skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non lộc thịnh

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non lộc thịnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều này chứng tỏ việcbồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non làhết sức cần thiết.Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có tầm quantrọng

Trang 1

Trong những năm qua Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũgiáo viên theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chấtđạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ củagiáo viên, đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dụctrong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Nghị quyết số 29 của Banchấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đãkhẳng định vai trò “Quyết định chất lượng giáo dục” là của đội ngũ nhà giáo.Điều này thể hiện niềm vui, thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiềutừ Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên trong công cuộc đổi mới nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức Đất nướcViệt Nam tiến tới năm 2023 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và côngnghệ, cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ họcvấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin tốt, có khả năng tự lựachọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổikhông ngừng của xã hội Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục đòi hỏingành phải có những nội dung chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạyvà học một cách tích cực Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo nhữngcon người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩmchất và trí tuệ để đón đầu sự phát triển của xã hội.

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng nhucầu đổi mới của giáo dục hiện nay thì việc dạy học giữ vai trò chủ đạo trong quátrình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Thông qua hoạt động dạy - họcnhận thức về trí tuệ và hành vi của trẻ được phát triển Điều này chứng tỏ việcbồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non làhết sức cần thiết.

Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có tầm quantrọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.Bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải cókiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sưphạm Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi ngườilãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ lý luận và nghiệp vụ cho giáo viên Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mớiGiáo dục nói chung, đổi mới giáo dục Mầm non nói riêng, đồng thời tham giahội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nângcao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách.

Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một phần kếhoạch tổng thể của nhà trường - Giáo viên là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức

Trang 2

của nhà trường Hiện tại các trường mầm non ở huyện Ngọc Lặc nói chung vàtrường mầm non Lộc Thịnh nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trongviệc dạy - học nhất là với đơn vị trường mầm non Lộc Thịnh mới đạt chuẩn mứcđộ 1 vào tháng 11 năm 2021, việc đào tạo nhân lực để xứng tầm với trườngchuẩn quốc gia là vấn đề ưu tiên hàng đầu Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạonguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì chấtlượng đội ngũ của trường chưa đáp ứng cao.

Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựngnâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mìnhkhông được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng đội ngũ có đủtrình độ năng lực, sức khoẻ, mẫu mực, có đủ khả năng làm tốt công tác nuôidưỡng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.

Tôi càng thấm nhuần sâu sắc câu nói: “Chất lượng đội ngũ là nhân tố quyết

định chất lượng giáo dục” Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biệnpháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Lộc Thịnh” làm đề

tài nghiên cứu.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, hiệu quả trong việc đổi mới nộidung và phương pháp giáo dục Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viênnhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng say mê và tâm huyết với nghề, trau dồiphẩm chất đạo đức lối sống tốt trong nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên.

Đảm bảo được chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mầm non theoyêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện” giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài “Bồi dưỡng nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non” tôi đã tiến hành nghiêncứu trên 18 giáo viên và học sinh các độ tuổi.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

a) Phương pháp phân tích, nghiên cứu so sánh.

Nghiên cứu thực tế đội ngũ giáo viên trong nhà trường trong việc thựchiện nâng cao chất lượng đội ngũ hàng năm ở trường mầm non để thấy rõ thựctrạng, nguyên nhân, tổng hợp để đánh giá khái quát, để rút ra bài học đề ra giảipháp.

b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Xác định vẫn đề, việc xây dựng đội ngũ đối với giáo viên, học sinh vàđánh giá kết quả sau tác động.

c) Phương pháp điều tra.

Sử dụng phiếu điều tra (phiếu thăm dò, phiếu trắc nghiệm, phiếu khảosát…) thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân, nhữnghạn chế, thiếu sót trong công tác nâng cao chất chất lượng đội ngũ giáo viên.

Trang 3

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Như chúng ta đã biết: Nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trongcông cuộc đổi mới GD&ĐT vì chính họ là những người thực thi công cuộc đổimới Nếu họ không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thì vô tình họ sẽtrở thành lực cản cho công cuộc đổi mới Trong khi đó, phát triển một đội ngũnhà giáo đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ cho bậchọc mầm non là một việc rất khó khăn và phải thực hiện quyết liệt trong nhiềunăm mới có được

“Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong nhữngđộng lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toànĐảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòngcốt, có vai trò quan trọng” (1)

Có thể nói đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên Mầm non nói riêng làlực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữvai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường.Bởi vậy phải nhanh chóng cũng cố và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên giỏi về chuyên môn vững vàng về nghiệp vụ tay nghề có phẩm chấtđạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp, là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá,cần làm ngay để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáodục và đào tạo nước nhà

Bồi dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ sung thêm một số kiến

thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cungcấp thêm những kiến thức chuyên môn, mang tính ứng dụng

Còn đội ngũ ở đây là toàn thể các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạychăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Thực hiện công tác nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: “Lập kế hoạchchăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệmvề chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em” (2)

Như vậy, đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệtquan trọng, là khâu không thể thiếu trong giáo dục mầm non.

Là một Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi nhận thấy việc bồi dưỡngnâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện trong trường là việc làm hết sứccần thiết, cần được thực hiện sớm, thường xuyên, liên tục, xây dựng kế hoạchbồi dưỡng phải gắn với tình hình, đặc điểm của trường mình Nếu làm tốt côngtác này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của từng hoạt động,có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tĩnh,tự tin khi lên lớp, có nhiều kiến thức trong nuôi dưỡng, chăm sóc, và giáo dụctrẻ, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, người giáo viên phải có tinh thần tráchnhiệm cao, sự tâm huyết và tính kiên nhẫn, chịu khó học tập, lối sống đạo đức,

Trang 4

trình độ, kỹ năng sư phạm và các lĩnh vực khác Làm tốt nhiệm vụ chăm sócgiáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành ở trẻ tínhnăng động, tự tin tự lập, lĩnh hội nhanh những kiến thức, yêu cầu này đòi hỏingười giáo viên trước hết phải xác định được vai trò trách nhiệm của mình trongviệc chăm sóc giáo dục trẻ.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

2.2.1 Thuận lợi:

Ban giám hiệu đều có sức khỏe và nghiệp vụ chuyên môn khá vững vàng,luôn nhiệt tình, năng động và có kế hoạch chỉ đạo các hoạt động của trường mộtcách khoa học.

Bản thân tôi là một cán bộ quản lý luôn xác định tinh thần trách nhiệmcao với nghề, luôn quan tâm sát sao với nguyện vọng của các đồng chí giáoviên

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với nghề, có tinhthần học hỏi cao, luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, một sốgiáo viên trẻ tiếp cận cái mới nhanh, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tinvào các hoạt động trên lớp

Giáo viên nhiệt tình, hứng thú tham gia bồi dưỡng thường xuyên vì nó gópphần nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên.

Được sự quan tâm của các cấp các ngành và đặc biệt luôn nhận được sựquan tâm, đồng thuận của phụ huynh trong các hoạt động của nhà trường.

Chất lượng của trẻ chưa đạt kết quả cao về các lĩnh vực theo mục tiêu củatừng độ tuổi

2.2.3 Thực trạng:

Đối với nhà trường đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên,thì công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ phải được nhận thức sâu sắcvà tổ chức thực hiện tốt Chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡngcủa nhà trường, vì vai trò và ý nghĩa lớn lao của công tác này.Việc nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên mang tính chiến lược, đây là công việc phải làmthường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về sốlượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược pháttriển lâu dài của nhà trường.

Thực trạng công tác quản lý của Trường mầm non Lộc Thịnh:* Về đội ngũ cán bộ quản lý:

BGH: 02 (1 Hiệu trưởng và 1 phó Hiệu trưởng) Trong đó Đại học: 2

Trang 5

Về đội ngũ giáo viên:

+ Tổng số giáo viên: 15; Trong đó: Đại học: 12 Cao đẳng: 3 + Nhân viên: 1; Trong đó: Đại học 1

Với trình độ chuyên môn như trên chúng ta thấy được sự thuận lợi trongquá trình chăm sóc giáo dục trẻ Nhưng đi sâu vào chất lượng thì hầu hết cóbằng đại học nhưng trong đó có 4 đồng chí mới vào trường năm 2020, tuổi nghềcòn ít kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều và một số đồng chí còn chưa có ý chíphấn đấu trong công tác, chỉ nghĩ đơn thuần “Tối ngày đầy công” nên quá trìnhtổ chức các hoạt động, đầu tư đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng, ứng dụngcông nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.

Trường Mầm non Lộc Thịnh với tổng số cán bộ giáo viên 18/188 trẻ Độingũ quản lý, giáo viên vẫn còn thiếu so với Quyết định 3185/QĐ-UBND ThanhHóa ngày 23 tháng 8 năm 2016 về việc quy định mức bình quân học sinh/lớp,kinh nghiệm trong công tác, kinh nghiệm trong giao tiếp, trong sáng tạo còn gặpnhiều khó khăn, nhìn chung đội ngũ về chuyên môn ở một số giáo viên còn hạnchế chưa có kinh nghiệm, còn cứng nhắc trong công tác giảng dạy chưa vững vềchuyên môn, việc tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới và ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy còn chậm, do đó công tác xây dựng và bồidưỡng đội ngũ tập trung vào các vấn đề: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chođội ngũ giáo viên để có năng lực chuyên môn ngày càng vững vàng chất lượngcao

Từ thực tế trên đã thúc đẩy tôi tìm biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viênsao cho phù hợp với thực tế của đơn vị, phù hợp với đặc thù của trường vùngnúi, đồng thời tìm những bước chuyển biến mới để bồi dưỡng cho đội ngũ nhàtrường, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Ngay từ đầu năm họctôi đã tiến hành đánh giá chất lượng đội ngũ như sau:

Bảng 1: Đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên tháng 9/2023

Tổng số : 16 người

Kết quảTốtTỷ lệ

KháTỷ lệ%

Tỷ lệ%

Bảng 2: Đánh giá chất lượng học sinh tháng 9/2023

Trang 6

Phát triểnthể chất

Phát triểnnhận thức

Phát triểnngôn ngữ

Phát triểntình cảm -kỹ năng xã

Phát triểnthẩm mỹ

Chưa đạtĐạt

Chưa đạtĐạt

Chưa đạtSố

Đứng trước thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh như vậy,xác định vai trò của người cán bộ quản lý tôi đặt câu hỏi mình phải làm gì? làmnhư thế nào? Để khắc phục những khó khăn tồn tại để giúp đỡ giáo viên áp dụngvào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên biết tận dụng điều kiện thuận lợinhất để trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, tích cực hứng thú trong hoạtđộng với công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho trẻ trong trường Mầm non.

Sau khi nghiên cứu đã hiểu rõ và nắm chắc được chất lượng chuyên môn củađội ngũ giáo viên và học sinh trường mầm non Lộc Thịnh Tôi mạnh dạn đưa ramột số giải pháp đề xuất thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyênmôn cho đội ngũ giáo viên:

Với thực trạng trên tôi đã chọn ra một số biện pháp để xây dựng kế hoạchbồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ trong nhà trường như sau:

2 3 Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên trong trường mầm non Lộc Thịnh.

Để thực hiện tốt nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường mầmnon tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:

2.3.1 Biện pháp 1: Phân loại, sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên phùhợp.

Tôn trọng nguyện vọng của thành viên trong đội ngũ Kết hợp giữa nănglực, nguyện vọng với yêu cầu của công việc Mỗi thành viên trong nhà trườngđều có những khả năng, năng lực nhất định, điều đó cho thấy họ phù hợp vớicông việc nào, độ tuổi nào của trẻ Bên cạnh đó mỗi người đều có thể kết hợpvới một số người nào đó trong tập thể nhà trường, họ muốn làm việc cùng nhau.Kết hợp được tất cả yếu tố trên sẽ làm cho mọi thành viên trong nhà trường phấnkhởi làm việc, huy động được sự sáng tạo và sức mạnh của tập thể (3)

Chính vì lẽ đó, chúng tôi phải phân loại giáo viên nào giỏi, khá, trungbình để phân công nhiệm vụ phù hợp vào các vị trí, Chính sự phân công phù hợpvà giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mỗi người tự mình phấn đấu hoàn thànhnhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai Từ đó phát huy được tinh thần tựlực, phát triển những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để hoàn thiện bản thân, nângcao trình độ đáp ứng tốt công việc.

Trang 7

Đối với những giáo viên giỏi và trung bình chúng tôi phân công đứng lớpkèm nhau trong 1 lớp (đối với những lớp có biên chế 2 GV/lớp), 2 giáo viêncùng làm một công việc, cùng hoàn thành một nhiệm vụ nghe ra có vẻ dễ dànghơn một người nhưng hoàn toàn không hẳn thế Nếu hai người trái ngược bảntính, không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau nhữngkhuyết điểm thì sẽ đi ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ thất bạihoàn toàn Do đó, phân công 2 giáo viên đứng một lớp là việc chúng tôi phải cânnhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổsung vào chỗ khuyết điểm cho nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ Người xưa nói: “Gầnđèn thì sáng” chúng tôi hy vọng với sự ảnh hưởng của một giáo viên giỏi bêncạnh thì những giáo viên yếu sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích cần thiết Thậtvậy, những giáo viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt về mọi mặt,đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để suy xét, để xem lạibản thân mình được, mất những gì Từ đó mà cố gắng học tập noi gương ngườibên cạnh để phấn đấu vươn lên Còn những giáo viên giỏi vì tinh thần tráchnhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, và hơn hết vì tình đồng nghiệpđồng cam cộng khổ sẽ tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, trao hếtkinh nghiệm những kiến thức mình có để đồng nghiệp có thể tiến bộ hơn.

Những giáo viên linh hoạt có khả năng về công nghệ thông tin phân côngchuyên tìm hiểu, phụ trách công nghệ thông tin về các chương trình phần mềmhỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử để cùng với Ban giám hiệu tập huấn lại chocác giáo viên trường như: (Cô giáo Nguyên Thị Mỹ Loan, Cô giáo Phạm ThịChâm Anh).

Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong máinhà chung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôncó trách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làm chomọi công việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp Đây là một biện phápquan trọng dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng caochất lượng đội ngũ trong nhà trường.

2.3.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng về ý thức trách nhiệm, phẩm chất chínhtrị, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Nghề dạy học là nghề đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều phẩm chất vànăng lực Bối cảnh mới ngày nay đang đòi hỏi ở người giáo viên những năng lựcmới thích hợp và khả thi Để hoàn thành được nhiệm vụ chính trị của mình đòihỏi người cán bộ giáo viên phải tốt về tư tưởng chính trị và vững về năng lựcchuyên môn nghiệp vụ.

- Về bồi dưỡng tư tưởng chính trị Tôi tập trung giáo dục, bồi dưỡng chođội ngũ về lý tưởng nghề nghiệp, lòng yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm lo lắngcho học sinh, thực hiện theo phương châm “Cô giáo như mẹ hiền”.

Tôi phổ biến và quán triệt trong đội ngũ các văn bản có liên quan cần thiếtnhư: Điều lệ trường mầm non, Luật giáo dục, phong trào thi đua “Cán bộ, côngchức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, tiêu chuẩn trường Chuẩn

Trang 8

Quốc gia, kiểm định chất lượng, thông tin thời sự trong ngành, các mẩu chuyệnvề tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thường xuyên đôn đốc, nhăc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nề nếp, kỷ cương trường học, không để tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo (4)

Giáo viên mầm non được ví như người mẹ hiền thứ hai của trẻ, thời giantrẻ ở trường bên cô giáo là khoảng thời gian nhiều hơn ở nhà, các hoạt động đốivới trẻ hầu hết phải được sự hướng dẫn, quan tâm chăm sóc của giáo viên.Người giáo viên phải thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu mến, tôn trọng trẻlà tấm gương hàng ngày đối với trẻ Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm làđộng lực giúp cho người giáo viên gắn bó với trẻ, điều đó biểu hiện ở lòng nhânhậu, vị tha, công bằng, tế nhị và chu đáo, quan tâm để ý từng thay đổi nhỏ củatrẻ Đây là yếu tố quyết định về chất lượng đối với giáo viên mầm non Giáoviên phải biết làm cho trẻ lúc nào cũng cảm thấy mình được yêu quý, được antoàn, cảm nhận được cô là mẹ, phải tỉ mỉ để phát hiện ra những nhu cầu của cánhân trẻ ở mọi lúc mọi nơi, điều đó thể hiện sự gần gũi mà ở bậc học kháckhông thể có được

Chính vì thế việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống, sự tâmhuyết cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết, nó được xem là biện pháp đầu tiênđể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm làm thay đổi chất lượng chămsóc giáo dục của nhà trường.

Để làm tốt được vấn đề đó tôi đã chủ động tham mưu với chi ủy chi bộxây dựng chuyên đề “Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm” vàtổ chức thực hiện chuyên đề này một cách nghiêm túc đến tận đảng viên, giáoviên, đồng thời đưa tiêu chí về ý thức tinh thần, trách nhiệm, đạo đức nhà giáovào tiêu chí xếp loại hàng tháng Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn Bangiám hiệu đưa nội dung bồi dưỡng về ý thức trách nhiệm phẩm chất chính trị,đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên vào cuộc họp nhằm động viên và nhắc nhởbồi dưỡng thêm cho giáo viên Phối hợp với công đoàn trong công tác bồidưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống trong các buổi sinh hoạtcông đoàn Ngoài ra để có kết quả cao hơn tôi đã phối hợp các đoàn thể trongnhà trường, các buổi sinh hoạt cần phải có nội dung bồi dưỡng ý thức, tráchnhiệm đạo đức lối sống vào cuộc họp bằng các hình thức khác nhau, và điểmqua những gương điển hình, quá trình triển khai cần có nghệ thuật tránh sựnhàm chán.

Ngoài những hình thức bồi dưỡng đó Ban giám hiệu phải thường xuyênquan sát, kiểm tra theo dõi các hành vi trong công tác chăn sóc giáo dục trẻ củagiáo viên, để kịp thời động viên nhắc nhở tránh tình trạng, giáo viên gây ra rồimới kiểm tra khiển trách Đặc biệt những tấm gương có ý thức cao về tinh thầntrách nhiệm, có tình thương mẫu mực giữa giáo viên dành cho trẻ, Ban giám hiệu, các đoàn thể trong trường cần tuyên dương và động viên khuyến khích,nhằm tiếp tục phát huy ở họ những ưu điểm và để họ lan tỏa đến những giáoviên khác.

Trang 9

Đối với trẻ mần non an toàn là vấn đề hàng đầu, vậy làm thế nào để đảmbảo được điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, đạo đức củagiáo viên Với biện pháp bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống nghềnghiệp cho giáo viên với các giải pháp đưa ra trên tôi tin rằng đội ngũ giáo viênsẽ có bước chuyển mới và sẽ làm thay đổi được chất lượng giáo dục của nhàtrường.

Giáo viên tự giác trong mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ bằng tựnguyện chứ không cần đến BGH hay một ai đó nhắc nhở, bởi họ đã được thấmnhuần ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình là phải như thế nào.

Chính nhờ vào những giải pháp trên đối với những giáo viên trẻ tuổi thựctế trường tôi, họ đã có sự trưởng thành đáng kể, biết lo lắng và chăm sóc nghềcủa mình hơn trước nhiều.

Đội ngũ giáo viên là người tác động trực tiếp đến quá trình nhận thức, tiếpthu của trẻ, (người thì nhiều năm công tác nên có tay nghề vững hơn nhưng việctiếp thu chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi bổ sung theo thông tư28/2016/TT-BGDĐ rất hạn chế, còn giáo viên mới ra trường đặc biệt là giáoviên hợp đồng thì kinh nghiệm còn ít).

Trong khi đó yêu cầu đổi mới của giáo dục ngày càng được nâng cao,nhất là với chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi bổ sung theo thông tư28/2016/TT-BGDĐT mới hiện nay bởi vậy đòi hỏi giáo viên phải nắm bắt kịpthời và phải có trình độ nhận thức cao, nhiệt tình sáng tạo trong chuyên môn vàlà người mẹ thứ hai của các cháu, điều đáng nói ở đây là chúng tôi bồi dưỡngnhư thế nào? Bằng hình thức gì? (5)

a) Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức chuyên đề, thaogiảng, tham quan học tập

Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi đặc biệt chú ý đến hoạtđộng như tổ chức chuyên đề, thao giảng, hội thảo có thể nói đây là một việc làmrất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh độnggiúp cho giáo viên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết vànghe qua hội thảo Nhận thức vấn đề này tôi thường xuyên chỉ đạo bộ phận

Trang 10

chuyên môn tổ chức chuyên đề, và bản thân tôi là Hiệu trưởng phụ trách chuyênmôn đã tổ chức giảng các chuyên đề đã tiếp thu với phòng giáo dục như: “Nângcao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đảm bảo chấtlượng giáo dục mầm non”, và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làmtrung tâm”, cho toàn giáo viên được dự và đúc rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổchức chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến côngtác kiểm tra và đánh giá chuyên đề bổ sung những khiếm khuyết để giáo viênkịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình Trước đây mỗi khi thao giảng thườngchỉ định một giáo viên khá hoặc giáo viên lớp điểm dạy cho cả tổ cùng dự, saukhi dự giờ mức độ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, một số giáo viên đi dự giờchưa có ý thức nghiêm túc ghi chép không đầy đủ nên kết quả qua buổi thaogiảng không cao Ban giám hiệu đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi khithao giảng tất cả giáo viên ai cũng được bắt thăm tổ chức hoạt động và được gópý giáo viên nào chưa mạnh dạn thì được góp ý giúp đỡ để lần sau dạy tiếp chođến khi có hoạt động đạt yêu cầu cao hơn Với biện pháp này giúp giáo viên họctập lẫn nhau rất nhiều Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chuđáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh nghiệm.

Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên trao đổi kinh nghiệmvề việc thực hiện, đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra nhữngtồn tại cần khắc phục, học hỏi những cái hay, cái tốt chúng tôi thực sự thấy hiệuquả với những buổi thao giảng và các buổi hội thảo chuyên đề, sau mỗi hoạtđộng là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thànhviên trong Hội đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành vàđầy tinh thần xây dựng, luôn được tôn trọng, xem xét hưởng ứng.

b) Bồi dưỡng qua phong trào thi đua:

Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chứccác hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp cho giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tựtin khi lên lớp Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trau dồi năng lựcsư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồngnghiệp, bạn bè … Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên đượcnâng lên Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho phong trào thiđua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền đến đa số phụhuynh Trong các phong trào thi đua nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu, luônthể hiện tốt tinh thần công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng và dân chủ trongcác Hội thi;

Hằng năm trường đã tổ chức các hội thi: Thi thiết kế giáo án điện tử, thigiáo viên giỏi cấp trường, thi làm đồ dùng dạy học đều đạt kết quả tốt.

Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấnđấu vươn lên của các giáo viên Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng địnhmình trước tập thể Hơn nữa việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệthân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06