã khác sẽ rút kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lam đó Việc hop tác quốc tế còn

giúp cho hợp tác xã ở mỗi nước có thể học hỏi những điều thành công và những kinh

nghiệm tốt của hợp tác xã ở các nước khác

Thứ ba, việc hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và hợp tác quốc tế còn tạo thếmạnh cho kinh tế tập thể; nâng cao vị thế của hợp tác xã trên thương trường, giúp thành

phần kinh tế tập thể có thể cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác Muốn cạnh tranhlành mạnh, muốn tạo ra một vị thế tương xứng của hợp tác xã trong nền kinh tế thì việc

đoàn kết giữa các hợp tác xã là hết sức cần thiết Điều đó tạo ra sức mạnh tập thể của hợp

tác xã, sức mạnh của tình đoàn kết - nguồn gốc của mọi thành công

Thứ tu, sự hợp tác còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh

của hợp tác xã, hình thành các liên kết trong nền kinh tế Mỗi hợp tác xã có thế mạnhriêng của mình, việc hợp tác giữa các hợp tác xã sẽ giúp cho mỗi hợp tác xã có cơ hội

phát huy thế mạnh của mình; các hợp tác xã hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo ra hiệu quảtrong hoạt động kinh tế của hợp tác xã Việc hợp tác này còn thúc đẩy sự hình thành của

các tổ chức như: liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác xã Những tổ chức này tập hợp

sức mạnh của các hợp tác xã thành viên hoặc đại diện cho các hợp tác xã thành viên, thúcđẩy quá trình phát triển của hợp tác xã

Trang 26

Nhu vậy, "Hop tác giữa các hop tác xã với nhau va hop tác quốc tế” là một nguyên

tắc rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã Nội dung của nguyên tắc

này được thể hiện ở chỗ: các hợp tác xã trong từng địa phương, trong từng vùng và trong

phạm vi cả nước quan tâm hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, pháttriển phong trào hợp tác xã ngày càng lớn mạnh Chính sự hợp tác này tạo ra sự liên kết

để từng bước hình thành các liên hiệp hợp tác xã theo vùng và trong các lĩnh vực, ngànhnghề khác nhau nhằm tăng thêm tiềm lực và sức cạnh tranh của các hợp tác xã thành

viên Các hợp tác xã trong nước cũng cần hợp tác với các hợp tác xã trong khu vực và các

nước khác trên thế giới để một mặt góp phần nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa mình và mặt khác, góp phần tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân các

nước trên thế giới, đồng thời có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung củaphong trào hợp tác xã thế giới

1.3.7 Nguyên tắc "Quan tâm đến cộng đồng"

Nguyên tắc này nhấn mạnh: ngoài mục đích chính là thoả mãn nguyện vọng củacác xã viên, hợp tác xã còn hoạt động va góp phần vào sự phát triển bén vững của toàn thểcộng đồng

Hop tác xã được thành lập và hoạt động trên một phạm vi lãnh thổ nhất định Nó

có trụ sở hoạt động, có địa điểm sản xuất, kinh doanh nhất định Như vậy, hợp tác xã

đóng trên một địa bàn dân cư nhất định Cộng đồng dân cư ấy có những mối quan hệ màhợp tác xã đang hoạt động, cộng đồng ấy có thể hẹp, có thể rộng và muốn tồn tại, pháttriển thì hợp tác xã phải quan tâm đến cộng đồng dân cư, cộng đồng xã hội đó Hoạt độngnày chỉ được thực hiện thông qua các nguồn quỹ do kinh doanh có hiệu quả tạo nên

Sự quan tâm của hợp tác xã đến cộng đồng có thể thông qua một số hoạt động củahợp tác xã như sau:

- Hợp tác xã đóng góp công sức và tài sản để xây dựng cơ sở vất chất cho cộng

đồng dân cư như xây dựng các công trình giao thông nông thôn, thuỷ lợi, hệ thống điện,

trường học, các công trình phúc lợi chung Đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực chocộng đồng dân cư nơi hợp tác xã đóng trụ sở hoạt động Hoạt động này góp phần nângcao đời sống của người dân, tạo điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất cũng như sinh

Trang 27

hoạt, văn hoá ở địa phương Thực tế các hợp tác xã đã có những đóng góp rất lớn đối vớiviệc xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, nhất là ở nông thôn.

- Thông qua hoạt động của minh, hợp tác xã góp phần khai thác có hiệu quả tiềmnăng, thế mạnh của từng địa phương về tài nguyên, nguyên liệu, lao động, thị trường tiêuthụ sản phẩm Hợp tác xã có thể liên kết với những người dân địa phương, thoả thuận với

họ về việc hợp tác xã sẽ thu mua các sản phẩm do họ làm ra để phục vụ cho sản xuất,

kinh doanh của hợp tác xã Việc đó vừa giúp cho người dân địa phương có công ăn việclàm, có thu nhập, phát triển kinh tế địa phương; vừa giảm bớt chỉ phí cho hợp tác xã trong

việc vận chuyển nguyên liệu Hợp tác xã có thể ưu tiên sử dụng lao động địa phương, nếu

họ đáp ứng được yêu cầu Điều đó giúp cho địa phương giải quyết được vấn đề lao độngđôi dư tại địa phương, góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội tại địa phương Cộng đồng dân cư

noi hợp tác xã hoạt động cũng là một thị trường tiềm năng mà các hợp tác xã có thể khaithác được Đây cũng là sự hợp tác hai bên cùng có lợi đối với hợp tác xã và đối với dân cư

trên địa bàn.

- Hợp tác xã tham gia đóng góp, ủng hộ vật chất cho phong trào chung của cộng

đồng như quỹ khuyến học, quỹ xoá đói giảm nghèo

- Hợp tác xã thành lập các quỹ phúc lợi, quỹ này được sử dụng vào các công việccông ích của hợp tác xã

- Hợp tác xã ở nhiều nước còn là một kênh để Nhà nước (thông qua Chính phủ)

thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Ví dụ: thông qua các hợp tác

xã tín dụng, Chính phủ hỗ trợ vốn cho nông dân; thông qua hợp tác xã thuỷ lợi, Chính

phủ hỗ trợ nông dân xây dựng hệ thống tưới tiêu nước do chi phí xây dựng công trình lớn

1.4 Quá trình hình thành và phát triển của các quy định về nguyên tắc tổchức và hoạt động của hợp tác xã.

Vào những năm đầu thập kỷ 40 thế kỷ 19, khi Chủ nghĩa tư bản bước vào cuộc

cách mạng kỹ nghệ, sự cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh đã diễn ra mạnh mẽ Trong

bối cảnh đó, 28 người thợ dệt ở Rochdale (Anh) đã thành lập hợp tác xã đầu tiên trên thếgiới Họ cũng đã đề xướng những nguyên tắc tổ chức và hoạt động đầu tiên cho mô hình

Trang 28

25này Những người tho dệt này đã góp tiền để lập lên một cửa hang cung cấp bột mi, bơ,đường và các sản sản phẩm khác cho các thành viên khác với giá rẻ hơn, chất lượng tốt

hơn các cửa hàng tư nhân khác Sau đó, họ thành lập xưởng xay bột ngô, lò bánh, cáchình thức tập thể chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho người ốm đau để phục vụ cho các

thành viên Về thực chất, lúc đầu tổ chức này là một hợp tác xã tiêu thụ, sau đó trở thànhmột tổ chức cộng đồng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về đời sống vất chất và tinh than Trên

thực tế, trước năm 1844 (trước khi hợp tác xã đầu tiên ở Rochdale ra đời) đã có một số tổ

chức hoạt động tương tự như mô hình này, nhưng việc thành lập hợp tác xã Rochdalequan trọng là ở chỗ nó đã nêu ra được những nguyên tắc và điều lệ cơ bản cho tổ chức vàhoạt động của hợp tác xã Những nguyên tắc này về sau được mang tên là "những nguyêntac Rochdale"

"Nguyên tac Rochdale" là những nguyên tắc sau:

1- Xã viên rộng mở;

2- Bán hàng thanh toán bằng tiền mặt;

3- Mỗi người có một phiếu bầu;

4- Bán hàng tốt, hàng thật;

5- Thu nhập cố định trên đồng vốn;

6- Tiền lãi chia theo quan hệ mua của xã viên với cửa hàng;

7- Giáo dục cho xã viên;

8- Trung lập về tôn giáo và chính trị

Như vậy, ta thấy ngay từ đầu, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã

đã thể hiện được bản chất của hợp tác xã Những nguyên tắc Rochdale luôn hướng về lợiích của xã viên, vì lợi ích của các xã viên như các nguyên tắc: Xã viên rộng mở; Mỗi

người một phiếu bầu; Bán hàng tốt, hàng thật

Ngay trong thời kỳ đầu của lịch sử phát triển hợp tác xã, các nguyên tắc hợp tác xã

đã thể hiện tương đối day đủ tinh thần của hợp tác xã Điều đó xuất phát từ hoàn cảnh lịch

sử lúc bấy giờ Sự ra đời của các hợp tác xã trong thời kỳ này là một quy luật tất yếu

nhằm giúp các chủ sản xuất nhỏ, thợ thủ công, nông dân tập hợp lại trong một doanhnghiệp chung Chính sự ra đời của hợp tác xã Rochdale với những nguyên tắc của nó đã

Trang 29

thúc đẩy phong trào hợp tác xã rộng lớn Năm 1849, hiệp hội nguyên liệu của nhữngngười thợ mộc và thợ giầy ở Đức được thành lập Cùng thời gian đó, ở các nước Châu Âunhư: Pháp, Thuy Điển, ý đã ra đời nhiều hợp tác xã thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhaunhư: hợp tác xã chế biến nông sản, thực phẩm của nông dân Thuy Điển, Pháp; hợp tác xã

kinh doanh điện, điện thoại; hợp tác xã tín dụng; hợp tác xã xây dựng nhà ở tại Đức

(nam1874)

Hon một thé ky rưỡi qua, các nguyên tắc Rochdale đã được vận dụng, bổ sung,

hoàn thiện và được làm phong phú thêm ở các nước và vẫn là nền tảng cho phong trào

hợp tác xã thế giới ngày nay

Cuối thế kỷ 19, hợp tác xã ở nhiều nước trên thế giới đã phát triển mạnh cả về số

lượng và chất lượng nên đã xuất hiện các nhu cầu về hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữacác quốc gia Xuất phát từ tình hình thực tế đó, ngày 19/8/1895, 207 đại biểu từ nhiều

nước đã họp tại Luân Đôn (Vương quốc Anh) nhất trí thành lập Liên minh Hợp tác xãquốc tế Sự ra đời của Liên minh Hợp tác xã quốc tế đánh dấu một bước phát triển mới

của các nguyên tắc hợp tác xã Các nguyên tắc này đã được Uỷ ban về các nguyên tắc củaLiên minh Hợp tác xã quốc tế chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện vào các năm 1934, 1937,

1966 và gần đây nhất vào năm 1995, trong đó bãi bỏ hai nguyên tắc: "Trung lập về tôngiáo và chính trị" và nguyên tac "Bán hàng thanh toán bằng tiền mặt" Việc bãi bỏ hai

nguyên tắc trên cũng xuất phát từ bối cảnh lịch sử lúc đó Hợp tác xã là một tổ chức kinh

tế tồn tại trong một lãnh thổ thuộc một quốc gia nhất định Mỗi quốc gia đó không thể

không có hệ tư tưởng thống trị (về tôn giáo, chính trị, đạo đức ) của một giai cấp nắmquyền lực La một thực thể tồn tại trong một quốc gia như vậy, cho nên hợp tác xã không

thể thoát ly khỏi hệ tư tưởng thống trị trong quốc gia đó; có nghĩa là hợp tác xã không thểtrung lập về tôn giáo và chính trị

Cùng với sự phát triển của khoa hoc, công nghệ thì nền kinh tế (đặc biệt là nên tàichính với các phương tiện thanh toán) cũng phát triển Ngày càng có nhiều phương tiệnthanh toán hiện đại ra đời giúp cho sự lưu thông của hoạt động thương mại diễn ra mạnh

mẽ, thuận tiện Do đó phương thức thanh toán bằng tiền mặt không phải là phương thứctối ưu nữa mà hợp tác xã cần phải sử dụng mọi phương thức thanh toán hiện đại để nâng

Trang 30

Sicao hiệu quả hoạt động của mình Như vậy, việc bãi bỏ hai nguyên tắc trên là đúng đắnbởi nó không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội Mặt khác, hai nguyên tắc này

cũng không thể hiện được bản chất của hợp tác xã

Tháng 9 năm 1995, tại Dai hội Liên minh Hợp tác xã quốc tế lần thứ 31 tổ chức tại

thành phố Manchester (nước Anh), Liên minh Hợp tác xã quốc tế đã thông qua 7 nguyên

tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã như sau:

1- Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã;

2- Quản lý dân chủ;

3- Lợi tức cổ phần được phân chia nhưng có hạn chế;

4- Lợi nhuận thuộc về các xã viên;

5- Giáo dục và nâng cao hiểu biết về hợp tác xã;

6- Hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau và hợp tác quốc tế;

7- Quan tâm đến cộng đồng

Trong các nguyên tắc trên thì nguyên tắc thứ 7 là nguyên tắc mới được bổ sung.Nguyên tắc này nhấn mạnh các hợp tác xã phải phấn đấu cho sự phát triển lâu dài củacộng đồng thông qua các chính sách với sự nhất trí của các xã viên

Quá trình hình thành và phát triển của các nguyên tắc hợp tác xã gắn liền với sự ra

đời và phát triển của hợp tác xã Hiện nay, các nguyên tắc hợp tác xã đã được áp dụngrộng rãi đối với mọi loại hình hợp tác xã ở các nước trên thế giới Bảy nguyên tắc hợp tác

xã hiện hành được ghi nhận bởi Liên minh Hợp tác xã quốc tế và là chuẩn mực cho cácnước khi xây dựng nguyên tắc hợp tác xã của mình

Trang 31

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH VE NGUYÊN TAC TO CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA HOP TÁC XÃ O MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI 2.1 Nguyên tac "tu nguyện gia nhập va ra khỏi hop tác xã"

Ở các nước khác nhau trên thế giới, việc phi nhận nguyên tắc này cũng khác

nhau Nhìn chung chỉ khác nhau về tên gọi nhưng nội dung, bản chất của nguyên

tác vẫn thể hiện tinh thần của nguyên tắc chung do Liên minh Hợp tác xã quốc tế

đề ra

Luật Hợp tác xã của Philíppin quy định tại Điều 4: "Việc gia nhập hợp tác xã

mang tính tự nguyện và mở rộng cửa đối với mọi người không phân biệt địa vị xã

hội, quan điểm chính trị, dân tộc và tôn giáo hoặc tín ngưỡng" Như vậy, luậtpháp của Philíppin đã thừa nhận tính tự nguyện của các cá nhân, tổ chức khi gia

nhập hợp tác xã Luật Hợp tác xã của Philíppin quy định: "thành phần tham gia

rộng rãi", thể hiện tính xã hội rộng rãi của loại hình doanh nghiệp tập thể này LuậtHợp tác xã của Philíppin không quy định trong nguyên tắc về việc tự nguyện ra

khỏi hợp tác xã nhưng tại Điều 31 có ghi nhận quyền rút khỏi hợp tác xã của xãviên vì bất cứ lý do nào

é Canada, nguyên tắc "Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hop tác x4" được quyđịnh tại Điều 4 khoản 1 Luật Hợp tác xã Theo quy định này, nguyên tắc "Tựnguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã" được thể hiện dưới góc độ: điều kiện để trởthành xã viên hợp tác xã.

Một người chỉ có thể trở thành xã viên hợp tác xã khi họ có đủ những điều

kiện nhất định (một trong những điều kiện đó là mức độ sử dụng dịch vụ của xã

viên và khả năng cung cấp những dịch vụ ấy của hợp tác xã) Đó là một điều kiệncần thiết để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của hợp tác xã Là một tổ chức

của đông đảo quần chúng tự nguyện, nhưng hợp tác xã không là một tổ chức xã hộithông thường mà cao hơn, nó là một tổ chức kinh tế, là một loại hình doanh nghiệp

Trang 32

(có nghĩa là cũng hướng tới lợi nhuận) Tuy pháp luật của Canađa không ghi nhận

trực tiếp, rõ ràng nguyên tắc tự nguyện khi người lao động gia nhập hợp tác xã

nhưng ta vẫn thấy được tính chất tự nguyện trong hoạt động này Bởi trước khiđược kết nạp để trở thành xã viên hợp tác xã thì người lao động đã tự nguyện trongviệc đưa ra quyết định là có nên tham gia hợp tác xã hay không Do vậy, việc gianhập hay ra khỏi hợp tác xã của các thành viên theo Luật Hợp tác xã Canađa vẫn

thể hiện được nguyên tắc tự nguyện mà Liên minh Hợp tác xã quốc tế đề ra Chỉ

khác ở chỗ, nguyên tắc này được luật pháp Canada thể hiện dưới góc độ nhấn mạnh

điều kiện để trở thành xã viên hợp tác xã

ẻ Inđônêxia, theo Luật về những quy định cơ bản đối với các hợp tác xã năm

1967 thì: "Tự nguyện tham gia và đón nhận mọi công dân Inđônêxia muốn trở

thành xã viên hợp tác xã" (Khoan1 Điều 6) Như vậy, luật pháp Inđônêxia mở rộng

cửa cho mọi công dân Inđônêxia có nguyện vọng trở thành xã viên hợp tác xã

Nguyên tắc "Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã" đều được các nướcquy định tại những điều đầu tiên trong Luật Hợp tác xã của mình Nhìn chung,Luật Hợp tác xã các nước đều thể hiện được tinh thần tự nguyện, hợp tác vì nhu cầulợi ích chung của các thành viên hợp tác xã Bên cạnh việc ghi nhận nguyên tắcnày, Luật Hợp tác xã các nước cũng có những cơ chế đảm bảo cho nguyên tắc này

được thực hiện Cơ chế này được thể hiện trong nội dung của Luật Hợp tác xã, thểhiện trong các quy định khác của Luật Hợp tác xã các nước như sau:

* Thi nhat, luật pháp các nước ghi nhận sự tồn tại của nhiều loại hình hợptác xã.

Đây là quy định nhằm mục đích tạo cơ hội cho các xã viên hợp tác xã thực

hiện tối đa quyền tự nguyện của mình trong việc gia nhập hợp tác xã Các xã viên

có cơ hội lựa chọn loại hình hợp tác xã để tham gia, phù hợp với nguyện vọng, điều

kiện, hoàn cảnh, khả năng của mình Thông thường, luật pháp các nước phân chiacác loại hình hợp tác xã dựa trên một số các tiêu chí như: Theo lĩnh vực ngànhnghề, theo tổ chức thành viên, theo giới hạn trách nhiệm

Theo Luật Hợp tác xã của Thái Lan thì có hai dạng hợp tác xã:

Trang 33

"1- Hợp tác xã trách nhiệm hữu hạn là loại hợp tac xã mà nghĩa vụ của xã

viên hợp tác xã đó hạn chế trong khoản tiền xã viên góp cổ phần không trả lại dohợp tác xã g1ữ.

2- Hợp tác xã trách nhiệm vô hạn là loại hợp tác xã mà nghĩa vụ của tất cả xãviên phải cùng chịu và không bị giới hạn đối với tất cả các nghĩa vụ của hợp tác xã

hợp tác xã đảm nhiệm việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên như hợp tác

xã của những người trồng nho vùng Heilbronn Sự phát triển mạnh mẽ của các

hợp tác xã dịch vụ bởi lẽ hợp tác xã nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp dịch vụcho các xã viên, hỗ trợ cho các xã viên & các nước này, hợp tác xã không bị hạnchế về quy mô và địa bàn hoạt động Có hợp tác xã vừa hoạt động sản xuất, vừahoạt động thương mại trên địa bàn nhiều tỉnh như hợp tác xã thương mại Đông

Sachsen của Đức

Trang 34

* Theo luật pháp các nước, tính tự nguyện trong hợp tác xã còn được biểu

hiện từ cấp thấp đến cấp cao

Bên cạnh sự tự nguyện của các cá nhân trong việc gia nhập và ra khỏi hợp

tác xã thì chính các hợp tác xã cũng có quyền tự nguyện trong việc gia nhập hay ra

khỏi các Liên đoàn, Liên hiệp hợp tác xã

Hầu hết Luật Hợp tác xã các nước đều thừa nhận sự tồn tại của các tổ chức

liên kết của các hợp tác xã như liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác xã, liên đoàn

hợp tác xã Đồng thời, Luật Hợp tác xã các nước cũng quy định hợp tác xã cóquyền tự nguyện tham gia và trở thành thành viên của các tổ chức này

Khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã của An Độ quy định: "Các tổ chức liên

hiép/lién minh hop tác xã bao gồm các hop tác xã bậc | và /hoặc các hợp tác xã bậc

2 là thành viên có thể được thành lập và đủ điều kiện để đăng ký theo Luật này"

Khoản 7 Điều 9 Luật Hợp tác xã của Philíppin quy định về quyền của hợptác xã: "gia nhập các liên đoàn, liên hiệp như Luật này quy định”.

Dựa trên nguyên tắc tự nguyện, các hợp tác xã cơ sở có thể lập lên nhữnghợp tác xã theo ngành hoặc theo vùng tùy theo ý chí của các hợp tác xã thành viên

Đây là sự liên kết để hình thành các Liên hiệp hợp tác xã-một tổ chức đóng vai trò

rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh củahợp tác xã Một trong những nhược điểm của hợp tác xã là "lớn và tất cả", "nhỏ vàtất cả", nghĩa là dù quy mô tổ chức của hợp tác xã lớn hay nhỏ thì đa phần các hợp

tác xã đều hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, khó có thể xác định đượcngành nghề sản xuất kinh doanh chính Nhưng khi các hợp tác xã gia nhập Liên

hiệp hợp tác xã thì chính các hợp tác xã phải tự xác định được mặt mạnh mặt yếu

của mình Điều này có tác dụng giúp cho các hợp tác xã phát huy những mặt mạnhcủa mình Ngoài ra, còn tạo ra chuỗi liên hoàn trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh Xuất phát từ những ưu điểm đó của Liên hiệp hiệp hợp tác xã mà pháp luậtcủa các nước đều có những quy định về mô hình Liên hiệp hợp tác xã và đồng thời

quy định các hợp tác xã vì lợi ích của mình mà tự quyết định việc gia nhập hay rakhỏi Liên hiệp hợp tác xã

Trang 35

* Thit ba, Luật Hợp tác xã các nước còn mở rộng diện chủ thể có thể trở

thành thành viên của hợp tác xã

Những chủ thể có thể trở thành xã viên hợp tác xã không chỉ giới hạn trong

phạm vi các cá nhân mà còn mở rộng đến các pháp nhân, tổ chức khác Việc mởrộng phạm vi chủ thể có quyền tham gia hợp tác xã là một đảm bảo cần thiết chonguyên tắc tự nguyện trong hợp tác xã

"Bất cứ một người bình thường nào là công dân Philíppin, một hợp tác xã,hoặc một tổ chức phi lợi nhuận có tư cách pháp nhân đều có đủ điều kiện trở thành

xã viên của một hợp tác xã, nếu người hay tổ chức xin vào hợp tác xã đáp ứng cácquy định đề ra trong điều lệ Chỉ những người bình thường mới có thể được chấpnhận là xã viên của một hợp tác xã cơ so" (Điều 26 Luật Hop tác xã của Philíppin)

"Xã viên hợp tác xã bao gồm các cá nhân hoặc các tập thể hợp pháp" (Khoản

1 Điều 9 Luật Hop tác xã của Inđônêxia)

Luật Hợp tác xã của Philíppin quy định nhân viên nhà nước cũng có quyềntham gia hợp tác xã với những điều kiện nhất định tại Điều 28:

".,,bất kỳ nhân viên nhà nước nào, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của minh,với tư cách là một xã viên hợp tác xã, được thủ trưởng cơ quan cho phép sử dụng

giờ chính quyền để tham gia vào các phiên họp toàn thể, Ban quản trị, tiểu ban củahợp tác xã, cũng như các cuộc hội thảo, hội nghị, các buổi họp chuyên ngành và

các khóa học đào tạo tổ chức ở trong và ngoài nước, miễn là các hoạt động của cơquan không bi ảnh hưởng”

Việc mở rộng diện chủ thể có thể trở thành xã viên hợp tác xã được hầu hếtluật pháp các nước ghi nhận Nhiều nước còn nới rộng phạm vi chủ thể này tới cảnhững người chưa đến tuổi thành niên (Luật hợp tác xã của Singapore) Có quyđịnh này bởi vì ở Singapo tồn tại nhiều loại hình hợp tác xã trong các trường phổthông é Philíppin, Luật Hợp tác xã còn quy định tổ chức cũng có thể trở thành xã

viên hợp tác xã nhưng với điều kiện là tổ chức đó phải là một tổ chức phi lợi nhuận.Luật Hợp tác xã của Philfppin có quy định này bởi lẽ các nhà làm luật đã dự liệu

trước hậu quả: nếu như xã viên hợp tác xã là một tổ chức vì mục tiêu lợi nhuận thì

Trang 36

có thể làm thay đổi tính chất của hợp tác xã là một tổ chức hỗ trợ (cho xã viên và

cả cộng đồng) Luật Hợp tác xã của Philíppin còn quy định về một loại thành viên

gọi là cộng tác viên Cộng tác viên không có quyền bỏ phiếu, không được ứng cử

Nhìn chung, Luật Hợp tác xã của các nước đều mở rộng khả năng cho bất kỳ chủthể nào muốn trở thành xã viên hợp tác xã Tuy nhiên, đối với mỗi loại chủ thể thì

có những điều kiện khác nhau, nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các chủ thể và

sự phát triển của hợp tác xã

* Thif tu, Luật Hợp tác xã các nước đều có cơ chế bảo vệ quyền tự nguyệngia nhập hợp tác xã của các chủ thể là các cá nhân, tổ chức

Các chủ thể muốn gia nhập hợp tác xã phải làm đơn xin gia nhập hợp tác xã

và trình cơ quan có thẩm quyền Khi xin gia nhập hợp tác xã hoặc xin ra khỏi hợp

tác xã mà không được hợp tác xã giải quyết thì xã viên có quyền khiếu nại lên cấp

có thẩm quyền Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại này thường là Dai hội

xã viên Đặc biệt ở Luật Hợp tác xã của En ®ộ, khi các hợp tác xã bị từ chối yêu

cầu đăng ký thì hợp tác xã có quyền kháng nghị lên Toà án - một cơ quan có thẩm

quyền ra những phán quyết có tính cưỡng chế

"Không một hợp tác xã nào từ chối kết nạp người đủ tư cách trở thành xã

viên mà không có lý do chính đáng, hoặc đặt điều kiện không thuận lợi cho việc

tiếp nhận họ, mà điều kiện đó không đặt ra cho các xã viên khác" (Khoản 1 điều

30 Luật Hợp tác xã nông nghiệp của Hàn Quốc)

Như vậy, theo quy định này thì Luật Hợp tác xã của Hàn Quốc đã bảo vệ

quyền của chủ thể khi tham gia hợp tác xã Khi chủ thể đã đáp ứng đủ yêu cầu để

trở thành xã viên hợp tác xã thì đương nhiên họ có quyền được xem xét kết nạp vàohợp tác xã Hợp tác xã không có quyền từ chối việc gia nhập hợp tác xã của chủ thể

đó nếu không có lý do chính đáng Quy định này đã dự liệu và phòng ngừa trướcviệc kết nạp xã viên hợp tác xã dựa trên cơ sở tình cảm cá nhân Đặc biệt, quy định

còn nhấn mạnh: hoặc đặt ra điều kiện không thuận lợi cho việc tiếp nhận họ, màđiều kiện đó không đặt ra cho các xã viên khác Sự nhấn mạnh này nhằm loại trừ sự

Trang 37

không công bằng trong việc đối xử của hợp tác xã đối với các chủ thể khi gia nhậphợp tác xã.

Điều 29 Luật Hợp tác xã của Philíppin lại có quy định khác với luật Hợp tác

viên - cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã Trước tiên chủ thể phải

gửi đơn xin gia nhập hợp tác xã tới Ban quản trị của hợp tác xã Tuy các thành viêncủa Ban quản trị do Đại hội xã viên bầu ra nhưng thành viên Ban quản trị chỉ là số

ít, do đó khi quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban quản trị, có thể có

sự thiếu khách quan và không công bằng Do vậy, việc quy định Đại hội xã viên là

cơ quan quyết định cuối cùng về việc kết nạp xã viên hợp tác xã là rất hợp lý Bởi lẽ

Đại hội xã viên tập hợp ý chí của mọi thành viên hợp tác xã, Đại hội xã viên họpcông khai và quyết định theo đa số phiếu biểu quyết, cho nên đảm bảo được tính

khách quan và công bằng

Đặc biệt, Luật Hợp tác xã của Ên Độ còn quy định chủ thể có quyền yêu cầuToa án giải quyết việc xin gia nhập hợp tác xã của minh:

"Khi người xin đăng ký nhận được quyết định từ chối đăng ký, họ có thể

khiếu nại lên Toà án Hợp tác xã Quyết định của Toàn án Hợp tác xã là quyết định

cuối cùng của việc này" (Khoản 8 Điều 7 Luật Hop tác xã của En Độ)

* Thi năm, khi các xã viên tự nguyện gia nhập hợp tác xã thì họ cũng cóquyền tự nguyện ra khỏi hợp tác xã và được hưởng các quyền lợi, cũng như cótrách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ còn lại do điều lệ hợp tác xã quy định Trongtrường hợp xã viên bị khai trừ khỏi hợp tác xã thì họ có quyền khiếu nại lên cơ

quan có thẩm quyền

Khoản 1 Điều 31 Luật Hợp tác xã của Philíppin quy định:

Trang 38

"Một xã viên hợp tác xã có thể, vì bat cứ ly do nào, xin rút khỏi hop tác xã và

họ phải thông báo cho Ban quản tri trước 60 ngày Người xin ra khỏi hợp tác xã cóquyền nhận lại phần vốn đóng góp và các khoản lãi trong phạm vi hợp tác xã "

Như vậy, ta thấy Luật Hợp tác xã của Philíppin đề cao quyền tự nguyện ra

khỏi hợp tác xã của xã viên Trước khi ra khỏi hợp tác xã, xã viên phải báo trướccho Ban quản trị trong một khoảng thời gian nhất định Việc ra khỏi hợp tác xã củamột xã viên có thể ảnh hưởng đến bộ máy nhân sự của hợp tác xã, cho nên khoảngthời gian ấy cần thiết để hợp tác xã có những điều chỉnh thích hợp về nhân sự

Khoảng thời gian ấy cũng cần thiết để chuẩn bị cho xã viên những quyền lợi vật

chất hợp pháp mà họ được hưởng khi ra khỏi hợp tác xã

Ngoài ra, Luật Hợp tác xã các nước còn có quy định trường hợp xã viên bị

khai trừ khỏi hợp tác xã Mặc dù đây là trường hợp xã viên ra khỏi hợp tác xã

không tự nguyện nhưng họ vẫn có thể bảo vệ quyền tự nguyện của mình khi thamgia hay ra khỏi hợp tác xã bằng cách gửi khiếu nại lên Đại hội xã viên - cơ quan cóquyền nói tiếng nói cuối cùng về vấn đề kết nạp hay khai trừ xã viên

"Ban quản trị phải thông báo bằng văn bản cho xã viên mà họ định khai trừ

và phải tạo điều kiện cho xã viên đó được trình bày với Ban quản trị trước khi ra

quyết định Trong vòng 30 ngày, sau khi Ban quản tri ra quyết định, đương sự có

quyền gửi bản khiếu nại lên Đại hội toàn thể xã viên, dù là phiên họp thường kỳ

hay phiên họp đặc biệt, quyết định này vẫn được coi là quyết định cuối cùng "

(Điều 31 Luật Hợp tác xã của Philíppin)

* Thi sấu, trong quá trình hoạt động của mình, hợp tác xã có quyền tự quyếtđịnh việc tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau, có quyền tựnguyện trong việc tổ chức lại hoặc giải thể hợp tác xã

Mỗi hợp tác xã khi thành lập đều dặt ra mục đích cho hoạt động của mình

Để đạt được mục đích đó, hợp tác xã có toàn quyền quyết định về việc lựa chọn

lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng cũng như mục đích

của mình Day là quy định hợp lý, dam bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh của hợp tác xã

Trang 39

Khoản 1 Điều 125 Luật Hợp tác xã nông nghiệp của Hàn Quốc quy định:

"Để đạt được mục đích đã quy định của hợp tác xã, hợp tác xã có thể tham

gia vào toàn bộ hay một phần các hoạt động kinh doanh"

Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, pháp

luật về hợp tác xã quy định các hợp tác xã có quyền quyết định về việc tổ chức lạihợp tác xã Một hợp tác xã có thể phân chia thành hai hoặc nhiều hợp tác xã Hai

hoặc nhiều hợp tác xã cũng có thể sáp nhập hay hợp nhất thành một hợp tác xã.Quy định này tạo ra tính năng động trong hoạt động của hợp tác xã

Điều 20 và Điều 21 Luật Hợp tác xã của Philíppin quy định:

"Theo nghị quyết được 2/3 số phiếu thông qua tại Dai hội xã viên, thì bất kỳhợp tác xã có đăng ký nào cũng có thể được tách thành hai hoặc nhiều hợp tác xã"

và "Hai hay nhiều hợp tác xã có thể sáp nhập với nhau thành một hợp tác xã lấy têncủa một trong những hợp tác xã hợp thành, hoặc có thể hợp nhất thành một hợp tác

xã mới gọi là hợp tác xã hợp nhất"

Ngoài ra, khi không muốn tiếp tục hoạt động, hoặc mục tiêu đã đạt được thìhợp tác xã có thể chấm dứt hoạt động của mình bằng cách giải thể tự nguyện

"Hợp tác xã có thể thông qua Nghị quyết của đại hội xã viên giải thể ở bất cứ

thời điểm nào" (Khoản 1 Điều 78 Luật Hợp tác xã Cộng hòa liên bang Đức)

* Ngoài ra, tính tự nguyện trong hợp tác xã còn thể hiện ở quyền tự ứng cửvào các chức danh quản lý, điều hành của hợp tác xã của mỗi xã viên

Điều 27 Luật Hợp tác xã của Philíppin quy định: "Một hợp tác xã có hai loại

xã viên là xã viên chính thức và cộng tác viên Xã viên chính thức được hưởng tất

cả các quyền lợi của một xã viên Cộng tác viên không có quyền bỏ phiếu và khôngđược ứng cử, đề cử, mà chỉ được hưởng các quyền lợi do điều lệ hợp tác xã quy

định" Điều này có nghĩa là: xã viên chính thức của hợp tác xã có quyền đề cử

người khác, đặc biệt hơn nữa, họ còn có quyền tự mình ứng cử vào các chức danh

như: thành viên Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Đây là một quy định tiến bộ,tạo cơ hội cho những người có năng lực phát huy khả năng của mình, tự khẳng định

mình.

Ngày đăng: 28/05/2024, 20:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w