1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội trong trường mầm non

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội trong trường mầm non
Tác giả Nguyễn Thị Lanh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Bên cạnh đó vẫn còn không ít trường, các nhà quản lý do làm công tác kiểm tra nội bộ trường học không đúng, không khoa học, dẫn đến nhiều tình huống tiêu cực trong các nhà trường như: Đá

Trang 1

A.PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận:

Kiểm tra nội bộ trường Mầm non là chức năng đặc biệt quan trọng, không

thể thiếu được của người Hiệu trưởng Chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý Kiểm tra vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã được kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cho một chu trình quản lý tiếp theo Quản lý

mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu

Kiểm tra trong nhà trường không phải là ở chỗ phát hiện những cá nhân hay tập thể sai phạn mà vì sự tiến bộ của nhà trường và sự hoàn thiện công việc của mỗi

cá nhân trong tập thể sư phạm Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên, phát hiện kịp thời những nhân tố điển hình Động viên, tư vấn thúc đẩy cho những người còn mắc sai sót, lệch lạc, những việc làm chưa tốt của giáo viên từ đó động viên, khen ngợi, phê bình, nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh, kịp thời giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ Chỉ có kiểm tra thì Hiệu trưởng mới có kênh thông tin ngược lại Đồng thời qua kiểm tra giúp Hiệu trưởng thấy được sự hợp lý

và bất hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo, trên cơ sở đó đánh giá được những lệch lạc sơ hở trong quá trình quản lý từ đó tìm ra những biện pháp tốt để Hiệu trưởng điều chỉnh lại chu trình quản lý của mình cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn Góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục mới trong giai đoạn hiện nay

2 Cơ sở thực tiễn

Thực tế cho thấy trong những năm gần đây công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường Mầm non nói riêng đã và đang cải tiến, những đổi mới tích cực, kết quả đạt được là chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt Nhà quản lý đã biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, đánh giá của mỗi thành viên, mỗi bộ phận trong nhà trường, tạo ra được môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Bên cạnh đó vẫn còn không

ít trường, các nhà quản lý do làm công tác kiểm tra nội bộ trường học không đúng, không khoa học, dẫn đến nhiều tình huống tiêu cực trong các nhà trường như: Đánh giá xếp loại không công bằng, chưa công khai, thiên về cảm tính, có những động

cơ, mối quan hệ cá nhân xen lẫn vào công việc Tình trạng đó xảy ra gây nhiều mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường Gây mất đoàn kết, ganh đua không lành mạnh, sát phạt lẫn nhau Để khắc phục được những tồn tại đã nêu ở trên thì công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non không ngừng phải đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung cho phù hợp với sự phát triển của giáo dục hiện nay

Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung

và công tác kiểm tra nội bộ trường Mầm non của Hiệu trưởng nói riêng Cộng với

sự tâm đắc, ham muốn học hỏi của bản thân về vấn đề này nên Tôi quyết định chọn

Trang 2

đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội trong trường mầm non"

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Giúp hiệu trưởng các trường mầm non thấy rõ được vai trò quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường

- Giúp Ban kiểm tra nội bộ nhà trường nắm được nội dung, hình thức và các biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường

- Giúp CBGVNV trong trường nắm được nguyên tắc của công tác kiểm tra nội

bộ để đánh giá được thực trạng về đối tượng kiểm tra một cách chính xác, khách quan

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trương trường mầm non

IV.ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM

CBGVNV trường mầm non Tản Viên

IV.PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Đề tài được nghiên cứu trong hai năn học 2021-2022 và năm học 2022-2023

V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

2 Phương pháp điều tra

3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

B PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý Kiểm tra vừa là xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu Chúng ta cũng biết rằng: Kiểm tra đảm bảo được thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức Điều này rất quan trọng vì mất quyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản lý bị vô hiệu hóa Tổ chức có thể lái theo hướng không mong muốn Kiểm tra nhằm có tác động thích hợp để nhà trường thực hiện đúng nhiệm

vụ chính trị Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, mở rộng dân chủ và chế độ ủy quyền trong quản

lý nhà trường Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp Hiệu trưởng xác định mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng từ đó tìm ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả Qua kiểm tra,

nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần

Trang 3

trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm và tuyền truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới cán bộ giáo viên tự kiểm tra đánh giá, tự giác phấn đấu theo chuẩn nghề nghệp

Công tác kiểm tra cũng là một biện pháp ngăn ngừa và xử lý những hành vi,

vi phạm pháp luật của cá nhân và tập thể Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này”

Hiệu trưởng phải hiểu được mục đích, hình thức, nội dung, phương pháp của công tác kiểm tra nội bộ trường học Đặc biệt là đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra Khi kiểm tra phải hiểu được nội dung, đối tượng, tiến hành phải theo nguyên tắc, phương pháp, quy trình của kiểm tra Mặt khác trong khi kiểm tra phải linh hoạt, trách rập khuôn, máy móc Làm việc phải giữ được lý, nhưng phải giữ được tình Có như vậy thì quá trình kiểm tra mới thật sự đem lại hiệu quả, thúc đẩy được sự phát triển mọi hoạt động trong nhà trường, làm cho nhà trường phát triển

một cách bền vững Đáp ứng yêu cầu của Ngành giáo dục trong giai đoạn mới

II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Thuận lợi:

Phòng GD&ĐT Ba Vì đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ các năm học

Hiệu trưởng đã nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc kiểm tra nội bộ trường mầm non

Hiệu trưởng không ngừng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu các tài liệu hưỡng dẫn về nghiệp vụ thanh, kiểm tra Các đồng chí trong Ban giám hiệu đã tham gia học lớp nghiệp vụ thanh tra và tập huấn công tác kiểm tra nội bộ do Phòng giáo dục tổ chức

Các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ của nhà trường đều vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt, làm việc nhiệt tình, trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

2 Khó khăn:

Chỉ chú trọng vào việc kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên, còn các hoạt động khác còn xem nhẹ

Thiếu sự chú ý theo dõi việc sửa chữa, thay đổi bổ sung những thiếu sót, sai lầm của giáo viên khi được Hiệu trưởng kiểm tra nhắc nhở

Đánh giá, nhận xét của ban kiểm tra nội bộ còn sơ sài, chưa đúng thực chất Ban kiểm tra nội bộ chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình

Hồ sơ kiểm tra mỗi tháng còn chưa đầy đủ theo quy định Đa số chỉ có biên bản kiểm tra, chưa có thông báo, báo cáo và kết luận của trưởng ban kiểm tra

Trang 4

Nhận thức của CBGVNV về công tác kiểm tra nội bộ nhà trường còn hạn chế, đôi khi còn xem nhẹ việc kiểm tra

Việc xây dựng kế hoạch chưa cụ thể, chi tiết, chưa xây dựng kế hoạch tháng, đôi khi việc thực hiện công tác kiểm tra chưa đúng tiến độ kế hoạch đề ra

Thực hiện việc kiểm tra chưa đảm bảo các nguyên tắc về kiểm tra nội bộ

Từ những khó khăn, hạn chế trên cho thấy kết quả của công tác kiểm tra nội

bộ của trường không cao, nếu cứ để hiện tượng này diễn ra sẽ tạo điều kiện cho một

số giáo viên, nhân viên có tư tưởng làm việc hình thức, chống đối ngầm, không tự giác Đặc biệt năm học 2021-2022 là một năm nghỉ dịch Covid kéo dài nên chất lượng công tác kiểm tra nội bộ còn nhiều hạn chế Cụ thể được thể hiện ở bảng khảo sát sau:

*Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhà giáo theo kế hoạch

Số GV

dự kiến

KT

theo

KH

Số GV

đã KT theo

KH

Tỉ lệ

chú

* Kết quả kiểm tra chuyên đề

Tên chuyên đề

Số

GV

đã

KT theo

KH

Tỉ lệ

Kiểm tra hồ sơ

giáo viên

Thi giáo viên

giỏi cấp trường

Kiểm tra công

tác xây dựng

môi trường

nhóm lớp

*Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận

Trang 5

Tên số tổ, nhóm

chuyên môn, bộ phận

chú

Ban tuyển sinh Hồ sơ công tác tuyển sinh Tôt

Ban giám hiệu Công tác tổ chức đội ngũ

CBGVNV

Tốt

Nhân viên y tế Công tác y tế học đường Khá

Quản lý cơ sở vật chất Cơ sở vật chất, trang thiết

bị dạy và học

Khá

Kế toán , thủ quỹ Kiểm tra công tác thu chi Tốt

Nhân viên phuc vụ Hồ sơ quản lý hành chính Khá

Nguyễn Thị Lanh Công tác chủ nhiệm lớp Khá

Nhân viên nuôi dưỡng Công tác VSATTP Tốt

Với những số liệu trên của nhà trường nhận thấy kết quả công tác kiểm tra

nội bộ của nhà trường chưa cao Tôi mạnh dạn đưa "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trong trường Mầm non"

III Các biện pháp thực hiện

1 Biện pháp 1: Chú trọng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Kế hoạch kiểm tra của trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính khả thi

Để xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ có tính khả thi, thì Hiệu trưởng phải biết căn cứ vào đặc điểm tình hình nhà trường và thực trạng công tác kiểm tra nội

bộ năm học trước Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, Hiệu trưởng cần tập trung đội ngũ kiểm tra viên để cùng bàn bạc thảo luận, góp ý cho bản kế hoạch Xây dựng kế hoạch dựa trên kế hoạch kiểm tra của Phòng giáo dục Bởi vậy kế hoạch phải được xây dựng một cách tỷ mỉ cho từng đối tượng, khối lớp, thời gian thực hiện Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học một cách cụ thể Kế hoạch kiểm tra cần được công

bố công khai ngay từ đầu năm học

- Kế hoạch kiểm tra năm: Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn

bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau

Chẳng hạn, có thể trình bày kế hoạch kiểm tra toàn năm như sau:

Trang 6

Ảnh 1: Lịch kiểm tra năm

- Kế hoạch kiểm tra tháng: Nội dung kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhưng cần chi tiết hơn Không chỉ ghi “đầu việc” mà có thể chỉ rõ “đích danh”, thời gian tiến hành sao cho các đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ

Chẳng hạn, có thể trình bày kế hoạch kiểm tra tháng như sau:

Ảnh 1: Lịch kiểm tra tháng

Trang 7

2 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã kiện toàn ban kiểm tra nội bộ, lựa chọn lực lượng kiểm tra là những người là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có

uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc; Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm

(Ảnh 2: Quyết định kiện toàn ban kiểm tra nội bộ nhà trường)

Nhà trường tổ chức cho đội ngũ ban kiểm tra nội bộ tham gia đầy đủ lớp tập huấn công tác kiểm tra nội bộ trường học để hiểu sâu sắc đầy đủ khái niệm kiểm tra nội bộ, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH), nguyên tắc kiểm tra, nội dung kiểm tra, cách xây dựng kế hoạch kiểm tra, cách tiến hành tổ chức kiểm tra, xử lý sau kiểm tra, sơ kết công tác KTNBTH theo từng tháng và lưu

trữ hồ sơ, báo cáo công tác KTNBTH;

Nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch KTNBTH sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác giáo dục Các nội dung trong kế hoạch kiểm tra cụ thể, đảm bảo tính khả thi, quá trình thực hiện có

đủ hồ sơ minh chứng Nội dung kiểm tra nội bộ bám sát vào những vấn đề trọng tâm của nhà trường theo nguyên tắc, tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều được kiểm tra để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ, có hiệu quả và Hiệu trưởng vừa là chủ thể kiểm tra vừa là đổi tượng kiểm tra Công tác KTNB đảm bảo tính công bằng, khách quan, toàn diện, thường xuyên nhằm thúc đẩy các đối tượng được kiểm tra kịp thời khắc phục những hạn chế thiếu sót để ngày càng tiến bộ hơn

Hiệu trưởng phải làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị thấm nhuần về việc kiểm tra nội bộ trường học là việc làm cần thiết để phát triển đơn vị Đổi mới nhận thức về kiểm tra nội bộ cho lực lượng giáo viên là việc làm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và xây dựng phương pháp tự kiểm tra trong nhà trường

Hoạt động kiểm tra giúp cấp trên nắm được tình hình, giúp cấp dưới sửa chữa, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc Giúp đỡ cấp dưới thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật Do vậy, công tác kiểm tra luôn luôn đòi hỏi tính kịp thời

"Khi đã có Nghị quyết thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành Nghị quyết ấy Phải biết rõ sự linh hoạt và cách làm việc của tập thể Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để họ vượt qua mọi khó khăn"

Hiệu trưởng có thể tổ chức cho Hội đồng giáo viên cùng thảo luận học tập các văn bản, Nghị quyết có liên quan đến công tác kiểm tra để họ trao đổi Giúp nhau đi đến hiểu đúng việc kiểm tra nội bộ trường mầm non Cần phân tích chấm dứt tình trạng giáo viên có hành động đối phó với kiểm tra Tuyên truyền để họ

Trang 8

hiểu rằng công tác kiểm tra là rất quan trọng, để họ có ý thức biến quá trình kiểm tra của Hiệu trưởng thành quá trình kiểm tra của giáo viên Nếu tất cả mọi người hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra nội bộ trường học và tác dụng của nó thì công tác kiểm tra nội bộ của người Hiệu trưởng sẽ thuận lợi và hiệu quả

Như vậy, hoạt động kiểm tra mới giúp cá nhân, bộ phận nâng cao tinh thần trách nhiện và ý thức tổ chức kỷ luật, vừa kịp thời biểu dương những người tốt, việc tốt, vừa kịp thời giáo dục xử lý đúng mức đối với những người mắc khuyết điểm sai lầm Do đó những thông tin mà kiểm tra cung cấp cho cơ quan cấp trên, cho người lãnh đạo đòi hỏi độ chính xác rất cao Muốn có được độ chính xác đó, thái độ của người kiểm tra là phải cẩn thận, xem xét một cách tỷ mỷ, thấu đáo và đánh giá một cách khách quan, không áp đặt theo ý chủ quan của mình, Người khẳng định: "Thái độ của người cán bộ là kiểm tra phải cẩn thận Nghe không được thiên lệnh, nghe một bên, nên nghe người này, nghe người kia, phải khách quan Chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan của mình Chống quan liêu Kiểm tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cá nhân, bộ phận nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm tòi, chịu khó Phải cẩn thận, khách quan, điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng

3 Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo đúng nguyên tắc kiểm tra

Trước kia trường tôi tiến hành kiểm tra mang tính chất bộc phát, chưa thường xuyên và chưa công khai nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra và kết quả sau kiểm tra Kết quả là công tác kiểm tra của nhà trường không mang lại hiệu quả cao Chính vì vậy công tác quản lý của hiệu trưởng gặp rất nhiều khó khăn Sau khi tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra và nghiên cứu hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ của Sở GD&ĐT Ha Nội, của Phòng GD&ĐT Ba Vì, tôi đã chỉ đạo việc kiểm tra phải thực hiện theo đúng nguyên tắc sau:

- Kiểm tra phải chính xác, khách quan

Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo

- Kiểm tra phải có hiệu quả

Kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết” Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn Đặc biệt, trong giáo dục còn phải tính đền hiệu quả giáo dục trong kiểm tra Chẳng hạn: kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên nhưng có hiện tượng giáo viên đã “dạy nháp” trước thì không những không đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy của cô và hoạt động học của trò mà còn đưa tới tác dụng giáo dục không tốt đối với học sinh Kiểm tra phải giúp cho Hiệu trưởng nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường

Trang 9

- Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời

Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra

- Kiểm tra phải công khai

Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường

Hiệu trưởng phải lưu trong hồ sơ nhà trường và công khai trong hội đồng sư phạm, công khai qua trang web(thông qua theo quí, theo năm) có vấn đề gì thắc mắc Hiệu trưởng phải giải đáp ngay Tránh để thắc mắc không được trả lời kịp thời, hoặc trả lời không được thỏa đáng, gây ra dư luận bàn tán, mất đoàn kết ảnh hưởng đến các hoạt động khác

(Ảnh 3: Hồ sơ kiểm tra nội bộ)

4 Biện pháp 4: Nâng cao trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên ban kiểm tra nội bộ nhà trường

Trước kia khi tiến hành việc kiểm tra nội bộ, Là một hiệu trưởng, tôi không xác định rõ ràng nhiệm vụ của ban kiểm tra nội bộ nên trong quá trình kiểm tra các thành viên kiểm tra không thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao

Nhận thấy được điều đó, ngay từ đầu năm học 2022-2023, tôi đã họp ban kiểm tra nội bộ nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ kiểm tra nội bộ trường học thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với

các qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra Còn đối với người được kiểm tra thì cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra

Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo

qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra

Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra

Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc

của mình

Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt,

những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình…); phổ biến được kinh nghiệm tốt,

Trang 10

những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong nhà trường

Ví dụ: Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy Cụ thể là:

- Kiểm tra: Xem xét việc tuân thủ các qui định, qui chế và hướng dẫn của các cấp quản lý liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên

- Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại lao động sư phạm của giáo viên tại thời điểm kiểm tra

- Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên khắc phục những hạn chế trong lao động sư phạm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoàn thiện thiên chức nhà giáo cũng như cải thiện kết quả học tập của học sinh

- Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phổ biến các kinh nghiệm, các định hướng mới nhằm hoàn thiện dần hoạt động sư phạm của giáo viên, góp phần phát triển hệ thống giáo dục

Hiệu trưởng nhà trường là người tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ, đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất Hiệu trưởng kiểm tra nội bộ trường học cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình Chỉ đạo công tác kiểm tra đòi hỏi hiệu trưởng cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra…);

(Ảnh 4)

- Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy;

- Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra đối với mỗi nội dung kiểm tra cụ thể;

- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra;

- Huấn luyện cán bộ và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra

- Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong trường

5 Biện pháp 5: Xây dựng những chuẩn mực đánh giá, mục tiêu cho đối tượng kiểm tra

* Xây dựng những chuẩn mực đánh giá:

Chuẩn kiểm tra là cơ sở để đo lường và xác định kết quả đạt được trên thực

tế so với chuẩn kiểm tra Chuẩn kiểm tra chính là những chỉ tiêu và nhiệm vụ đã nêu trong kế hoạch, là những nội dungquy định của các nghị quyết, chủ trương, luật, các nguyên tắc về quản lý, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp

Xây dựng chuẩn mục đánh giá có nghĩa quan trọng, làm cơ sở tin cậy cho việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao và mang tính khách quan trong kiểm tra

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

w