1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học nha trang 12

90 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦASINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHÁNH HOÀ - 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦASINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Người hướng dẫn đề tài: Phạm Thành Thái

KHÁNH HOÀ - 2022

Trang 3

phương sai)

đại phương sai)

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phân loại kết quả học tập 10

Bảng 2: Thang đo khái niệm “Kết quả học tập” 18

Bảng 3: Thang đo khái niệm “động cơ học tập” 19

Bảng 4: Thang đo khái niệm “Phương pháp học tập” 20

Bảng 5: Thang đo khái niệm “Năng lực giảng viên” 21

Bảng 6: Thang đo khái niệm “Cơ sở vật chất” 22

Bảng 7: Thang đo khái niệm “Gia đình” 22

Bảng 8: Tân số và tần suất sinh viên từng ngành được khảo sát 25

Bảng 9: Tần số và tần suất sinh viên được khảo sát theo giới tính 26

Bảng 10: Thang đo khái niệm động cơ học tập 28

Bảng 11: Thang đo khái niệm phương pháp học tập 29

Bảng 12: Thang đo khái niệm năng lực giảng viên 30

Bảng 13: Thang đo khái niệm năng lực giảng viên 31

Bảng 14: Thang đo khái niệm gia đình 31

Bảng 15: Thang đo khái niệm kết quả học tập 32

Bảng 16: Sự khác biệt về kết quả học tập theo khóa học 33

Bảng 17: Sự khác biệt về kết quả học tập theo giới tính 34

Bảng 18: Kiểm định Anova- Khóa học 34

Bảng 19: Kiểm định Anova- Khóa học 35

Bảng 20: Kết luận kiểm định Anova- Khóa học 35

Bảng 21: Kiểm định Anova- Giới tính 36

Bảng 22: Kiểm định Anova- Giới tính 37

Bảng 23: Kết luận kiểm định Anova- Giới tính 38

Bảng 24: Gía trị R2 hiệu chỉnh 38

Bảng 25: Gía trị sig của kiểm định F 39

Bảng 26: Gía trị sig của kiểm định t 40

Bảng 27: Hệ số phóng đại phương sai VIF 41

Bảng 28: Hệ số Cronbach's alpha của thang đo khái niệm kết quả học tập 45

Bảng 29: Độ tin cậy của thang đo khái niệm kết quả học tập 45

Trang 5

Bảng 31: Độ tin cậy của thang đo khái niệm động cơ học tập 46

Bảng 32: Hệ số Cronbach's alpha của thang đo khái niệm phương pháp học tập 46

Bảng 33: Độ tin cậy của thang đo khái niệm phương pháp học tập 47

Bảng 34: Hệ số Cronbach's alpha của thang đo khái niệm năng lực giảng viên 48

Bảng 35: Độ tin cậy của thang đo khái niệm năng lực giảng viên 48

Bảng 36: Hệ số Cronbach's alpha của thang đo khái niệm cơ sở vật chất 49

Bảng 37: Độ tin cậy của thang đo khái niệm cơ sở vật chất 49

Bảng 38: Hệ số Cronbach's alpha của thang đo khái niệm gia đình 49

Bảng 39: Độ tin cậy của thang đo khái niệm gia đình 50

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên 14

Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu 17

Sơ đồ 3: Tỷ lệ sinh viên từng ngành được khảo sát 26

Sơ đồ 4: Tỷ lệ sinh viên được khảo sát theo giới tính 27

Trang 7

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 10

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 11

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 11

1.5 Phương pháp nghiên cứu 11

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 11

1.6.1 Về lý luận của đề tài 11

1.6.2 Về thực tiễn của đề tài 11

1.7 Cấu trúc của luận văn 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14

Trang 8

2.2.7 Dữ liệu định lượng 17

2.2.8 Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) 17

2.2.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 17

2.2.10 Phân tích nhân tố 17

2.2.11 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 17

2.2.12 Hồi quy tuyến tính bội 18

2.2.13 Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling, viết tắt là SEM) 18

2.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan 18

2.3.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài 18

2.3.2 Một số nghiên cứu trong nước 18

2.4 Khung phân tích của nghiên cứu 19

2.5 Các giả thuyết nghiên cứu 19

2.5.1 Kết quả học tập của sinh viên 19

2.5.2 Động cơ học tập của sinh viên 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Quy trình nghiên cứu 22

3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 22

3.3 Thang đo cho các khái niệm nghiên cứu 22

3.3.1 Thang đo cho khái niệm “Kết quả học tập” 23

3.3.2 Thang đo động cơ học tập của sinh viên 23

Trang 9

3.3.4 Thang đo năng lực giảng viên 26

3.3.5 Thang đo cơ sở vật chất 26

3.3.6 Thang đo gia đình 27

3.4 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu 28

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu 28

3.4.2 Quy mô mẫu 28

3.5 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu 28

3.5.1 Loại dữ liệu 28

3.5.2 Thu thập dữ liệu 28

3.6 Các công cụ phân tích dữ liệu 28

3.7 Kết luận chương 3 29

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 30

4.1.1 Thống kê mô tả định lượng 32

4.1.1.1 Thang đo khái niệm động cơ học tập 33

4.1.1.2 Thang đo khái niệm phương pháp học tập 34

4.1.1.3 Thang đo khái niệm năng lực giảng viên 35

4.1.1.4 Thang đo khái niệm cơ sở vật chất 35

4.1.1.5 Thang đo khái niệm gia đình 36

4.1.1.6 Thang đo khái niệm kết quả học tập 37

4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu 37

4.2.1 Kiểm định khác biệt trung bình 37

4.2.1.1 Mô hình T-test 37

Sự khác biệt về kết quả học tập theo khóa học 38

Sự khác biệt về kết quả học tập theo giới tính 38

Trang 10

4.2.1.2 Mô hình ANOVA 39

Theo khóa học 39

Theo giới tính 41

4.2.2 Phân tích hồi quy 43

4.2.2.1 Các tiêu chí trong phân tích hồi quy đa biến: 43

Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square): 43

Giá trị sig của kiểm định F: 44

Giá trị sig của kiểm định t: 45

Hệ số phóng đại phương sai VIF: 45

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa 46

4.2.2.2 Kiểm tra các giả định hồi quy: 47

Phân phối chuẩn của phần dư: 47

Liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập: 49

4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 49

4.2.3.1 Thang đo khái niệm kết quả học tập 50

4.2.3.2 Thang đo khái niệm động cơ học tập 51

4.2.3.3 Thang đo khái niệm phương pháp học tập 51

4.2.3.4 Thang đo khái niệm năng lực giảng viên 53

4.2.3.5 Thang đo khái niệm cơ sở vật chất 54

4.2.3.6 Thang đo khái niệm gia đình 54

4.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 55

4.2.4.1 Chạy EFA cho biến độc lập 55

4.2.4.2 Chạy EFA cho biến phụ thuộc 64

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 65

4.4 Kết luận chương 4 66

Trang 11

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 67

PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 74

Phụ lục 3.1: Chạy EFA cho biến độc lập 74

Phụ lục 3.1.1: Chạy lần 1 sau bước kiểm định Cronbach’s Alpha 74

Phụ lục 3.1.2: Chạy lần 2 sau khi loại bỏ các biến “Giảng viên thường tổ chức cho sinh viên thuyết trình”,“Khuôn viên trường sạch sẽ”, “Tóm lại, tôi đã xác định rõ ràng động cơ học tập của mình”, “Tôi đã tích cực thảo luận, học nhóm” và “Tôi đã tích cực thảo luận, học nhóm” 77

Phụ lục 3.1.3: Thống kê kết quả phân tích EFA lần cuối của biến độc lập: 80

Phụ lục 3.2: Chạy EFA cho biến phụ thuộc: 80

Phụ lục 3.2.1: Thống kê kết quả phân tích EFA lần cuối của biến phụ thuộc 82

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUY: 82

Phụ lục 4.1: Thang đo khái niệm động cơ học tập: 82

Phụ lục 4.2: Thang đo khái niệm phương pháp học tập: 82

Trang 12

Phụ lục 4.3: Thang đo khái niệm năng lực giảng viên: 83

Phụ lục 4.4: Thang đo khái niệm cơ sở vật chất: 84

Phụ lục 4.5: Thang đo khái niệm gia đình: 84

Phụ lục 4.6: Thang đo khái niệm kết quả học tập: 85

PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 85

Phụ lục 5.1: Kiểm định khác biệt trung bình: 85

Phụ lục 5.1.1: Mô hình T-test 85

Phụ lục 5.1.2: Mô hình ANOVA: 86

Phụ lục 5.2: Phân tích hồi quy: 87

Phụ lục 5.2.1: Các tiêu chí trong phân tích hồi quy đa biến: 87

PHỤ LỤC 6: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 88

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP 89

THÔNG TIN CÁ NHÂN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Tiếng Anh 91

Tiếng Việt 92

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại 4.0 ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học côngnghệ thì nguồn nhân lực tri thức ngày càng được đánh giá cao nhưng nó lại rơi vàotình trạng khan hiếm Mặt khác, kết quả học tập của sinh viên hôm nay là một phầnquan trọng quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trithức của đất nước trong ngày mai Kết quả ấy, phản ánh đến năng lực và ý thức củasinh viên, của một bộ phận được xem là những chủ nhân tương lai của đất nước Bêncạnh ấy, Việt Nam đang từng bước bước vào quá trình hội nhập quốc tế, chính điều đókhiến nguồn nhân lực tri thức càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và được kỳvọng sẽ là lực lượng nòng cốt đưa Việt Nam vươn xa sánh vai với bạn bè trên trườngquốc tế Trên cơ sở đó, thấu hiểu được sự cần thiết của nguồn lực tri thức đối với xãhội, ta nghiên cứu đề tài để tìm hiểu những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả họctập của sinh viên để từ đó có cách thức cũng như là phương pháp để nâng cao chấtlượng, kết quả học tập của sinh viên ngày nay và cụ thể là sinh viên trường Đại họcNha Trang.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kếtquả học tập của sinh viên trường Đại học Nha Trang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao kết quả học tập của sinh viên tại trường.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng học tập của sinh viên ĐHNT hiện nay như thế nào?(2) Kết quả học tập của sinh viên ĐHNT hiện nay như thế nào?

(3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ĐHNT?

Trang 14

(4) Những giải pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinhviên ĐHNT?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu các yếu tố: Kết quả học tập, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học

tập và mối quan hệ giữa 2 đối tượng trên.

- Đơn vị nghiên cứu: Sinh viên năm 3 và năm cuối của trường Đại học Nha

1.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu với quy mô mẫu 200 sinh viên của năm 3 và năm

cuối đang học tại trường Đại học Nha Trang.

- Về thời gian: Thời gian tiến hành khảo sát dữ liệu dự kiến từ tháng 10 đến tháng

11 năm 2022.

- Về nội dung: Đề tài chú trọng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học

tập của sinh viên ĐHNT.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này, ta sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiêncứu định lượng.

1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu1.1.1 Về lý luận của đề tài

Trong thời đại 4.0 ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển và giàu mạnh của một quốcgia phụ thuộc vào rất nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực giáo dục là một trong nhữngyếu tố quan trọng hàng đầu Vì vậy nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quảhọc tập để từ đó điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viênlà điều cần thiết Bởi kết quả học tập của sinh viên là 1 phần quyết định đến chất lượngđội ngũ lao động tri thức trong tương lai Từ đó, bài nghiên cứu này sẽ góp phần bổsung thêm bằng chứng thực tiễn và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tậpcủa sinh viên tại trường Đại học Nha Trang.

1.1.2 Về thực tiễn của đề tài

Từ nghiên cứu đề tài trên sẽ giúp cho sinh viên nhận thức được vấn đề của bản thântrong việc học tập để nâng cao kết quả học tập và tìm ra phương pháp học tập phù hợp,nâng cao tư duy Ngoài ra nghiên cứu này còn làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo

Trang 15

về các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên và là nền tảngcho việc thiết kế, thực thi các chính sách liên quan giúp nhà trường, giảng viên và sinhviên cải thiện phương pháp quản lý, giảng dạy và học tập.

1.2 Cấu trúc của luận văn

Luận văn dự kiến được cấu trúc bao gồm 5 chương:Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu1.7 Cấu trúc của luận văn

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT II.1 Các khái niệm

II.2 Lý thuyết liên quan

II.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quanII.4 Khung phân tích của nghiên cứu

II.5 Các giả thuyết nghiên cứuII.6 Kết luận chương 2

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUIII.1 Quy trình nghiên cứu

III.2 Cách tiếp cận nghiên cứuIII.3 Thang đo nghiên cứu

III.4 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫuIII.5 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu

III.6 Các công cụ phân tích dữ liệuIII.7 Kết luận chương 3

Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Các khái niệm

Hoạt động học tập của sinh viên là sự trau dồi tri thức cho người học để chiếm

lĩnh tri thức khoa học, kỹ năng tư duy Để trau dồi tri thức cho mình bắt buộc sinh viênphải huy động nội lực của bản thân về động cơ, ý chí, thời gian, càng phát huy caobao nhiêu thì việc trau dồi tri thức càng suôn sẻ bấy nhiêu Việc học là việc của mỗi cánhân, không ai có thể làm thay được vì thế người học cần phải có trách nhiệm vớichính bản thân mình, nhất là trong môi trường tự học ở Đại học.

Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người

học trong một lĩnh vực nào đó và cũng như là mục tiêu quan trọng nhất cho các trườngĐại học Sau đây là một số hiểu biết về kết quả học tập:

Trong cuốn “Measurement and Evaluation in Teaching”, tác giả đã bàn đến“learning outcomes” như sau: “Mục đích của giáo dục là sự tiến bộ của học sinh Đâychính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập nhằm thay đổi hành vi của học sinh”.(Gronlund, 1976)

Đối với trường Đại học Nha Trang, kết quả học tập của sinh viên được đánh giásau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:

1 Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắtlà khối lượng học tập đăng ký).

2 Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phầnmà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng củatừng học phần.

3 Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của nhữnghọc phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, A-, B+, B, B-, C+, C, C-, D+, D,D-, F tính từ đầu khóa học.

4 Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và đượcđánh giá bằng các điểm chữ A, A-, B+, B, B-, C+, C, C-, D+, D, D-, F mà sinh viên đãtích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúcmỗi học kỳ.

Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần:

Trang 18

 Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thangđiểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến hai chữ số thập phân.

nhân với trọng số tương ứng Điểm học phần làm tròn đến hai chữ số thập phân, sauđó được chuyển thành điểm chữ như sau:

Bảng 1: Phân loại kết quả học tập

Trong nghiên cứu này, ta sẽ sử dụng khái niệm này: “Kết quả học tập là mức độđạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó”.(Nguyễn Đức Chính, 2004)

2.2 Lý thuyết liên quan2.2.1 Chọn mẫu

Là việc tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận thu nhỏ của mẫutổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiêncứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.

2.2.2 Các phương pháp chọn mẫu

nhau Các phương pháp chọn mẫu theo xác suất bao gồm chọn mẫu ngẫu nhiên đơngiản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, chọn mẫu theo nhóm.

Trang 19

không được biết trước Các phương pháp chọn mẫu phi xác xuất bao gồm chọn mẫuthuận tiện, chọn mẫu phán đoán, chọn mẫu phát triển mầm, chọn mẫu theo định mức.Trong đó, bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện để khảo sát:

2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện

Nghĩa là nhà nghiên cứu lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cậncủa phần tử Kỹ thuật này dễ thực hiện nhưng nó không mang tính ngẫu nhiên vàkhông có tính đại diện cao.

2.2.4 Thang đo

Được hiểu là công cụ thống kê dùng để đo lường các hiện tượng khoa học bằng

cách sử dụng các con số để diễn tả các hiện tượng khoa học mà chúng ta cần nghiêncứu Một hiện tượng khoa học cần đo lường gọi là một khái niệm nghiên cứu, gọitắt là khái niệm Một khái niệm có thể đo lường trực tiếp nhưng cũng có thể đolường gián tiếp thông qua các biến đại diện hay biến đo lường/ biến quan sát Thangđo được chia thành bốn cấp độ:

tính giá trị của dữ liệu danh nghĩa được sắp xếp theo một thứ tự nhất định với cáckhoảng cách bằng nhau và cho phép so sánh sự khác biệt giữa các thứ tự đó Thang đokhoảng là loại thang đo trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc 0 không cóý nghĩa, tức là không có điểm gốc 0 tuyệt đối mà tại mốc giá trị 0 vẫn có ý nghĩa trongđo lường Thang đo khoảng thường dùng cho các đặc điểm số lượng, và đôi khi cũngđược áp dụng cho các đặc điểm thuộc tính Trong bài nghiên cứu này ta sẽ ứng dụngthang đo Likert:

Thang đo Likert: là một dạng của thang đo khoảng, là một dạng thang điểm (thường

là thang năm điểm hoặc thang bảy điểm) được sử dụng để cho phép cá nhân thể hiệnmức độ đồng ý hoặc không đồng ý với các biến quan sát cụ thể.

2.2.5 Dữ liệu sơ cấp

Là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứuthu thập.

Trang 20

2.2.6 Dữ liệu định tính

Chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tảvà phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

2.2.7 Dữ liệu định lượng

thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứunhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích.

2.2.8 Thống kê mô tả (Descriptive Statistics)

Là các phương pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu, một mẫunghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ trực quan Các công cụ số dùng để mô tảthường dùng nhất là trung bình cộng và độ lệch chuẩn Các công cụ trực quanthường dùng nhất là các biểu đồ.

2.2.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Là phép kiểm định phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sáttrong cùng một nhân tố Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biếnnào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố Kết quả Cronbach’s Alphacủa nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát đo lường nhân tố là hợp lý, thể hiệnđược đặc điểm của nhân tố mẹ.

2.2.10 Phân tích nhân tố

Là một phương pháp thống kê dùng để mô tả sự biến thiên của những biến có tươngquan được quan sát bằng một số nhỏ hơn các biến không quan sát được gọi là nhântố.

2.2.11 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biếnđo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúngcó ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến banđầu (Hair & Cộng sự, 2009).

2.2.12 Hồi quy tuyến tính bội

Là một phần mở rộng của hồi quy tuyến tính đơn Nó được sử dụng khi chúng tamuốn dự đoán giá trị của một biến phản hồi dựa trên giá trị của hai hoặc nhiều biếngiải thích khác Biến chúng ta muốn dự đoán được gọi là biến phản hồi (hoặc đôi

Trang 21

khi là biến phụ thuộc).

2.2.13 Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling, viếttắt là SEM)

Là một kỹ thuật phân tích thống kê thế hệ thứ hai được phát triển để phân tích mốiquan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong một mô hình (Haenlein & Kaplan, 2004)

2.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan2.3.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đã được quantâm và nghiên cứu từ rất sớm ở phương Tây Đề tài “Determinants of academicattainment in the US: a quantile regression analysis of test scores” của tác giả GetinetHaile và Nguyễn Ngọc Anh đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập củasinh viên ở các môn toán, đọc và khoa học Các yếu tố đó bao gồm dân tộc, hoàn cảnhgia đình, sự phân phối điểm kiểm tra của sinh viên Trong nghiên cứu đã đưa ra hai kếtluận: Một là kiểm tra các môn toán, đọc và khoa học giữa các nhóm dân tộc là khácnhau giữa các điểm phân vị có điều kiện của các điểm số được đo lường Hai là ảnhhưởng của các yếu tố thuộc về hoàn cảnh gia đình như học vấn của cha mẹ, nghềnghiệp của cha cũng khác nhau

Nghiên cứu “Personal, family and academic factors affecting low achievement insecondary school” của Antonia Lozano Diaz đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đếnkết quả học tập của học sinh, các yếu tố đó bao gồm trình độ học vấn của cha mẹ, giớitính, động lực học tập, mối quan hệ giữa các học sinh và với những người khác Từ đótác giả đã đưa ra kết luận: Môi trường và động lực học tập có ảnh hưởng đến kết quảhọc tập còn trình độ học vấn của người mẹ thì không.

2.3.2 Một số nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả họctập của sinh viên như luận văn thạc sĩ “Khảo sát mối quan hệ giữa thói quen học tập vàquan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQuốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Thùy Trang (2010), “Các yếu tốtác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường ĐH Nông Lâm thành phốHCM” của tác giả Huỳnh Quang Minh (2010), luận văn thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởngđến kết quả học tập của sinh viên chính quy ĐH Kinh tế TPHCM” của Võ Thị Tâm(2010).

Trang 22

2.4 Khung phân tích của nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây với mô hình lý thuyết cho thấy các yếu tố liên quan đếncá nhân người học bao gồm các yếu tố: động cơ học tập, phương pháp học tập, nănglực giảng dạy, cơ sở vật chất và gia đình Các yếu tố này có sự ảnh hưởng trực tiếp đếnkết quả học tập của người học.

2.5 Các giả thuyết nghiên cứu

2.5.1 Kết quả học tập của sinh viên

Mọi sinh viên hầu hết đều mong muốn có được một kết quả học tập tốt Vì vậy,nhà trường đang nỗ lực để trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độđể họ có thể thích nghi và đáp ứng được với những yêu cầu ngày càng cao của thịtrường lao động

2.5.2 Động cơ học tập của sinh viên

“Động cơ học tập là sự sẵn lòng tham dự và tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, giáotrình trong khóa học” (Noe, 1986)

Một khi sinh viên có động cơ học tập tốt sẽ giúp họ có chiến lược học tập hiệu quảhơn và mức độ cam kết cao hơn đối với việc tích lũy kiến thức và kỹ năng, nghĩa làhọ sẽ đạt được kết quả học tập cao (Blumenfeld và cộng sự, 2006)

Giả thuyết được đề nghị như sau:

Sơ đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Trang 23

Giả thuyết H1: Động cơ học tập ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh

viên

2.5.3 Phương pháp học tập

Phương pháp học tập là những cách thức, xây dựng một lộ trình cụ thể trong quátrình học tập như là lập thời gian biểu cho việc học, xác định mục tiêu môn học, chuẩnbị bài trước khi tới lớp, ghi chép bài đầy đủ, tích cực phát biểu xây dựng bài, tích cựctham gia hoạt động nhóm, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn Từ đógiúp bạn đạt được kết quả học tập cao.

Giả thuyết H2: Phương pháp học tập có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập

của sinh viên.

2.5.4 Năng lực giảng viên

Mỗi giảng viên đều có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên theo nhiềuhướng như là về điểm số, về mức độ lĩnh hội kiến thức, về cách áp dụng những kiếnthức đó vào cuộc sống, … bởi năng lực giảng dạy của họ Hiện nay, các nhà nghiêncứu đều cho rằng năng lực giảng dạy của giảng viên là một khái niệm đa hướng baogồm nhiều thành phần: Marks (2000) phát hiện 5 thành phần, Abrantes & Cộng sự(2007) thì đưa ra bốn thành phần Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì chỉ xét hai thànhphần chính Thứ nhất là kỹ dạng giảng dạy của giảng viên, khả năng truyền đạt và mứcđộ đầu tư của giảng viên cho môn học Thứ hai là kỹ năng tương tác trong lớp học củagiảng viên đối với sinh viên.

Theo Biggs (1987) thì năng lực giảng viên đóng vai trò quan trọng trong giảng dạyvà học tập Năng lực này giúp sinh viên biết được tiêu chí và kỳ vọng của môn học,giúp sinh viên hiểu được giá trị và lợi ích của việc học tập, từ đó giúp họ có hứng thútrong học tập và có được kết quả học tập tốt Vì vậy, giả thuyết được đề nghị như sau:

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa năng lực giảng viên và kết quả học tập

của sinh viên.

2.5.5 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất được hiểu là các phương tiện được sử dụng cho mục đích giảngdạy, học tập và các hoạt động khác liên quan đến bồi dưỡng, đào tạo tại trường nhằmgiúp giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy và học sinh nâng cao khả năng tiếp thu,lĩnh hội, trải nghiệm kiến thức, đồng thời rèn luyện và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết

Trang 24

trong quá trình học tập tại trường Cơ sở vật chất bao gồm hệ thống các phòng học,phòng thí nghiệm, thư viện, bãi tập thể dục thể thao, hệ thống điện, nước, máy móc, hệthống thông tin, trang web của trường,

Sinh viên của thời đại mới không chỉ đến trường để tiếp thu lý thuyết đơn thuầnmà thông qua việc có được một cơ sở vật chất tốt, sinh viên có thể học tập, nghiên cứuvà thực hành một cách đa dạng hơn, tạo nên sự thích thú cho sinh viên, từ đó kết quảhọc tập tăng lên rõ rệt Vì vậy, giả thuyết được đề nghị như sau:

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa cơ sở vật chất và kết quả học tập của

sinh viên.

2.5.6 Ảnh hưởng của gia đình

Gia đình là nền tảng cho sự phát triển và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quảhọc tập của sinh viên như mức độ quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, áp lực dành chocon cái, sự hỗ trợ của cha mẹ dành cho con đối với việc học, định hướng nghề nghiệpcủa cha mẹ và truyền thống học tập của gia đình, dòng họ Tuy nhiên, đối với nhữngsinh viên học xa nhà thì sự ảnh hưởng của gia đình đối với kết quả học tập của sinhviên lại không được công nhận quá cao, chỉ ở mức độ bình thường hoặc ít Vì vậy, giảthuyết được đề nghị như sau:

Giả thuyết H5: Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên.

2.6 Kết luận chương 2

Với việc lập nên khung phân tích của nghiên cứu, ta đã xác định được các yếu tốảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó hình thành nên các giả thuyết đểxem xét các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên.

Trang 25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu

Có những quan điểm và cách thức đo lường kết quả học tập của sinh viên trong họctập tại các trường đại học Kết quả học tập có thể được đo lường thông qua điểm củamôn học (Hamer, 2000 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & Cộng sự, 2009, tr 325) Kếtquả học tập cũng có thể do sinh viên tự đánh giá về quá trình học tập và kết quả tìmkiếm việc làm (Clarke & Cộng sự, 2001 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & Cộng sự,2009, tr 325) Trong nghiên cứu này, kết quả học tập của sinh viên được định nghĩa lànhững đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhậnđược trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trường (Young & Cộng sự, 2003 -trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & Cộng sự, 2009, tr.325) Phương pháp tiếp cận xuyênsuốt của nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng.

3.3 Thang đo cho các khái niệm nghiên cứu

Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là các thang đo đã có sẵn trên thếgiới cũng như tại Việt Nam Các thang đo này đã được kiểm định nhiều lần trên nhiều

Trang 26

thị trường khác nhau Do vậy, ta sử dụng lại các thang đo này cho nghiên cứu các yếutố ảnh hưởng đến KQHT tại trường Đại học Nha Trang Tất cả các thang đo được đolường theo thang đo khoảng, cụ thể là dạng thang đo Likert 5 mức độ, với quy ướcmức 1 là hoàn toàn không đồng ý, mức 2 là không đồng ý, mức 3 là không có ý kiến,mức 4 là đồng ý và mức 5 là hoàn toàn đồng ý

3.3.1 Thang đo cho khái niệm “Kết quả học tập”

Theo nghiên cứu của Young & Cộng sự (2003) cho rằng kết quả học tập của sinhviên được đo lường dựa vào đánh giá tổng quát của sinh viên về kiến thức, kỹ năng,thái độ mà họ nhận được trong quá trình tham gia môn học Thang đo kết quả học tậpcủa sinh viên được đo lường bằng 4 biến quan sát được thể hiện ở bảng 2.

Ký hiệubiến

Biến quan sát

KQHT1 Tôi đã tiếp nhận được nhiều kiến thức từ những môn học này.KQHT2 Tôi đã cải thiện được nhiều kỹ năng từ môn học này.

KQHT3 Tôi có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

KQHT4 Tóm lại, tôi đã gặt hái được rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong học tập.

Bảng 2: Thang đo khái niệm “Kết quả học tập”3.3.2 Thang đo động cơ học tập của sinh viên

Động cơ học tập của sinh viên phản ánh mức độ định hướng, tập trung và nỗ lựccủa sinh viên trong quá trình học tập Nguyễn Đình Thọ (2008) dựa theo nghiên cứucủa Noe (1986) cho rằng: Động cơ học tập của sinh viên là lòng ham muốn tham dựvà học tập những nội dung của chương trình học Thang đo này dựa vào thang đo củaNguyễn Đình Thọ (2009) được thể hiện qua bảng 3.

Trang 27

Ký hiệu biếnBiến quan sát

DCHT1 Tôi đầu tư rất nhiều thời gian cho những môn học này.

DCHT2 Tập trung vào việc học là ưu tiên hàng đầu của tôi.

DCHT3 Tóm lại, tôi đã xác định rõ ràng động cơ học tập của mình.

Bảng 3: Thang đo khái niệm “động cơ học tập”3.3.3 Thang đo phương pháp học tập

Phương pháp học tập là những cách thức, xây dựng một lộ trình cụ thể trong quátrình học tập từ đó giúp bạn đạt được nhiều hiệu quả cao Mục đích để người học hiểuvà nắm được nội dung của bài học Và thang đo phương pháp học tập là thang đo đahướng, bao gồm ba thành phần chính, được đo lường bằng 9 biến quan sát Thànhphần thứ nhất là trước khi học, được đo lường bằng ba biến quan sát Thang đo nàyphản ánh khả năng chuẩn bị trước cho môn học của sinh viên Thành phần thứ hai làtrong quá trình học, được đo lường bằng bốn biến quan sát Thang đo này phản ánhkhả năng tham gia vào quá trình học của sinh viên Thành phần thứ ba là sau quá trìnhhọc, được đo lường bằng hai biến quan sát Thang đo này dựa vào thang đo của Võ ThịTâm (2010) được thể hiện qua bảng 4.

Ký hiệubiến

Biến quan sát

Trước khi học

Trang 28

TKH1 Tôi lập thời gian biểu cho việc học của mình.

TKH2 Tôi đã tìm hiểu mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu.TKH3 Tôi đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Trong quá trình học

TQTH1 Tôi đã ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình.TQTH2 Tôi đã tích cực phát biểu xây dựng bài.

TQTH3 Tôi đã tích cực thảo luận, học nhóm.

TQTH4 Tôi đã nhiệt tình trao đổi với giảng viên.

Sau quá trình học

SQTH1 Tôi đã tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học

SQTH2 Tôi đã vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thựchành.

Bảng 4: Thang đo khái niệm “Phương pháp học tập”

3.3.4 Thang đo năng lực giảng viên

Thang đo này phản ánh khả năng truyền đạt kiến thức, khả năng tổ chức môn học và tươngtác với sinh viên của giảng viên Thang đo này dựa vào thang đo của Nguyễn Thị Nga (2013)theo bảng 5.

Ký hiệubiến

Biến quan sát

Trang 29

NLGV1 Giảng viên độc thoại liên tục.

NLGV2 Giảng viên cung cấp tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu.NLGV3 Giảng viên thường tổ chức cho sinh viên thuyết trình.NLGV4 Giảng viên có phương pháp truyền đạt dễ hiểu.

NLGV5 Giảng viên khuyến khích sinh viên bày tỏ quan điểm riêng của mình vềviệc học.

NLGV6 Giảng viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc liên quan đến nội dung môn học.

NLGV7 Giảng viên sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá KQHT khác nhau đểtăng độ chính xác trong đánh giá.

Bảng 5: Thang đo khái niệm “Năng lực giảng viên”3.3.5 Thang đo cơ sở vật chất

Thang đo cơ sở vật chất phản ánh về khả năng cung cấp tài liệu, đường truyềninternet, khuôn viên trường và trang thiết bị dạy học được cung cấp Thang đo này dựavào thang đo của Nguyễn Thị Nga (2013) và được đo lường bằng bốn biến quan sáttheo bảng 6.

CSVC1 Phòng học đầy đủ tiện nghi CSVC2 Khuôn viên trường sạch sẽ.

CSVC3 Có đầy đủ tài liệu tham khảo tại thư viện trường.

Trang 30

CSVC4 Hệ thống mạng Internet của nhà trường mạnh để phục vụ việc học.

Bảng 6: Thang đo khái niệm “Cơ sở vật chất”3.3.6 Thang đo gia đình

Thang đo này phản ánh khả năng tạo điều kiện, sự quan tâm của gia đình đối vớisinh viên và tài chính của gia đình Thang đo này dựa vào thang đo của Biện ChứngHọc (2015) được đo lường bằng 3 biến quan sát theo bảng 7.

GD1 Gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học.GD2 Gia đình thường xuyên quan tâm đến KQHT.

GD3 Thu nhập của gia đình đảm bảo cho việc học.

Bảng 7: Thang đo khái niệm “Gia đình”

3.4 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu1.1.1 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng cho nghiên cứu này là chọn mẫu phi xác suấtcụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện

1.1.2 Quy mô mẫu

Theo nghiên cứu của Hair & Cộng sự (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu làgấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụngphân tích nhân tố (Comrey & Lee, 1992) Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tíchnhân tố với 30 biến quan sát trong mô hình nghiên cứu chính thức Do đó, cỡ mẫu tốithiểu cần thiết là n = 5*30 = 150 Nghiên cứu dự kiến điều tra 200 sinh viên năm ba vànăm cuối tại trường Đại học Nha Trang.

1.2 Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu

Trang 31

Nghiên cứu này sử dụng loại dữ liệu sơ cấp Thông qua việc điều tra trực tiếp từ cácsinh viên đang theo học tại trường ĐHNT để thu thập dữ liệu.

1.1.2 Thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi để thu thập thông tin được gửi trực tiếp cho các sinh viên thông quahình thức mạng internet, cụ thể là Google Form Và đề nghị thời gian thu lại sau khihoàn tất Nhằm đảm bảo tính bảo mật của người trả lời, trên bản câu hỏi đã cam kết chỉsử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin cho người trảlời

1.2 Các công cụ phân tích dữ liệu

Ta sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu được thu thập Dữ liệu được đưa vàophần mềm để xử lý là dữ liệu định lượng.

Để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến KQHT, nghiên cứu sử dụng các phươngpháp phân tích sau:

Trang 33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Với nghiên cứu này, ta tiến hành nghiên cứu với quy mô 200 sinh viên năm 3và năm cuối của trường Đại học Nha Trang Bao gồm những ngành học sau: Kinhdoanh thương mại (KDTM), công nghệ ô tô (CNOT), công nghệ thực phẩm(CNTP), công nghệ thông tin (CNTT), điện điện tử (DDT), kế toán (KT), kỹ thuậtcơ khí (KTCK), kinh tế thủy sản (KTETS), kinh tế phát triển (KTPT), marketing(MARKT), ngôn ngữ anh (NNA), quản trị du lịch (QTDL), quản trị kinh doanh(QTKD), quản trị khách sạn (QTKS), tài chính ngân hàng (TCNH), hệ thống thôngtin quản lý (TTQL), chế biến thủy sản (CBTS), công nghệ xây dựng (CNXD),khoa học hàng hải (KHHH), kiểm toán (KiT), luật kinh tế (LKT) và quản trị dịchvụ du lịch và lữ hành (Chương trình song ngữ Pháp- Việt) (QTDLP).

Bảng 8: Tân số và tần suất sinh viên từng ngành được khảo sát

Trang 34

Sơ đồ 3: Tỷ lệ sinh viên từng ngành được khảo sát

Từ sơ đồ trên ta có thể thấy trường Đại học Nha Trang có đa dạng ngành nghề đàotạo Trong đó tỷ lệ sinh viên được khảo sát ngành kinh doanh thương mại chiếm tỷ lệcao nhất (31,5%), tiếp đến là ngành tài chính ngân hàng (9%), tỷ lệ sinh viên khảo sátđược thấp nhất là các ngành như chế biến thủy sản, khoa học hàng hải, kiểm toán, kinhtế thủy sản, luật kinh tế, quản trị du lịch và quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành(Chương trình song ngữ Pháp- Việt) với tỷ lệ 0,5%

Bảng 9: Tần số và tần suất sinh viên được khảo sát theo giới tính

Trang 35

Sơ đồ 4: Tỷ lệ sinh viên được khảo sát theo giới tính

Từ bảng 9 và sơ đồ 4 ta có thể thấy tần số sinh viên được khảo sát giữa sinh viênnam và sinh viên nữ có sự chênh lệch rõ rệt Cụ thể là 69 sinh viên nam và 131 sinhviên nữ trong tổng số 200 sinh viên tham gia khảo sát, với tỷ lệ 34,5% sinh viên namvà 65,5% sinh viên nữ Trong đó tỷ lệ chênh lệch giữa sinh viên nam và sinh viên nữtham gia khảo sát là 52,67%

Tóm lại, tỷ lệ sinh viên theo ngành và theo giới tính được khảo sát về các yếu tố ảnhhưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Nha Trang có sự chênh lệchkhá lớn và rõ rệt

2.1.1 Thống kê mô tả định lượng

Thang đo Likert 5 mức độ, chúng ta có mức điểm 3 là trung gian, nếu thiên về 3-5nghĩa là đáp viên đồng ý với quan điểm của biến đưa ra Ngược lại, nếu thiên về 1-3,đáp viên không đồng ý với quan điểm của biển

Sau khi có được kết quả của độ lệch chuẩn trong SPSS như trên, chúng ta có thểtính được đại lượng CV (hệ số dao động - Coefficient of Variation) Hệ số này đượctính bằng công thức như sau:

CV= S.D/Mean

Kết quả của độ lệch chuẩn và hệ số dao động lúc này sẽ giúp người dùng đọc đượcbiên độ dao động của dữ liệu Cụ thể:

Trong trường hợp này, các con số thu thập được có độ chênh lệch lớn.

Trang 36

 CV<1: Độ lệch chuẩn nhỏ hơn trung bình cho thấy dữ liệu dao động yếu.Trong trường hợp này, các con số thu thập được có độ chênh lệch nhỏ.

2.1.1.1 Thang đo khái niệm động cơ học tập 1-5

Bảng 10: Thang đo khái niệm động cơ học tập

Biến DCHT1 (Tôi đầu tư rất nhiều thời gian cho những môn học này) có Mean =3.90 > 3, như vậy dữ liệu cho thấy rằng, mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát là lớnhơn mức trung gian 3 Trong khi đó, biến DCHT2 (Tập trung vào việc học là ưu tiênhàng đầu của tôi), DCHT3 (Tóm lại, tôi đã xác định rõ ràng động cơ học tập của mình)có mức Mean= 4.12 > 4 cho thấy rằng đối tượng khảo sát đang rất đồng ý với biếnquan sát trên.

Sau khi phân tích ta thấy được CV của các biến DCHT1, DCHT2, DCHT3 đều nhỏ

yếu.

Trang 37

2.1.1.2 Thang đo khái niệm phương pháp học tập

Bảng 11: Thang đo khái niệm phương pháp học tập

Biến TKH1 (Tôi lập thời gian biểu cho việc học của mình), TKH2 (Tôi đã tìm hiểumục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu), TKH3 (Tôi đã chuẩn bị bài trước khiđến lớp), TQTH2 (Tôi đã tích cực phát biểu xây dựng bài), TQTH4 (Tôi đã nhiệt tìnhtrao đổi với giảng viên) và SQTH1 (Tôi đã tìm ra phương pháp học tập phù hợp vớitừng môn học) có Mean nằm giữa 3-4 Riêng biến TQTH1 (Tôi đã ghi chép bài đầy đủtheo cách hiểu của mình), TQTH3 (Tôi đã tích cực thảo luận, học nhóm) và SQTH2(Tôi đã vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thực hành) có mứcMean lớn hơn 4 cho thấy rằng đối tượng khảo sát rất đồng ý với biến quan sát trên.

Sau khi phân tích ta thấy được CV của các biến TKH1, TKH2, TKH3, TQTH1,TQTH2, TQTH3, TQTH4, SQTH1 và SQTH2 đều nhỏ hơn 1 (0.26; 0.27; 0.29; 0.24;

động yếu.

Trang 38

2.1.1.3 Thang đo khái niệm năng lực giảng viên

Bảng 12: Thang đo khái niệm năng lực giảng viên

Biến NLGV1 (Giảng viên độc thoại liên tục), NLGV2 (Giảng viên cung cấp tài liệucho sinh viên tự nghiên cứu) có Mean trên mức trung gian 3 Nhưng biến NLGV3(Giảng viên thường tổ chức cho sinh viên thuyết trình), NLGV4 (Giảng viên cóphương pháp truyền đạt dễ hiểu), NLGV5 (Giảng viên khuyến khích sinh viên bày tỏquan điểm riêng của mình về việc học), NLGV6 (Giảng viên sẵn sàng giải đáp thắcmắc liên quan đến nội dung môn học) và NLGV7 ( Giảng viên sử dụng các hình thứckiểm tra đánh giá KQHT khác nhau để tăng độ chính xác trong đánh giá) có mứcMean ở giữa 4-5 cho thấy rằng đối tượng khảo sát đang rất đồng ý với biến quan sáttrên.

Sau khi phân tích ta thấy được CV của các biến NLGV1, NLGV2, NLGV3,NLGV4, NLGV5, NLGV6 và NLGV7 đều nhỏ hơn 1 (0.37; 0.29; 0.22; 0.22; 0.21;

Trang 39

Bảng 13: Thang đo khái niệm năng lực giảng viên

Biến CSVC1 (Phòng học đầy đủ tiện nghi), CSVC4 (Hệ thống mạng Internet củanhà trường mạnh để phục vụ việc học) có Mean tiệm cận mức 4 Và biến CSVC2(Khuôn viên trường sạch sẽ) và CSVC3 (Có đầy đủ tài liệu tham khảo tại thư việntrường) có mức Mean= 4.25>4 như vậy mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát là trênmức trung gian 3 và đang rất đồng ý với biến quan sát trên.

Sau khi phân tích ta thấy được CV của các biến CSVC1, CSVC2, CSVC3 và

bình, dữ liệu dao động yếu.

2.1.1.5 Thang đo khái niệm gia đình

Bảng 14: Thang đo khái niệm gia đình

Biến GD1 (Gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học), GD2 (Gia đình thườngxuyên quan tâm đến KQHT) và GD3 (Thu nhập của gia đình đảm bảo cho việc học) cómức Mean trên mức 4 như vậy cho thấy rằng đa số đối tượng khảo sát đang rất đồng ývới biến quan sát trên.

Trang 40

Sau khi phân tích ta thấy được CV của các biến GD1, GD2 và GD3 đều nhỏ hơn 1

2.1.1.6 Thang đo khái niệm kết quả học tập

Bảng 15: Thang đo khái niệm kết quả học tập

Biến KQHT3 (Tôi có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế) có Mean=3.85 tiệm cận tới mức 4 và KQHT1 (Tôi đã tiếp nhận được nhiều kiến thức từ nhữngmôn học này), KQHT2 (Tôi đã cải thiện được nhiều kỹ năng từ môn học này), KQHT4(Tóm lại, tôi đã gặt hái được rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong học tập) có mứcMean ở giữa mức 4-5 như vậy cho thấy rằng hầu hết đối tượng khảo sát đang rất đồngý với biến quan sát trên.

Sau khi phân tích ta thấy được CV của các biến KQHT1, KQHT2, KQHT3 và

bình, dữ liệu dao động yếu.

2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu

1.1.1 Kiểm định khác biệt trung bình 1.1.1.1 Mô hình T-test

Levene’s Test: Mục đích để so sánh phương sai giữa 2 nhóm giá trị có đồng nhấthay không.

Ngày đăng: 01/08/2024, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN