Đối với các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn Vật lí nói riêng thì việc đổi mới đó gắn liền với thực tiễn cuộc sống là vấn đề vô cùng cấp bách để đáp ứng yêu cầu của đối mới giáo
Mô tả các biện pháp cũ thường làm
Hiện nay phương pháp giáo dục truyền thống hay còn gọi là giáo dục thông thường vẫn được sử dụng rộng rãi trong các trường học Cách giảng dạy cổ điển là học thuộc lòng, chẳng hạn học sinh sẽ ngồi im trong khi hết học sinh này đến học sinh khác lần lượt đọc thuộc lòng bài học, cho đến khi từng người được gọi tên Giáo viên sẽ lắng nghe từng học sinh đọc thuộc lòng, và họ phải học và ghi nhớ các bài tập Vào cuối học phần, một bài kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng sẽ được tiến hành; quá trình này được gọi là bài kiểm tra đọc thuộc bài học
Cách thức giảng dạy các phương pháp truyền thống đảm bảo rằng học sinh được khen thưởng cho những nỗ lực của họ, sử dụng các tiết học một cách hiệu quả và thực hiện các quy tắc rõ ràng để quản lý hành vi của học sinh Chúng dựa trên những hình thức đã được thành lập đã được sử dụng thành công trong các trường học trong nhiều năm Tuy nhiên cách dạy học truyền thống không phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh ít được trải nghiệm thực tế….
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Hiện nay, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bậc trung học phổ thông là nhiệm vụ cấp bách Đối với các môn khoa học thực nghiệm, việc đổi mới gắn liền thực tiễn cuộc sống là vô cùng quan trọng Học sinh không chỉ cần nắm vững kiến thức mà còn phải biết vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thực tế Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học gắn liền thực tiễn chưa được thiết kế bài bản và thực hiện còn rời rạc ở các khâu trong quá trình giáo dục vì nhiều nguyên nhân.
- Trong các tiết học giáo viên phần lớn chỉ chú trọng đến giảng dạy những nội dung lý thuyết, kiến thức trong tiết học, ít quan tâm đến việc vận dụng kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống Đặc biệt là các bài tập mang nặng tính lý thuyết, tính
2 hàn lâm, thiếu gắn liền với tính ứng dụng vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống và trong sinh hoạt thường ngày mà học sinh gặp phải điều đó làm cho các kiến thức Vật lí trở nên khô khan, không có sức hấp dẫn với người học
- Giáo viên chưa sử dụng nhiều hình ảnh, video, tình huống gắn với thực tiễn trong quá trình giảng dạy
- Chưa chú trọng đến việc đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập: Việc sử dụng bài tập một bộ phận giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc ra bài tập làm trên lớp trong tiết học, chưa có những bài tập ngoài giờ hợp lý cho học sinh nên chưa phát huy được năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán của học sinh
Giáo viên cần chú trọng hơn đến sự khác biệt giữa học sinh; nhận thức nhiệm vụ nghiên cứu và thấu hiểu đặc điểm của từng em Không nên áp dụng chung một phương pháp giảng dạy, một bài giảng cho nhiều lớp học, nhiều thế hệ học sinh mà chưa xét đến sự tiến bộ và nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân.
- Hiện tượng dạy Vật lí như dạy Toán, tức chỉ quan tâm tới công thức và cho học sinh áp dụng công thức tính ra đáp số; trong khi phần lớn các bài tập Vật lí phải phân tích rõ, hiểu đúng hiện tượng, đổi đúng đơn vị, sau cùng mới chọn công thức để tính toán và cuối cùng biện luận kết quả, nêu ứng dụng thực tế liên quan Các bài giảng Vật lí có thể tự tạo thí nghiệm, hoặc có thí nghiệm sẵn có trong phòng thí nghiệm, rồi gắn với hiện tượng thực tế để giảng dạy khoa học và hứng thú cho học sinh, nhưng thực tế có một bộ phận giáo viên Vật lí không chịu tìm tòi, đào sâu hoặc ngại mất thời gian công sức nên chỉ dạy “chay”, truyền đạt kiến thức một cách đơn điệu tẻ nhạt
- Cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo một lối mòn đã rất cũ là hỏi lí thuyết học thuộc từ sách giáo khoa; bài tập dùng để kiểm tra đánh giá phần lớn chỉ áp dụng công thức để tính toán đơn thuần; đề kiểm tra chưa gắn liền kiến thức với thực tiễn và thí nghiệm thực hành; điều đó khiến học sinh chỉ học theo xu hướng ra đề của giáo viên
Môn Vật lí nghiên cứu các vấn đề, các hiện tượng liên quan đến các hiện tượng cơ học, nhiệt học, điện học, quang học, từ trường Ở THCS các em cũng đã được nghiên cứu các hiện tượng này chủ yếu dưới dạng định tính Nhưng ở chương trình THPT vẫn tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan về các hiện tượng cơ, nhiệt, điện, quang, từ Tuy nhiên, có một lượng lớn kiến thức cả định lượng và định tính
Sự khác biệt này làm phần đông học sinh chưa thật sự hứng thú trong các giờ học, cảm thấy môn học khô khan, trừu tượng, ngại học, dần dần chán học
- Học sinh chưa có điều kiện nghiên cứu vận dụng các kiến thức có nội dung thực tế, do tâm lí “thi gì học đấy”, giáo viên không yêu cầu thì học sinh cũng không tìm hiểu
+ Học sinh chỉ nhớ được những kiến thức một cách máy móc, không phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo
+ Nội dung bài tập mang nặng tính lí thuyết, tính hàn làm nên học sinh có cảm giác nặng nề, không hứng thú trong học tập.
Mục đích của giải pháp sáng kiến
- Xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập có nội dung gắn liền với thực tiễn, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, qua đó phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh Đánh giá hiệu quả của quá trình vào giảng dạy
- Giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
- Về mặt lí luận: góp phần làm sáng tỏ một số nội dung kiến thức trong chương trình Vật lí 10
- Về mặt thực tiễn: là nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân và các đồng nghiệp sử dụng trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Nội dung
Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến
Năm học 2022- 2023 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông 2018 với cấp THPT – Chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực Vì vậy, việc giúp học sinh có thể tiếp cận dễ dàng với chương trình lớp 10 nói chung và Vật lí 10 nói riêng thì ngay từ những bài học đầu tiên của Vật lí 10, giáo viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm để học sinh yêu thích, hứng thú hơn trong mỗi giờ dạy Nhìn về tổng thể chương trình Vật lí 10 gồm 5 chương với nội dung xoay quanh các vấn đề thuộc chuyển động cơ học, trong đó chương Động học và chương Động lực học là một mảng kiến thức khá quan trọng với nội dung chính:
- Các chuyển động thẳng, chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động ném
- Các định luật cơ học như ba định luật Niu tơn
- Các lực cơ học : trọng lực, lực ma sát, lực nâng, lực cản, lực căng Đây là các loại chuyển động và các lực cơ học gặp nhiều trong thực tế cuộc sống Vậy làm thế nào để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ tốt nhất các kiến thức trên, tôi đã đưa ra các giải pháp sau:
7.1.1 Giải pháp 1: Sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học
Trong quá trình dạy học giáo viên có thể tìm hiểu sử dụng các phần mềm phân tích video, các thí nghiệm thật giúp học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn, chứ không phải bài học nào cũng xây dựng kiến thức và chứng minh kiến thức đó bằng các con đường toán học hoặc suy luận logic
Qua việc quay lại quá trình phân tích video và lưu giữ kết quả, giáo viên có thể sử dụng nhiều lần trong dạy học, bổ sung vào kho thiết bị dạy học Đây là phương tiện dạy học hiện đại hữu ích, đòi hỏi giáo viên liên tục học hỏi để nâng cao chất lượng giảng dạy.
BÀI 10 SỰ RƠI TỰ DO
Sau khi học xong các kiến thức liên quan đến sự rơi tự do, học sinh hiểu được các tính chất và các công thức của sự rơi tự do thông qua các thí nghiệm có sẵn, giáo viên có thể tiến hành thả một vật rơi tự do ngay trong phòng học, rồi đưa vào phần mềm phân tích video như phần mềm Coach 6, Coach 7 để khẳng định một lần nữa các đặc điểm của sự rơi tự do
+ Bảng kết quả tổng hợp kết quả thu được khi phân tích video thả vật rơi tự do trong phòng thí nghiệm tại trường
GV đặt vấn đề vào bài học thông qua video thả hàng cứu trợ :
Câu hỏi: Làm thế nào để máy bay có thể thả đúng nơi định thả hàng xuống
5 Đáp án: Để thùng hàng rơi trúng vị trí cần thiết thì cần phải có điều kiện: quỹ đạo của vật được ném đúng tầm, đúng độ cao
7.1.2 Giải pháp 2: Sử dụng các câu hỏi và bài tập có nội dung thực tế trong dạy học
Việc dạy học Vật lý phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, lấy những tình huống thực tế làm cơ sở và giải thích phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh Hoạt động dạy học Vật lý thực tiễn là quá trình thống nhất giữa giáo dục, giáo dưỡng với môi trường kinh tế - xã hội Điều này giúp học sinh tìm thấy hứng thú và niềm vui trong quá trình tìm hiểu môn học.
Trong mỗi tiết học, việc sử dụng các câu hỏi thực tế có nội dung gắn liền với đời sống giúp kích thích hứng thú học tập, hỗ trợ học sinh ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn Những câu hỏi này có thể được lồng ghép vào nhiều giai đoạn của bài học, chẳng hạn như phần khởi động, củng cố kiến thức từng phần hoặc kết thúc bài học Việc đưa các vấn đề thực tế vào bài giảng không chỉ giúp học sinh ứng dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn mà còn tạo động lực học tập, giúp các em nhận ra ý nghĩa và giá trị của kiến thức được học.
- Các hình thức tổ chức thực hiện:
+ Đặt tình huống vào bài mới: một tiết dạy, người giáo viên muốn gây được sự chú ý đến học sinh hay không là nhờ đặt vấn đề vào bài mới Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu và giải thích
+ Lồng ghép tích hợp môi trường vào trong bài dạy: Môn Vật lí có thể tích hợp với những môn học khác Như chúng ta đã biết, vấn đề môi trường luôn được quan tâm hàng đầu: khói bụi của nhà máy, nước thái của sinh hoạt, ô nhiễm phóng xạ có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà lấy ví dụ sao cho phù hợp, gần gũi và dễ hiểu
+ Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong một vấn đề, học sinh thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh nhiều hơn
Minh họa sử dụng các câu hỏi và bài tập có nội dung thực tế trong dạy học
BÀI 12- CHUYỂN ĐỘNG NÉM Câu 1: Một máy bay đang bay ở độ cao 5 km với tốc độ 500 km/h theo phương ngang thì thả rơi một vật Hỏi người lái máy bay phải vật cách mục tiêu bao xa theo phương ngang để vật rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 9,8 m/s 2 [7] Đáp án Để rơi trúng mục tiêu thì tầm xa của vật ném ngang phải bằng với khoảng cách từ vật đến mục tiêu theo phương ngang
Câu 2 Khi quả tạ được ném từ độ cao h sao cho vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc α, hãy dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của quả tạ ? Đáp án: Yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của quả tạ:
+ Vận tốc ném ban đầu
+ Lực cản của không khí
Bài 3 Một vận động viên ném một quả bóng chày với tốc độ 90 km/h từ độ cao 1,75 m Giả sử quả bóng chày được ném ngang, lực cản của không khí là không đáng kể là lấy g = 9,8 m/s 2 a) Viết phương trình chuyển động của quả bóng chày theo hai trục Ox, Oy b) Quả bóng chày đạt tầm xa bao nhiêu? Tính tốc độ của nó trước khi chạm đất [7]
Hình ảnh vận động viên ném bóng chày
Lời giải: a) Ta có v0 = 90 km/h = 25 m/s; h = 1,75 m
Phương trình chuyển động của vật:
= 2 = b) Tầm xa của quả bóng là:
Tốc độ của quả bóng trước khi chạm đất: v = 2.g.h 5,86m / s
BÀI 14: ĐỊNH LUẬT I NEWTON Câu 1: Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi bằng lực ma sát Hỏi đoàn tàu chuyển động như thế nào? Ở định luật I Newton đã thể hiện ra sao? [6]
Đoàn tàu chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng theo phương ngang Theo định luật 1 Newton, vận tốc của đoàn tàu không thay đổi vì vậy đoàn tàu chuyển động thẳng đều Giáo viên có thể áp dụng câu hỏi phản biện này vào tiết bài tập nhằm củng cố kiến thức về định luật 1 Newton cho học sinh.
Câu 2 Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc thắt dây an toàn Giải thích điều này [6]
Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
7.2.1 Đối tượng áp dụng của sáng kiến
+ Sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả trong năm học 2022-2023 ở trường THPT Chuyên Bắc Giang và một số trường THPT khác trong tỉnh như sau:
+ Danh sách các trường đã áp dụng sáng kiến
STT Đơn vị thực nghiệm
Tên tổ chức: Trường THPT Giáp Hải Địa chỉ: Xã Tân Mỹ - TP Bắc Giang - Bắc Giang Điện thoại: 0204 3551 299
Email: thptgiaphai@bacgiang.edu.vn
Họ tên người đứng đầu tổ chức: Nguyễn Văn Ninh
(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục 5)
Tên tổ chức: Trường THPT Ngô Sĩ Liên Địa chỉ: 143 Ngô Gia Tự - P Ngô Quyền- Tp Bắc Giang - Bắc Giang Điện thoại: 02043854213
Email: thptngosilien@bacgiang.edu.vn
Họ tên người đứng đầu tổ chức: Lưu Văn Xuân
(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục 5)
Tên tổ chức: Trường THPT Thái Thuận Địa chỉ: đường Đào Sư Tích, Phường Ngô Quyền, Bắc Giang Điện thoại: 0204 3 854 441
Email: thptthaithuan@bacgiang.edu.vn
Họ tên người đứng đầu tổ chức: Hoàng Văn Thục
(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục 5)
7.2.2 Phạm vi áp dụng của sáng kiến
Các bài học chương 2- Động học và chương 3 - Động lực học trong chương trình sách giáo khoa Vật lí 10 theo chương trình 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp
Với việc sử dụng các câu hỏi và bài tập có nội dung là tình huống thực tiễn và hình thức tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp, theo nhóm học sinh sẽ góp phát huy tối đa năng lực của học sinh và tăng cường hứng thú học tập Học sinh được học sâu và nhớ kĩ kiến thức do được học một nội dung theo nhiều cách khác nhau dựa trên nền tảng các vấn đề thực tiễn xảy ra xung quanh mình Đồng thời, khuyến khích học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng như các hoạt động tập thể để rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh một cách toàn diện
Sau tiết học, học sinh được chủ động tiếp nhận kiến thức và được vận dụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn gần gũi với cuộc sống xung quanh nên các em nhớ lâu và hiểu sâu hơn, vận dụng thành thạo hơn Sau buổi học các em thấy cuộc sống xung quanh mình gần gũi với những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt Và hơn nữa đi đến đâu ta cũng có những cái nhìn, cái suy nghĩ nhất định về những vấn đề liên quan đến kiến thức đã học
Sau khi áp dụng các giải pháp trong sáng kiến tại trường THPT Chuyên Bắc Giang và 3 trường THPT khác trong địa bàn thành phố Bắc Giang, hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau:
7.3.1 Về lợi ích kinh tế
Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học Học sinh biết làm chủ kiến thức và hứng thú hơn trong quá trình học tập Bên cạnh đó, sáng kiến đã cung cấp nguồn tài liệu tương đối chi tiết để phục vụ cho giảng dạy của giáo viên đối với chương trình giáo dục phổ thông mới môn Vật lí lớp 10 Đặc biệt, trong xu thế hiện nay giáo dục Stem đang được triển khai mạnh mẽ trong các nhà trường, để học sinh có hứng thú, đam mê trong việc vận dụng lý thuyết vào thực hành, cũng như giải quyết các tình huống trong cuộc sống thì vấn đề dạy học gắn với thực tiễn càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, là động lực khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của học sinh, kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy học
7.3.2 Về lợi ích xã hội
Vấn đề dạy học gắn với thực tiễn không chỉ giúp học sinh khắc sâu kiến thức, chủ động, tích cực, đam mê hơn trong học tập mà còn giúp các em có cơ hội được tìm hiểu lịch sử và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước Đồng thời, kích thích hứng thú học tập để học sinh có thể tự vận dụng kiến thức đã học để tự làm ra các sản phẩm Stem có tính ứng dụng cao trong đời sống và kĩ thuật
Từ những phản hồi tích cực từ phía học sinh cũng cho thấy, qua quá trình học môn vật lí học sinh đã được hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học
Những giải pháp của sáng kiến này có thể được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong chương trình Vật lí lớp 10 mà còn có thể vận dụng vào giảng dạy các nội dung kiến thức của bộ môn Vật lí ở các khối lớp 11, 12 và các bộ môn khác trong chương trình THPT
Sự chuyển biến tích cực đó về thái độ học tập đã đóng góp một phần quan trọng giúp tăng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh với môn Vật lí Để minh chứng điều này tôi tiến hành phân tích kết quả bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng qua bài kiểm tra 25 phút (Phụ lục 3: Nội dung đề kiểm tra 25 phút), kết quả được thống kê trong các bảng sau: a) Tại trường THPT chuyên Bắc Giang:
% 0 0 0 0 0 5,7 37,2 22,9 22,8 11,5 b) Tại trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Giang
- Tại trường THPT Giáp Hải:
20 c)Tại trường THPT Ngô Sĩ Liên
% 0 0 0 0 4,2 27,6 23,4 25,6 17 2,1 c) Tại trường THPT Thái Thuận
Từ số liệu bảng trên cho thấy, kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm (TN) thu được điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao Trong đó tỉ lệ HS đạt điểm giỏi cao vượt trội so với lớp đối chứng
Tôi nhận thấy học sinh thích thú và tập trung hơn vào bài học Học sinh tích cực hơn trong học tập, đặc biệt là học sinh hiểu rõ bản chất của các hiện tượng Vật lí Từ đó các em yêu thích môn Vật lí hơn, tích cực vận dụng kiến thức Vật lí để giải thích những vấn đề trong thực tế Thứ hai, giải pháp này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp giáo viên môn Vật lí trong toàn tỉnh nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới PPDH phù hợp với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, đóng góp hiệu quả cho công tác giáo dục môn Vật lí ở trường THPT Giải pháp thực sự phù hợp với việc đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Sáng kiến “Vận dụng dạy học gắn với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý trong trường THPT” đã mang lại hiệu quả rõ rệt Trong bối cảnh hiện tại, việc tổ chức dạy học theo chủ đề được đánh giá là khả thi và có thể áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý.
Sáng kiến thực hiện theo chủ trương đổi mới giáo dục ở Việt Nam, góp phần giáo dục toàn diện, nâng cao hứng thú học tập, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, kết nối trường học với cộng đồng
Sáng kiến của tôi đã được tổ chuyên môn đi dự giờ và đánh giá có hiệu quả: (1) Đạt được mục tiêu biện pháp đã đặt ra là tăng sự hứng thú học tập đối với bộ môn Vật lí và góp phần giúp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh;
(2) Giải pháp đã sử dụng phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
(3) Phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường;
(4) Góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh
Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng với sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ, NHÀ TRƯỜNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ tương ứng
3 THPT Trung học phổ thông
7 KTCN Kỹ thuật công nghiệp
10 PPDH Phương pháp dạy học