1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

gian lận về lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gian lận về lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nhóm 14
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ những động cơ dẫn đến việc các công tygian lận số liệu trong BCTC; - Tìm hiểu những gian l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ GIAN LẬN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG 3

1 Khái niệm về gian lận 3

1.1 Khái niệm gian lận 3

1.2 Phân loại gian lận: 3

2 Động cơ thực hiện gian lận trên BCTC 4

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới động cơ thực hiện gian lận trên BCTC 4

2.2 Động cơ, mục đích gian lận số liệu trên BCTC 4

3 Dấu hiệu gian lận thông tin trên BCTC 5

4 Những thủ thuật gian lận BCTC chủ yếu của các cty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán 6

4.1 Tăng vốn ảo thông qua sử dụng các cty con (SPE) 6

4.2 Điều chỉnh doanh thu, lợi nhuận 7

4.3 Thực hiện các giao dịch khống để rút tiền vay ngân hàng thông qua các SPE 7

4.4 Một số hình thức gian lận BCTC khác 7

5 Trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện gian lận 8

5.1 Trách nhiệm của Ban giám đốc 8

5.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10

1 Khái quát về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 10

2 Tiêu chí lựa chọn công ty xây dựng 11

3 Thực trạng gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường Việt Nam 11

3.1 Các hình thức gian lận 11

3.2 Thực trạng việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận tại các công ty xây dựng 13

Trang 3

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ GIAN LẬN TRONG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM 16

1 Đối với các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK VN 16

2 Đối với các công ty kiểm toán và kiểm toán viên 16

3 Đối với các nhà đầu tư 17

4 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu cho và nhận thông tin, đặc biệt là thông tin tàichính luôn giữ vai trò quan trọng để đưa ra những quyết định then chốt Khi đó, báo cáotài chính (BCTC) là cầu nối duy nhất giúp các nhà đầu tư cũng như các đơn vị tín dụng vànhững đối tượng liên quan nắm bắt tình trạng sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp.Tính minh bạch, trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC đóng vai trò quan trọngtrong việc ổn định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội Với xu hướng nền kinh tếngày càng hội nhập và phát triển mạnh mẽ, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàncầu hóa hoạt động thương mại ngày càng được mở rộng, dẫn tới sự phức tạp trong côngtác kế toán, kiểm toán cũng theo đó mà tăng lên

Gian lận trong báo cáo tài chính là một trong những vấn đề mang tính thời sự hiệnnay Vấn đề này càng được quan tâm nhiều hơn sau sự kiện các công ty lớn ở Mỹ bị phásản mà lý do chính là việc biến tướng số liệu trong BCTC do chính ban quản trị các công

ty đó tạo ra Ví dụ điển hình là sự sụp đổ của Enron - một công ty năng lượng hàng đầuthế giới của Mỹ liên quan đến gian lận và che giấu các khoản nợ trong báo cáo tài chính

Rõ ràng, việc phát hiện sai phạm trên BCTC nhằm đảm bảo tính trung thực, chính xác của

nó trở thành thách thức lớn đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các bên có liênquan Do vậy, gian lận trong BCTC luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.Chẳng hạn, Beasley (1996) tiến hành phân tích kinh nghiệm mối liên hệ giữa thành phầnban giám đốc và gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở

Mỹ Kết quả nghiên cứu cho thấy số thành viên độc lập từ bên ngoài công ty trong bangiám đốc càng nhiều thì hành độnh gian lận BCTC càng giảm Nghiên cứu của Rezaee(2002) tập trung nhận diện nguyên nhân, hậu quả và phương pháp ngăn chặn hành vi gianlận BCTC của các công ty niêm yết ở Mỹ Nghiên cứu đã trình bày các giải pháp nhằmphát hiện và phòng ngừa nhằm giảm thiểu hành động gian lận BCTC

Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng đã xảy ra rất nhiều vụ gian lận BCTC của

cả những công ty niêm yết và không niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam màtrong đó những gian lận BCTC của các công ty xây dựng thường mang lại hậu quả nặng

nề nhất cho các nhà đầu tư Việc không phát hiện các gian lận do nhiều nguyên nhântrong đó phải kể đến trách nhiệm của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán tư nhân.Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát hiện gian lận, đảm bảo tính minhbạch, trung thực của các thông tin trên BCTC cũng như việc đưa ra các quyết định kinh

Trang 5

tế, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Gian lận về lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

 Mục đích nghiên cứu:

- Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ những động cơ dẫn đến việc các công tygian lận số liệu trong BCTC;

- Tìm hiểu những gian lận BCTC cụ thể được phát hiện;

- Đánh giá thực trạng gian lận trong BCTC tại các công ty xây dựng niêm yếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam;

- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những gian lận trong BCTC của các công

ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;

 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng hợp thực trạng về các sai sót, gian lận trong BCTC của các công tyxây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán VN

- Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro gian lận, nâng cao tínhhữu ích của thông tin trên BCTC

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gian lận trong BCTC của các công tyxây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: 20 công ty xây dựng niêm yết trên TTCKVN

- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2016 - 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ các BCTC đã được kiểm

toán của 20 công ty xây dựng niêm yết trên TTCKVN từ các website chuyên vềđầu tư chứng khoán như vietstock.vn, cafef.vn,

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ GIAN LẬN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG

1 Khái niệm về gian lận

1.1 Khái niệm gian lận

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VAS 240

Gian lận là các hành vi cố ý, kế hoạch và thực hiện với mục đích đánh lừa ngườikiểm toán khiến cho báo cáo tài chính không chính xác Gian lận có thể làm giảm sự chânthực, minh bạch và công bằng của báo cáo tài chính và làm suy giảm uy tín của tổ chứcđược kiểm toán." Hành vi gian lận thường khó bị phát hiện do được tạo ra và che dấu mộtcách cố ý

1.2 Phân loại gian lận:

Kết quả nghiên cứu về gian lận theo công trình nghiên cứu của ACFE (Association of Certified Fraud Examiners - là tổ chức chuyên nghiên cứu về gian lận của

Mỹ được thành lập năm 1988 với tên gọi Hiệp hội Các nhà điều tra gian lận được công chứng) chỉ ra có ba loại gian lận như sau:

- Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thù tài sản của tổ chức (ví dụ như biển

thủ tiền, hàng tồn kho, gian lận tiền lương)

- Tham ô: xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham

ô tài sản công ty hay làm hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổchức để có lợi cho bản thân hoặc một bên thứ ba

- Gian lận báo cáo tài chính: là hành vi cố tình làm sai lệch số liệu các khoản mục

và thông tin được công bố trên báo cáo tài chính của một tổ chức Việc lập BCTC gian lận

có liên quan đến các sai sót cố ý bỏ sót số liệu hoặc thông tin thuyết minh trên BCTC đểlừa dối người sử dụng thông tin Sai sót cố ý có thể xuất phát từ chủ định của Ban Giámđốc nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh, làm người sử dụng báo cáo tài chính hiểu sai vềtình hình hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị được kiểm toán Các mục đích này cóthể là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; làm tăng vốn ảo trên thị trường chứngkhoán, đồng nhất báo cáo với dự báo của các nhà phân tích, đạt được các hợp đồng vay

nợ hay để các nhà quản lý đạt được đãi ngộ ngắn hạn Những gian lận báo cáo tài chínhnày gây ra sự lệch lạc về thông tin, ảnh hưởng đến thị trường và các quyết định của cácnhà đầu tư cũng như các đơn vị cung cấp tín dụng và làm giảm chất lượng báo cáo tàichính của công ty

Kết quả nghiên cứu của ACFE cũng cho thấy, trong các trường hợp khảo sát, gianlận liên quan đến biển thủ tài sản chiếm đến khoản 90% nhưng mức thiệt hại cho nền kinh

Trang 7

tế là thấp nhất Trong khi đó, các gian lận trên báo cáo tài chính tuy chiếm tỷ lệ thấp nhấtnhưng lại gây hậu quả nặng nề nhất cho nền kinh tế.

2 Động cơ thực hiện gian lận trên BCTC

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới động cơ thực hiện gian lận trên BCTC

Có nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến động cơ của các cá nhân hoặc tổ chức đểthực hiện gian lận trong quá trình lập và trình bày BCTC Nghiên cứu về vấn đề tham ô,biển thủ, Donal R.Cressey (1919-1987) đã thực hiện phỏng vấn 200 tội phạm kinh tế Kếtquả nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của hành vi phạm tội xuất phát từ 3 yếu tố: Áp lực, cơhội và thái độ (tạo nên mô hình Tam giác gian lận) Cụ thể:

 Động cơ hoặc áp lực: Các áp lực có thể xảy ra khi doanh nghiệp hoặc cá nhân khókhăn về tài chính, người lao động không thỏa mãn mức lương, thưởng do chủdoanh nghiệp chi trả; thời gian lập báo cáo tài chính quá ngắn; lập báo cáo tàichính trước sức ép của việc phải ghi nhận lợi nhuận thấp hơn thực tế để làm giảmnghĩa vụ thuế phải nộp hoặc từ những người không đủ năng lực mà giao trọngtrách quản lý đơn vị hoặc các bộ phận trong doanh nghiệp

Cơ hội: Là thời cơ để thực hiện hành vi gian lận (Ví dụ: cơ chế kiểm soát lỏng

lẻo)

Thái độ, cá tính: Không phải mọi người khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đềuthực hiện gian lận mà phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cá tính của từng cá nhân.Thiếu liêm khiết sẽ làm cho sự kết hợp giữa áp lực và thời cơ biến thành hànhđộng gian lận

2.2 Động cơ, mục đích gian lận số liệu trên BCTC

Mục đích chính của việc gian lận BCTC là che giấu tình hình tài chính thực (có thểthổi phồng doanh thu cao hơn thực tế hoặc che giấu lợi nhuận thực tế để giảm thuế phảinộp), một số hoạt động của công ty đối với những người sử dụng BCTC (các giao dịchnội bộ, giao dịch ngầm với các đối tác khác) Áp lực hoặc lợi ích là lý do để một cá nhânhoặc một doanh nghiệp thực hiện hành vi gian lận

Một số động cơ dẫn đến hành vi gian lận BCTC thường gặp:

 Tăng Lợi Nhuận : Một trong những động cơ phổ biến nhất để thực hiện gian lậntrên BCTC là tăng lợi nhuận Các tổ chức có thể muốn làm giả hoặc làm mờ các sốliệu tài chính để tạo ra một hình ảnh tích cực hơn về hiệu suất tài chính của họ,điều này có thể dẫn đến sự thu hút các nhà đầu tư hoặc làm tăng giá trị cổ phiếu

Trang 8

 Tránh Các Biện Pháp Pháp Lý: Các tổ chức có thể thực hiện gian lận trên BCTC

để tránh các biện pháp pháp lý, như việc trả nợ hoặc thanh toán các khoản nợ phảitrả Bằng cách làm giả hoặc làm mờ các số liệu tài chính, họ có thể tránh được sựquan tâm của các cơ quan quản lý hoặc các bên liên quan khác

 Cải Thiện Hình Ảnh Công Ty: Một số tổ chức có thể muốn làm giả hoặc làm mờcác số liệu tài chính để cải thiện hình ảnh công ty trong mắt cổ đông, ngân hànghoặc các bên liên quan khác Điều này có thể giúp họ thu hút vốn đầu tư hoặc tăngcường uy tín thương hiệu của họ

 Tăng Giá Trị Cổ Phiếu: Các doanh nghiệp có thể cố gắng làm giả hoặc làm mờ các

số liệu tài chính để tăng giá trị cổ phiếu và làm cho cổ phiếu của họ trở nên hấpdẫn hơn đối với các nhà đầu tư Điều này có thể dẫn đến một chuỗi phản ứng tíchcực từ thị trường chứng khoán và tăng giá trị vốn hóa thị trường của công ty

 Bảo Vệ Lợi Ích Cá Nhân: Một số cá nhân có thể thực hiện gian lận trên BCTC đểbảo

vệ lợi ích cá nhân của họ, chẳng hạn như việc duy trì vị trí lãnh đạo hoặc tăng mứclương và phúc lợi

 Tránh Thất Bại Kinh Doanh: Các tổ chức có thể muốn làm giả hoặc làm mờ các sốliệu tài chính để tránh việc công bố kết quả kinh doanh không tốt, điều này có thểảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của họ

Những động cơ này có thể làm tăng nguy cơ gian lận trên BCTC, và việcnhận biết và ngăn chặn gian lận là rất quan trọng để bảo vệ tính minh bạch và đángtin cậy của thông tin tài chính

3 Dấu hiệu gian lận thông tin trên BCTC

Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu suất tàichính của một tổ chức Tuy nhiên, có thể xuất hiện các dấu hiệu gian lận trong BCTC, đedọa tính minh bạch và chính xác của thông tin Dưới đây là một phân tích về các dấu hiệuphổ biến của gian lận thông tin trên BCTC:

 Sự thay đổi đột ngột: Sự thay đổi đột ngột trong các số liệu tài chính như doanh sốbán hàng, lợi nhuận, hoặc các chỉ số tài chính khác so với các kỳ trước đó Biếnđộng lớn không có lý do giải thích rõ ràng có thể gây nghi ngờ về tính chân thựccủa thông tin

 Sự không tương thích : Sự không phản ánh sự phản ứng tự nhiên của thị trườnghoặc ngành công nghiệp trong BCTC Các số liệu tài chính không tương thích vớicác thông tin bổ sung từ nguồn khác, như báo cáo của đối thủ cạnh tranh

Trang 9

 Sự chênh lệch lớn: Sự chênh lệch lớn giữa thông tin tài chính trong BCTC vàthông tin từ nguồn khác, chẳng hạn như báo cáo thuế hoặc báo cáo nội bộ Sự khácbiệt không được giải thích có thể là một dấu hiệu của gian lận hoặc các sai sótnghiêm trọng.

 Chất lượng thông tin: Sự thiếu minh bạch và chi tiết trong các ghi chú chú thíchhoặc thông tin phụ của BCTC Các ghi chú hoặc thông tin phụ không cung cấp đủthông tin để hiểu rõ các số liệu tài chính

 Sự thay đổi cốt lõi: Sự thay đổi đột ngột trong cấu trúc tổ chức, chính sách kế toánhoặc phương thức báo cáo tài chính Sự thay đổi không được giải thích một cáchhợp lý có thể gây nghi ngờ về tính chân thực của thông tin

Nhận biết và phân tích các dấu hiệu gian lận này là quan trọng để bảo vệ sự minhbạch và tính chính xác của thông tin tài chính trong BCTC Các bên liên quan nên thựchiện các biện pháp kiểm tra kỹ lưỡng và điều tra để xác định tính chính xác của thông tinđược báo cáo và ngăn chặn việc thực hiện gian lận

4 Những thủ thuật gian lận BCTC chủ yếu của các cty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán

4.1 Tăng vốn ảo thông qua sử dụng các cty con (SPE)

Hình 1: Mô hình quy trình tăng vốn ảo thông qua sử dụng SPE

Theo mô hình trên, khi một công ty cần tăng vốn điều lệ, các chủ sở hữu của công

ty cần tăng vốn sẽ nộp tiền góp vốn vào công ty Sau đó, công ty cần tăng vốn lại lấy tiền

đó đi góp vốn vào các SPE của mình và cuối cùng các SPE lại chuyển tiền trả cho các chủ

sợ hữu góp vốn Quy trình này sẽ được lặp lại nhiều lần cho tới khi công ty có một lượngvốn ảo mà họ mong muốn

Trang 10

Ở thị trường Việt Nam, những giao dịch niêm yết cửa sau lại được thực hiện kèmtheo nhiều vấn đề đáng quan tâm như vốn ảo, thiếu minh bạch Thậm chí là gian lận thôngtin tài chính, khai khống doanh thu, giấu nợ vay…

4.2 Điều chỉnh doanh thu, lợi nhuận

Một trong những hình thức gian lận phổ biến nữa là giả mạo doanh thu Điều nàybao gồm việc ghi nhận doanh thu không thực tế phát sinh vào sổ sách kế toán, thườngthông qua các giao dịch giả mạo với khách hàng hoặc việc lập hóa đơn giả mạo

Bên cạnh đó, việc sử dụng các công ty con để điều chỉnh doanh thu và lợi nhuậncũng là một hình thức phổ biến Các công ty mẹ thành lập các công ty con với mục đíchđặc biệt như chuyển lỗ hoặc giấu chi phí, tạo điều kiện cho việc báo cáo tài chính khôngchính xác

4.3 Thực hiện các giao dịch khống để rút tiền vay ngân hàng thông qua các SPE

Hình 2: Mô hình điều chỉnh doanh thu, lợi nhuận thông qua các SPE

Theo mô hình trên, để tăng doanh thu, công ty A sẽ thực hiện các giao dịch bánhàng hóa hoặc tài sản cho SPE1, hàng hóa hoặc tài sản đó lại được SPE1 bán cho mộtcông ty có liên quan SPE2 và cuối cùng hàng được quay vòng trở lại công ty A Nhưngtrên thực tế hàng hóa hoặc tài sản tại công ty A vẫn nằm trong kho mà không có sự dịchchuyển, các thủ tục được thực hiện chỉ trên giấy tờ Mô hình này thường được áp dụng tạicác doanh nghiệp sản xuất và thương mại để điều chỉnh tăng doanh thu và lợi nhuận

4.4 Một số hình thức gian lận BCTC khác

Ngoài các hình thức gian lận BCTC đã được đề cập, còn có một số hình thức khác

mà các công ty có thể sử dụng để làm giả thông tin tài chính như:

Trang 11

 Gian lận trong việc ghi nhận doanh thu: Công ty có thể ghi nhận doanh thu từ cáchợp đồng không tồn tại hoặc không hoàn thành.Công ty có thể thực hiện giao dịchtrao đổi hoặc "làm đẹp" với khách hàng hoặc đối tác để tạo ra doanh thu giả mạo.

 Gian lận trong việc rút gọn lỗ lãi: Công ty có thể ẩn giấu hoặc làm giả các khoảnchi phí để làm giả lợi nhuận hoặc giảm thiểu lỗ lãi.Công ty có thể sử dụng cácchiến lược kế toán không chính xác hoặc không minh bạch để giảm bớt các khoảnchi phí

 Gian lận trong việc ghi nhận tài sản và nợ: Công ty có thể phô trương giá trị của tàisản hoặc giảm giá trị của nợ để tạo ra hình ảnh không chính xác về tình hình tàichính Công ty có thể ẩn giấu các nợ không trả hoặc không đòi hỏi để làm giả lợinhuận

 Gian lận trong việc sử dụng các kỹ thuật kế toán sáng tạo: Công ty có thể sử dụngcác kỹ thuật kế toán phức tạp và không minh bạch để che giấu thông tin quan trọnghoặc tạo ra hình ảnh không chính xác về tình hình tài chính.Công ty có thể lạmdụng các quy định kế toán để biến những vấn đề thực tế thành một hình ảnh tốt đẹphơn trên BCTC

 Gian lận trong việc báo cáo thông tin không chính xác: Công ty có thể cung cấpthông tin không chính xác hoặc gây hiểu nhầm trong các ghi chú chú thích hoặcbáo cáo tài chính để lừa dối nhà đầu tư hoặc cơ quan quản lý

Những hình thức gian lận này thường đòi hỏi sự sáng tạo và kiến thức về kế toánđáng kể từ phía các bên thực hiện Đối với các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý, việccẩn thận và sự cảnh giác cao độ là cần thiết để ngăn chặn và phát hiện những hành vi gianlận này

5 Trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện gian lận

5.1 Trách nhiệm của Ban giám đốc

Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quảntrị và Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán Điều quan trọng là Ban giám đốc, với sựgiám sát của Ban quản trị, phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận nhằm làmgiảm bớt các cơ hội thực hiện hành vi gian lận và phát hiện gian lận qua đó thuyết phụccác cá nhân không thực hiện hành vi gian lận vì khả năng bị phát hiện và xử phạt Tráchnhiệm này bao gồm việc cam kết tạo ra văn hóa trung thực và hành vi có đạo đức mà cóthể được tăng cường bằng hoạt động giám sát tích cực của Ban quản trị Trong khi thựchiệntrách nhiệm giám sát của mình, Ban quản trị phải xem xét khả năng xảy ra hành vikhống chế kiểm soát hoặc hành động gây ảnh hưởng không thích hợp đến quy trình lập và

Trang 12

trình bày báo cáo tài chính, ví dụ việc Ban Giám đốc cố gắng điều chỉnh kết quả kinhdoanh để các nhà phân tích hiểu không đúng về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lờicủa đơn vị được kiểm toán (theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VAS 240)

5.2 Trách nhiệm của kiểm toán viên

Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận là rấtquan trọng để bảo vệ tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính Dưới đây làmột số trách nhiệm cụ thể của họ:

 Ngăn Chặn Gian Lận: Kiểm toán viên cần phải hiểu và đánh giá rủi ro gian lậntrong quá trình kiểm toán Họ cần tìm hiểu về các phương pháp và kỹ thuật phổbiến được sử dụng để gian lận trong ngành và làm thế nào để nhận biết các dấuhiệu của gian lận Họ cần kiểm tra tính chính xác của thông tin được cung cấp bởicông ty, đảm bảo rằng mọi số liệu tài chính được báo cáo là chính xác và không cóbất kỳ biểu hiện gian lận nào Kiểm toán viên cũng cần đánh giá và xác minh hệthống kiểm soát nội bộ của công ty để đảm bảo rằng chúng có thể ngăn chặn vàphát hiện gian lận

 Phát Hiện Gian Lận: Kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm tra để xácđịnh xem có bất kỳ biểu hiện gian lận nào trong thông tin tài chính hay không.Điều này có thể bao gồm việc phân tích các mẫu số liệu, đối chiếu thông tin vớinguồn thông tin bên ngoài, và thực hiện các phân tích kỹ thuật Họ cũng cần thựchiện các phân tích kỹ thuật như phân tích dấu vân tay tài chính, phân tích sự biếnđộng không bình thường trong dữ liệu, và phân tích các biến số không thích hợp.Kiểm toán viên cần phải cẩn thận và có sự cảnh giác cao độ để nhận ra các dấuhiệu của gian lận, bao gồm cả các biểu hiện không rõ ràng hoặc không thích hợptrong hành vi hoặc sự khác biệt đáng kể so với kỳ vọng

 Báo Cáo và Thực Hiện Hành Động: Nếu kiểm toán viên phát hiện bất kỳ biểu hiệngian lận nào trong quá trình kiểm toán, họ cần phải báo cáo ngay lập tức cho bênquản lý cao nhất của công ty và cơ quan quản lý phù hợp Họ cũng có trách nhiệm

đề xuất các biện pháp sửa đổi hoặc cải thiện để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro gianlận trong tương lai

Tóm lại, kiểm toán viên có trách nhiệm quan trọng trong việc ngăn chặn và pháthiện gian lận trong thông tin tài chính Họ cần phải có kiến thức, kỹ năng, và cảnh giáccao độ để thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả

Ngày đăng: 01/08/2024, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh – PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa (2023) Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhLý thuyết kiểm toán
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Lê Diễm My (2017). Nghiên cứu nhận diện gian lận các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Tây Đô Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhận diện gian lận các công ty xây dựng niêm yết trênthị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Lê Diễm My
Năm: 2017
6. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có tại: https://finance.vietstock.vn/trang-thai-co-phieu/niem-yet-moi?page=1 Link
7. Chuẩn mực kiểm toán số 240, có tại: https://ktkt.uel.edu.vn/chuan-muc-kiem-toan-viet-nam-vsa/chuan-muc-kiem-toan-so-240 Link
8. Khám phá Big 4 Kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, có tại https://vietaustralia.com/vn/kham-pha-big-4-kiem-toan-hang-dau-tai-viet-nam.html Link
9. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần sông Đà, có tại: http://songda505.com.vn/chuyen-muc/co-dong/bao-cao-tai-chanh/ Link
10. Một số thủ thuật gian lận báo cáo tài chính, có tại:https://www.facebook.com/DawnofFinance/photos/a.253466518699386/318083282237709/?type=3 Link
2. ThS. Trần Thị Lan Hương (2022). Các hình thức gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tạp chí Tài chính Khác
4. Phương Nguyễn (2018). Ngành xây dựng Việt Nam 60 năm phát triển, trưởng thành và hội nhập, Tạp chí Cộng sản Khác
5. TS. Nguyễn Viết Lợi (2017). Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020. Tạp chí Ngân hàng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w