1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày những hiểu biết của anhchị về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời gian từ năm 2020 đến nay

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn Mực Ngôn Ngữ Báo Chí
Tác giả Nguyễn Trang Oanh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Vân Anh
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Báo Chí
Thể loại Bài Tập Kết Thúc Môn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,55 MB

Cấu trúc

  • I. Phân tích các đặc trưng, tính chất của ngôn ngữ báo chí (0)
    • 1. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí (0)
      • 1.1. Là ngôn ngữ sự kiện (5)
      • 1.2. Là siêu ngôn ngữ (6)
      • 1.3. Là ngôn ngữ của độ không xác định (7)
      • 1.4. Là ngôn ngữ định lượng (7)
    • 2. Tính chất của ngôn ngữ báo chí (8)
      • 2.1. Tính chính xác, khách quan (8)
      • 2.2. Tính ngắn gọn, hàm súc (9)
      • 2.3. Tính đại chúng (9)
      • 2.4. Tính hấp dẫn (9)
      • 2.5. Tính định hướng (10)
      • 2.6. Tính cụ thể (10)
      • 2.7. Tính biểu cảm (10)
      • 2.8. Tính khuôn mẫu (11)
  • II. Trình bày những hiểu biết của anh(chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời (11)
    • 1. Khái quát về chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực ngôn ngữ báo chí (11)
    • 2. Khái quát về chuẩn hóa ngôn ngữ (13)
    • 3. Khái quát về lệch chuẩn ngôn ngữ báo chí (13)
    • 4. Khảo sát lỗi dựa trên các phương diện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí. Kèm ví dụ minh hoa (14)
      • 4.1. Chuẩn trên phương diện chữ viết (chuẩn chính tả) (14)
      • 4.2. Chuẩn trên cấp độ ngữ pháp (20)
      • 4.3. Chuẩn trên cấp độ từ vựng (23)
      • 4.4. Chuẩn trên cấp độ phong cách (26)
  • III. Các giải pháp và bài học kinh nghiệm (28)
    • 1. Hậu quả của việc tồn tại lỗi ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí (28)
    • 2. Các giải pháp và bài học kinh nghiệm (29)
      • 2.1. Trong quá trình xuất bản tác phẩm (29)
      • 2.2. Sau khi xuất bản tác phẩm (30)

Nội dung

Phân tích các đặc trưng, tính chất của ngôn ngữ báo chí

Tính chất của ngôn ngữ báo chí

2.1 Tính chính xác, khách quan

Với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội, chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn ngữ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng không thể lường trước được.

Ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo về sự chân thực, sự logic với hiện thực khách quan về những sự kiện đang diễn ra, đang được quan tâm hay đang vận động phát triển, bên cạnh đó cũng phải xác định được danh tính, thời gian, không gian, số lượng…

Tác giả cũng phải hạn chế sử dụng thiên kiến cá nhân cho các vấn đề báo chí và phải sử dụng ngôn ngữ báo chí phù hợp với đặc trưng của thể loại bài báo tác giả đang viết.

Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí và sự sáng tạo của nhà báo phải đảm bảo hài hòa giữa chuẩn mực và phá cách; tương tác giữa thông tin sự thật và hiệu quả tiếp nhận; cân bằng, chuyển hóa “cái tôi” của nhà báo và “cái ta” của công chúng.

2.2.Tính ngắn gọn, hàm súc

Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe, ngoài ra điều này còn làm tốn thời gian vô ích cho cả người viết lẫn độc giả Chính vì thế, diễn đạt ngôn ngữ báo chí có giới hạn và tính chất tức thời, người nghe người đọc muốn trong thời gian ngắn mà muốn viết được nhiều tin tức sự kiện nên lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao, phải trực tiếp, tuyệt đối, tránh sử dụng từ ngữ trùng lặp vòng vo, nhàm chán.

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Đối tượng hướng đến của báo chí đó chính là tất cả mọi tầng lớp trong xã hội không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp hay trình độ Tất cả cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính… đều là đối tượng phục vụ của báo chí Đây vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình Chính vì thế, nếu ngôn ngữ báo chí thiếu mất đi tính đại chúng thay vào đó là những từ ngữ mang tính hàn lâm, bác học sẽ khiến cho phần lớn tầng lớp bạn đọc cảm thấy không hiểu với nội dung được truyền tải Từ đó, báo chí sẽ mất đi giá trị của mình khi không được độc giả lắng nghe và tiếp nhận, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi.

Ngôn ngữ này đặc biệt chú trọng vào vấn đề lôi cuốn người đọc quan tâm tìm hiểu sự việc Do vậy ngay từ đầu tiêu đề đến cách kết cấu và cách sử dụng từ ngữ đều phải mang tính hấp dẫn, gợi trí tò mò và ý muốn tìm hiểu của người nghe, người đọc Tính kích thích hấp dẫn thể hiện ngay trong cách đặt tiêu đề các bài báo.

Một xã hội tốt đẹp, nhân văn là một xã hội hướng con người đến những giá trị vĩnh cửu “chân-thiện-mỹ” Với một thể mạnh cốt lõi của mình, báo chí ngày nay là một trong những lực lượng nòng cốt làm tốt nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh xã hội đi về phía ánh sáng của cái thật, cái tốt, cái đẹp Khi đó, bản thân mỗi người làm báo cần xác định được các ngưỡng, các quy định chuẩn về ngôn ngữ để có thể toát ra những nét đẹp văn hóa, đạo đức của nghề báo Đặc biệt là phải nắm rõ tư tưởng lập trường chính trị, đường lối, chủ trương, tôn chỉ, mục đích của Đảng và Nhà nước.

Tính cụ thể nằm trong cách nhà báo phản ánh vấn đề của sự kiện, mọi chi tiết đều phải tường tận rõ ràng, tránh trùng lặp và sử dụng những từ ngữ khó hiểu vào trong bài báo Tính cụ thể sẽ giúp cho người đọc có thể hiểu rõ, nắm rõ vấn đề giống như mình chính là người trong cuộc trải nghiệm sự kiện đó Nhiệm vụ của một nhà báo là làm thế nào để phản ánh tính chân thật cụ thể trong ngôn ngữ báo chí vào bài viết càng rõ ràng càng tốt.

Ngôn ngữ báo chí không hề khô khan như nhiều người vẫn nghĩ, vì nếu chỉ áp dụng cách viết không cảm xúc, báo chí rất khó để khiến người đọc có thể ghi nhớ thông tin Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí được lấy từ các ca dao, tục ngữ, thành ngữ để biểu đạt hay những phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để bộc lộ cảm xúc Công chúng sẽ dễ dàng ghi nhớ những thông tin đó hơn, so với những dòng từ ngữ khô khan mang tính thông báo.

2.8.Tính khuôn mẫu Đó chính là việc lặp lại như ngôn từ có sẵn trong bài báo với mục đích tự động hóa quy trình thông tin, làm cho nó nhanh chóng và thuận tiện hơn Tính khuôn mẫu biểu hiện đơn nghĩa và mang sắc thái trung tính, nhưng nó giúp thông tin được truyền đạt ngắn gọn hơn rất nhiều.

Trình bày những hiểu biết của anh(chị) về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời

Khái quát về chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực ngôn ngữ báo chí

Trước khi liệt kê những kiểu chuẩn mực ngôn ngữ báo chí, thì cần biết thế nào là chuẩn mực ngôn ngữ Xác định chuẩn ngôn ngữ cần phải dựa trên các cứ liệu thực tế của ngôn ngữ trên 4 cấp độ là chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách Bên cạnh đó, cần phải xét những lý do ngoài ngôn ngữ vốn ảnh hưởng đến sự phát triển, thay đổi của nó: những biến đổi lớn lao trong xã hội, vai trò tác động của các trào lưu, các nhóm xã hội, công cuộc Đổi mới và sự mở cửa cho một kinh tế mới,

Thực chất, chuẩn mực ngôn ngữ có nhiều cách hiểu và mỗi quan điểm hầu như không có sự mâu thuẫn Theo GS Nguyễn Văn Khang thì

“ngôn ngữ chuẩn mực có thể hiểu là biến thể ngôn ngữ đã qua chỉnh lý, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp của cộng đồng nói năng để thực hiện hiện đại hóa” Còn GS Vũ Quang Hào cho rằng:

“Chuẩn mực ngôn ngữ được xem xét trên hai phương diện: Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng Mặt khác chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử”.

Chính vì thế, chuẩn ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng đắn và thích hợp

Chuẩn ngôn ngữ , đặc biệt là chuẩn mực ngôn ngữ báo chí được xét theo hai phương diện quan trọng:

+ Chuẩn ngôn ngữ mang tính quy ước xã hội và được xã hội đó cùng chấp nhận sử dụng

+ Chuẩn ngôn ngữ không mang tính ổn định Nó biến đổi phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử Vì rất có thể “Lỗi của ngày hôm qua trở thành chuẩn của ngày hôm nay, lỗi hôm nay sẽ là chuẩn ngày mai” (Claude Haugège)

Ngôn ngữ chuẩn phải thể hiện được các chức năng sau:

- Chức năng khung tham chiếu.

Khái quát về chuẩn hóa ngôn ngữ

Chuẩn hóa ngôn ngữ là một khái niệm có liên quan đến chuẩn ngôn ngữ Đó là việc xác định và thực hiện các chuẩn mực ngôn ngữ vào các điều kiện cụ thể trong xử lý ngôn ngữ.

Chuẩn hóa ngôn ngữ là chuẩn hóa ngôn ngữ văn học Nói chung chuẩn mực của ngôn ngữ văn học chủ yếu là ngôn ngữ viết

Chuẩn hóa ngôn ngữ của một quốc gia nói chung là nhằm:

- Loại bỏ trở ngại giao tiếp mà do hàng loạt các lý do đã tạo ra các biến thể, gây khó khăn cho giao tiếp.

- Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ quốc gia dân tộc.

- Thực hiện quá độ từ chuẩn cũ sang chuẩn mới.

Chuẩn hóa ngôn ngữ đã được xác định là triển khai theo hướng xã hội hóa và phát triển theo hướng dân chủ hóa.

Khái quát về lệch chuẩn ngôn ngữ báo chí

Lệch chuẩn là “một thủ pháp sáng tạo, cách tân phù hợp với chuẩn, với cái đúng, cái thích hợp và được thói quen dùng chấp nhận”.

Lệch chuẩn là một hiện tượng xuất hiện ở các cấp độ ngôn ngữ phong phú hơn và phổ biến hơn cả là ở cấu tạo từ, cấu tạo ngữ pháp, cấu tạo câu và cấu trúc văn bản.

Lệch chuẩn là một hiện tượng có tính lâm thời, nó chỉ xuất hiện trong những thời đoạn nhất định và mang những sắc thái biểu cảm nhất định

Chúng ta sẽ không thể tìm thấy trên mặt báo hiện nay những lệch chuẩn vốn đã xuất hiện trên báo chí thời chống Mỹ: ổ gà không khí, ga bay Gia

Lâm, trần mây Hà Nội, trận mưa đuya-ra, cuộc động đất chính trị, v.v…

Lệch chuẩn thường mang sắc thái khoa trương ly kỳ hóa hình tượng , nghệ thuật ngôn ngữ Do vậy đặc trưng này có tính hai mặt: một mặt nó có khả năng hấp dẫn níu mắt người đọc nhưng mặt khác nó sẽ đưa ngòi bút của người viết đến miền đất sáo hoặc phạm lỗi thậm xưng Hơn nữa nó chỉ thích hợp đối với những thể loại báo chí nhất định (chẳng hạn phóng sự, ký báo chí, ) mà hoàn toàn không thích hợp đối với những thể loại khác (chẳng hạn tin) hoặc chỉ thích hợp với đề tài này mà không thích hợp với đề tài khác.

Sự tồn tại của lệch chuẩn vừa mâu thuẫn lại vừa độc đáo Mâu thuẫn ở chỗ nó là hiện tượng lâm thời nhưng lại tồn tại trong loại hình ngôn ngữ chuẩn (ngôn ngữ báo chí) Độc đáo ở chỗ nó là sự sáng tạo của một cá nhân nhưng lại được cả cộng đồng chấp nhận bởi nó vừa thích hợp lại vừa hấp dẫn, lôi cuốn.

Lệch chuẩn vừa là cái cho phép người ta nhận ra phong cách tác giả, vừa là cái chế định chính bản thân phong cách đó.

Khảo sát lỗi dựa trên các phương diện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí Kèm ví dụ minh hoa

4.1 Chuẩn trên phương diện chữ viết (chuẩn chính tả)

Theo khảo sát, các lỗi chính tả có tỉ lệ mắc cao nhất là các từ soi mói, lãng mạn, chẩn đoán, Ngoài ra, các lỗi thường gặp có thể kể đến như:

- Sai chính tả : Đây là loại lỗi phổ biến nhất trong báo chí Nó bao gồm việc viết sai hoặc sử dụng sai các từ, từ vựng hoặc cụm từ Ví dụ: viết sai từ, sai dấu hoặc sử dụng từ không phù hợp.

- Vi phạm quy tắc về viết hoa và viết thường: Vi phạm quy tắc này bao gồm việc viết hoa hoặc viết thường không đúng ở các từ, cụm từ hoặc định danh cụ thể.

- Sai dấu câu: Điều này bao gồm việc thiếu hoặc sử dụng sai dấu câu, gây ra sự mơ hồ hoặc hiểu nhầm trong văn bản.

- Sai chính tả tên riêng: Trong trường hợp này, tên riêng của người, địa điểm hoặc sự kiện có thể được viết sai chính tả. a Quy tắc viết một số từ có nhiều dạng phiên âm.

Quy tắc ghi nguyên âm “i”, “y” Quy tắc này được thống nhất như sau:

- Sau âm đệm: duy trì, lũy thừa, quy định,

- Đứng một mình trong từ có yếu tố Hán Việt: y tá, ý niệm, ý kiến, ý nghĩa, ý chí,

- Trong các vần , : ay ây máy bay, cây, dây,

- Trong tên riêng, tên triều đại đã quen dung y thì vẫn viết theo truyền thống: Lý Thường Kiệt, xã Lý Nhân, Mỵ Châu, nước Mỹ,

Quy tắc phân biệt các phụ âm và nguyên âm dễ nhầm lẫn (l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi…):

- L có khả năng láy âm với các âm đầu khác, còn N thì không có khả năng này (lắp bắp, lỡ dở, lờ đờ, )

- Ch có khả năng láy âm với các phụ âm khác như: chơi bời, chèo leo, chới với,

- Tr chỉ láy với Tr và một vài từ L như: trân trân, trừng trừng, trót lọt, trụi lủi,

Cách đây 4 ngày, trên trang báo mạng Kenh14.vn đã phát sinh một sai sót về chính tả khi đăng tải thông tin, cụ thể là việc sử dụng từ "d" thay vì "giở trò" Đây là một trong những lỗi đã được nhắc đến từ lâu và không thể bỏ qua trong trường hợp này.

→ Đúng chính tả: Giở trò. b Lạm dụng từ nước ngoài.

- Chỉ nên sử dụng khi cần thiết và phù hợp ngữ cảnh.

- Không lạm dụng quá nhiều từ nước ngoài trong tiêu đề.

- Dịch các từ mượn nước ngoài khi chưa rõ về nghĩa.

- Sử dụng các từ tiếng Việt vốn có.

Vào 10/09/2021, trang báo điện tử VGT.VN đã lạm dụng nhiều từ nước ngoài (hint, netizen, fame) để dùng trong tiêu đề đã gây ra khó hiểu với nhiều đối tượng độc giả

Trong đó hint được hiểu là dấu hiệu, netizen là cư dân mạng, fame là danh tiếng.

→ Sửa thành: Triệu Lộ Tư lộ tin hẹn hò với Dương Dương, dân cư mạng nghi cô cố tình ké danh tiếng. c Viết tắt.

- Không nên lạm dụng viết tắt trong cùng một câu tiêu đề.

- Trong trường hợp câu viết tắt gây “lú” cho người đọc thì cần phải có ghi chú.

- Những từ có thể viết tắt:

+ CAHN (Công an Hà Nội)

Tiêu đề trên đã mắc phải lỗi mà đa số nhà báo thường gặp, đó là viết tắt quá nhiều trong cùng một tiêu đề hoặc sapo Sai phạm này sẽ gây khó hiểu cho nhiều người đọc, đồng thời thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong việc đặt tiêu đề của tác giả.

—> Tiêu đề đầy đủ có thể sửa thành: Câu lạc bộ Công an Hà Nội thắng hủy diệt, Huấn luyện viên Polking thờ phào còn Huấn luyện viên Hải Phòng không quá buồn. d Viết hoa.

- Cần phải viết hoa đối với tên riêng, tên địa danh, tên bộ phận/ tổ chức,

- Sau dấu chấm, đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.

Ngày 20/6/2024 vừa qua, trên diễn đàn Vietnamnet.vn đã đăng tải thông tin và mắc đến 2 lần khi không viết hoa chữ cái đầu của chức danh người đứng đầu công ty.

—> Sửa thành: Tổng Giám đốc.

4.2 Chuẩn trên cấp độ ngữ pháp.

Các lỗi thường gặp về ngữ pháp:

- Dùng sai hoặc mơ hồ các yếu tố hay các biểu thức quy chiếu

- Không thể hiện đúng cấu trúc vị ngữ hạt nhân

- Nhập nhằng trong quan hệ cú pháp giữa các thành phần câu

- Không chuẩn mực trong việc tổ chức ngữ đoạn a Câu phải đúng về cấu tạo ngữ pháp.

- Câu không đúng về ngữ pháp là những câu văn thiếu thành phần nòng cốt có thể kể đến như:

+ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

+ Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc.

+ Câu ghép bị thiếu một vế. b Câu không được mơ hồ về nghĩa.

Câu mơ hồ về nghĩa là câu có thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn, hiểu lầm cho việc lĩnh hội của người nghe, người đọc. c Câu phải phù hợp với tư duy của logic. Để tin bài trở nên phù hợp và dẫn dắt hiệu quả ý muốn truyền tải của tác giả đến người đọc, cần phải sử dụng những câu từ rõ ràng, dễ hiểu và không lòng vòng, lủng củng. d Dấu câu phải đặt chuẩn xác. Đặt dấu câu để tách biệt giữa các vế và thành phần trong câu trở nên rõ ràng, mạch lạc cho người đọc e Câu không vi phạm quan hệ đối xứng và quan hệ đối lập.

Trong báo chí, việc tuân thủ quan hệ đối xứng và đối lập trong câu là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính logic và rõ ràng của thông tin Quan hệ đối xứng giúp câu có cấu trúc đối xứng, dễ đọc và hiểu, trong khi quan hệ đối lập giúp tôn lên sự tương phản, làm nổi bật ý tưởng chính Điều này không chỉ nâng cao chất lượng văn phong mà còn làm cho bài viết trở nên hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn đối với độc giả.

Ngày 20/6/2024, Báo Người Lao động đã mắc phải lỗi thiếu bổ ngữ bắt buộc trong câu Khiến người đọc hình dung nhầm và phải đọc lại để hiểu hơn.

—> Sửa thành: Ồn ào tin ly hôn trong showbiz của Hoa và Việt.

Trong bản tin Tài chính - kinh doanh phát trên VTV1 lúc 7h, Biên tập viên Anh Quang đã gọi những người bán hàng rong là "sống ký sinh trùng” Ngay sau đó rất nhiều khán giả khi xem bản tin này đã phản ứng với cách biên tập viên so sánh những người bán hàng rong sống ký sinh trên những con phố Vì từ đó sai về mặt ngữ pháp và sai về mặt dùng từ, cụ thể là sai về ý nghĩa của từ Từ ký sinh trùng còn có nghĩa biểu cảm mang hàm ý tiêu cực Nói đến một người sống ký sinh vào người khác, ý là chê trách người đó Nói như thế là xúc phạm những người bán hàng rong, cũng như không đúng với quan điểm của Đảng và Nhà nước về các loại hình kinh tế.

—> Sửa thành: Thay “ký sinh trùng” thành từ “mưu sinh”.

4.3 Chuẩn trên cấp độ từ vựng. a Dùng từ chính xác, không mơ hồ về nghĩa.

Thứ nhất, dùng từ chính xác đảm bảo truyền tải thông tin đúng đắn và đáng tin cậy đến công chúng, giúp người đọc hiểu rõ bản chất của sự việc mà không bị hiểu lầm hay sai lệch Thứ hai, việc dùng từ ngữ chính xác giúp duy trì tính minh bạch và trung thực, hai yếu tố cốt lõi trong nghề báo Cuối cùng, ngôn từ rõ ràng và chính xác còn góp phần tăng cường uy tín và độ tin cậy của cơ quan báo chí, từ đó xây dựng lòng tin với độc giả.

Trong mục “Điểm Tuần: Nỗi Sợ Mùa Dịch” của chương trình Chuyển Động 24h - VTV1, BTV Sơn Lâm đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận với loạt phát ngôn gây tranh cãi khi sử dụng giả thuyết về 3 cấp độ não người (triune brain) để bình luận về thực trạng một số người dân vẫn ra đường không có lý do chính đáng trong khi thành phố đang thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ Cách lấy ví dụ đó đã khiến BTV Sơn Lâm gặp nhiều chỉ trích từ phía độc giả. b Dùng từ phù hợp với phong cách báo chí. Để bảo đảm tính chính xác và rõ ràng trong việc truyền tải thông tin Ngoài ra, việc này còn giúp duy trì tính khách quan và trung thực, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà báo, góp phần xây dựng và duy trì lòng tin của công chúng đối với cơ quan báo chí. c Dùng từ đúng ngữ cảnh, phổ biến toàn dân.

Dùng từ đúng ngữ cảnh, phổ biến toàn dân giúp đảm bảo tính dễ hiểu và tiếp cận rộng rãi Khi sử dụng từ ngữ phù hợp và quen thuộc với đa số người dân, thông tin sẽ trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn Điều này giúp mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả những người không có trình độ học vấn cao, có thể nắm bắt được nội dung một cách chính xác.

Các giải pháp và bài học kinh nghiệm

Hậu quả của việc tồn tại lỗi ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí

Đối với bài báo: các lỗi về từ vựng, ngữ pháp thường làm cho bài báo trở nên khó hiểu, tối nghĩa, diễn đạt lủng củng, gây khó chịu cho người đọc, các lỗi khác như lỗi về phong cách có thể khiến cho bài báo mang các sắc thái ngôn ngữ không phù hợp. Đối với công chúng: dễ gây khó hiểu, làm giảm hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng Hơn nữa, việc thông tin bị công chúng hiểu sai, hiểu nhầm có thể dẫn đến việc họ lan truyền, truyền đạt lại các thông tin không còn chính xác. Đối với nhà báo và cơ quan báo chí: các lỗi về ngôn ngữ bài báo có thể gây thất bại trong việc truyền đạt thông tin 1 cách rõ ràng, chính xác và trung thực đến với công chúng, gây nên những hiểu nhầm không mong muốn với tác phẩm của nhà báo và tòa soạn Nó còn làm mất thời gian, công sức và tiền bạc đã bỏ ra trong quá trình tác nghiệp và trong cả quá trình đính chính, cải biên sau khi phát hiện các lỗi gây mất uy tín cho ⇒ nhà báo và cơ quan báo chí.

Các giải pháp và bài học kinh nghiệm

2.1 Trong quá trình xuất bản tác phẩm:

Trong quá trình tác nghiệp và biên tập tác phẩm của mình, nhà báo cần cẩn trọng với việc sử dụng ngôn ngữ Đối với các từ ngữ Hán Việt, các từ ngữ lạ mà tác giả chưa rõ ràng về cách sử dụng, chưa chắc chắn về ngữ nghĩa, sắc thái, xuất xứ (từ đó có phải từ địa phương không), ⇒ phải tham khảo các từ điển, các nghiên cứu uy tín để sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt 1 cách hợp lý và đúng đắn.

Hiện nay, việc cạnh tranh, “chạy đua” thông tin của các loại hình báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử có thể gây khó khăn cho nhà báo trong quá trình biên tập Tuy nhiên, việc soát lỗi và kiểm duyệt vẫn là điều kiện tối thiểu trong quá trình sản xuất tác phẩm Các loại hình báo chí như báo in với các sản phẩm vật lý rất khó để thu hồi, đính chính so với các loại hình báo chí khác.

Các cơ quan báo chí cũng cần tăng cường kiểm duyệt, biên tập về cả ngôn ngữ và nội dung của các tác phẩm tại cơ quan mình Người biên tập cũng cần có sự am hiểu về tác phẩm mình biên tập, để có đánh giá đúng đắn nhất về độ chính xác và phù hợp của ngôn ngữ, cũng như có cách biên tập hợp lý, đúng với ngữ cảnh, sắc thái, phong cách của bài viết.

Ngày đăng: 03/08/2024, 12:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w