Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức
Trang 11 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:
Trước những cơ hội và thách thức trong thời kì đổi mới toàn diện của đấtnước, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình sách giáo khoagiáo dục phổ thông; thông qua Luật giáo dục 2019, ban hành Nghị quyết số 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình sách giáo khoa mới (2018) từnăm học 2020 – 2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học (lớp 1) và lớp 2,3,4,5các năm học tiếp theo (năm học 2023 – 2024 đối với lớp 4)
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục phải gắn vớinhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và
Đào tạo đã nêu rõ: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện
và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”[1]
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt;
có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảocác điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa
và hội nhập quốc tế hệ thống Giáo dục và Đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáodục và Đào tạo và là một trong các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 29-
NQ/TW: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí
giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình
độ đào tạo Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực
sư phạm Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức năng lực nghề nghiệp”
Mục tiêu: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát
triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 29 Luật Giáo dục 2019); Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật (Điều 30 Luật Giáo dục 2019); Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
Trang 2học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục (Điều 30 Luật Giáo dục 2019).
Để đạt được mục tiêu và các Điều luật đã nêu, đội ngũ nhà giáo đóng vai tròhết sức quan trọng, mang tính quyết định đối với chất lượng và sự phát triển của giáodục, bởi hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng nhất trong nhà trường, nó chiếmhầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong năm học và là nềntảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện; nó quyếtđịnh kết quả giáo dục của nhà trường; đồng thời, góp phần quan trọng trong việcthực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản vàtoàn diện Giáo dục và Đào tạo Dạy học là con đường trực tiếp, thuận lợi nhất đểgiúp các em có phương pháp học tập đúng đắn và đạt được kết quả học tập tốt.Hoạt động này muốn đạt được hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải khôngngừng nâng cao trách nhiệm, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nângcao chất lượng dạy học
Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên có tính chất quyết định trong hệ thốnggiáo dục quốc dân, là nền tảng để học sinh tiếp tục học lên các bậc học tiếp theo
Vì vậy bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đểnâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường, để thực hiện tốt chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 và đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mớigiáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục Tiểu học; làngười tạo nên “uy tín và thương hiệu” về chất lượng và hiệu quả của nhà trường.Mỗi nhà trường muốn phát triển trước hết phải có đội ngũ giáo viên giỏi Đây lànguồn lực quý báu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường
Như vậy, Giáo dục và Đào tạo là chìa khoá mở cửa để tiến vào tương lai Đểđào tạo nên con người mới “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội, đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm giảipháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường, nhằm đáp ứng mục tiêugiáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra Cụ thể là: Đội ngũ giáo viên phải chuẩnhoá về trình độ đào tạo; có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng; có phẩm chấtđạo đức tốt; có lương tâm nghề nghiệp; giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; luôn năng
động, sáng tạo, yêu nghề, mến trẻ Vì vậy có thể khẳng định: Việc bồi dưỡng và
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm căn cốt, quan trọng nhằmnâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học nói chung và trườngTiểu học Thị Trấn, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn nói riêng
Từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Thị Trấn, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu và thực
hiện sáng kiến của mình
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trang 3Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu để tìm ra biện pháp bồi dưỡng,nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên một cách hiệu quả nhất góp phần nâng caochất lượng giáo dục của nhà trường.
Việc nghiên cứu, thực nghiệm đề tài nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có tưcách đạo đức tốt, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có lòng nhân
ái và lý tưởng nghề nghiệp, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 theođịnh hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thị Trấn, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong trường Tiểu học Thị Trấn,phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Các Văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Luật giáo dục, Chỉ thị của Đảng, Nhànước, của Bộ Giáo dục Đào tạo về quá trình dạy học của trường Tiểu học
Các tài liệu sư phạm có liên quan đến dạy học và quản lý dạy học
1.4.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê toán học
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận:
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được sinh ra và tồn tại cùngvới sự phát triển của xã hội loài người vì nó tác động đến mọi hoạt động kháctrong xã hội Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển như vũ bãocủa khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, loài người bước vàothế kỉ của nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì giáo dụccàng giữ vị trí quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết trong chiến lược pháttriển đất nước của mọi quốc gia
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông,giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thứcvào đời sống và tự học suốt đời Chương trình giáo dục Tiểu học giúp học sinhhình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triểnhài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vàogiáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cầnthiết trong học tập và sinh hoạt
Mục tiêu của chương trình giáo dục mới nhấn mạnh: Yêu cầu phát triểnnăng lực, chú ý phát huy tiềm năng vốn có của mỗi học sinh, phát triển cả conngười xã hội và con người cá nhân Ngoài ra, chương trình mới còn cụ thể hóamục tiêu giáo dục thành hệ thống phẩm chất và năng lực cần đạt với những biểuhiện cụ thể theo từng cấp học Đó là hình thành và phát triển những phẩm chấtchủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; hình thành vàphát triển những năng lực chung, năng lực đặc thù: năng lực tự chủ và tự học,năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
Trang 4ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lựctin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Bậc tiểu học là bậc học phổ thông đầu tiên và được xác định là: bậc học nềntảng của hệ thống giáo dục quốc dân Bậc Tiểu học có vị trí hết sức quan trọngtrong giáo dục cũng như trong đời sống xã hội, đòi hỏi các nhà quản lí trườnghọc phải quan tâm và có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với bậc Tiểu học Đặcbiệt đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học, tăngcường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học theo tinhthần: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho pháttriển, đầu tư cho tương lai đất nước”
Điều 15 Luật Giáo dục đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong
việc bảo đảm chất lượng giáo dục” Đội ngũ nhà giáo là lực lượng quyết định chất
lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáodục Để kết quả giáo dục đạt chất lượng cao nhất khi sử dụng các phương pháp,phương tiện hiện đại, hợp lí và phù hợp với các quy luật tâm lí, quy luật giáodục học cần tiến hành việc biến đổi đối tượng giáo dục từ chưa biết đến biết, biếttranh thủ kịp thời sự giúp đỡ từ các nguồn lực bên ngoài nhà trường, có cáchnhìn mới, hướng tư duy mới, cách tiếp cận cái mới phù hợp thực tế khả năng củanhà trường, biết quy hoạch khoa học, biết dự báo về sự phát triển của nhàtrường Nhà quản lí trường Tiểu học phải có tầm nhìn xa và đặc biệt có khả năngtạo giá trị; phải có tư duy sư phạm sâu sắc, biết khuyến khích giáo viên trongnhà trường phát huy tiềm năng sư phạm sáng tạo trong hoạt động sư phạm củamỗi người; biết khai thác sức mạnh của họ và định hướng cho ưu điểm của mỗingười được phát triển; chủ động, tạo cơ hội để họ được thể hiện mình trước lợiích của tập thể; tạo mọi điều kiện để họ được tham gia quá trình học tập, tự bồidưỡng và tự khẳng định bản thân; biết lấy sức mạnh của mỗi cá nhân thành sứcmạnh của tập thể; biết tạo lập và nuôi dưỡng, duy trì, phát triển hệ thống các giátrị giáo dục để xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh
Vì vậy, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là việc làm có ýnghĩa quan trọng và được ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lí, chỉ đạochuyên môn (Phó Hiệu trưởng) trong nhà trường Bồi dưỡng, nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên chính là các giải pháp để giúp giáo viên thực hiện tốtnhất nhiệm vụ của người giáo viên đã được quy định trong điều 33, 34 Điều lệtrường tiểu học
Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làmthường xuyên, liên tục và lâu dài Mặt khác, công tác bồi dưỡng giáo viên cònmang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của nămhọc, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đảmbảo đổi mới phương pháp dạy học; thực hiện tốt nội dung, chương trình giáo dụcphổ thông 2018 Chúng ta phải xác định được việc bồi dưỡng giáo viên làquyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự pháttriển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng hoạtđộng dạy - học trong nhà trường Tham gia hoạt động bồi dưỡng và nâng caotrình độ sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi thực hiện với chương trình mới, có
Trang 5thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thờiđại Hoạt động bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng chuyên môngiáo viên được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là hình thứcbồi dưỡng tại trường góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ,nhóm trong nhà trường Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ sẽkhuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực, sáng tạo để thực hiện tốtnhiệm vụ của mình Khi tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực thườngxuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học củagiáo viên Công tác bồi dưỡng còn giúp giáo viên có cảm nhận, tự đánh giá tốthơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác.
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học Thị Trấn, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.
2.2.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học Thị Trấn năm học 2023 - 2024.
Trường Tiểu học Thị Trấn được thành lập từ năm 1992 Năm 2002, nhàtrường được công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và đếnnay nhà trường đã được công nhận lại 5 lần trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc giamức độ I và đang tiến tới xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ
2 Nhà trường đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương Lao động Hạng
3 năm 2007 Nhà trường liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc được Bộ Trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ Tịch Ủy Ban nhân dân Tỉnh tặng bằng khen Nămhọc 2023 - 2024, nhà trường có 27 lớp với 1169 học sinh
* Đội giáo viên: 34; 100% đạt trình độ chuẩn.
Trong đó:
- Giáo viên cơ bản: 27 đồng chí (Đại học: 27/27 = 100%)
- Giáo viên bộ môn: 7 đồng chí (Đại học: 7/7 = 100%)
2.2.1.1 Ưu điểm:
- Trường Tiểu học Thị Trấn có đội ngũ giáo viên ổn định, được chuẩn hoá
về trình độ đào tạo (100% giáo viên có trình độ đại học sư phạm), có sức khỏetốt, hầu hết các đồng chí giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, hăng say công tác giảngdạy Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo trongcông tác và được trang bị đầy đủ kiến thức mới, thích ứng và đáp ứng nhanh, kịpthời các điều kiện, phương tiện dạy học đổi mới theo chương trình giáo dục phổthông 2018, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của họcsinh Đó cũng là điều kiện để đội ngũ giáo viên trẻ được tiếp cận, phát huy tiềmnăng, thế mạnh và cũng là mũi nhọn trong công tác giảng dạy
- Đại đa số giáo viên đã có tuổi nghề, các đồng chí có nhiều kinh nghiệmtrong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng như liên hệ, trao đổi với cha
mẹ học sinh Có đội ngũ nòng cốt chuyên môn nhiệt tình, năng động, sáng tạo,sẵn sàng giúp đỡ, bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên còn hạn chế về phươngpháp cũng như chuyên môn nghiệp vụ
- Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, tương trợ lẫnnhau, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và tập thể Không những pháttriển về số lượng mà điều quan trọng là đã nâng cao được chất lượng đội ngũ
Trang 6giáo viên trên các mặt như: trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, rèn luyệntay nghề Số giáo viên giỏi các cấp ngày một tăng lên, số giáo viên được xếploại chuyên môn giỏi ngày một nhiều Nhà trường không có giáo viên bị xếploại chuyên môn yếu, trung bình
- Đội ngũ giáo viên đã xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình trongcông tác giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết vớinghề nghiệp
- Tập thể giáo viên luôn có tinh thần kỉ luật tốt Chấp hành tốt mọi chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước chấp hànhtốt mọi nội quy, quy định của nhà trường cũng như của ngành Luôn thực hiệntốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sángtạo” và luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
2.2.1.3 Nguyên nhân của hạn chế.
- Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyênmôn cho đội ngũ giáo viên chưa thực sự tích cực, chưa thực sự phấn khích thamgia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đốivới công tác của mình
- Một số ít giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa nhận thức sâusắc về tầm quan trọng của việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật kiến thức theo yêu cầu của
xã hội hiện nay nên chưa đầu tư nhiều thời gian thích hợp cho hoạt động tự học,
tự bồi dưỡng để tự vươn lên chính mình
- Việc xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũgiáo viên đối với Ban giám hiệu nhà trường còn thiếu kế hoạch dài hơi Kếhoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạtđộng giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được đềcập nhiều và xác định đúng mức
- Chưa phân công cụ thể người thực hiện, chưa yêu cầu rõ tiến độ thời gian,chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cho tuần, tháng, học kỳ, kế hoạch của các tổchuyên môn còn chung chung, chưa có sự đổi mới
- Do một số ít giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng trong hoạt động giáodục của nhà trường; chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thiđua về chuyên môn nghiệp vụ; biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi người
Trang 7nên chưa phát huy được tính tích cực của mỗi cá nhân; hình thức động viênkhuyến khích, khen thưởng và nhắc nhở, phê bình chưa linh hoạt và thiếu phongphú.
2.3 Các biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Thị Trấn.
2.3.1 Mục tiêu của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Thị Trấn.
- Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên,giáo dục lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho cán
bộ và giáo viên
- Bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên về văn hóa và tin học, ngoại ngữ Mọicán bộ và giáo viên phải nắm vững trình độ hiểu biết văn hóa, xã hội, khoa học
và kỹ thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để theo kịp với sự phát triển và đòi hỏi ngàycàng cao của xã hội Bồi dưỡng chuyên môn nghiêp vụ cho giáo viên là côngviệc hàng đầu, là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạycủa họ, nó có ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường Vì vậy,đội ngũ giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và sâurộng, giáo viên phải thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để
có đủ năng lực dạy tốt các môn học, các lớp mà mình được phân công
- Bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy, kỹnăng nhận thức và giải quyết tình huống trong dạy học và giáo dục Năng lựccông tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn luyện, học tập
và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp Mặt khác, ngườichỉ đạo chuyên môn (Phó hiệu trưởng) cần tạo điều kiện bằng cách tin tưởnggiao việc cho giáo viên để họ mạnh dạn thực hiện, sáng tạo thể hiện Trong quátrình đó, người chỉ đạo chuyên môn theo dõi, động viên, giúp đỡ, nhận xét, rútkinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ
- Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạyhọc và giáo dục trong đội ngũ giáo viên Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham gianghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ dạy họcđược tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơbản
- Bồi dưỡng sức khỏe cho đội ngũ giáo viên cần thực hiện nghiêm túc vàchu đáo các chế độ, chính sách về lao động, nghỉ hè, nghỉ phép, chế độ khámsức khỏe, khám bệnh định kì, các chế độ đối với nữ công chức…Ban giám hiệukết hợp chặt chẽ với Công đoàn để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáoviên
2.3.2 Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Thị Trấn.
2.3.2.1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên
về vấn đề đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường
Trang 8Kinh nghiệm cho thấy muốn xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũtrước hết người quản lý trong nhà trường cần phải nhận thức đúng đắn và sâurộng về công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình tự học và
tự bồi dưỡng cho chính bản thân mình Quan trọng nhất là phải luôn khẳng địnhtrình độ, năng lực chuyên môn của mình trong tập thể sư phạm
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tậpđược thường xuyên và suốt đời Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàukiến thức cho mình, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm mà lại hiệu quả Vì vậy, tráchnhiệm của người quản lý giáo dục là phải nghiên cứu, tìm biện pháp để thắpsáng hơn lên ngọn lửa của phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viênbằng nhiều hình thức:
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viênđịnh hướng việc tự học, tự bồi dưỡng và cách tự học, tự bồi dưỡng như thế nào?Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạođiều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học, tự bồi dưỡng
+ Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học, xâydựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối vớiviệc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên…
Gắn việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên vào các hoạt động chuyênmôn, vào các tiêu chí thi đua, tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên trong hoạtđộng của nhà trường
Bản thân mỗi đồng chí trong Ban giám hiệu phải vững vàng về chuyên mônnghiệp vụ, không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, chịu đọc và chịu họchỏi đội ngũ giáo viên
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban giám hiệu là dự giờ củagiáo viên và đánh giá tiết dạy, đặc biệt là người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn.Việc đánh giá góp ý tiết dạy của giáo viên đối với người quản lý phải chính xác,phải làm sao để giáo viên thấy được lợi thế, ưu điểm, điểm mạnh để vận dụng vàphát huy; thấy được mặt hạn chế, tồn tại để khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh kịpthời Từ đó, giúp giáo viên rất nhiều trong việc xác định mục đích, yêu cầu, nộidung, phương pháp và tiến trình của một bài dạy đạt hiệu quả cao Ngược lạinếu là những lời nhận xét chung chung, thậm chí sai về kiến thức cơ bản thì nhìnnhận của đội ngũ giáo viên đối với Ban giám hiệu sẽ không có trọng lượng
Vì vậy, trước khi dự giờ, Ban giám hiệu phải tìm hiểu và nắm kỹ nội dung,phương pháp cũng như xem trước nội dung bài dạy, xác định kiến thức trọngtâm và khó dạy, đồng thời suy nghĩ để góp ý cho giáo viên cần cung cấp, khắcsâu, nâng cao kiến thức cho học sinh trong tiết dạy đó
Người cán bộ quản lý phải biết khích lệ nhu cầu tự vươn lên trong tập thể
sư phạm bằng các biện pháp quản lý như: Quản lý hành chính, quản lý về kếhoạch, quản lý về thi đua, khen thưởng Người cán bộ quản lý cần có quan điểmnhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi vàbồi dưỡng học sinh có năng khiếu
Trang 9Ban giám hiệu, đặc biệt là người phụ trách công tác chuyên môn phải coiviệc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình,bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi mà quan trọng hơn nhiều là nónâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả các lớp trong nhà trường.
Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọimặt của học sinh do mình phụ trách “Muốn có học sinh giỏi thì phải có thầygiáo giỏi” Người cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chấtlượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi của bản thân mình
2.3.2.2 Lập kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Lập kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên làviệc làm rất cần thiết để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục trong nhà trường.Việc lập kế hoạch phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên, vào sự nỗ lựcphấn đấu của bản thân từng giáo viên Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, nộidung và đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện phải có tính khả thi, phù hợp với tìnhhình thực tế nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáoviên học chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình giáo dục phổthông 2018 và các lớp học nâng cao trình độ
Đầu mỗi năm học bản thân đề xuất với Hiệu trưởng khảo sát, đánh giá vàlựa chọn hết sức kỹ lưỡng những giáo viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức, nănglực sư phạm, nhiệt tình, có tâm làm tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, đứngđầu các tổ chức đoàn thể, làm giáo viên chủ nhiệm các lớp Từ đó, tham mưuvới Hiệu trưởng ra quyết định phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn, phù hợpvới năng lực, sở trường, cụ thể, chi tiết, công việc cho từng giáo viên, tổ, khối
Tổ, khối quyết định chất lượng từng lớp, từng khối và trong cùng một khối Việc
bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tính kế thừa, tính dìu dắt, sao cho
có giáo viên trẻ, có giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có giáo viênđảm bảo về trình độ đào tạo và tay nghề, có giáo viên vững về chuyên môn kèmgiáo viên yếu để họ có thể tự học hỏi, tự bồi dưỡng và cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhauthực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo yêu cầu của nhà trường Bên cạch đó, cầnphát hiện và mạnh dạn từng bước bố trí những giáo viên trẻ tuy chưa có nhiềukinh nghiệm nhưng có trình độ, được đào tạo cơ bản, có tính năng động, sángtạo, nhiệt huyết và khát vọng vươn lên vào những nhiệm vụ khó, những nhiệm
vụ có tính đổi mới, để các giáo viên có điều kiện tu dưỡng và rèn luyện từngbước trưởng thành, tạo nên sự phát triển bền vững trong nhà trường
Kế hoạch cá nhân, tổ, khối chuyên môn được Ban giám hiệu kiểm tra theođịnh kì hàng tuần, tháng, học kì và trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhàtrường
2.3.2.3 Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, người cán bộ quản lý phảixây dựng nề nếp sinh hoạt cụ thể:
* Đổi mới hình thức tổ chức nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn,
tổ, khối ở nhà trường Cụ thể:
Trang 10- Chuyên môn sinh hoạt 1 lần/tháng, tổ khối sinh hoạt 2 tuần/1 lần Chuyênmôn, tổ, khối xây dựng kế hoạch trước một cách cụ thể chi tiết theo từng tuần,tháng Ban giám hiệu, đặc biệt là người phụ trách chuyên môn) thường xuyênkiểm tra, giám sát và trực tiếp tham gia chỉ đạo các buổi sinh hoạt chuyên môncủa tổ khối.
- Đa dạng hoá các nội dung, hình thức tổ chức buổi sinh hoạt chuyên mônnhư: Tập trung sinh hoạt chuyên môn 4 bước theo nghiên cứu bài học theo côngvăn số 1315/BGDĐT ngày 16/4/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướngdẫn sinh hoạt chuyên môn đối với cấp Tiểu học từ năm học 2020-2021 (xác địnhmục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu; tiến hành dạy bài học và dựgiờ; suy ngẫm, thảo luận về bài học được nghiên cứu và áp dụng cho thực tiễndạy học hàng ngày) Đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bàihọc, không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quátrình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh,đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cảgiáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năngsáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc
dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy
và học của nhà trường
Xây dựng lập kế hoạch các bài dạy khó, xây dựng các bài dạy thựcnghiệm; tổ chức thăm lớp dự giờ, góp ý thực hành các tiết dạy thực nghiệm; Tổchức các hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy theo phương pháp dạyhọc tích cực; Tổ chức tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chứchọc tập bồi dưỡng về kiến thức nâng cao, kiến thức dạy các môn học (Kiến thứcToán; Tiếng Việt; Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tự nhiên và xã hội…)… Nângcao khả năng, năng lực của tổ trưởng, tổ phó, giáo viên được phân công giaonhiệm vụ tổ chức triển khai Giáo viên nắm vững và đổi mới được phương phápdạy học; nắm vững thêm các kiến thức cơ bản về các môn học, cách tổ chứcdạy học các bài khó dạy vv
Ví dụ: Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ, khối ở Trường Tiểu học ThịTrấn như sau:
Tổ, khối
chuyên môn
Nội dung sinh hoạt chuyên môn
Tổ, khối:
2 tuần/1lần
- Xây dựng kếhoạch dạy họctrong tuần, xâydựng các tiết
nghiệm
- Tổ chứcthăm lớp dựgiờ, góp ýxây dựng bài,
dự giờ cáctiết dạy thựcnghiệm
-Bồi dưỡngnâng cao kiến thức thông qua các môn học
- Tham gia cáchoạt độngchuyên môn:Làm đồ dùngdạy học; họctập và nghiêncứu tài liệutrong thư viên.Ban giám hiệu cần lựa chọn tổ trưởng chuyên môn là người giỏi về chuyênmôn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong
Trang 11công việc và có khả năng lãnh đạo các thành viên trong tổ của mình Những vấn
đề gì ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị với Ban giám hiệu
để tìm biện pháp giải quyết kịp thời
Các buổi sinh hoạt chuyên môn phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức,thông qua việc trao đổi về nội dung chương trình, đặc biệt là chương trình giáodục phổ thông 2018 (Từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2022 – 2023 thựchiện chương trình lớp 1, lớp 2, lớp 3; năm học 2023 – 2024 thực hiện chươngtrình lớp 4), trao đổi dạy bài khó, xây dựng quy trình các tiết dạy, các dạng bài,cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất, cách hướng dẫn học sinhviết các bài văn hay, giải các bài toán khó theo cách ngắn gọn, phù hợp với đặcđiểm học sinh
Chính vì vậy, cần phải đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn trong nhàtrường cũng như tổ, khối; tập trung vào chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theonghiên cứu bài học đồng thời nâng cao hiệu quả của việc sinh hoạt chuyên môntại các tổ chuyên môn, làm cho sinh hoạt tổ chuyên môn thực sự trở thành môitrường tốt để giáo viên học tập, nghiên cứu, trao đổi và chia sẻ nhằm nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện và giải quyết các nhiệm vụ công việcthực tế, tránh được tình trạng trình bày, liệt kê báo cáo sáo rỗng Mặt khác, khicác tổ sinh hoạt chuyên môn, người phụ trách chuyên môn (Phó hiệu trưởng)trực tiếp dự các buổi sinh hoạt hoặc kiểm tra buổi sinh hoạt thông qua sổ ghichép của giáo viên, khối Vì vậy, chất lượng sinh hoạt chuyên đã được nâng lên
rõ rệt và đạt hiệu quả cao
2.3.2.4 Kế hoạch thăm lớp dự giờ và tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường hằng năm.
Thực tế cho thấy, do trình độ của giáo viên không đồng đều nên việc giảngdạy không đều tay, chất lượng học tập của học sinh có phần bị hạn chế Vì vậy
để nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu cần có kế hoạch dự giờthường xuyên (báo trước và đột xuất)
Việc dự giờ không thể tùy tiện, đối với người cán bộ quản lý, trước khi dựgiờ cần xem trước nội dung bài học của học sinh để khi dự giờ nhanh chónghiểu và phân tích cái hay, cái chưa đạt trong bài giảng của giáo viên
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch đi dự giờ cùng với khối trưởng chuyênmôn hoặc thanh tra chuyên môn Sau mỗi tiết dạy, Ban giám hiệu có đánh giá,nhận xét chính xác, chân tình, có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên pháthuy những mặt mạnh; điều chỉnh, khắc phục những hạn chế Tổ chức cho giáoviên dự giờ các đồng chí giáo viên dạy giỏi các cấp để giáo viên học hỏi kinhnghiệm lẫn nhau
Ngoài ra, hằng năm bản thân tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch
tổ chức “Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường” để 100% giáo viên tham gia
(có thể tổ chức từ 1 đến 2 lần/năm học) Đó là dịp để mọi giáo viên đều phải cốgắng thể hiện khả năng của mình trước đồng nghiệp và Ban giám hiệu Đâycũng là dịp để giáo viên khẳng định mình và nhà trường đánh giá chính xácnăng lực chuyên môn của từng người Hội giảng nhằm mục đích bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, phát hiện tài năng chuyên môn và uốn
Trang 12nắn, khắc phục kịp thời những điểm còn bất cập, hạn chế Tổ chức hội giảng vừa
là để tuyển chọn và tiếp tục bồi dưỡng để giáo viên có cơ hội tham dự các kỳ thigiáo viên giỏi các cấp (cấp thị xã, cấp Tỉnh), đồng thời vừa là cơ hội để ngườigiáo viên thử nghiệm việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức dạy học
Từ đó, nhà trường có hướng bồi dưỡng để tiếp tục phát triển năng lực chuyênmôn của giáo viên trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Đồng thời cũng là dịp
để giáo viên học hỏi lẫn nhau
2.3.2.5 Bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Nhà trường tạo điều kiện để 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tham giacác lớp bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Phòng Giáo dục, SởGiáo dục và Đào tạo tổ chức Đồng thời, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, dựkiến đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới chomỗi năm (năm học 2020-2021 cho lớp 1, năm học 2021-2022 cho lớp 2, nămhọc 2022-2023 cho lớp 3, năm học 2023-2024 cho lớp 4) Tổ chức cho giáo viênnghiên cứu chương trình, các bộ sách giáo khoa mỗi lớp để tiếp cận dần phươngpháp giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới Thành lập Hội đồnglựa chọn sách giáo khoa, tổ chức bồi dưỡng cho các thành viên Hội đồng nghiêncứu, thảo luận các tiêu chí lựa chọn sách theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dânTỉnh, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo lựa chọn được bộ sách giáo khoaphù hợp cho mỗi lớp
Ngay đầu mỗi năm học (đối với lớp thực hiện chương trình giáo dục phổthông năm đầu tiên) tổ chức cho giáo viên trong khối lớp cùng chuyên môn xâydựng kế hoạch bài dạy cho tất cả các môn học trong chương trình (mỗi mônchọn một bài) phân công giáo viên dạy thực nghiệm để tất cả các giáo viên trongnhà trường dự, quan sát, ghi chép, phân tích, thảo luận, cách vận dụng cácphương pháp và hình thức tổ chức dạy học Từ đó, giúp giáo viên luôn có tâmthế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinhthần của chương trình giáo dục phổ thông mới Vì thế, giáo viên không còn tâm
lí e ngại mà sẵn sàng cho việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới
2.3.2.6 Đa dạng hóa nội dung, hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
a Đa dạng hóa nội dung bồi dưỡng
* Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị và lòng nhân ái
Tăng cường công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, nâng
cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên Dưới sự
lãnh đạo Chi bộ, Ban Giám hiệu cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đổimới về nội dung, hình thức thông qua các hoạt động Theo đó, cần thườngxuyên tổ chức cho giáo viên học tập các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đườnglối của Đảng để giáo viên thấm nhuần, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, tuân thủ pháp luật, giác ngộ lý tưởng,lòng hăng say với nghề và nhiệm vụ được phân công Đồng thời, cần tăng cườngcông tác bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thông qua việcphổ biến nội dung các văn bản chỉ đạo của Ngành, của Nhà trường, của địaphương liên quan đến phẩm chất nghề nghiệp tới từng giáo viên; lập kế hoạch tổ
Trang 13chức các buổi sinh hoạt tập thể như sinh hoạt hội đồng trường, sinh hoạt chuyênmôn, để trao đổi, thảo luận và rút ra bài học kinh nghiệm về các việc có liênquan đến phẩm chất nghề nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền về vị thế, vai tròcủa nghề nghiệp qua các buổi tập huấn chuyên đề Tổ chức cho giáo viên rèn luyệnphẩm chất nghề nghiệp qua các hoạt động đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanhniên để giáo viên nhận thức rõ các tiêu chuẩn của giáo viên tiểu học nói chung
và quy định cụ thể về tiêu chuẩn giáo viên của Nhà trường nói riêng Đấu tranhnghiêm khắc và kịp thời phát hiện những biểu hiện suy thoái về phẩm chất nghề nghiệp;quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực công tác, trình độ chuyên môn, trình độ
kỹ năng nghề, khả năng hiểu biết thực tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật, phương pháp giảng dạy mới vào quá trình dạy học và giáo dục của Nhàtrường trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt, cần tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; xây dựng kế hoạch
cụ thể kiểm tra việc học tập, rèn luyện, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh và thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
kiên quyết xử lý kịp thời những vi phạm, biểu hiện tiêu cực
Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, phẩm chất đạođức của người thầy phải được coi trọng Trong bất cứ hoàn cảnh nào người thầycũng phải xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo Người quản lýkhi xây dựng phong cách người thầy phải chú ý tới hai mặt Đó là, thái độ đốivới công việc và cách ứng xử trước những vấn đề, tình huống trong quan hệ vớicấp trên, với đồng nghiệp, với học sinh Người thầy muốn làm tốt công tác giáodục phải có tác phong mẫu mực, tôn trọng và công bằng đối xử với học sinh,phải xây dựng uy tín với học sinh, phụ huynh, nhân dân và xã hội Dù tronghoàn cảnh nào cũng không được làm ảnh hưởng đến danh dự người thầy, phảixây dựng thói quen làm việc có kỷ cương, nề nếp, lương tâm và trách nhiệm.Thông qua bồi dưỡng tư tưởng chính trị, thầy cô giáo thêm tự hào, gắn bó vớinghề, với trường để tạo động lực phát triển nhà trường
Bồi dưỡng lòng nhân ái đội ngũ giáo viên là nội dung quan trọng trongcông tác bồi dưỡng chất lượng giáo viên Lòng nhân ái – yêu thương con người
là cái gốc của đạo lý làm người Với giáo viên thì tình yêu thương ấy là cốt lõi,
là cội nguồn sâu xa của lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của giáo dục Tình yêuthương học sinh thể hiện trong các hoạt động dạy học và giáo dục, đó cũng làđiểm xuất phát của tình yêu nghề mến trẻ Ý thức thái độ và tình yêu nghề thểhiện ở việc không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gươngsáng, tạo niềm tin đạo đức trước học sinh, phụ huynh và nhân dân Sinh thờiChủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt yêu cầu về đạo đức của người thầy lên hàng đầu
“Dĩ nhân như giáo, dĩ ngôn như giáo” Phải làm cho mọi giáo viên thấm nhuầncâu khẩu hiệu: “Tất cả vì học sinh thân yêu”
* Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
Đây là một yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên.Năng lực sư phạm bao gồm: Năng lực tổ chức quá trình dạy học và tổ chức quátrình giáo dục Tri thức khoa học sâu rộng, vững chắc là nền tảng của năng lực
sư phạm Người giáo viên phải có tri thức khoa học sâu rộng, vững chắc để từ
Trang 14đó phát triển năng lực sư phạm Do vậy cần tập trung bồi dưỡng những nội dung
cơ bản sau:
- Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những điều chỉnh, hoặc đổi mới nộidung, phương pháp giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng mônhọc trong chương trình (Ví dụ: Thực hiện sự tích hợp, lồng ghép giáo dục môitrường, kỹ năng sống, dạy học giáo dục STEM, giáo dục an toàn giao thông,giáo dục an ninh quốc phòng…) Hoặc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáodục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh
- Bồi dưỡng giáo viên có năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy các môn học,
kế hoạch bài dạy điện tử, năng lực ra đề, chấm bài, trả bài
- Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực ứng xử các tình huống trong giảng dạy
và giáo dục
- Đối với giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạtđộng tập thể, năng lực thuyết phục, cảm hóa học sinh
* Bồi dưỡng năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn là nền tảng, là đòn bẩy của năng lực sư phạm Muốn
có năng lực sư phạm tốt phải có năng lực chuyên môn vững vàng Bởi “Có bộtmới gột nên hồ”
Năng lực chuyên môn hay trình độ chuyên môn bao gồm nhiều yếu tố như:+ Kiến thức khoa học, xã hội về các phân môn trong giảng dạy và các kiếnthức liên quan
+ Phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng phân môn, từng bài, kiểubài
+ Chất lượng bài dạy, giờ dạy
+ Chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh
+ Sự sáng tạo, khả năng vận dụng đúc rút và phổ biến kinh nghiệm
Do đó, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cần bồi dưỡng những nội dungsau:
+ Thường xuyên cung cấp những tư liệu, tài liệu, thiết bị cần thiết liênquan đến nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy theo các môn học
+ Phát huy, ủng hộ sự sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy Đặc biệt làhiện đại hóa phương pháp dạy học
+ Tạo điều kiện để giáo viên đúc rút kinh nghiệm giảng dạy
+ Bồi dưỡng khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu từng bài, kiểu bài, có đủ
và vững vàng kiến thức để dạy tất cả các môn và các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5.+ Đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập củahọc sinh
Trang 15Hằng năm, Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch triển khai một sốchuyên đề cần thiết, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở một sốmôn nhất định:
Ví dụ: Chuyên đề tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học,chuyên đề đổi mới PPDH theo Phương pháp dạy học tích cực; chuyên đề: Xâydựng kĩ năng ra đề thi học sinh có năng khiếu, kĩ năng ra đề kiểm tra định kì;Chuyên đề: “Tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục: Giáo dục kỹ năng sống,giáo dục môi trường…vào các môn học”; Chuyên đề: “ Tổ chức các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp”…
* Tổ chức bồi dưỡng giáo viên mũi nhọn tham gia các kỳ thi giáo viên dạygiỏi các cấp
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt, điều quan trọng là phải xâydựng được đội ngũ giáo viên dạy giỏi Muốn có trò giỏi, trước hết phải có thầygiỏi Thầy giỏi ở đây không những chỉ giỏi về chuyên môn mà trước hết phải làngười có tâm huyết với nghề nghiệp, có trách nhiệm cao với học sinh, mẫu mực
về đạo đức, tác phong, lối sống Có như vậy mới được học sinh kính trọng, mới
thực sự là: “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.
Vì vậy, ngay sau khi tổ chức “Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường”,
Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch xây dựng bồi dưỡng đội tuyển giáoviên dạy giỏi cấp trường để dự thi giáo viên giỏi các cấp (cần quan tâm, khuyếnkhích, động viên các đồng chí giáo viên trẻ) và có kế hoạch bồi dưỡng để họ cóhướng phấn đấu vươn lên Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu có kế hoạch giúp đỡ đểcác giáo viên đó được bồi dưỡng thêm về chuyên môn như: Ban giám hiệu tăngcường dự giờ góp ý, xây dựng bài cho giáo viên dự thi, tạo điều kiện để cácđồng chí được tham gia các chuyên đề bồi dưỡng, nâng cao do Phòng Giáo dục
và Đào tạo tổ chức để nâng cao tay nghề…
Ban giám hiệu xây dựng các tiết dạy để giáo viên dạy thử, sau đó rút kinhnghiệm, trao đổi chân tình, góp ý thật cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ để giáo viên có bài
giảng hay, sâu sắc, phong phú Và xác định cho giáo viên thấy rõ “Mỗi lần các
đồng chí được tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi là các đồng chí lại giàu có thêm về kiến thức cũng kinh nghiệm sư phạm” và cũng là nhân tố để lan tỏa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tới toàn thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
b Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên
* Bồi dưỡng tại trường
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao phù hợpvới điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên Tổ trưởng tổ chuyên môn, cácgiáo viên dạy giỏi là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng Họ vừa là ngườigương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm giúp đỡ nhữngthành viên trong tổ Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn cũngmang lại hiệu quả bồi dưỡng tốt
Tổ chức hội giảng như: Hội giảng chào mừng theo chủ điểm, Hội giảnggiáo viên dạy giỏi cấp trường