1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn laptop của sinh viên trường đại học nha trang

71 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn laptop của sinh viên trường Đại học Nha Trang
Tác giả Nguyễn Thị Minh, Cao Minh Tâm, Trần Lê Thanh Thanh, Nguyễn Thị Thanh Thân, Trịnh Thị Ánh Trâm
Người hướng dẫn TS. Võ Văn Diễn
Trường học Trường Đại học Nha Trang
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Bài nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 614,53 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN (9)
    • 1.1 Tên đề tài (9)
    • 1.2 Tính cấp thiết (9)
    • 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (9)
      • 1.3.1 Mục tiêu (9)
        • 1.3.1.1 Mục tiêu chung (9)
        • 1.3.1.2 Mục tiêu cụ thể (9)
      • 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu (9)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 1.4.1 Đối tượng (10)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (10)
      • 1.4.3 Thời gian nghiên cứu (10)
    • 1.5 Lý Thuyết (10)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (10)
      • 1.6.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu (10)
      • 1.6.2 Phương pháp thu thập số liệu (10)
      • 1.6.3 Phương pháp phân tích số liệu (10)
    • 1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (12)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết (12)
      • 2.1.1 Laptop (Máy tính xách tay) (12)
      • 2.1.2 Khái niệm hành vi người tiêu dùng (12)
      • 2.1.3 Mô hình hành vi người tiêu dùng (13)
      • 2.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (13)
      • 2.1.5 Phân loại và vai trò người tiêu dùng (14)
        • 2.1.5.1 Phân loại người tiêu dùng (14)
        • 2.1.5.2 Vai trò người tiêu dùng (14)
      • 2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (14)
        • 2.1.6.1 Nhóm Các yếu tố xã hội (14)
        • 2.6.1.2 Nhóm các yếu tố cá nhân (15)
      • 2.1.7 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng (16)
      • 2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên (18)
        • 2.1.8.1 Thương hiệu (18)
        • 2.1.8.2 Giá cả (18)
        • 2.1.8.3 Bảo hành (19)
        • 2.1.8.4 Thông số kỹ thuật (19)
        • 2.1.8.5 Thiết kế (20)
        • 2.1.8.6 Yếu tố cá nhân (20)
        • 2.1.8.7 Yếu tố xã hội (20)
    • 2.2 Tổng quan nghiên cứu có liên quan (20)
    • 2.3 Mô hình nghiên cứu và các đề xuất nghiên cứu (21)
      • 2.3.1 Mô hình nghiên cứu (21)
      • 2.3.2 Xây dựng thang đo (0)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu (27)
      • 3.1.1 Thiết kế mô hình (27)
      • 3.1.2 Quy trình nghiên cứu (27)
    • 3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (28)
      • 3.2.1 Số liệu sơ cấp (28)
      • 3.2.2 Số lượng thứ cấp (29)
    • 3.3 Phương pháp phân tích nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (31)
    • 4.1 Thông tin chung về phỏng vấn (31)
      • 4.1.1 Thông tin về nhân khẩu học của đáp viên (31)
        • 4.1.1.1 Giới tính (31)
        • 4.1.1.2 Độ tuổi (31)
        • 4.1.1.3 Khoa/ Viện (32)
        • 4.1.1.4 Thu nhập (33)
      • 4.1.2 Thống kê số người sử dụng laptop theo các tiêu chí (33)
        • 4.1.2.1 Thương hiệu (33)
        • 4.1.2.2 Mức giá (34)
        • 4.1.2.3 Mục đích sử dụng laptop (35)
    • 4.2 Đánh giá thang đo (36)
      • 4.2.1 Giá trị trung bình của thang đo (36)
      • 4.2.2. Kết quả kiểm định các thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha (36)
    • 4.3. Phân tích nhân tố EFA (41)
      • 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập (41)
      • 4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA nhóm nhân tố quyết định mua (43)
    • 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính (43)
      • 4.4.1 Kết quả hồi quy (44)
      • 4.4.2 Kiểm định các giả thuyết (46)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (48)
    • 5.1 Kết Luận (48)
      • 5.1.1 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu (48)
      • 5.1.2 Những mặt còn hạn chế (49)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (49)
      • 5.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm (49)
      • 5.2.2 Cung cấp sản phẩm với mức giá tốt và nâng cao chất lượng dịch vụ (49)
      • 5.2.3 Đẩy mạnh thương hiệu (50)
  • PHỤ LỤC (51)
    • 1.1 Bảng câu hỏi (51)
    • 1.2 Kết quả xử lý số liệu (55)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (71)

Nội dung

GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Tên đề tài

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định lựa chọn laptop của sinh viênTrường Đại Học Nha Trang

Tính cấp thiết

Đề tài này thực hiện nhằm phân tích các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tiêu dùng của sinh viên tại Trường Đại Học Nha Trang Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn thông tin bổ ích giúp cho các nhà sản xuất và cửa hàng laptop có thể tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần làm tăng lợi nhuận Để gia tăng thị phần, doanh số bán hàng và khai thác thị trường sinh viên nói chung và thị trường sinh viên tại Nha Trang nói riêng các doanh nghiệp sẽ biết sinh viên sẽ mua sản phẩm của các thương hiệu nào, khi nào mua, các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh viên và từ đó có những chính sách kinh doanh hiệu quả.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên tại Trường Đại Học Nha Trang Từ đó đề xuất hàm ý quản trị để các công ty sản xuất laptop và các cửa hàng kinh doanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu laptop của sinh viên tại thị trường thành phố Nha Trang Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Khái quát thực trạng sử dụng laptop của sinh viên tại Đại học Nha Trang

- Xây dựng được mô hình và kiểm định, đánh giá sự tác động của các yếu ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên tại Trường Đại Học Nha Trang

- Đề xuất hàm ý quản trị để các công ty sản xuất laptop và các cửa hàng kinh doanh laptop thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu laptop của sinh viên tại thị trường Nha Trang, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Thực trạng sử dụng laptop tại trường Đại Học Nha Trang hiện nay như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên trường Đại học Nha Trang

- Những hàm ý quản trị nào giúp các nhà sản xuất, cửa hàng laptop thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu laptop của sinh viên tại khu vực trường Đại Học Nha Trang?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên trường đại học Nha Trang.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên địa bàn là trường Đại học Nha Trang để tiện cho việc đi lại và thu mẫu.

Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng số liệu thứ cấp từ các trang mạng Internet đăng các bài nghiên cứu, các báo cáo khoa học có liên quan, sách vở, báo chí

Thời gian: từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2023

Lý Thuyết

Để có thể đưa ra những chiến lược quảng bá và kinh doanh sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp cần phải chú trọng việc nắm bắt hành vi của người tiêu dùng trên thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đưa ra quá trình đưa qua quyết định của người tiêu dùng từ đó rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn mua laptop của sinh viên trường Đại học Nha Trang

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Chọn vùng có tính đại diện cao Trong đề tài này nhóm tôi chọn 7 khoa/ viện chính: khoa Kinh tế; khoa Ngoại ngữ; khoa Công Nghệ thông tin; khoa du Lịch; khoa

Kỹ thuật giao thông; viện Nuôi Trồng Thủy Sản, khoa Kế Toán- Tài Chính, Bởi vì

7 khoa trên là 7 khoa có số lượng sinh viên mỗi khoa nhiều hơn các khoa khác của trường và tổng số lượng sinh viên của 7 khoa này chiếm khoảng trên 70% tổng số sinh viên của trường.

1.6.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Sơ cấp: Tiến hành thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp các sinh viên trong trường Đại học Nha Trang

- Thứ cấp: Sử dụng số liệu ở những cửa hàng bán Laptop trên địa bàn thành phố Nha Trang

- Phương pháp chọn mẫu có hệ thống, tiến hành khảo sát với số lượng 300 phiếu toàn trường Đại học Nha Trang

1.6.3 Phương pháp phân tích số liệu

Các số liệu thu thập từ việc khảo sát sẽ được quy đổi về cùng một đơn vị tính cho thống nhất Công việc tiếp theo là tiến hành mã hóa và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel Sau đó tiến hành chuyển dữ liệu từ Excel sang SPSS Trên phần mềmSPSS, thực hiện các kỹ thuật phân tích cho đề tài như:

+ Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

+ Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha

+ Phân tích nhân tố khám phá - EFA

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu hành vi sử dụng Laptop của sinh viên Đại học Nha Trang cung cấp thông tin về thời gian học tập, chơi game, thương hiệu và giá Laptop được ưa chuộng Kết quả này là tài liệu quý giá cho các nhà sản xuất Laptop trong việc thiết kế, sản xuất sản phẩm phù hợp, cũng như giúp họ xây dựng chiến lược marketing hiệu quả về giá, phân phối và quảng cáo cho từng nhóm khách hàng Bên cạnh đó, thông tin về nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên còn hỗ trợ các cửa hàng kinh doanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, gia tăng doanh số và lợi nhuận.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Laptop (Máy tính xách tay)

Máy tính xách tay (laptop), hay còn gọi là máy tính di động, là một thiết bị điện tử dạng thu gọn, dễ dàng mang theo Thiết bị này thường được trang bị màn hình LCD hoặc LED mỏng ở phía trong nắp trên của máy, trong khi bàn phím chữ số được tích hợp ở nắp dưới.

Laptop không giống như máy tính để bàn phù hợp nhất cho việc sử dụng di động vì chúng dễ dàng mang theo Laptop ngày nay được sử dụng trong nhiều môi trường như tại nơi làm việc, trong các trường đại học và cho mục đích giải trí.

2.1.2 Khái niệm hành vi người tiêu dùng.

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về Hành vi người tiêu dùng.

Theo mô hình của Kotler & Levy, hành vi người dùng là tổng hợp những hành vi cụ thể của cá nhân trước, trong và sau quá trình ra quyết định mua sắm, sử dụng và loại bỏ sản phẩm hoặc dịch vụ.

Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng là những suy nghĩ, cảm nhận và những hành động mà khách hàng thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như: ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi mua sắm của khách hàng.

Theo David L.Loudon & Albert J Della Bitta, hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ.

Theo quan điểm của Leon G Schiffman & Leslie Lazar Kanuk, hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ.

Theo Philip Kotler (2001), hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.

Tất cả các định nghĩ về Hành vi người tiêu dùng đều tập trung vào các khía cạnh quá trình nhận biết, tìm kiếm thông tin, đánh giá mua hàng, phản ứng sau mua của người tiêu dùng và mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đó với các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp, gián tiếp vào nó.

Hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu về các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức và tất cả các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng (tiêu thụ) và loại bỏ các sản phẩm và dịch vụ, bao gồm các phản ứng về cảm xúc, tinh thần và hành vi của người tiêu dùng.

Hành vi người tiêu dùng là một quá trình năng động và tương tác, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (môi trường) và tác động ngược lại lên môi trường đó.

2.1.3 Mô hình hành vi người tiêu dùng.

Hành vi người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau Các nhà tiếp thị cần phải nghiên cứu các mô hình hành vi mua của người tiêu dùng và tìm ra xu hướng của người mua

Các câu hỏi chủ chốt về mọi thị trường

 Những ai tạo nên thị trường đó? Khách hàng Thị trường đó mua những gì? Đối tượng

 Tại sao thị trường đó mua?

 Những ai tham gia vào việc mua sắm?

 Thị trường đó mua sắm như thế nào?

 Khi nào thị trường đó mua sắm?

 Thị trường đó mua hàng ở đâu?

Mô hình hành vi mua sắm Philip Kotler, 2001 điểm xuất phát để hiểu được người mua là mô hình tác nhân phản ứng được thể hiện trong Marketing (sản phẩm, giá, địa điểm, khuyến mãi) và những tác nhân của môi trường (kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hóa) đi vào ý thức của người mua Những đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định Nhiệm vụ của người làm Marketing là hiểu được điều gì xảy ra trong ý thức của người mua giữa lúc các tác nhân bên ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua

2.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp

Trong hoạt động thực tiễn, để xây dựng các chiến lược marketing kích thích việc mua hàng hiệu quả đối với sản phẩm đang bán, cũng như các sản phẩm mới đang triển khai thì doanh nghiệp phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, ứng dụng nguyên lý hành vi người tiêu dùng trong thiết kế chiến lược marketing Từ những kiến thức và sự hiểu biết về người tiêu dùng này giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược marketing ảnh hưởng, tác động trở lại người tiêu dùng.

Hơn nữa hành vi của người tiêu dùng được nghiên cứu để dự kiến phản ứng của người mua trên thị trường Nếu một công ty hiểu người mua của mình, họ sẽ trở nên thành công xuất sắc trên thị trường Thành công của bất kể doanh nghiệp nào đều dựa trên sự hiểu biết của người tiêu dùng và phân phối loại loại sản phẩm mà người tiêu dùng muốn.

2.1.5 Phân loại và vai trò người tiêu dùng.

2.1.5.1 Phân loại người tiêu dùng

Người tiêu dùng cá nhân: Những người mua hàng để phục vụ cho việc tiêu dùng của cá nhân hoặc gia đình họ.

Người tiêu dùng thuộc tổ chức: Những người này mua hàng để sử dụng cho các hoạt động tổ chức.

2.1.5.2 Vai trò người tiêu dùng.

Tổng quan nghiên cứu có liên quan

https://docs.google.com/document/d/

1kJXB6byEh1F3fUyCt3MHX3Ue62HIZEsODe8Dngz20r4/edit?usp=sharing a) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên tại Thành phố Cần Thơ Trường Đại Học Tây Đô_ tác giả TS_ Nguyễn DuTiến Năm 2017 b) Quyết định mua máy tính xách tay của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh_Tên tác giả: TS Phạm Hùng Cường (Trường Đại học Ngoại thương) - Phan Lê Thùy Trang (Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh) c) Hành vi sử dụng laptop của sinh viên trường Truờng Đại học An Giang_ tác giả Nguyễn Quốc Sự Tháng 3/ 2010 d) Hành vi mua laptop của sinh viên tại TPHCM _ tác giả TS Võ Thị Thu Hằng (Trường Đại học Tài Chính Marketing) Năm 2015 e) Đánh giá thực trạng nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên Đại học Tây Đô_ tác giả nhóm 19 Tháng 10/ 2016 f) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn máy tính bảng của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ_tác giả Lê Thị Mỹ Linh (2015) g) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động thương hiệu sam sung của người tiêu dùng tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ_ tác giả Trần Thị Kim Tiến (2014).

Mô hình nghiên cứu và các đề xuất nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết hành vi người tiêu dùng mua máy tính, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu cho bản khảo sát Mô hình này được thiết kế để thu thập và phân tích dữ liệu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy tính của người tiêu dùng Mô hình bao gồm các biến độc lập (như tính năng, giá cả, thương hiệu) và các biến phụ thuộc (như ý định mua) Bằng cách xác định các mối quan hệ giữa các biến này, nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin sâu sắc về động cơ và hành vi mua máy tính của người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển các chiến lược tiếp thị và sản phẩm hiệu quả.

Trong đó Y là quyết định lựa chọn

Bi là các tham số ước lượng

Xi là các nhân tố ảnh hưởng

Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, xin đưa ra các biến đo lường cụ thể trong mô hình.

TG1: Thương hiệu nổi tiếng

TG2: Phân phối chính hãng

TG3: Đủ Phụ kiện đi kèm

TG4: Thương hiệu có uy tín

G1: Giá có khả năng chi trả

G2: Các chương trình giảm giá khuyển mãi phù hợp

BH1: Trung tâm bảo hành phổ biến

BH2: Dịch vụ bảo hành đảm bảo

BH3: Có chính sách bảo hành cụ thể

BH4: Dịch vụ bảo hành cấp tốc

KT1: Hệ điều hành tốt

KT2: Bộ xử lý tốc độ cao

Bảo hành Thông số kỹ thuật

Yếu tố xã hội Thương hiệu

Yếu tố cá nhân Quyết định mua

KT3: Dunng lượng ổ cứng lớn

KT4: Thời lượng pin lớn

TK4: Thiết kế mỏng nhẹ

CN1: Sở thích thích ảnh hưởng đến việc lực chọn mua

CN2: Mục đích sử dụng ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua

CN3: Kinh tế gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua

XH1: Ý kiến gia đình ảnh hưởng đến lựa chọn mua

XH2: Ý kiến bạn bè ảnh hưởng đến lựa chọn mua

XH3: Ý kiến giáo viên ảnh hưởng đến lựa chọn mua

XH4: Ý kiến tư vấn từ quảng cáo, tiếp thị ảnh hưởng đến lựa chọn mua

Thang đo Quyết định mua

QD1: Quyết định lựa chọn mua nếu giá phù hợp với kinh tế

QD2: Quyết định lựa chọn mua theo sở thích bản thân

QD3: Quyết định lựa chọn mua theo mục đích sử dụng

QD4: Quyết định lựa chọn mua theo ý kiến gia đình

QD5: Quyết định lựa chọn mua theo thương hiệu uy tín

QD6: Quyết định lựa chọn mua nếu thông số kỹ thuật tốt

QD7: Quyết định lựa chọn mua nếu thiết kế đúng ý bản thân

Thang đo được dùng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng Thang đo là cần thiết để đo lường các biến một cách chính xác, vì vậy các biến khác nhau đã được lựa chọn với quy mô phù hợp. Thang đo được xây dựng dưới hình thức thang đo Likert 5 bậc theo mức độ tăng dần của từng bậc với Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý, Bậc 2: Không đồng ý, Bậc 3: Bình thường, Bậc 4: Đồng ý, Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý.

Thương hiệu Nguồn Tham Khảo

TH1 Thương hiệu nổi tiếng Hiruy Meseret

TH2 Phân phối chính hang Hiruy Meseret

TH3 Đủ Phụ kiện đi kèm Lưu Thị Thùy Vân

TH4 Thương hiệu Có uy tín Hiruy Meseret

G1 Giá có khả năng chi trả Lưu Thị Thùy Vân

G2 Các chương trình giảm giá khuyển mãi phù hợp Lưu Thị Thùy Vân

BH1 Trung tâm bảo hành phổ biến Lưu Thị Thùy Vân

(2016), Ashhan Nair (2006), Nguyễn Du Tiến (2007)

BH2 Dịch vụ bảo hành đảm bảo Lưu Thị Thùy Vân

(2016), Ashhan Nair (2006), Nguyễn Du Tiến (2007)

BH3 Có chính sách bảo hành cụ thể Lưu Thị Thùy Vân

BH4 Dịch vụ bảo hành cấp tốc Lưu Thị Thùy Vân

KT1 Hệ điều hành tốt Nguyễn Du Tiến

KT2 Bộ xử lý tốc độ cao Lưu Thị Thùy Vân

KT3 Dunng lượng ổ cứng lớn Nguyễn Du

Tiến(2007), Shamsunnahar Tania (2016), Ashhan Nair(2006)

KT4 Thời lượng pin lớn Lưu Thị Thùy Vân

TK1 Màn hình rộng Shamsunnahar Tania

(2012), Lưu Thị Thùy Vân (2016), Ashhan Nair (2006)

TK2 Thiết kế gọn Shamsunnahar Tania

(2012), Lưu Thị Thùy Vân (2016), Ashhan Nair (2006)

TK3 Nhiều màu sắc Nguyễn Du Tiến

(2007), Lưu Thị Thùy Vân (2016), Ashhan Nair (2006)

TK4 Thiết kế mỏng nhẹ Shamsunnahar Tania

(2012), Lưu Thị Thùy Vân (2016), Ashhan Nair (2006)

CN1 Sở thích thích ảnh hưởng đến việc lực chọn mua Lưu Thị Thùy Vân

CN2 Mục đích sử dụng ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua Lưu Thị Thùy Vân

CN3 Kinh tế gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua Lưu Thị Thùy Vân

XH1 Ý kiến gia đình ảnh hưởng đến lựa chọn mua Lưu Thị Thùy Vân

XH3 Ý kiến giáo viên ảnh hưởng đến lựa chọn mua Lưu Thị Thùy Vân

XH4 Ý kiến tư vấn từ quảng cáo, tiếp thị ảnh hưởng đến lựa chọn mua

Hiruy Meseret (2018), Lưu Thị Thùy Vân (2016)

Thang đo Quyết định mua

QD1 Quyết định lựa chọn mua nếu giá phù hợp với kinh tế Shamsunnahar Tania

(2012), Lưu Thị Thùy Vân (2016), Ashhan Nair (2006)

QD2 Quyết định lựa chọn mua theo sở thích bản thân Lưu Thị Thùy Vân

QD3 Quyết định lựa chọn mua theo mục đích sử dụng Lưu Thị Thùy Vân

QD4 Quyết định lựa chọn mua theo ý kiến gia đình Lưu Thị Thùy Vân

QD5 Quyết định lựa chọn mua theo thương hiệu Lưu Thị Thùy Vân

QD6 Quyết định lựa chọn mua theo giá Lưu Thị Thùy Vân

QD7 Quyết định lựa chọn mua nếu thông số kỹ thuật tốt Hiruy Meseret

(2018) QD8 Quyết định lựa chọn mua nếu thiết kế đúng ý bản thân Hiruy Meseret

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Cách thức thu thâp dữ liệu: quá trình thu thập dữ liệu được thông qua hai bước chính.

Tiến độ thu thập dữ liệu thứ cấp:

Bước Dạng Phương pháp Kĩ thuật Thời gian

1 Sơ bộ Định tính Bảng câu hỏi

2 Chính thức Định lượng Bảng câu hỏi hoàn chỉnh

Từ những thông tin thu thập được từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, quá trình nghiên cứu được hình thành như sau:

- Nghiên cứu sơ bộ (định tính): chọn ra 8-10 sinh viên ngẫu nhiên Đại Học Nha Trang phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi thử đã được chuẩn bị sẵn nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu chính thức.

- Hiệu chỉnh bảng câu hỏi: tử những thông tin trong nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi được chỉnh sửa cho phù hợp và hoàn chỉnh hơn, kiểm tra lại tính logic của bảng câu hỏi, sau đó hiệu chỉnh lại ngôn ngữ cũng như là các câu hỏi không cần thiết và cuối cùng là tiến hành phỏng vấn chính thức với cỡ mẫu là 260 sinh viên.

- Nghiên cứu chính thức (định lượng): sau khi nghiên cứu sơ bộ hoàn thành, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh cho phù hợp, sau đó tiến hành nghiên cứu chính thức thông qua bảng câu hỏi bằng cách phỏng vấn trực tiếp.

Dữ liệu được thu thập được mã hóa và làm sạch để đảm bảo độ chính xác Sau đó, dữ liệu được phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm Excel.

- Báo cáo nghiên cứu: đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được tổng hợp, phân tích trong báo cáo nghiên cứu.

Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Bảng câu hỏi thử hoàn chỉnh

Xử lý và phân tích số liệu

Hình 2 3 Quy trình nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp và sử dụng các bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn Quá trình phỏng vấn được thực hiện với sinh viên tại trường Đại học Nha Trang.

- Mẫu: trong đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sự thực hiện tại trường Đại học Nha Trang Các thành viên trong nhóm nghiên cứu tiến hành đến những khu tự học để phỏng vẫn bằng cách gửi bạn bảng câu hỏi Do những nơi đó là

Nghiên cứu chính thức nơi thường có đông các bạn sinh viên tập trung nên sẽ thuận lợi cho việc gửi bản câu hỏi.

- Cỡ mẫu: theo quy luật tổng quát cho công mẫu trong phân tích nhân tố thì cỡ mẫu phải gấp 5 lần số biến quan sát Mô hình nghiên cứu đề tài này có 25 biến quan sát nên có thể xác định được ở mẫu là 300 do đó cần có khoảng 250 bảng câu hỏi phỏng vấn để đề phòng trường hợp thu về những kết quả không chính xác hoặc thất thoát trong quá trình thu thập ở đây ta thu thập số liệu tại trường Đại học Nha Trang phỏng vấn chủ yếu bao gồm 7 khoa chính là công nghệ thông tin, kinh tế, kế toán tài chính, thủy sản, ngôn ngữ anh, du lịch, công nghệ thực phẩm Nên phân ra mỗi khoa thu thập 50 mẫu.

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các trang mạng internet đăng các bài nghiên cứu các báo cáo khoa học có liên quan báo chí và các thống kê kết quả nghiên cứu từ các công ty khảo sát thị trường

Phương pháp phân tích nghiên cứu

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng bảng tần số, trị trung bình để tổng hợp và trình bày số liệu trên cơ sở số liệu điều tra sơ cấp Đây là phương pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu dưới dạng số hay chỉ số thống kê.

- Phân tích hệ số Cronbachos Alpha: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach's Alpha Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố gia Hệ số tin cậy Cronbach's Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo Ở đây, chúng ta sẽ kiểm định độ tin cậy của các biến trong mỗi thang đo của 9 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố ẩn, giúp rút gọn các biến sao cho vẫn đảm bảo lưu giữ thông tin quan trọng (Hair, 1998) Những biến trong cùng một nhân tố sẽ được tính giá trị trung bình đại diện cho nhân tố đó, từ đó có thể thực hiện các phân tích thống kê như tương quan, hồi quy hay ANOVA.

- Phân tích hồi qui: Phân tích hồi qui được sử dụng để xác định các nhân tố quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop) đến biến phụ thuộc quyết định lựa chọn của người tiêu dùng).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thông tin chung về phỏng vấn

4.1.1 Thông tin về nhân khẩu học của đáp viên

Qua quá trình phỏng vấn sinh viên trên địa bàn trường đại học Nha Trang bằng

300 bảng câu hỏi tại trường đại học Nha Trang thì thu được 260 bảng trả lời hợp lệ.

Từ đó, nhóm nghiên cứu ra 260 bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu.

Hình 4 1 Biểu đồ giới tính (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2022)

Qua biểu đồ 4.1(số liệu phụ lục bảng 1) có thể nhận thấy, tỷ lệ tham gia trả lời khảo sát giữa nam và nữ của sinh viên trường đại học Nha Trang (Nam là 35.8% và

Nữ là 64.2 %) => Có sự chênh lệch về một phía do có sự chênh lệch giữa nam và nữ 4.1.1.2 Độ tuổi

Hình 4.2 Biểu đồ độ tuổi (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2022)

Theo kết quả khảo sát thực tế, nhóm sẽ chia độ tuổi sinh viên thành 3 nhóm để dễ nhận dạng là từ 17 đến 19 tuổi, từ 20 đến 22 tuổi và từ 22 tuổi trở lên.

Tỷ lệ sinh viên sử dụng laptop cao nhất ở nhóm tuổi 20-22 (69,2%) Lý giải cho tỷ lệ này là do hầu hết sinh viên trong nhóm tuổi này đang học năm 2, 3, thời điểm mà nhu cầu sử dụng laptop cho học tập và giải trí tăng cao hơn so với sinh viên năm nhất vẫn chưa có nhiều nhu cầu.

Tỷ lệ sinh viên ở độ tuổi 17 đến 19 tuổi sẽ thấp hơn (chiếm 30%) do đây là những sinh viên mới vào trường nên nhu cầu sử dụng laptop cho việc học chưa cao, các môn học mở đầu thường không đòi hỏi phải sử dụng laptop hỗ trợ cho môn học Độ tuổi trên 22 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (0.8%) do sinh viên được khảo sát đã mua laptop ở những năm trước và trường hợp sinh viên lớn tuổi học trễ cũng khá thấp.

Hình 4 3 Biểu đồ Khoa/Viện

Theo biểu đồ (số liệu phụ lục bảng 3), ta thấy rằng 7 khoa/ viện có tỷ lệ lớn nhất là Kinh tế, Du lịch, Công nghệ thông tin, Ngoại Ngữ, Nuôi Trồng Thủy Sản, Kế toán- tài chính, Xây dựng với tỷ lệ 87,72% chiếm hơn 70% sô lượng sinh viên của trường Đại học Nha Trang Khoa Kinh tế có tỷ lệ sử dụng laptop lớn nhất 32,95% chiếm 1/3 tổng số sinh viên Đại học Nha Trang.

Hình 4 4 Biểu đồ thu nhập

Biểu đồ cho ta thấy, thu nhập chiếm nhiều nhất là thu nhâp dướ 3 triệu với 111 mẫu tương đương 42,6 % điều này cho thấy mức thu nhập của sinh viên thấp do chủ yếu là chi phí sinh hoạt gia đình gửi, tỷ lệ còn phụ thược gia đình rất nhiều.

4.1.2 Thống kê số người sử dụng laptop theo các tiêu chí

Hình 4 5 Biểu đồ thương hiệu (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2022)

Qua biểu đồ trên (phụ lục bảng 3), có thể nhận thấy laptop mang nhãn hiệu Dell được nhiều sinh viên lựa chọn nhất (chiếm 36.9%), tiếp đến là nhãn hiệu Asus (chiếm tỷ lệ 21.2%), laptop nhãn hiệu HP (chiếm 19.2%), còn lại là laptop nhãn hiệu Apple và Acer (chiếm tỷ lệ 15%) các nhãn hiệu khác chiếm (7.7%) Chỉ riêng 2 nhãn hiệu Dell và Asus đã chiếm gần 60% số lượng laptop được sinh viên lựa chọn.

Mặc dù có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các hãng laptop với nhau nhưng 2 thương hiệu laptop Dell và Asus vẫn tỏ rõ thế mạnh của mình trong thị trường máy tính của sinh viên tại Đại học Nha Trang vì đây là những thương hiệu lâu đời, chất lượng khá tốt và đặc biệt giá cả rất phù hợp với túi tiền của sinh viên.

Hình 4 6 Biểu đồ mức giá mua (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2022)

Theo biểu đồ 4.4, ta nhận thấy mức giá laptop được sinh viên tại Đại học Nha Trang chọn mua nhiều nhất là từ 15 đến 20 triệu chiếm tỷ lệ 51,2%, kế đến là mức giá từ 10 triệu đến 15 triệu triệu đồng chiếm 26,5%, các sản phẩm laptop có mức giá trên

20 triệu đồng được 14.2% sinh viên lựa chọn và còn lại là mức giá dưới 10 triệu chiếm 8.1% Có thể thấy mức giá 15 đến 20 triệu đồng cho một chiếc laptop cũng không phải là một mức giá quá cao Với số tiền, chúng ta hoàn toàn mua được một chiếc laptop chất lượng với đầy đủ tính năng và có hiệu suất rất tốt, vừa thuận lợi cho việc học vừa có đầy đủ chức năng giải trí.

Bên cạnh đó, mức giá dưới 10 triệu được rất ít sinh viên lựa chọn, vì đây là những chiếc laptop có hiệu suất hoạt động không cao, chỉ phù hợp cho việc học hoặc lướt web, không phù hợp cho các nhu cầu giải trí nên không được lựa chọn nhiều Đối với những sinh viên không có điều kiện thì đây cũng là một lựa chọn tốt hỗ trợ cho việc học Còn đối với những laptop có mức giá trên 20 triệu, đây là những dòng laptop cao cấp, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thương hiệu nên chất lượng chắc chắn là rất cao Tuy nhiên, phần lớn sinh viên đều có thu nhập không cao( phần lớn là tiền từ gia đình ) thì việc sỡ hũu những chiếc laptop này là đièu rất khó khăn nên laptop này chỉ dành cho những sinh viên có điều kiện khá trở lên nên tỷ lệ laptop ở mức này tương đối thấp.

4.1.2.3 Mục đích sử dụng laptop

Mục đích sử dụng Số lượng đáp viên lựa chọn Phần trăm(%)

Bảng 4 1 Thống kê mục đích sử dụng laptop (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2022)

Theo số liệu được thống kê ở Bảng 4.2 cho thấy laptop đang được các bạn sinh viên sử dụng cho mục đích học là chính (chiếm tỷ lệ cao nhất với 194/260 sinh viên được hỏi tương đương 74,6%) Đây cũng là điều dễ hiểu vì đa số sinh viên đều mua laptop để phục vụ cho việc học của mình Ngoài mục đích học tập, các bạn còn sử dụng laptop nhằm mục đích giải trí như xem phim (1.9%) và chơi game (9.2%) Phần nhỏ đáp viên lựa chọn laptop để sử dụng vào cả 3 mục đích trên ( chiếm 14.2%)

4.1.2.4 Địa điểm mua laptop Địa điểm Số lượng đáp viên lựa chọn Phần trăm(%)

Siêu thị điện thoại/ máy tính 199 76.4

Bảng 4 2 Thống kê địa điểm mua laptop

Qua bảng thống kê 4.3, có thể thấy phần lớn sinh viên được khảo sát đều mua laptop ở các siêu thị điện thoại/máy tính, chiếm 76,4% trên tổng số đáp viên được hỏi. Điều này là hợp lý bởi vì hiện nay tại Nha Trang, có rất nhiều siêu thị điện thoại/laptop xuất hiện, có thể kể đến là: FPT, Nguyễn Kim, Thế giới di động Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể tham quan, trải nghiệm và lựa chọn những laptop một cách dễ dàng Các siêu thị điện thoại/máy tính ở khắp các con đường chính trong trung tâm thành phố Nha Trang

Một trong những cách thức mua laptop phổ biến hiện nay là mua trực tuyến Phương thức này giúp bạn mua laptop tại nhà thông qua các trang web bán hàng trực tuyến với mức giá rẻ hơn so với mua tại cửa hàng Tuy nhiên, mua laptop theo hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì người mua không thể trực tiếp trải nghiệm và kiểm tra sản phẩm trước khi mua Do đó, tỷ lệ mua laptop trực tuyến chiếm tỷ trọng khá thấp (5%) Đối với hình thức mua laptop tại trung tâm thương mại, tỷ lệ cũng không cao, chỉ chiếm 15,8%, tương đương với các địa điểm và hình thức mua khác như mua hàng xách tay, mua hàng đã qua sử dụng hoặc nhờ người thân mua từ nước ngoài về.

Đánh giá thang đo

4.2.1 Giá trị trung bình của thang đo.

Trong bài nghiên cứu, để tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh đại học Nha Trang, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính điểm trung bình của các tiêu chí được giả định là có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop, nhằm tìm hiểu mức độ đồng ý và không đồng ý của sinh viên về những bộ tiêu chi đó Với những tiểu chỉ được đặt ra sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đáp viên cho điểm, mức thấp nhất là 1-Rất không đồng ý và mức cao nhất là 5- Rất đồng ý nhằm đánh giá sơ bộ về những tiêu chỉ được đặt ra làm căn cứ cho một bộ tiểu chỉ hoàn chỉnh.

Giá trị trung bình các tiêu chỉ đánh giá sản phẩm rơi vào khoảng từ 3,41 - 4,20 điểm, theo thang điểm đồng ý Điều này cho thấy hầu hết các tiêu chỉ đưa ra đều được khách hàng đồng ý và cho điểm cao, phản ánh sự hài lòng chung của khách hàng đối với sản phẩm.

4.2.2 Kết quả kiểm định các thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha

Hệ số Cronbach's Alpha được dùng để kiểm định độ tin cậy của thang đo công cụ này giúp loại đi những biến quan sát và những thang đo không phù hợp Cronbach's alpha từ 0.8 trở lên đến 1 thì thang đo lượng tốt, từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được và thông thường thang đo được đánh giá có độ tin cậy cao khi hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,6 Hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3.

Bảng 4 3 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo.

Cornbach’s Alpha nếu loại biến

Thương hiệu nổi tiếng (TG1) 0.500 0.921

Phân phối chính hãng (TG2) 0.566 0.920 Đủ Phụ kiện đi kèm (TG3) 0.554 0.920

Thương hiệu có uy tín (TG5) 0.648 0.919

Giá có khả năng chi trả (G1) 0.599 0.920

Các chương trình giảm giá khuyển mãi phù hợp (G2) 0.631 0.919

Trung tâm bảo hành phổ biến (BH1) 0.626 0.919

Dịch vụ bảo hành đảm bảo (BH2) 0.658 0.919

Có chính sách bảo hành cụ thể(BH3) 0.668 0.918

Dịch vụ bảo hành cấp tốc (BH4) 0.690 0.918

Hệ điều hành tốt (KT1) 0.654 0.919

Bộ xử lý tốc độ cao (KT2) 0.635 0.919

Dung lượng ổ cứng lớn (KT3) 0.675 0.918

Thời lượng pin lớn (KT4) 0.650 0.919

Thiết kế mỏng nhẹ(TK4) 0.605 0.919

Sở thích thích ảnh hưởng đến việc lực chọn mua (CN1) 0.486 0.921

Mục đích sử dụng ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua

Kinh tế gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua (CN3) 0.597 0.920 Ý kiến gia đình ảnh hưởng đến lựa chọn mua (XH1) 0.471 0.922 Ý kiến bạn bè ảnh hưởng đến lựa chọn mua (XH2) 0.358 0.924 Ý kiến giáo viên ảnh hưởng đến lựa chọn mua (XH3) 0.205 0.928 Ý kiến tư vấn từ quảng cáo, tiếp thị ảnh hưởng đến lựa chọn mua (XH4) 0.343 0.925

Theo kết quả bảng 4.5, ta có thấy biến XH3 có hệ số tương quan biến tổng là 0.205 nhỏ hơn 0.3 nên ta tiến hành loại 1 biến đó ra khỏi thang đo.

Bảng 4 4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo sau khi loại XH3

Cornbach’s Alpha nếu loại biến

Thương hiệu nổi tiếng (TG1) 0.511 0.926

Phân phối chính hãng (TG2) 0.591 0.925 Đủ Phụ kiện đi kèm (TG3) 0.570 0.925

Thương hiệu có uy tín (TG5) 0.676 0.924

Giá có khả năng chi trả (G1) 0.622 0.924

Các chương trình giảm giá khuyển mãi phù hợp (G2) 0.638 0.924

Trung tâm bảo hành phổ biến (BH1) 0.632 0.924

Dịch vụ bảo hành đảm bảo (BH2) 0.665 0.924

Có chính sách bảo hành cụ thể(BH3) 0.683 0.923

Dịch vụ bảo hành cấp tốc (BH4) 0.701 0.923

Hệ điều hành tốt (KT1) 0.669 0.924

Bộ xử lý tốc độ cao (KT2) 0.653 0.924

Dung lượng ổ cứng lớn (KT3) 0.688 0.923

Thời lượng pin lớn (KT4) 0.658 0.924

Thiết kế mỏng nhẹ(TK4) 0.617 0.924

Sở thích thích ảnh hưởng đến việc lực chọn mua (CN1) 0.479 0.927

Mục đích sử dụng ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua

Kinh tế gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua (CN3) 0.606 0.925 Ý kiến gia đình ảnh hưởng đến lựa chọn mua (XH1) 0.433 0.928 Ý kiến bạn bè ảnh hưởng đến lựa chọn mua (XH2) 0.299 0.931 Ý kiến tư vấn từ quảng cáo, tiếp thị ảnh hưởng đến lựa chọn mua (XH4) 0.292 0.931

Theo kết quả bảng 4.5, ta có thấy biến XH2 và XH4 có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0.299 và 0.292 đều nhỏ hơn 0.3 nên ta tiến hành loại 2 biến đó ra khỏi thang đo.

Bảng 4 5 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo sau khi loại XH2 và XH4

Cornbach’s Alpha nếu loại biến

Thương hiệu nổi tiếng (TG1) 0.511 0.934

Phân phối chính hãng (TG2) 0.620 0.932 Đủ Phụ kiện đi kèm (TG3) 0.591 0.933

Thương hiệu có uy tín (TG5) 0.711 0.931

Giá có khả năng chi trả (G1) 0.650 0.932

Các chương trình giảm giá khuyển mãi phù hợp (G2) 0.643 0.932

Trung tâm bảo hành phổ biến (BH1) 0.646 0.932

Dịch vụ bảo hành đảm bảo (BH2) 0.672 0.931

Có chính sách bảo hành cụ thể(BH3) 0.705 0.931

Dịch vụ bảo hành cấp tốc (BH4) 0.709 0.931

Hệ điều hành tốt (KT1) 0.684 0.931

Bộ xử lý tốc độ cao (KT2) 0.675 0.931

Dung lượng ổ cứng lớn (KT3) 0.701 0.931

Thời lượng pin lớn (KT4) 0.671 0.931

Thiết kế mỏng nhẹ(TK4) 0.626 0.932

Sở thích thích ảnh hưởng đến việc lực chọn mua (CN1) 0.461 0.935

Mục đích sử dụng ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua

Kinh tế gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua

(CN3) 0.603 0.933 Ý kiến gia đình ảnh hưởng đến lựa chọn mua (XH1) 0.357 0.937

Theo kết quả bảng 4.7, các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha>0,6 và tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy.

4.2.2.1 Thang đo quyết định lựa chọn.

Thang đo quyết định lựa chọn có 8 biến được ký hiệu từ QD1 đến QD8 Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại.

Bảng 4 6 Cronbach’s Alpha của thang đo quyết định lựa chọn.

Cornbach’s Alpha nếu loại biến

1 Quyết định lựa chọn mua nếu giá phù hợp với kinh tế (QD1) 0.588 0.822

2 Quyết định lựa chọn mua theo sở thích bản thân

3 Quyết định lựa chọn mua theo mục đích sử dụng

4 Quyết định lựa chọn mua theo ý kiến gia đình

5 Quyết định lựa chọn mua theo thương hiệu (QD5) 0.607 0.819

6 Quyết định lựa chọn mua theo giá (QD6) 0.638 0.814

7 Quyết định lựa chọn mua nếu thông số kỹ thuật tốt

8 Quyết định lựa chọn mua nếu thiết kế đúng ý bản thân (QD8) 0.547 0.826

Phân tích nhân tố EFA

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships).

0.5 ≤ KMO < 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trọng tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50%

4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Hệ số KMO (Kiểm đinh Bartlett’s): 0.929

Kết quả kiểm định Bartlett's với Sig < 0,05 cho thấy các biến trong tổng thể có tương quan với nhau Hệ số KMO = 61,978% thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, chứng minh sự phù hợp của việc phân tích nhân tố nhóm các biến này Các Eigenvalue lớn hơn 1 cho phép nhóm 11 biến đầu thành 3 nhân tố, giải thích được 61,978% biến thiên dữ liệu, đáp ứng yêu cầu tổng phương sai trích > 50%.

Giải thích các nhân tố:

- Biến độc lập 1: Bao gồm 4 yếu tố thuộc biến kĩ thuật và 2 yếu tố thuộc biến thiết kế Nhìn chung ta có thể gọi tên là biến kết cấu

- Biến độc lập 2: Bao gồm 4 yếu tố thuộc biến bảo hành, 1 yếu tố thuộc biến giá cả nên ta gọi chung là biến giá trị vật chất

- Biến độc lập 3: bao gồm 4 yếu tố thuộc biến thượng hiệu nên giữ nguyên biến thuơng hiệu

- Biến độc lập 4: bao gồm 3 yếu tố thuộc biến cá nhân và 1 yếu tố thuộc biến nhân tố xã hội, nên ta gọi tên là biến giá trị tinh thần

- Biến phụ thuộc: sẽ ảnh hưởng bởi 4 biến độc lập mới, gồm kết cấu, giá trị vật chất, thương hiệu, giá trị tinh thần

4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA nhóm nhân tố quyết định mua

Hệ sô KMO(Kiểm định Bartlett’s) 0.815

Bảng 4 8 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA nhóm nhân tố quyết định mua

Kết quả phân tích nhân tố EFA 7 biến thuộc nhóm nhân tố quyết định mua cho thấy các biến này có mối tương quan với nhau (p < 0,05) Hệ số KMO = 0,815 chứng tỏ việc phân tích nhân tố nhóm các biến này với nhau là hợp lý Sau phân tích, 7 biến được nhóm lại thành 2 nhân tố với tổng phương sai trích 61,373% > 50%, giải thích 75,786% biến thiên của dữ liệu.

Giải thích các nhân tố:

- Nhóm 1: Bao gồm 4 biển thuộc nhóm nhân tố quyết định bên ngoài bao gồm quyết định 4,5,7,8

- Nhóm 2: Bao gồm 3 biển thuộc nhóm nhân tố quyết định bên ngoài bao gồm quyết định 1,3,6

Phân tích hồi quy tuyến tính

Điểm trung bình của các biến trong từng nhóm nhân tố như sau: biến kết cấu (4,11), biến giá trị tinh thần (3,4), biến cá nhân (3,38), biến chức năng (3,37), biến giá trị thực dụng (3,28) và biến giá trị xã hội (3,11).

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố ta tìm được có 4 nhóm nhân tố tác đông đến quyết định mua Laptop của sinh viên đại học Nha Trang và các giả thuyết được đặt ra cho mô hình nghiên cứu như sau:

H1 : kết cấu tác động cùng chiều đến quyết định lên chọn laptop.

H2 : Giá trị vật chất tác động ngược chiều đến quyết định lên chọn laptop. H3 : Thương hiệu tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn laptop

H4 : Giá trị tinh thần kỹ thuật tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn laptop

Mô hình tổng quát được xây dựng như sau:

Bi là các tham số ước lượng

Xi là là các nhân tố ảnh hưởng

Giả định H0: B1 = B2 = B3 = B4 = 0 tức là không có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tỉnh giữa các biến độc lập Xi và biến phụ thuộc Y.

Dưới đây là bảng kết quả phân tích hồi quy:

Bảng 4 9 Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình Hệ số T Sig Giá trị VIK

R²= 0,564 cho biết 0.325% sự biến thiên của quyết định lựachọn laptop được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập Số liệu 0.325% cho thấy mức độ phù hợp của mô hình là cao. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA Theo Bảng 21 phụ lục giá trị Sig của mô hình rất nhỏ ( nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%) nên ta bác bỏ giả thuyết Họ cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số) Từ đó có thể suy ra mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.

Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa quyết định lựa chọn laptop với các biến độc lập

Trong đó: Biến phụ thuộc

Qua các kết quả phân tích, có thể thấy Quyết định lựa chọn Laptop của Sinh viên tại trường Đại học Nha Trang chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố bên trong là:Kết cấu, Giá trị vật chất, Thương hiệu, Giá trị tinh thần,

Hình 4.7 Mô hình hết quả

Các biến đo lường cho mô hình kết quả

KC1: Hệ điều hành tốt

KC2: Bộ xử lý tốc độ cao

KC3: Dunng lượng ổ cứng lớn

KC4:Thời lượng pin lớn

KC6:Thiết kế mỏng nhẹ

VC1 Trung tâm bảo hành phổ biến

VC2: Dịch vụ bảo hành đảm bảo

Quyết định muaGiá trị vật chất

VC4: Dịch vụ bảo hành cấp tốc

VC5:Các chương trình giảm giá khuyển mãi phù hợp

TG1: Thương hiệu nổi tiếng

TG2: Phân phối chính hãng

TG3: Đủ Phụ kiện đi kèm

TG4: Thương hiệu có uy tín

TT1: Ý kiến gia đình ảnh hưởng đến lựa chọn mua

TT2: Sở thích thích ảnh hưởng đến việc lực chọn mua

TT3: Mục đích sử dụng ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua

TT4: Kinh tế gia đình ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua

4.4.2 Kiểm định các giả thuyết

- Giả thuyết H4: Yếu tố giá trị tinh thần ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua Laptop.

Yếu tố giá trị tinh thần đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn laptop của sinh viên Đại học Nha Trang Hệ số Beta cao (0,447) và Sig nhỏ cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận Laptop là công cụ thiết yếu trong học tập, dẫn đến sự lựa chọn đa dạng tùy theo hoàn cảnh Ngoài ra, sở thích cá nhân và lòng tin vào sản phẩm uy tín cũng ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh viên.

- Giả thuyết H1: Yếu tố kết cấu tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn mua Laptop

Ngoài yếu tố kỹ thuật, yếu tố kết cấu cũng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua laptop của sinh viên Đại học Nha Trang Họ ưa chuộng các thiết bị có thiết kế bắt mắt, sang trọng, độc đáo và nhiều tùy chọn màu sắc Đối với nhóm sinh viên có nhu cầu đa dạng, yếu tố kỹ thuật được quan tâm nhiều hơn, trong khi những bạn chỉ dùng laptop để học tập thường không chú trọng đến yếu tố này Thị trường laptop hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng của sinh viên.

- Giả thuyết H3: Thương hiệu tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn laptop

Yếu tố thương hiệu tác động mạnh tứ 4 đến quyết định lựa chọn mua laptop của sinh viên tại Đại Học Nha Trang với hệ số Beta là 0.087 và Sig của kiểm định rất nhỏ nên giả thuyết H3 được chấp nhận Điều này có nghĩa thương hiệu là một yếu tố tác đọng mạnh đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên Những thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dùng luôn là lựa chọn ưu tiên của sinh viên.

- Giả thuyết H2 : Giá trị vật chất tác động ngược chiều đến quyết định lựa chọnGiá và bảo hành là yếu tố tác động yếu đến quyết định lựa chọn mua laptop của sinh viên tại Trường Đại Học Nha Trang với hệ số Beta là -0.053 và Sig rất nhỏ nên giả thuyết H2 được chấp nhận Điều này có nghĩa là khi ta tác động tích cực đến giá hoặc các chương trình khuyến mãi thì sẽ làm tăng quyết định lựa chọn của sinh viến.Với thu nhập của sinh viên thường không cao nên những chiếc laptop chất lược được bán với giá ưu đãi kèm theo những khuyễn mãi hấp dẫn sẽ tạo sức hút lớp với sinh viên có nhu cầu mua laptop Bên cạnh đó, van còn có những sinh viên không quá quan tâm đến yếu tố này, có thể lúc lựa chọn họ chỉ quan tâm đến chất lượng laptop chứ không quan tâm nhiều đến dịch vụ hậu mãi, cũng có nhiều sinh viên thường không thích bảo hành do mất nhiều thời gian nên thường đem ra dịch vụ sửa chưa Do đó,yếu tố Bảo hành tốt cũng làm tăng quyết định lựa chọn laptop của sinh viên nhưng không ảnh hưởng quá nhiều.

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn laptop của sinh viên tại Thành phố Cần Thơ. Trường Đại Học Tây Đô_ tác giả TS_ Nguyễn Du Tiến. Năm 2017 Khác
2. Quyết định mua máy tính xách tay của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh_Tên tác giả: TS. Phạm Hùng Cường (Trường Đại học Ngoại thương) - Phan Lê Thùy Trang (Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh) Khác
3. Hành vi sử dụng laptop của sinh viên trường Truờng Đại học An Giang_ tác giả Nguyễn Quốc Sự. Tháng 3/ 2010 Khác
4. Hành vi mua laptop của sinh viên tại TPHCM _ tác giả TS Võ Thị Thu Hằng (Trường Đại học Tài Chính Marketing). Năm 2015 Khác
5. Đánh giá thực trạng nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên Đại học Tây Đô_ tác giả nhóm 19. Tháng 10/ 2016 Khác
6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn máy tính bảng của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ_tác giả Lê Thị Mỹ Linh (2015) Khác
7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại di động thương hiệu sam sung của người tiêu dùng tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ_ tác giả Trần Thị Kim Tiến (2014) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w