1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Tìm Hiểu Văn Hóa Thưởng Trà Của Người Trung Quốc.pdf

37 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌM HIỂU VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Tác giả Trần Ngọc Mai, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Thị Huyền Trâm, Lê Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn TS. Lý Gia Yến
Trường học ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Tiếng Trung
Thể loại Bài nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,27 MB

Cấu trúc

  • I. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • II. Mục tiêu nghiên cứu (9)
  • III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1. Đối tượng nghiên cứu (10)
    • 2. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu (10)
  • V. Ý nghĩa khoa học (12)
    • 1. Ý nghĩa lý luận (12)
    • 2. Ý nghĩa thực tiễn (12)
  • VI. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (12)
  • VII. Bố cục (14)
  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (16)
    • 1. Một số vấn đề lý luận giới thiệu về trà và văn hoá trà (16)
      • 1.1 Tên gọi trà (16)
      • 1.2 Văn hoá trà (16)
      • 1.3 Văn hóa thưởng trà (16)
    • 2. Nguồn gốc cây trà và những những loại trà nổi tiếng ở Trung Quốc (16)
      • 2.1 Nguồn gốc cây trà (16)
      • 2.2 Những loại trà nổi tiếng ở Trung Quốc (17)
  • CHƯƠNG II: Thưởng trà và vai trò của Thưởng trà ở Trung Quốc (22)
    • 1. Điểm đặc biệt nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc (22)
      • 1.1 Cách chọn loại trà và lá trà (22)
      • 1.2 Tại sao thưởng trà là một nghệ thuật? (23)
    • 2. Nghệ thuật uống trà (23)
    • 3. Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà (24)
      • 3.1 Trước khi uống trà (giai đoạn chuẩn bị) (24)
      • 3.2 Khi đang uống trà (giai đoạn pha trà) (24)
    • 4. Văn hóa của trà đạo (25)
      • 4.1 Văn hóa tinh thần (25)
      • 4.2 Văn hóa vật chất (26)
    • 5. Vai trò của trà (26)
  • CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG THƯỞNG TRÀ TẠI TRUNG QUỐC VÀ LIÊN HỆ ĐẾN TRÀ VIỆT NAM (28)
    • 1. Hiện trạng thưởng trà tại Trung Quốc (0)
    • 2. Liên hệ với trà Việt Nam (0)
      • 2.1 Những điểm tương đồng (28)
      • 2.2 Những điểm khác biệt (29)
    • 3. Mối quan hệ giữa trà Trung Quốc đến với trà Việt Nam (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Hoàng đế Càn Long sống đến 88 tuổi cũng là do uống nhiều trà Khi 85 tuổi sắp thoái vị, lão trung y đến nói với nhà vua:

“Quốc bất khả nhất nhật vô quân”.(Nước không thể một ngày không vua)

Vị thiên tử phong lưu hay chữ, hóm hỉnh đối lại rất chỉnh:

”Quân bất khả nhất nhật vô trà” (Vua không thể một ngày thiếu trà) Qua đó đủ biết ông vua này yêu trà đến mức nào Và cũng vì lẽ đó vị trí của trà được đẩy lên nhiều bậc.

Từ minh chứng trên, có thể khẳng định trà văn hóa thưởng trà truyền thống của Trung Quốc xứng đáng là báu vật trong lịch sử Trung Quốc. Đất nước Trung Quốc chính là cái nôi, là quê hương của trà đạo Vượt qua giới hạn của dòng chảy không gian và thời gian, thưởng trà đã kết nối với người Trung Quốc như một phần máu thịt không thể tách rời trong hàng nghìn năm lịch sử Trà được các văn nhân Trung Quốc xếp vào một trong bảy nét đẹp văn hóa đặc sắc bên cạnh cầm, kỳ, thư, họa, thi, tửu Từ lâu, việc thưởng trà không chỉ đơn giản là thói quen mà còn là tinh thần truyền thống của người Trung Quốc, mang một ý nghĩa cao quý và đáng trân trọng mà họ tự hào.

Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn "Tìm hiểu về văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc" làm đề tài nghiên cứu Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc, sinh viên có thể tiếp cận nền văn hóa lâu đời của đất nước này, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về trà và những nét tinh túy của trà Từ đó, sinh viên còn có thể hiểu hơn về đất nước Trung Quốc rộng lớn.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở việc có thêm cơ hội học tập và mở mang thêm kiến thức về nghiên cứu khoa học, mà chúng tôi còn hy vọng sẽ đem lại cho độc giả những kiến thức về trà và sự phát triển của việc thưởng trà ở những chặng đường lịch sử của Trung Quốc Đối với những người hứng thú tìm hiểu về trà nói chung và có niềm đam mê với trà Trung Quốc nói riêng

Ngoài ra chúng tôi cũng tìm hiểu về quy trình uống trà và các giá trị văn hóa bao gồm các giá trị vật chất hay các giá trị tinh thần của trà đối với người dân Trung Quốc Từ đó xác định được vị trí và vai trò của trà trong nền văn hóa Trung Quốc lâu đời Đồng thời là khai thác và du nhập các tinh hoa văn hóa của thưởng trà của Trung Quốc vào Việt Nam.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Từ lâu trà được biết đến như một nét văn hóa truyền thống của người dân Trung Quốc; văn hóa thưởng trà Trung Quốc được hình thành rất lâu đời và trải qua nhiều biến động qua các giai đoạn lịch sử Chính vì những nét độc đáo, tinh hoa trong văn hóa thưởng trà mà đã thu hút đông đảo những người đam mê trà nghiên cứu và tìm hiểu Từ đó những công trình nghiên cứu, bài báo, quyển sách hay (Trà Trung Quốc- Lưu Đồng…) lần lượt ra đời Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp chúng tôi dễ dàng tìm thấy những video, chương trình truyền hình nói về văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc Đó chính là nguồn tài liệu, cơ sở quý báu giúp chúng tôi phát triển đề tài nghiên cứu của mình.

Cách tiếp cận: Để đến gần hơn với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận thu thập thông tin, tức là nghiên cứu tài liệu, sách và các trang web có độ tin cậy trên mạng Internet

Nhóm chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tổng hợp dữ liệu, ngoài ra còn một số phương pháp nhỏ như: liệt kê, phân tích, tổng hợp tư liệu, quy nạp và so sánh để đem đến một bài tìm hiểu đầy đủ, mang ý nghĩa sâu sắc về văn hóa thưởng trà Trung Quốc.

+ Phương pháp tổng hợp tư liệu: Dựa vào nguồn tài liệu được ghi chép, đánh giá, các lý luận về lịch sử, nguồn gốc, phương pháp,… về chủ thể của bài nghiên cứu khoa học này Chúng tôi lựa chọn, điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với tính chất cùa bài tìm hiểu Một số tư liệu như: Sách Trà Kinh, trang báo mạng,…

+ Phương pháp phân tích: Phân tích các khái niệm, quan điểm đã được đưa ra về ý nghĩa văn hóa thưởng trà đối với người Trung Quốc Sau đó tổng hợp, ghi chép, đưa ra nhận xét tổng quan.

+ Phương pháp quy nạp: Nhìn nhận, xem xét, tìm ra các điểm tương đồng, khác biệt trong các ý kiến, khái niệm để xem xét đưa ra ý kiến tổng hợp cho tất cả nội dung.

+ Phương pháp liệt kê: Chúng tôi liệt kê ra các luận điểm, luận cứ nhằm làm nổi bật cũng như khẳng định vấn đề Liệt kê logic, có sự gắn kết liên kết giữa các luận điểm với nhau.

Ý nghĩa khoa học

Ý nghĩa lý luận

- Giúp sinh viên tiếp cận được một nền văn hóa mang giá trị lịch sự nghìn đời, chứa đựng nội hàm tư tưởng rộng lớn và sâu sắc của văn hóa trà Trung Quốc.

- Thấy được tầm ảnh hưởng to lớn và vai trò của văn hóa thưởng trà đối với đất nước Trung Quốc và cuộc sống của người Trung Quốc.

Hiểu rõ nguồn gốc, lịch sử và nghệ thuật thưởng trà Trung Quốc sẽ giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về văn hóa thưởng trà tinh túy của Trung Quốc, góp phần mở rộng kiến thức nền tảng về chủ đề này.

Thông qua so sánh văn hóa thưởng trà của Việt Nam và Trung Quốc, ta có thể nhận thấy những nét tương đồng và khác biệt, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về nét văn hóa này ở cả hai quốc gia.

Ý nghĩa thực tiễn

- Trở thành nguồn tư liệu tham khảo có ích cho các đọc giả có hứng thú nghiên cứu về trà đạo Trung Quốc.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trung Quốc là quê hương, là chiếc nôi của cây trà, và người Trung Quốc cũng là một trong những dân tộc đầu tiên tiếp xúc và tìm ra cách chế biến lá trà Vì vậy các nghiên cứu về văn hóa thưởng trà ở Trung Quốc vô cùng đa dạng và phong phú.

Trong lịch sử trà đạo Trung Quốc có rất nhiều cuốn sách liên quan đến trà, như:Trà Kinh, Trà Lục, Trà Phổ, Trà Sử, những bài viết đăng báo, tạp chí khác cũng thường thể hiện sự phát triển của văn hoá trà theo các giai đoạn lịch sử Ví dụ như bài Khởi nguyên của Trà Trung Quốc và sự hình thành văn hoá trà (中国茶的起源和茶文化的形成), tác giả giới thiệu trà bắt đầu xuất hiện từ trước thời Tam

Quốc, bắt đầu manh nha vào thời Tấn và Nam Bắc triều, dần dần hình thành vào thời Đường và hưng thịnh vào thời Tống.

Tạp chí Khái quát về nghiên cứu văn hoá trà Trung Quốc (中国茶文化研究概 况) – tạp chí chuyên viết về văn hóa trà lớn nhất Trung Quốc đã đăng hơn 300 trang, mỗi năm đăng 2 kỳ, đến nay đã đăng được khoảng 130 kỳ Bên cạnh đó, theo thống kê sơ bộ thì hơn 20 năm qua có khoảng 6000 bài đăng tạp chí về văn hoá trà Trung Quốc, trong đó có tới 3000 bài luận văn nghiên cứu.

Nhìn chung các nghiên cứu về văn hoá thưởng trà của Trung Quốc đều chủ yếu tập trung vào các đề tài như: Khái quát về văn hoá trà, lịch sử văn hoá trà, nghệ thuật trà và trà đạo…Trong số những danh tác nổi bật không thể không nhắc đến bộ Trà kinh (茶经) của Lục Vũ(陆羽)( Trần Quang Đức dịch (2008), Nxb.Văn học Hà Nội) Đây được coi là cuốn chuyên khảo đầu tiên về trà trên thế giới, cũng như là cuốn bách khoa về trà lâu đời nhất thời nhà Đường

Trà kinh của Lục Vũ đã để lại nhiều hiểu biết và kiến thức quan trọng cho các nhà trà học Điển hình là nhà trà học nổi tiếng Trang Vãn Phương (庄晚芳) với nhiều công trình có giá trị như Tuyển tập luận văn trà học ( Nxb.Khoa học kỹ thuật Thượng Hải, 1992); Bàn luận trà sử Trung Quốc ( Nxb Khoa học, 1998);

Mạn đàm về thưởng trà ( Nxb.Kinh tế tài chính Trung Quốc, 1981).

Sau đó là các nghiên cứu như Văn hoá trà Trung Quốc (中国茶文化) –

Nxb.Cửu Châu, 2009 của Vương Linh (王玲) đã giới thiệu toàn diện lịch sử hình thành và phát triển của văn hoá trà Trung Quốc, phân tích về tư tưởng hạt nhân và đặc trưng của văn hoá trà trong các tôn giáo từ góc độ triết học, được sự hoan nghênh và đón nhận đông đảo độc giả Trung Quốc.

Một tác phẩm có giá trị không kém Văn hoá trà Trung Quốc đó là Trà và văn hoá Trung Quốc (茶与中国文化) ( Nxb.Nhân dân Bắc Kinh, 2001) của Quan

Kiếm Bình, cuốn sách tiếp cận và nghiên cứu văn hoá trà ở một phương diện khác, đi từ những thiếu sót trong nghiên cứu lịch sử văn hoá trà trước đó để phân tích, từ đó rút ra về thói quen và phong tục uống trà đương thời trong xã hội hiện đại, qua đó cho người đọc thấy được quá trình hình thành và hoàn thiện của văn hoá trà Trung Quốc.

Nhìn chung, những tác phẩm, công trình nghiên cứu về văn hoá trà của người Trung Quốc ở Việt Nam còn rất ít, một số tài liệu có giá trị tham khảo có thể kể đến là cuốn sách trùng tên với sách của Trung Quốc là Trà Kinh ( Nxb Văn nghệ,

2006 ) của tác giả Vũ Thế Ngọc – chuyên gia trong nghiên cứu văn hoá trà của Việt Nam Bên cạnh trình bày và giới thiệu nguồn gốc, lịch sử phát triển của trà Trung Quốc thì có giới thiệu rất chi tiết và kĩ càng về trà của Việt Nam Ví dụ như viết về quá trình truyền bá và phát triển của văn hoá trà Việt Nam, Vũ Thế Ngọc cũng có những luận điểm khá tương đồng với các nghiên cứu ở Trung Quốc Cuốn sách đã giới thiệu theo trình tự: Phát hiện và bắt đầu dùng như đồ uống từ trước thế kỷ thứ

7, trở thành một nghệ thuật vào thời Đường (618-907), đạt đến độ tinh tế, hoàn chỉnh vào thời Tống (960-1280), được dùng và khai thác cho mục đích thương mại, buôn bán vào thời Minh (1368-1644), tiếp tục được nâng lên thành văn hóa thưởng trà với trình độ siêu tuyệt cả về trà đạo, trà cụ hay trà phẩm vào thời Thanh (1644-1911) và phát triển theo nhiều hướng đa dạng, phong phú trong thời hiện đại ngày nay Từ đó, người đọc đã thấy được những điểm tương đồng và khác biệt nhất định trong văn hóa thưởng trà của Trung Quốc và Việt Nam.

Ngoài ra, những bài luận văn tốt nghiệp như "Nghiên cứu về văn hóa thưởng trà Trung Quốc" của Nguyễn Lan Nhi (2018) cũng là nguồn tài liệu đáng tin cậy Tuyển tập này phân tích sự hình thành và phát triển của văn hóa trà Trung Quốc, khám phá các đặc điểm độc đáo trong cách thưởng trà của người Trung Quốc Qua đó, độc giả sẽ hiểu sâu sắc hơn về văn hóa phong phú và đa dạng của Trung Hoa.

Các công trình nghiên cứu về văn hóa trà Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, cung cấp nền tảng vững chắc cho những nghiên cứu sau này về chủ đề này Những công trình này mang giá trị tham khảo cao, cung cấp thông tin sâu sắc về các khía cạnh lịch sử, phong tục và ý nghĩa văn hóa của trà trong xã hội Trung Quốc Sự sâu sắc và toàn diện của các nghiên cứu này đã tạo tiền đề thiết yếu cho việc tiếp tục khám phá di sản văn hóa trà đồ sộ của Trung Quốc.

Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận và giới thiệu tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi được chia thành ba chương, mỗi chương sẽ trình bày nội dung như sau:

Chương I : Giới thiệu sơ lược về trà và văn hóa thưởng trà ở Trung Quốc, từ đó trình bày về nguồn gốc và lịch sử xuất hiện của trà và những loại trà nổi tiếng tại vùng đất này.

Chương II : Tiến hành tìm hiểu kỹ về điểm đặc biệt trong nghệ thuật thưởng trà Trung Quốc: chọn loại trà và lá trà, nguyên tắc, lễ nghĩa uống trà và văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và vai trò mà việc thưởng trà mang lại trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Chương III : Căn cứ vào thông tin các nguồn dữ liệu đã thu thập, chúng tôi trình bày tình trạng tiêu thụ trà tại Trung Quốc hiện nay rồi so sánh với trà tại nước ta và xác định mối quan hệ thưởng trà giữa Trung Quốc và Việt Nam, sau đó để xuất phương án mở rộng thưởng trà tại Việt Nam.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một số vấn đề lý luận giới thiệu về trà và văn hoá trà

Nguồn gốc từ chữ Hán, tên gọi của trà đa dạng tùy theo từng giai đoạn Tuy nhiên, sau khi sách "Trà kinh" của Lục Vũ xuất hiện, tên gọi "trà" chính thức trở thành tên gọi chung thay thế cho các tên gọi trước đó.

- Ở Trung Quốc, văn hoá trà là gì?

"Trà văn hóa" bao hàm mọi đặc trưng văn hóa xuất phát từ hoạt động uống trà.

- Văn hóa thưởng trà là gì ?

- Phân biệt với các khái niệm khác như “văn hoá trà”, “tục uống trà”, “thói quen uống trà”

Nguồn gốc cây trà và những những loại trà nổi tiếng ở Trung Quốc

- Những truyền thuyết cổ về nguồn gốc, lịch sử xuất hiện trà:

+ Huyền thoại mang sắc thái người Hoa Bắc.

+ Huyền thoại mang sắc thái người Hoa Nam.

- Cây trà trong các triều đại văn hoá Trung Quốc:

+ Ở các triều đại khác nhau sẽ có cách sử dụng trà khác nhau (tầng lớp nào sử dụng, sử dụng với mục đích gì, thời đại nào hưng thịnh nhất…)

2.2 Những loại trà nổi tiếng ở Trung Quốc.

- Ở Trung Quốc trà được chia thành năm loại.

- Mười loại Trà trong Trung Quốc Thập Đại Danh Trà (là một danh sách gồm mười loại trà được coi là nổi tiếng nhất của Trung Quốc)

Hình 1: Trà Thiết Quan Âm

Hình 4: Trà Quân Sơn Ngân Châm

Hình 5: Lục An Qua Phiến

Hình 6: Trà Kỳ Môn Hồng Trà

Hình 7: Trà Hoàng Sơn Mao Phong

Hình 8: Trà Đại Hoàng Bào

Hình 9: Trà Bích Loa Xuân

Hình 10: Trà Bạch Hào Ngân Châm

Trà là một nét văn hóa độc đáo, đã được lưu truyền ngàn năm ở Trung Quốc Văn hóa thưởng trà có sức ảnh hưởng đặc biệt lớn đến đời sống tinh thần của người dân đất nước này Tuy có rất nhiều loại trà nổi tiếng, nhưng mỗi loại trà lại có một nguồn gốc, tên gọi gắn liền với lịch sử hình thành mang nhiều dấu ấn của Trung Quốc.

Thưởng trà và vai trò của Thưởng trà ở Trung Quốc

Điểm đặc biệt nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc

1.1 Cách chọn loại trà và lá trà

- Việc chọn trà cần phải dựa vào sở thích uống trà của mỗi người và mục đích mua trà để lựa chọn mua cho phù hợp.

- Việc lựa chọn lá trà cơ bản dựa theo nguyên tắc “mới, khô, đều, thơm, sạch” và “nhìn, ngửi, sờ, nếm”.

- Cách uống trà của người dân Trung Hoa: là không thống nhất một kiểu, mỗi vùng miền, địa phương lại có cách thưởng thức trà, có văn hóa trà đạo khác nhau.

1.2 Tại sao thưởng trà là một nghệ thuật?

- Người Trung Hoa cổ thường uống trà tại hoa viên hoặc những căn phòng kín Trong phòng kín thường treo những bức tranh, câu đối, bức thư pháp hay những lời dạy của cố nhân xưa.

- Nhâm nhi từng hụm trong không gian non nước hữu tình, tương tư về kiếp nhân sinh con người, bình phẩm về tác phẩm nghệ thuật, thưởng thức để đưa ra câu đối, thưởng nhạc cố nhân.

Thưởng trà thể hiện lên cả sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật.

Nghệ thuật uống trà

- Lượng trà dùng không nên quá nhiều và không nên quá ít.

- Theo phong tục truyền thống, mời trà là mời khách bằng cả hai tay để thể hiện sự tôn trọng với trà với người.

- Mời trà bằng cả tấm lòng của người pha

- Trong một cuộc hàn thuyên, khi không biết nói gì có thể thêm trà để giảm bớt không khí trầm lặng.

- Luôn lịch sự thêm trà cho mình vào thứ tự cuối cùng sau mỗi lần thêm trà cho khách.

- Phải đợi khách ra về rồi mới thu chén lại và dọn dẹp bàn trà Vệ sinh bộ ấm trà và cất đi cho lần sau.

Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà

3.1 Trước khi uống trà (giai đoạn chuẩn bị)

- Chỗ ngồi: Theo nguyên tắc: lấy gia chủ làm tâm, bên tay trái gia chủ là chỗ ngồi dành cho những vị khách có thứ bậc cao, thứ bậc càng cao thì ngồi càng gần chủ.

- Tôn ti thứ bậc lần lượt là người già, người trung niên, người lớn tuổi hơn gia chủ

3.2 Khi đang uống trà (giai đoạn pha trà).

- Bộ ấm trà cần được làm sạch.

- Lượng trà cần thích hợp.

- Nước trà lần đầu nên bỏ đi, nước trà lần hai mới có thể mời khách.

- Mời bề trên trước mời bề dưới sau, mời kẻ lớn trước, mời kẻ nhỏ sau.

- Khách bưng ly thưởng trà không được tùy tiện kéo lê ly trà trên khay trà, thưởng xong trà thì phải đặt ly xuống nhẹ nhàng, không được đặt ly phát ra tiếng động Khách khi uống trà không được cau mày.

- Khi khách và chủ nhà đang uống trà, có khách mới đến, chủ nhà sẽ chào đón họ và thay trà ngay, nếu không sẽ bị coi là "không tôn trọng".

- Những có lúc vì quan hệ công việc cá nhân mà nếu tiếp khách tán gẫu quá lâu sẽ dẫn đến chậm trễ, gia chủ sẽ cố ý nói chuyện không ăn khớp với khách hoặc cố ý không thay trà, ám hiệu “tiễn khách” đi.

- Khi khách đợi trà, nước trà chuyển từ mạnh sang nhạt, gia chủ cần thay lá trà sau một vài lần pha Việc này khiến khách cảm thấy gia chủ hững hờ, không chu đáo.

Văn hóa của trà đạo

Hình 13: Văn hóa trà đạo

- Trà khí và thiền định

+ Có vai trò quan trọng trong nền Phật giáo Trung Quốc

+ Mang đậm đạo lý, giúp cân bằng tâm thái cho người thiền

- Thơ ca và nhạc họa

+ Bài thơ điển hình: Kiều nữ thi, Xuất ca, Dữ triệu manh trà yến, Tiệc trà giữa Qua Trường Tôn Thạch và các khách nhân qua đường

+ Trà họa thể hiện qua hai loại chính: khắc họa các quy trình chế biến trà (niện trà đồ, bị trà đồ, pha trà đồ), quang cảnh thưởng trà (văn hội trà, Lục

Vũ nấu trà đồ, phẩm trà đồ)

+ Làm quà biếu, sử dụng trong các dịp cúng tế

+ Ma chay, trà cưới, trà ly hôn

+ Lễ nghi cơ bản trong thưởng trà: pha trà, mời trà và uống trà.

+ Các món ăn đặc sản: tôm chiên trà Long Tỉnh, cá quế hấp lá trà, trà trứng

+ Các món ăn bổ dưỡng: cháo trà, cháo trà xanh bát bảo

Vai trò của trà

- Vai trò đối với cá nhân

+ Sức khỏe: trà điều trị bệnh (chống ung thư, chống lão hóa, giảm stress,…)

Hình 14: Uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

+ Giáo dục: ảnh hưởng đến phong cách sống, tu tâm dưỡng tánh

- Vai trò đối với xã hội và đất nước

Tóm lại, thưởng trà không chỉ đơn giản là một thói quen hằng ngày của người dân Trung Quốc mà nó còn được nâng lên thành một nét nghệ thuật từ cách pha trà cho đến uống trà, tổng hòa được sự tinh tế, tao nhã trong từng thao tác, những lễ nghi trong việc thưởng trà tất cả như hòa quyện vào nhau tạo nên một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc Song song đó thưởng trà cũng có một vai trò nhất định trong đời sống Thưởng trà, một thú vui thanh đạm, tinh tế gắn kết người với người mang đến giá trị văn hóa ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội của người dân Trung Quốc.

HIỆN TRẠNG THƯỞNG TRÀ TẠI TRUNG QUỐC VÀ LIÊN HỆ ĐẾN TRÀ VIỆT NAM

Liên hệ với trà Việt Nam

QUỐC VÀ LIÊN HỆ ĐẾN TRÀ VIỆT NAM

6) Hiện trạng thưởng trà tại Trung Quốc

- Đối tượng tiêu thụ trà đông đảo, lý do khiến trà lại trở nên quan trọng trên thị trường Trung Quốc.

- Thị trường tiêu thụ trà tại Trung Quốc năm 2020 và tình hình dự kiến năm 2022.

Hình 15: Biểu đồ xu hướng dự báo quy mô thị trường trà tại Trung Quốc từ năm

- Xu hướng tiêu thụ trà của Trung Quốc trong tương lai.

7) Liên hệ với trà Việt Nam

Trà ở Trung Quốc và Việt Nam là sự giao lưu văn hóa từ thời xưa

- Đều là nước có lịch sử trồng trà và thưởng trà lâu đời.

- Có nhiều vùng đất nổi tiếng gắn với các loại trà ngon.

- Trong quá trình xâm lược Việt Nam trong một thời gian dài, Trung Hoa đã đem trà và văn hóa uống trà vào nước ta, đặc biệt là sự du nhập của trà Tàu thời Lý.

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng người Việt Nam đã cải biến văn hóa trà cho phù hợp với phong cách của nước ta

- Quá trình pha trà và thưởng thức trà.

8) Mối quan hệ giữa trà Trung Quốc đến với trà Việt Nam Đối với hai quốc gia có chung nền văn hóa thưởng trà lâu đời thì trà như là sự gợi nhớ về cội nguồn, về thuần phong mỹ tục lâu đời cũng như vẻ đẹp giản dị, chân chất của người Việt Hiểu biết về văn hóa thưởng trà Trung Quốc làm phong phú thêm về sản phẩm, văn hóa trà Việt giữa môi trường trong nước

Hình 16: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú và

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng thưởng trà.

- Về giá trị tinh thần: việc tìm hiểu văn hóa trà giúp mối quan hệ của hai nước càng thêm khắng khít bền chặt

- Về giá trị vật chất: việc thương mại trà giữa hai nước có thể xem trà là một trong những nguồn lợi lớn để phát triển kinh tế.

Từ thời xa xưa, trà đã trở thành thức uống không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Trung Quốc Trải qua nhiều thế kỷ, văn hóa trà của đất nước này vẫn được gìn giữ và phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn tiếp tục là một phần không thể tách rời trong đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc trong tương lai.

Người Việt Nam tiếp nhận văn hóa thưởng trà từ Trung Quốc, nhưng đã có những cải biến để tạo nên những nét riêng trong cách thức thưởng thức và những giá trị tinh thần Văn hóa trà của người Việt không chỉ đơn thuần là thưởng thức một thức uống, mà còn là một thú vui tao nhã, một cách để thư giãn, giao lưu, và thể hiện sự thanh lịch, tao nhã.

- Tuy độc đáo và truyền tải những thông điệp sâu sắc không kém các quốc gia khác, song văn hóa trà Việt Nam vẫn chưa được biết đến rộng rãi.

- Do đó, cần có nhiều hơn những phương pháp để quảng bá văn hóa trà Việt Nam ra thế giới và để làm được điều này một cách toàn vẹn, các công ty sản xuất, xuất khẩu trà phải tìm được con đường nâng cao sản lượng và chất lượng trà Việt Nam.

Từ quá khứ cho đến hiện tại, trà không đơn giản chỉ là thức uống, không đơn giản là một định nghĩa nằm trên giấy tờ Trà len lỏi vào cuộc sống thường ngày của mọi người và hiện diện như một người bạn đồng hành, như phương thức để tu tâm dưỡng tính, như vị thuốc tốt cho cuộc sống khỏe mạnh của mỗi người Và từ đó, trà trở thành văn hóa, là đại diện của lịch sử, của sự kết tinh nét đẹp ẩm thực, tinh thần của người Trung Hoa, mang giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần Nhắc đến văn hóa thưởng trà Trung Quốc, người ta thường nghĩ đến ngay cái nhẹ nhàng, cát chất Trung Hoa đậm vị qua từng tách trà nồng nàn hương thơm riêng Qủa thật cái chất riêng này được in đậm qua cách thức pha chế, cách lựa chọn dụng cụ, cách tạo ra một ly trà hoàn chỉnh.

Bởi vì niềm yêu mến, thích thú với đất nước Trung Quốc, chúng tôi đã thực hiện bài nghiên cứu tìm hiểu văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc

Hơn hết, chúng tôi muốn mang đến cho mọi người nguồn tri thức thú vị về một phần nào đó trong nền văn hóa đồ sộ, cổ kính - văn hóa thưởng trà Qua việc tìm hiểu sâu, trà có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người dân, của quốc gia về nhiều mặt Sự đa dạng, phong phú chủng loại cũng như cách thức thưởng trà, cách mà con người ta qua tách trà hiểu về đạo, về nhân sinh cuộc đời, tuy đơn giản lại dường như không giản đơn Hiểu về văn hóa thưởng trà, hiểu được cuộc sống thêm nhiều ý vị, về sự nhẹ nhàng, thanh tịnh trong tâm hồn con người

Trải qua dòng chảy lịch sử, trà trở thành nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc Trung Hoa Bằng chứng là cốt cách của con người nơi đây được phản chiếu rõ nét qua từng tách trà, thấm đẫm hơn bốn ngàn năm lịch sử Văn hóa trà không chỉ gói gọn trong phạm trù văn hóa mà còn mang tính thiêng liêng, trân quý, như một viên ngọc quý đại diện cho quốc gia.

Như vậy, văn hóa thưởng trà nói riêng và văn hóa Trung Quốc nói chung luôn có một sức hút kỳ diệu với những người yêu thích đất nước này Chúng tôi tin rằng, văn hóa luôn là người bạn đồng hành trên con đường học hỏi, tìm hiểu của những ai đang theo đuổi chuyên ngành ngôn ngữ, là nguồn động lực và cũng là món quà đặc biệt mà tri thức trao tặng cho họ.

Mối quan hệ giữa trà Trung Quốc đến với trà Việt Nam

Trà Kinh - Lục Vũ (Nxb Văn Học, 2014)

Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc (Nxb Từ Điển Bách Khoa, 2014)

1 https://www.163.com/dy/article/GQAFE1LM05198SOQ.html

2 http://news.winshang.com/html/069/6657.html

3 https://www.weihengag.com/home/article/detail/id/10762.html

6 https://www.lz13.cn/haocihaoju/34592.html

7 https://www.noron.vn/post/tra-dao-viet-nam-co-gi-khac-so-voi-tra-dao- trung-quoc-2hac5dhkg88

8 https://tailieu.vn/doc/so-sanh-van-hoa-tra-cua-nguoi-viet-nam-va-nguoi- nhat-ban-896399.html

9 https://suckhoedoisong.vn/tu-bao-chan-tra-tuyet-pham-tra-viet-nam-

10.https://www.abay.vn/tin-tuc/tra-va-van-hoa-uong-tra-cua-nguoi-trung- quoc.aspx

11.https://123docz.net/document/4301905-so-sanh-van-hoa-thuong-tra-cua- nguoi-trung-quoc-va-nguoi-viet-nam.htm

12.https://thichuongtra.com/su-khac-biet-giua-tra-viet-nam-va-tra-trung-quoc/

13.http://hoasendatviet.com/nghien-cuu/khoa-hoc/so-sanh-van-hoa-tra-viet- voi-van-hoa-tra-trung-hoa.html

14.https://haitratancuong.com/van-hoa-tra-viet-nam-va-trung-quoc-273/

15.https://plantrip-cha.com/bi-an-truyen-thuyet-ve-lich-su-tra-trung-hoa

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w