Chính vì những lý do trên nên, nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn đại cương của sinh viên trường Đại họcKhoa Học Xã Hội Và Nhân Văn”
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu ngoài nước
2.1.1 “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của sinh viên Trường Đại học
Theo nghiên cứu của Abdullah (2011), có bảy yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, quốc tịch, trường trung học, kết quả học tập trung học và nghề nghiệp Nghiên cứu trên 566 sinh viên cho thấy ba yếu tố có tác động đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên là quốc tịch, kết quả học tập trung học và tuổi (p = 0,01) Mô hình này giải thích được 18% sự thay đổi trong kết quả học tập, trong khi 82% còn lại có thể là do các yếu tố khác chưa được tính đến.
2.1.2 “Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên đại học” (Lucky Sibanda, GS Chux Gervase Iwu, TS Olumide Henrie Benedict, 2015)
Nhóm tác giả lựa chọn đề tài này do nối tiếp một nghiên cứu trước đó
(Sibanda, Iwu & Benedict, trên báo chí) là xác định các yếu tố dẫn ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm thứ hai Khoa Khởi nghiệp tại một trường đại học công nghệ (UoT) ở Nam Phi Đây là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra - sử dụng phần mềm thống kê - kết quả học tập của học sinh các yếu tố trong bộ phận Khởi nghiệp ở UoT Nam Phi (mang tính chất định lượng) Phương pháp lấy mẫu liên tục được sử dụng để chọn những người tham gia cho nghiên cứu này nhằm đảm bảo rằng các nhà nghiên cứu có thể truy cập vào một tập hợp con cụ thể đại diện chung Nhóm tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi với danh sách 39 yếu tố được xếp hạng trên bảng câu hỏi loại Likert bốn điểm yờu cầu người tham gia xếp hạng từng yếu tố từ một phạm vi từ ôkhụng ảnh hưởngằ đến ôrất cú ảnh hưởng ằ Phương phỏp này đó đo được mức độ thành cụng và thất bại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, dựa theo số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công trong học tập bao gồm học thường xuyên, đi học đều và hoàn thành nhiệm vụ, thể hiện sự chăm chỉ, cam kết và cống hiến Ngược lại, nguyên nhân dẫn đến thất bại thường liên quan đến việc thiếu nỗ lực, sự cống hiến và cam kết, đồng thời không hoàn thành hoặc đạt điểm thấp trong các bài tập được đánh giá.
Nghiên cứu này sẽ bổ sung vào tài liệu về kết quả học tập của sinh viên; cung cấp cho những người quản lý giáo dục đại học những đề xuất cần thiết can thiệp vào các vấn đề về kết quả học tập của học sinh.
2.1.3 “Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trong các trường cao đẳng giáo dục tại miền Bắc, Nigeria” (Oladebinu Tokunbo Olufemi1, Ths Amos Adekunle Adediran và TS.W.O Oyediran2, 2018).
Nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp lấy kết quả ngẫu nhiên để chọn ra các đối tượng nghiên cứu Với 20 sinh viên năm cuối mỗi trường được chọn, tổng chung là 480 sinh viên, nhóm tác giả đã xác định được cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu Các nguồn thông tin được tiếp nối từ những cuộc khảo sát cũ và từ các loại sách, báo và internet Bằng việc thống kê các yếu tố lên bảng và kiểm tra độ tin cậy bằng phương pháp kiểm tra lại, tổng điểm mỗi kỳ được tính toán và chia nhỏ.
Kết quả cuối cho thấy, nhóm sinh viên được khảo sát khá trẻ, từ 15 – 25tuổi, được gia đình cấp dưỡng và thường là phụ nữ Họ có những động cơ học tập riêng; rất sôi nổi trong hoạt động ngoại khóa và nền tảng gia đình khá tốt cha mẹ kết hôn và sống trong gia đình 5-9 người với mức thu nhập khá cao Bạn bè thường là phụ nữ và có kết quả học tập tốt (GPA 3.1 trở lên); song hành với đó là các giáo viên dễ giao tiếp, tự nhiên cơ sở vật chất lại chưa được đầy đủ.
Nghiên cứu trong nước
2.2.1.‘Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh” (Võ Thị Tâm, 2010)
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố của bản thân sinh viên tác động tới kết quả học tập và mức độ tác động của các yếu tố này Đồng thời đánh giá sự khác biệt giữa nhóm sinh viên nam so với nhóm sinh viên nữ và giữa nhóm thanh niên thành phố so với nhóm thanh niên tỉnh Qua kết quả nghiên cứu chúng ta có thể rút ra 06 nhân tố có thể tác động đến kết quả học tập của sinh viên là: cạnh tranh học tập, ấn tượng về trường học, động cơ học tập, hoạt động học tương tác, kiên định học tập và hoạt động tự học Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho biết mối tương quan thuận giữa tính kiên định học tập, ấn tượng về trường học, phương pháp học tập với kết quả học tập của sinh viên nữ là mạnh mẽ hơn sinh viên nam.
2.2.2 Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ :“Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm I- II Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ (Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thị Ngọc Thứ, Đinh Thị Kiều Oanh và Nguyễn Văn Thành, 2016).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai nhưng tác giả đã chỉ ra hai nhóm nhân tố cơ bản đó là nhân tố thuộc về bản thân sinh viên và nhân tố thuộc về năng lực giảng viên Mà trong nhóm nhóm nhân tố thuộc về sinh viên bao gồm kiến thức đạt được sau khi học, động cơ học tập, tính chủ động của sinh viên và đây cũng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập
2.2.3.Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục “Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên” (Võ Văn Việt, Đặng Thị Thu Phương, 22/09/2017).
Theo kết quả nghiên cứu này cho thấy có 7 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập và xác định được mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên Cụ thể, yếu tố tác động mạnh nhất đến kết quả học tập của sinh viên là yếu tố sở thích học tập, thứ hai là cơ sở vật chất, thứ ba là yếu tố áp lực xã hội, yếu tố thứ tư là áp lực bạn bè cùng trang lứa, thứ năm là yếu tố năng lực trí tuệ, tiếp theo là yếu tố học bổng và cuối cùng là động cơ của ba mẹ Thông qua nghiên cứu này, các nhà quản lí cũng như giảng viên và phụ huynh có thể hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên từ đó đưa ra những những phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học.
2.2.4 Tạp chí khoa học – Đại học Đồng Nai: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh Tế Trường Đại học Đồng Nai” (Đinh
Thị Hóa, Hoàng Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Tuyên, 2018).
Qua việc tổng hợp và phân tích kết quả của bài nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra nhận định: trong các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên thì nhân tố
“sự tương tác lớp học của giảng viên” có tác động lớn nhất Nhận định này hoàn toàn phù hợp khi mà hiện nay trong môi trường học tập năng động và sáng tạo, sinh viên luôn cần học hỏi, trải nghiệm những kiến thức và kỹ năng mới thông qua quá trình trao đổi với giảng viên trên lớp Vì vậy, giảng viên cần trau dồi để nâng cao kiến thức chuyên môn của mình cùng với đó là cải tiến phương pháp dạy học để truyền đạt cho sinh viên tốt hơn Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần có phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả học tập: Sinh viên phải biết áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn, biết tự tìm tòi học hỏi qua những tài liệu, sách báo; kiên định với mục tiêu đã chọn Thêm vào đó, nhà trường cũng cần tạo ra môi trường năng động cùng với cơ sở vật chất khang trang để sinh viên có thể thoải mái vừa chơi vừa học, lại có thêm kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế nâng cao chất lượng của sinh viên.
2.2.5.Tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân Hàng-Phân hiệu Bắc Ninh ( Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thu Hà, 2020).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, kết quả học tập của sinh viên được nâng cao khi sinh viên chủ động, tự giác xây dựng cho bản thân mình một phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả, rèn luyện cho mình những kỹ năng cơ bản, tự giác trong học tập, giảng viên thì áp dụng những phương pháp dạy tích cực để kích thích sự sáng tạo người học và cơ sở vật chất của nhà trường cần được cải thiện, nâng cấp cũng như sử dụng các công nghệ hiện đại, đa năng như :máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử, tăng đầu sách và tài liệu tham khảo cho sinh viên trong thư viện, dụng cụ thực hành, các điều kiện sinh hoạt cũng như mạng internet,… nhằm đáp ứng nhu cầu tự nghiên cứu của sinh viên.
2.2.6 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phương pháp học tập tích cực của sinh viên khóa 16DDS Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Thị Như Quỳnh, số 12 năm 2020).
Nghiên cứu chỉ ra ba yếu tố chính tác động đến kết quả học tập của sinh viên khóa 16DS: người dạy, người học và cơ sở vật chất Trong đó, người dạy đóng vai trò quyết định nhất Kỹ năng truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu của giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận kiến thức của sinh viên Từ kết quả nghiên cứu này, sinh viên có thể nhận biết tầm quan trọng của ba yếu tố trên để xây dựng kế hoạch học tập cụ thể và phương pháp học hiệu quả, qua đó nâng cao kết quả học tập của mình.
Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên khoa Lưu Trữ Học – Quản Trị Văn Phòng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn.
Đối tượng khảo sát
Sinh viên năm nhất, năm hai khoa Lưu Trữ Học – Quản Trị Văn Phòng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn trong năm học 2022-2023
Khách thể nghiên cứu
Sinh viên năm nhất, năm hai khoa Lưu Trữ Học – Quản Trị Văn Phòng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn trong năm học 2022-2023
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trường Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn.
- Về thời gian : nghiên cứu thực hiện từ ngày 20 tháng 06 năm 2023 đến ngày 17 tháng 07 năm 2023
Câu hỏi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình trao đổi và thảo luận, nhóm tác giả đã chọn ra hai phương pháp nghiên cứu đó chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nhưng chủ yếu là nghiên cứu về phần định lượng để có thể đưa ra các giá trị nghiên cứu mà bài muốn hướng đến để giải quyết hai vấn đề:
Thứ nhất là kiểm tra cơ sở lý luận và thu lại các giá trị phân tích để đưa ra đánh giá
Thứ hai là định hướng cụ thể cho giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của vấn đề nghiên cứu.
Nhóm tác giả đã sưu tầm, sử dụng các tư liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học, các bài viết đăng trên các trang báo chính thống, mạng internet có nội dung liên quan đến thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tậpcác môn học nói chung và môn học đại cương nói riêng của sinh viên để làm tư liệu cho bài báo cáo và câu hỏi khảo sát
Thông qua thảo luận nhóm để xem xét, phân tích thực trạng, tính xác thực các nguồn thông tin đã thu thập được.
- Phỏng vấn thông qua bảng hỏi để sinh viên thể hiện quan điểm, thái độ, phân tích các tác động của thực trạng “Áp lực đồng trang lứa” trong việc học tập, qua đó thu thập được các thông tin, dữ liệu thực tế để phục vụ nghiên cứu, đáp ứng các nhu cầu và mục đích của đề tài
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng biểu đồ thống kê, thống kê tính toán các giá trị đặc trưng như giá trị trung bình, yếu vị, trung vị, tỷ trọng, của các biến kiểm soát và phân bố tổ khảo sát như giới tính, tuổi,
Quy trình nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu phân tầng được sử dụng vì mang tính đại diện cao cho đối tượng bài nghiên cứu này hướng đến là sinh viên năm nhất và năm hai của khoa Lưu Trữ Học – Quản Trị Văn Phòng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu giúp cho sinh viên có được những kiến thức bổ ích nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học đại cương của mình Đồng thời, kết quả của nghiên cứu này còn làm cơ sở để phục vụ cho những nghiên cứu khác trong tương lai, là tài liệu tham khảo giúp cho các nghiên cứu liên quan được thực hiện một cách suôn sẻ hơn.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bài nghiên cứu khuyến khích sinh viên chủ động học tập, phát triển phương pháp và tư duy mới cho hiệu quả cao hơn Nghiên cứu này giúp xác định mục tiêu, nâng cao ý thức và thiết lập lịch học cụ thể, rõ ràng Từ đó, sinh viên không chỉ đạt kết quả tốt ở các môn đại cương mà còn ở các môn học khác, cũng như xây dựng nền tảng học tập vững chắc cho tương lai.
Chương I Cơ sở lí luận:
Kết quả học tập nói chung và kết quả học tập các môn học đại cương nói riêng của sinh viên năm I và sinh viên năm II khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng Trường Đại Học Khoa học Xã Hội Và Nhân Văn không phải là một hiện tượng tồn tại khách quan mà luôn chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác Các yếu tố chủ quan và khách quan luôn đồng thời tác động lên kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên và có sức ảnh hưởng nhất định làm chi phối kết quả ấy theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Để làm rõ các vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến đề tài.
Thao tác hóa khái niệm liên quan đến đề tài
Học tập là quá trình tiếp thu, tìm hiểu để có sự hiểu biết về kỹ năng, tri thức cơ bản cho bản thân mình Không ngừng trau dồi, bổ sung kiến thức mới, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hay sở thích và liên quan đến việc tổng hợp những thông tin khác nhau Thường xuyên học tập để bản thân rèn luyện để có được sự hiểu biết cũng như trang bị cho bản thân những kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Học là quá trình thay đổi lâu dài về hành vi là kết quả của những trải nghiệm trong cuộc sống Thông qua những hoạt động này, chúng ta được trau dồi kiến thức, tăng sự sáng tạo trí tuệ và vận dụng được những điều đã học vào cuộc sống xã hội. 1.1.3 Khái niệm “kết quả học tập”:
Có rất nhiều cách định nghĩa kết quả học tập chẳng hạn như kết quả học tập hay thành tích học tập là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định hoặc kết quả học tập là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh, sinh viên so với các bạn học khác
Chúng ta cũng có thể hiểu kết quả học tập là kiến thức, kỹ năng thu được của sinh viên là mục tiêu quan trọng nhất của trường đại học cũng như của sinh viên Hoặc cũng có thể hiểu đơn giản kết quả học tập là điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình cả năm, điểm trung bình tích lũy của các sinh viên Cho dù kết quả đạt được có cao hay thấp thì nó cũng là một kết qủa của một hành động đã xảy ra
1.1.4 Khái niệm “môn học đại cương”:
Môn học đại cương là những môn cơ bản mà sinh viên cần hoàn thành trong những năm nhất, năm hai đại học Các môn này sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức tổng quát mà bất kì bạn học ngành nào cũng cần phải nắm trước khi tiếp xúc với những môn chuyên ngành trong những năm học tiếp theo Tùy theo ngành mình lựa chọn mà sẽ có những môn đại cương khác nhau mà sinh viên sẽ phải học , một số môn đại cương phổ biến như pháp luật đại cương,Triết học Mac-lenin, lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, …và điểm chung của các môn này khá phức tạp, đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ thì mới có thể đạt được kết quả tốt, ngược lại những bạn nào chưa cố gắng học thì có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro rớt môn ở đại học.
Ngoài việc cung cấp kiến thức tổng quát thì các môn này còn giúp các bạn sinh viên dần làm quen với phương pháp giảng dạy ở môi trường đại học này, giúp các bạn nâng cao tư duy logic, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp kiến thức đồng thời rèn luyện kĩ năng thuyết trình và làm việc nhóm Bên cạnh đó, các môn đại cương cũng có vai trò quan trọng trong việc định hình kiến thức và tư duy của sinh viên khi mới bước chân vào môi trường đại học.
1.1.5 Khái niệm “phương pháp học tập”: Đối với cấp bậc đại học khác hoàn toàn ở cấp 3 nên sinh viên không thể áp dụng phương pháp học tập ở cấp 3 cho đại học mà phải tìm ra cho mình phương pháp học tập phù hợp với bản thân Mỗi sinh viên sẽ có mức học khác nhau, khả năng tiếp thu khác nhau và cách thức tiếp thu khác nhau Cũng như mỗi môn học sẽ có giáo trình khác nhau, phương pháp tiếp cận khác nhau Nên không phải ai khác mà chính sinh viên phải tự tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân mình.Việc sử dụng phương pháp học tập không phù hợp sẽ khiến sinh viên khó lĩnh hội,tiếp thu kiến thức và ảnh hưởng đến kết quả học tập Để có kết quả tốt nhất sinh viên nên thử qua nhiều phương pháp học tập và chọn được phương pháp mà bản thân cho là phù hợp Sinh viên nên chủ động đọc và tìm hiểu các giáo trình mà giảng viên đã giới thiệu, nghiên cứu giáo trình trước và sau khi đến lớp, tìm hiểu thêm nhiều giáo trình có liên quan đến môn học tóm tắt và tô đậm những ý chính, ý đáng nhớ trong giáo trình mình vừa đọc được Điều này sẽ giúp sinh viên vừa có thể tiếp thu kiến thức vừa hệ thống lại kiến thức mình tiếp thu sao cho thật hiệu quả Đồng thời ghi chép đầy đủ những kiến thức mà giảng viên đã phổ cập trên lớp, ghi chép tỉ mỉ, tránh thiếu xót, dài dòng sẽ khiến sinh viên chán nản khi coi lại bài Nên ghi chép với các hình thức bắt mắt dễ nhớ như: sơ đồ tư duy, Ghi chép bài là một trong những cách giúp lượng kiến thức sinh viên tiếp thu được nhiều hơn, không những bằng thị giác, thính, giác mà còn bằng tay Không những thế sinh viên còn phải trao đổi tương tác: trả lời khi giảng viên đặt câu hỏi, phát biểu xây dựng bài, thảo luận, học nhóm,tranh luận với giảng viên để tìm ra câu trả lời cho bản thân và tham gia nghiên cứu khoa học Tương tác là một cách học hay giúp sinh viên ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả, đồng thời trang bị thêm được kĩ năng mềm cho sinh viên như: biết nêu ra ý kiến của bản thân trước đám đông, biết đóng góp ý kiến xây dựng bài, giúp chúng ta sẽ biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác,
1.1.6 Khái niệm “động cơ của gia đình” Động cơ học tập là một biểu hiện tâm lý thể hiện sự thôi thúc trong quá trình học tập của mỗi học sinh, động cơ giúp cho học sinh có thêm nghị lực, niềm tin vào bản thân để đạt tới mục tiêu mà mình mong muốn và đặt ra Động cơ nó có nhiều yếu tố khác nhau có động cơ bên ngoài bên trong từ gia đình xã hội hay chính ý thức của bản thân Nó còn là yếu tố về mặt tâm lý có khả năng phản ánh được đối tượng và thỏa mãn nhu cầu của các thể, suy nghĩ, định hướng và duy trì hoạt động của các thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng được nói đến.
Hilgard, E R (1977) cho rằng động cơ có sức ảnh hưởng đến việc chúng ta sẵn sàng bắt đầu hay tiếp tục hành vi của mình hay không Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự năm ( 2003) cũng cho rằng động cơ chính là sự thúc đẩy con người đến các hoạt động để nhằm thỏa mãn những nhu cầu, làm nảy sinh ra các ý nghĩ tích cực và hành động theo những suy nghĩ tích cực đó Động cơ là động lực trực tiếp nguyên nhân chính hình thành nên hành vi Tóm lại những học thuyết khi đề cập đến khái niệm động cơ đều chỉ ra mối liên hệ giữa nhu cầu và động cơ trong học tập Động cơ của gia đình là một yếu tố quan trọng thể hiện thái và định hướng tích cực hơn hỗ trợ tinh thần nhiều từ cha mẹ Hỗ trợ tinh thần của phụ huynh quan trọng đối với hầu hết thái độ và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả của bản thân Cụ thể hỗ trợ tinh thần được cho là có ích khi cha mẹ khuyến khích con cái họ tự tin và ủng hộ những nỗ lực thành tích học tập và ước muốn của con cái Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình học ở nhà, đảm bảo rằng con cái mình tuân thủ theo chương trình học tập, hỗ trợ con trong quá trình học tập và về mặt tinh thần để duy trì động lực và mục tiêu của con trong những tình huống mà chúng ta dễ dàng chán nản với việc học một cách tự chủ cũng do thiếu các hiệu ứng tích cực
Gia đình sẽ là nguồn động lực to lớn, hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần cho học sinh Khi gia đình lo được đầy đủ về vật chất trang biết bị học tập thì nó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho học sinh trong vấn đề học tập.
Các bậc phụ huynh nên khuyến khích, động viên con mình học tập, tìm hiểu, trao dồi kiến thức Ngoài ra, gia đình nên xây dựng cho con tính kỷ luật cao tập cho con biết đặt ra mục tiêu và theo đuổi mục tiêu của mình.
1.1.7 Khái niệm “phương pháp giảng dạy”
Phương pháp dạy học là cách làm việc giữa người dạy và người học, qua đó người học có thể nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng và hình thành năng lực cũng như thế giới quan. Để phù hợp với thời đại cũng như phù hợp với nhận thức của sinh viên.Hiện nay, hầu hết giảng viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy của mình sao cho thích hợp, lôi cuốn, để sinh viên dễ dàng tiếp cận được bài học, nhanh chóng tiếp thu kiến thức mà giảng viên truyền đạt Đó là những bài giảng thực sự sinh động để giúp cho người học-đối tượng chủ thể học tập-sinh viên thực sự bị cuốn hút vào đó mà chủ động tìm tòi học hỏi thêm nhiều từ bên ngoài, từ các tài liệu mà giảng viên đã cung cấp để tham khảo, tài liệu mở rộng, sách báo, kiến thức từ thư viện Với phương pháp này giúp người học-sinh viên chủ động trong việc học của bản thân dưới sự hướng dẫn của giảng viên Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy này sẽ giúp sinh viên thực sự lôi cuốn vào bài giảng, dành nhiều thời gian để nghiên cứu sẽ giúp sinh viên cải thiện được kết quả học tập, có kết quả học tập cao hơn và ngược lại Đồng thời điều này cũng góp phần giúp cho sinh viên có được tư duy chủ động trong mọi việc, mọi hoàn cảnh, giúp sinh viên không còn bỡ ngỡ khi gặp những tình huống mới, những kiến thức mới, nó còn tác động mạnh mẽ đến kĩ năng mềm của sinh viên Giúp sinh viên luôn chủ động trong mọi hoàn cảnh dù là trong nhà trường hay cả khi đã đi làm.
1.1.8 Khái niệm “cơ vở vật chất của nhà trường”
Cơ sở vật chất của nhà trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường Cơ sở vật chất là phương tiện phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập, nó giúp cho sinh viên có một môi trường học tập tốt từ đó đạt được kết quả học tập cao Cơ sở vật chất bao gồm từ kiến trúc trường lớp, phòng thí nghiệm, sân bóng cho đến những trang thiết đại mà nhà trường trang bị như thang máy, máy lạnh, máy in, máy chiếu,…Hiện nay, ở các trường đại học, cơ sở vật chất của nhà trường được quan tâm hàng đầu nhằm tạo cho sinh viên một không gian hiện đại, tiện nghi, đây là một tiêu chí quan trọng để thu hút sinh viên vào học tại trường Tuy nhiên, ở một số trường đại học hiện nay cơ sở vật chất vẫn chưa được cải thiện, với các sinh viên của trường thuộc nhóm này, vào những ngày trời hè nóng họ sẵn sàng “cúp học” vì trường không có máy lạnh hay máy quạt, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Ngoài ra,các thiết bị hiện đại còn giúp giảng viên giảng trình bày một cách rõ ràng tới sinh viên đồng thời cô đọng được bài học mà có thêm thời gian tương tác, trao đổi với sinh viên trong tiết học.
Giả thuyết nghiên cứu
-Giả thuyết 1: Những ảnh hưởng tích cực về kết quả học tập của sinh viên thông qua phương pháp học tập.
-Giả thuyết 3: Động cơ của gia đình có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên
-Giả thuyết 4: Phương pháp giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên
-Giả thuyết 5: Điều kiện có sở vật chất có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên
Kết quả và đánh giá
Kết luận
Kết quả học tập phản ánh về lượng kiến thức chúng ta thu nạp được và đồng thời phản ánh cả quá trình chúng ta rèn luyện, trau dồi để có được lượng kiến thức ấy Kết quả học tập của tất cả các môn học nói chung và kết quả học tập của các môn học đại cương nói riêng phần nào cũng sẽ bị ảnh hưởng từ nhiều mặt khách quan và chủ quan Có rất nhiều nguyên nhân dẫn ảnh hưởng đến kết quả học tập của các môn học đại cương ví dụ như về mặt khách quan thì có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ năng sư phạm của giảng viên, gia đình xã hội,… còn về mặt chủ quan thì có phương pháp học tập, động cơ học tập, ý thức học tập… Những yếu tố trên vừa có tác động tích cực khi điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, tiện lợi, giảng viên thì có trình độ chuyên môn cao, có tâm với nghề,… vừa có tác động tiêu cực khi chúng ta không có một phương pháp học tập phù hợp, không có động cơ học tập cao,… Vì vậy, cần tìm ra những yếu tố chủ yếu và tác động mạnh mẽ nhất đến kết quả học tập các môn học đại cương để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp cải thiện kết quả học tập các môn học đại cương nói riêng và tất cả các môn học nói chung. Thông qua khảo sát chúng tôi thấy được rằng các bạn sinh viên năm I và năm II khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng chưa tìm được phương pháp học tập đúng đắn, còn rụt rè trong tương tác học tập với giảng viên và bạn bè, động cơ học tập còn thấp Ngoài ra thì thể chất và tinh thần các bạn khá tốt, giảng viên giảng dạy của các bạn có trình độ cao, tâm huyết với nghề, cơ sở vật chất của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tiện nghi tạo môi trường thuận lợi để các bạn sinh viên học tập, gia đình luôn tạo động lực lớn thúc đẩy con em học tập Để cải thiện kết quả học tập các môn học đại cương thì cần phải tìm ra những phương pháp học tập phù hợp với bản thân, tích cực tương tác học tập hơn và tạo nên một động cơ học tập cao Cải thiện được những điều trên sẽ giúp các bạn sinh viên năm I và năm II khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có được kết quả học tập như mong muốn.
Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích học tập của sinh viên, đặc biệt là các môn đại cương đối với sinh viên năm nhất và năm hai của Đại học KHXH&NV.
Một số gợi ý giải pháp
1.2.1 Yếu tố thuộc về đặc điểm bản thân sinh viên:
1.2.1.1 Yếu tố phương pháp học tập:
Thực tiễn chững minh, bạn sinh viên nào có những phương pháp học tập phù hợp thì sẽ đạt kết quả cao Tuy nhiên sẽ không có phương pháp học tập nào là tốt nhất, mà là dùng chung cho tất cả, có thể phương pháp này rất phù hợp với người này nhưng chưa chắc đã tốt với người kia Quan trọng là người học cần tham khảo và lựa chọn ra cho mình những phương pháp mà cho là phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của mình nhằm đạt được những kết quả học tập tốt.
1.2.1.2 Yếu tố động cơ học tập:
Thông qua kết quả nghiên cứu chúng ta chó thể thấy được động cơ học tập không có mối liên hệ với kết quả học tập các môn học đại cương Tuy nhiên, động cơ học tập của đề tài đã đề cập đến các vấn đề về mục đích, mục tiêu học tập, tinh thần tích cực trong học tập Để đạt được kết quat tốt trong học tập, sinh viên cần xác định rõ những mục đích , mục tiêu cụ thể cho từng môn học và thường xuyên kiểm soát nhằm đạt được những mục tiêu mục đích đó Bên cạnh đó, sinh viên cần thường xuyên duy trì tinh thần tích cực trong học tập.
1.2.2 Yếu tố thuộc về gia đình:
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên nhận được sự quan tâm từ gia đình sẽ có kết quả cao hơn nhóm sinh viên còn lại Vì vậy, về phía gia đình cần dành nhiều hơn sự quan tâm , động viên để sinh viên có thêm động lực học tập, đạt được những kết quả cao trong học tập.
1.2.3 Các yếu tố thuộc về nhà trường:
1.2.3.1 Yếu tố phương pháp giảng dạy của giáo viên:
Nhà trường cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thông qua các kế hoạch đào tạo bài bản Những phương pháp giảng dạy sáng tạo và hấp dẫn sẽ thu hút và khuyến khích sự tham gia của người học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và thúc đẩy quá trình học tập tích cực.
1.2.3.2 Yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường:
Về cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho học tập trong nghiên cứu cũng chưa ảnh hưởng nhìu lắm đến kết quả học tập của sinh viên Tuy nhiên , nhà trường cần đầu tư thêm để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt cho người học.
Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………… 33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cũng giống nhứ những đề tài nghiên cứu khác, nghiên cứu của nhóm chúng tôi cũng còn nhiều hạn chế chẳng hạn như tổng số mẫu nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên năm I và sinh viên năm II khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng chỉ dừng lại ở mức 100 quan sát , so với số lượng khu vực, trung tâm của nhà trường, cũng như số lượng sinh viên khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn – Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh là chưa đầy đủ , điều này có thể làm cho độ chính xác của kết quả nghiên cứu trên chưa thật sự cao. Các yếu tố được nhóm tác giả đưa vào chỉ mới dừng lại ở các yếu tố hiện tại như là đặc điểm sinh viên, nhà trường và gia đình, còn những yếu tố như là kết quả học tập ở phổ thông, môi trường giáo dục ở phổ thông,… chưa được đưa vào bài nghiên cứu
Và đề tài nghiên cứu này cũng chỉ mới dừng lại ở các khía cạnh như là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên năm I và sinh viên năm II khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng chứ chưa được đi sâu vào phân tích nguyên nhân của từng yếu tố để có được cái nhìn sâu sắc hơn, giúp cho việc đưa ra những những giải pháp tốt hơn Chính vì những lí do đó mà các gợi ý giải pháp đưa ra cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa thật sự chi tiết. Để nâng cao kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên năm I và năm II khoa Lưu trữ học – Quản trị văn phòng , nhóm chúng tôi nghĩ rằng cần có những nghiên cứu tiếp theo chuyên sâu hơn để xác định được những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đưa vào đề tài thêm những mô hình nghiên cứu trước đó Chỉ có như vậy thì việc đánh giá kết quả học tập các môn học đại cương sẽ sâu sắc và thực tế hơn giúp cho Nhà trường có thể đưa ra nhiều chính sách, phương pháp phù hợp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, mà cụ thể nhất là kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Võ Thị Tâm (2010) Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội] https://sg.docs.wps.com/module/common/loadPlatform/? sid=sIHvT8a-LAbXpx6UG&v=v2
2 Vincent (2012), Môn Đại cương học như thế nào với tân sinh viên?, Tin giáo dục, Kênh tuyển sinh, truy cập vào từ ngày 23/06/2023, từ https://kenhtuyensinh.vn/mon-dai-cuong-hoc-nhu-the-nao-voi-tan-sinh-vien
3 Lucky Sibanda, GS Chux Gervase Iwu, TS Olumide Henrie Benedict (2015) ,
Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên đại học, truy cập vào từ ngày 29/06/2023, từ https://www.studocu.com/vn/n/16339685? sid0148671689386247
4 Nguyễn Thị Thu An, Đinh Thị Kiều Oanh, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Ngọc Thứ (2016) Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm I- II Trường Đại học Kỹ Thuật - Công Nghệ Cần Thơ, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, 46, 82-89 https://r.search.yahoo.com/_ylt=AwrgLCy3.7FkWnkOPRZXNyoA;_ylu=Y29sbw NncTEEcG9zAzEEdnRpZAMEc2VjA3Ny/RV=2/RE89414712/RO/ RU=https%3a%2f%2fsj.ctu.edu.vn%2fql%2fdocgia%2fdownload%2fbaibao- 34103%2f11-GD-NGUYEN%2520THI%2520THU%2520AN%2882-
89%29560.pdf/RK=2/RS=pgeA.2oWqKygwIC81rAYw6MJ0y0
5 Đặng Thị Thu Hương, Võ Văn Việt (2017 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến ) kết quả học tập của sinh viên, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, 33(3), 27-34. https://js.vnu.edu.vn/ER/article/view/4070/3829
6 Hoàng Thị Ngọc Điệp, Định Thị Hóa, Lê Thị Kim Tuyên (2018 ) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế Trường Đại học Đồng Nai, Tạp chí khoa học - Đại học Đồng Nai, 11, 18-29. http://tapchikhoahoc.dnpu.edu.vn/UserFiles/Docs/TapChi/2018/So%2011- 2018/3.%20Dinh%20Thi%20Hoa_18-29.pdf
7 Oladebinu Tokunbo Olufemi1, Ths Amos Adekunle Adediran và TS.W.O Oyediran2 (2018), Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trong các trường cao đẳng giáo dục tại miền Bắc, Nigeria, truy cập vào từ ngày
29/06/2023, từ https://www.studocu.com/vn/n/16339685? sid0148671689386247
8 Nguyễn Thu Hà, Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang (2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân Hàng - Phân hiệu Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng,
219, 69-80. https://sg.docworkspace.com/l/sIF_T8a-LAZP1x6UG
9 Nguyễn Thị Như Quỳnh (2020) Nghiên cứu ảnh hưởng đến kết quả phương pháp học tập tích cực của sinh viên khóa 16DDS khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 12, 84-94. https://sg.docworkspace.com/l/sIHXT8a-LAbHmyKUG
10 Biography (2021), Cơ sở vật chất ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giáo dục?, The Deway Schools, truy cập vào từ ngày 27/06/2023, từ https://thedeweyschools.edu.vn/co-so-vat-chat-anh-huong-chat-luong-giao-duc/
%E1%BB%9F%20v%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t
%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20hi%E1%BB%83u,thi%E1%BA%BFt
%20trong%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh%20h%E1%BB%8Dc%20t
%E1%BA%ADp%20t%E1%BA%A1i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng.
11 Mai Vũ (2021), Phương pháp dạy học là gì?, Edubit, truy cập vào từ ngày 26/06/2023, từ https://edubit.vn/blog/phuong-phap-day-hoc-la-gi,
12 Các nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên(2023), Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và , ứng dụng công nghệ, 8 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-cua-viec- di-lam-them-anh-huong-den-ket-qua-hoc-tap-cua-sinh-vien-106514.htm
Nội dung và câu hỏi nghiên cứu:
Bảng hỏi của đề tài được chia làm 3 phần: phần giới thiệu, câu hỏi chung, khảo sát. Thời gian hoàn thành bảng hỏi khoảng từ 5 - 10 phút.
Chúng mình là nhóm sinh viên năm nhất khoa Lưu trữ học - Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn Bảng khảo sát này là một phần của đề tài nghiên cứu khoa học của chúng mình: " Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên khoa Lưu Trữ Học và Quản Trị Văn Phòng Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn" Rất mong các bạn có thể giành chút thời gian để điền thông tin hỗ trợ chúng mình Chúng mình xin chân thành cám ơn đóng góp của bạn!
Xin chân thành cảm ơn, và cho phép chúng mình gửi đến các bạn lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Giới tính của bạn là gì?
Bạn là sinh viên năm mấy?
Ngành học của bạn là gì?
……… Điểm trung bình các môn học đại cương của bạn?
○8 - 10 điểm Điểm trung bình các môn học chuyên ngành của bạn?
Xin vui lòng đánh giá mức độ đồng tình của các bạn với các cột phát biểu sau đây về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học đại cương của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Vui lòng tích vào ô mà bạn chọn, với các mức độ ý kiến là:
Những yếu tố ảnh hưởng đến các môn học đại cương.
1 Chưa quen và còn bỡ ngỡ với môi trường ○ ○ ○ ○ ○ học tập bậc đại học
2 Không thể nhớ lượng kiến thức khổng lồ ○ ○ ○ ○ ○ của các môn đại cương
3 Không hiểu bài từ giảng viên ○ ○ ○ ○ ○
4 Bài giảng của giảng viên không hấp dẫn ○ ○ ○ ○ ○
6 Không tham gia các buổi học đầy đủ ○ ○ ○ ○ ○
8 Lên lớp nhưng bị phân tâm bởi các thiết bị ○ ○ ○ ○ ○ điện tử (điện thoại, laptop )
9 Ở câu này, bạn vui lòng chọn 3 ○ ○ ○ ○ ○
10 Chưa chủ động trong việc học tập ○ ○ ○ ○ ○
11 Ít khi phát biểu xây dựng bài ○ ○ ○ ○ ○
12 Còn tư tưởng ham chơi ○ ○ ○ ○ ○
13 Chưa ý thức được tầm quan trọng của các môn ○ ○ ○ ○ ○ đại cương
14 Chỉ quan tâm chủ yếu là các môn chuyên ngành○ ○ ○ ○ ○
15 Không có sự quản lý từ gia đình ○ ○ ○ ○ ○
17 Thời gian tự học quá ít (dưới 2 tiếng/ngày) ○ ○ ○ ○ ○
18 Không thể tập trung khi tự học tại nhà ○ ○ ○ ○ ○
Nội dung và câu hỏi nghiên cứu: