skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non điền lư huyện bá thước tỉnh thanh hóa

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non điền lư huyện bá thước tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Có thể khẳng định rằng “Không có bậc quan trọng và cần thiết hơn bậc họcmầm non ” bởi đó là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, là nền

móng cho sự nghiệp giáo dục [1]

Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ cán bộ giáo viên mần non quyếtđịnh Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiên mục tiêu đào tạo Vai trò củangành học được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầmnon, là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Vì vậy muốn nângcao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất đạo đức và năng lựcchuyên môn

Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đãnêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tônvinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài Do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượngcao, thực hiện trương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng chuyển hóa nângcao phẩm chất và năng lực đội ngũ giáo viên”[2]

Có thể nói chất lượng đội ngũ của tập thể nhà trường chính là chất lượng củađội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường Đó là lực lượng nòng cốt để thực hiệnchương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giáo dục mầm non và khẳng định chấtlượng tốt hay yếu của nhà trường Bởi vậy phải nhanh chóng củng cố và và bồidưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, cóphẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp mới đáp ứng kịp thời xu hướngđổi mới của nền giáo dục hiện nay Chính vì vậy, ở trường mầm non phải giáo dụccho trẻ một cách toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thông qua các hoạt động hàngngày Nếu trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục đúng đắn, được sống trong môi trườngthuận lợi, được cô giáo và người thân thương yêu chăm sóc chu đáo trẻ sẽ đượcphát triển tốt về mọi mặt, trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên ham hiểu biết và dễ tiếp thunhững điều tốt lành

Để giải quyết vấn đề này, trong trường mầm non trước hết chúng ta phải tìmhiểu thực tế và tình hình đội ngũ giáo viên về: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chínhtrị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn để từ đó đề ra những biện pháp bồidưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ giáo viên Thực tế làđể bổ sung tri thức và những vấn đề cần thiết về kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặcđã bị lạc hậu, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức để mỗi giáoviên có cơ hội củng cố mở mang kiến thức giúp hiệu quả công việc đang đảm nhậnđược tốt hơn Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng cho độingũ giáo viên mầm non là quá trình cung cấp những kỷ năng, kỷ xảo, cập nhậtnhững tri thức mới, trao đổi và rút kinh nghiệm qua thực tiễn Trẻ có phát triểnđược toàn diện hay không đều phụ thuộc vào sự chăm sóc giáo dục trẻ ngay từbuổi ban đầu (ở lứa tuổi mầm non) Giáo dục trẻ không những thông qua lời nói,cử chỉ, hay một hoạt động đơn thuần nào đó của người lớn mà nhân tố quyết địnhvấn đề này là chất lượng của một quá trình chăm sóc, giáo dục của đội ngũ cán bộgiáo viên mầm non trong các nhà trường.

Trang 2

Xã hội càng tiến bộ đòi hỏi người giáo viên cần có sự hiểu biết rộng để tổchức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực Vì vậy giáoviên cần phải có kiến thức vững chắc, có kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, cần cù chịukhó, siêng năng, sáng tạo, linh hoạt nhạy bén, tỉ mỉ, biết áp dụng nội dung phươngpháp hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, có khả năng tổchức các hoạt động: học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh chotrẻ Biết tôn trọng ý thức và khả năng Đồng thời giáo viên mầm non cần phải biếtkết hợp chặt chẽ với các chương trình hoạt động trong xã hôị, là cộng tác viêntuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ tới cộng đồng Có nghĩa là: Cô giáophải biết giáo dục trẻ như cha mẹ chúng, đúng với tên gọi “Mẫu giáo” hay có thểnói giáo viên mầm non vừa là mẹ, vừa là cô giáo, là bác sỹ, nghệ sỹ…Như vậy côphải làm như thế nào để trẻ cảm nhận được “cô là mẹ” [3].

Bởi vậy bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công tác thường xuyên, liên tục màngười cán bộ quản lý đặc biệt quan tâm Trong thực tế hiện nay một số cán bộ giáoviên bằng lòng với những gì mình đã có, không chịu học hỏi vươn lên trong côngtác chuyên môn, chưa tận dụng mọi cơ hội để tạo sân chơi, hay các tình huống chocác con trải nghiệm, đây là một vấn đề bức thiết ảnh hưởng rất lớn đến chất lượnggiáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non Là một nhà quản lý giáo dục, tôi luônkhông bằng lòng với những gì đã có Vì vậy tôi luôn trăn trở, băn khoăn làm sao?Làm thế nào? Làm những gì? Bắt đầu từ đâu? để chất lượng đội ngũ cũng nhưchất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.

Chính vì những lý do như vậy mà bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra “Một số giảipháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Điền Lư, huyệnBá Thước, tỉnh Thanh Hóa”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trongtrường mầm non Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầmnon Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp khảo sát thực tế;

Phương pháp kiểm tra; thống kê; Xử lý số liệuPhương pháp thu thập thông tin;

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lý luận

Đội ngũ cán bộ, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của nhà trườngbởi vậy đội ngũ cán bộ giáo viên cần phải đảm bảo được những tiêu chuẩn theoqui định về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và tiêu chuẩn về chuyên mônnghiệp vụ theo chuẩn đánh giá Đối với trường mầm non, tiêu chuẩn về chuyênmôn nghiệp vụ được qui định cụ thể, rõ ràng về việc “Thực hiện nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và nhiệm vụ học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn,

Trang 3

nghiệp vụ để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nâng cấp chất lượng cán bộ giáoviên mầm non trong giai đoạn hiện nay” [4]

Để thực hiên tốt nhiệm vụ của người giáo viên mầm non thì trước hết cô giáophải là người giàu yêu thương trẻ; kiên trì; bền bỉ; chịu khó mới nuôi dạy và chămsóc giáo dục đạt hiệu quả Cô giáo mầm non chính là người mẹ hiền thứ hai của trẻ“Cô và mẹ là hai cô giáo; Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền” Do đó việc giúp trẻ có môitrường sống thật thoải mái và phát huy sự sáng tạo của cá nhân trẻ; được học cácbài học đầu đời Đối với trẻ người mẹ thứ 2 thực sự vô cùng quan trọng; bởikhoảng thời gian này ở trường/lớp chiếm khoảng 2/3 số thời gian trẻ sinh hoạt tạigia đình.

Trẻ ở lứa tuổi mầm non còn non nớt; tâm sinh lý phát triển chưa hoàn thiện,dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh Cho nên giáo viên phải có 1 vốn kiếnthức cơ bản; hiểu biết nghiệp vụ và tâm huyết với nghề dễ giúp trẻ phát triển toàndiện về thể chất lẫn tinh thần, trên cơ sở chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, linhhoạt sáng tạo Chính vì thể đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng mọi mặt: Bồidưỡng năng khiếu: Đàn; hát; múa; vẽ; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vàphương pháp chăm sóc giáo dục linh hoạt dễ thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú tronggiờ học trong các hoạt động một cách tích cực Thông qua hình thức chơi bằng học– học mà chơi, lồng ghép các môn học vào chương trình một cách phù hợp Đặcbiệt là giáo viên phải nhẹ nhàng, tình cảm ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, gầngũi thương yêu, tôn trọng và công bằng đối với trẻ như chính con mình [5].

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Trường Mầm non Điền Lư được thành lập năm 1996 Qua quá trình phát triểnđến năm 2021 nhà trường đã được công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc giamức độ 2 Trong những năm gần đây nhà trường đang có bước phát triển, duy trìđược các tiêu chí của một trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

Năm học 2023 - 2024 Tổng số cán bộ,giáo viên, nhân viên: 40 đồng chí: Cánbộ quản lý 03; Giáo viên 36: nhân viên kế toán: 01.

Về trình độ chuyên môn: 100% đạt trình độ trên chuẩn

Nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo phòng Giáo dục, lãnh đạođịa phương Đặc biệt được sự quan tâm, tin tưởng và tạo điều kiện của phụ huynhhọc sinh trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

100% cán bộ giáo viên được hưởng đầy đủ chế độ chính sách do nhà nướcquy định, đời sống của giáo viên tương đối ổn định.

Một số giáo viên trẻ cập nhật kiến thức mới và ứng dụng vào thực tiễn linhhoạt, sáng tạo Học sinh đa số nói chuẩn tiếng Việt, và được đi học đúng độ tuổi,được bán trú, được tập trung về một khu thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡngvà giáo dục trẻ.

Trang 4

Đa số học sinh thích được tham gia các hoạt động trải nghiệm, thích khámphá, ham hiểu biết.

Một số phụ huynh quan tâm đến các hoạt động của con khi ở trường.

* Khó khăn.

Mặc dù nhà trường đã có 100% đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuyên môntrên chuẩn, nhưng năng lực không đồng đều và chưa tương xứng với bằng cấp, cónhiều giáo viên khả năng vận dụng những kiến thức mới còn chậm, ngại vận động,tính sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng chưa cao dẫn đến việc thực hiện chươngtrình mầm non còn rập khuôn máy móc, bằng lòng với những gì mình đã có.

Đa số giáo viên chưa tận dụng mọi cơ hội để phát huy tính sáng tạo cho trẻ;Các hoạt động ứng dụng chuyên đề chưa có hiệu quả; chưa lấy trẻ làm trung tâmdẫn đến trẻ học một cách thụ động Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cáchoạt động chưa linh hoạt, chưa triệt để.

Một số giáo viên chưa có ý thức vươn lên trong mọi lĩnh vực công tác, chưahuy động nguồn học liệu sẵn có ở địa phương để bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho cáchoạt động, việc sử dụng đồ dùng học tập vào các hoạt động còn chưa khoa học,chưa khai thác hết giá trị sử dụng.

Đa số giáo viên chưa giành thời gian nghiên cứu tài liệu, đặc biệt là Thông tư51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên việc bố trícác khu vực hoạt động cho trẻ chưa đúng yêu cầu Chưa biết xây dựng theo hướngmở, chưa tận dụng được nguồn học liệu sẵn có tại địa phương để bổ sung vào khohọc liệu.

Đa số giáo viên chưa tự tin trong công tác tuyên truyền, phối kết hợp với chamẹ trẻ về các hoạt động của học sinh, khi phụ huynh có ý kiến trái chiều chưa biếtlấy chuyên môn của bậc học để giải thích mà còn thụ động.

Tâm lý giáo viên đưa các nội dung nặng về kiến thức, chưa biết cách phối hợplinh hoạt các phương pháp để tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách tự nhiên, hấpdẫn trẻ, nhiều kiến thức được đưa đến trẻ một cách thụ động như cô làm trước rồicho trẻ làm theo.

Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị còn nghèo nàn, chưa đồng bộ, chưa đủ theo

yêu cầu tối thiểu.

Đa số giáo viên chưa xây dựng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ được thamgia các hoạt động Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chotrẻ trải nghiệm cho trẻ mà huyện tổ chức thi gì thì nhà trường triển khai mình họcsinh 5-6 tuổi Các độ tuổi khác không có cơ hội trải nghiệm.

Đa số trẻ còn nhút nhát khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, vốn từ chưaphong phú,

Căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên và học sinh trong nhàtrường Ngay từ đầu năm học 2023-2024 tôi tổ chức khảo sát đánh giá học sinh vàgiáo viên như sau:

- Kết quả khảo sát học sinh:

Số trẻđược

Kết quả khảo sát

Trang 5

%1 Trẻ thường xuyên được tiếp cận với công

nghệ trong các hoạt động hằng ngày 347 50 14.4

297 85.62 Số trẻ được trải nghiệm và có kỹ năng

tham gia các hoạt động trải nghiệm phùhợp với điều kiện địa phương,

302 87.03 Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng

giao tiếp và mạnh dạn, kỹ năng giải quyếtvấn đề

272 78.44 Trẻ thường xuyên được tiếp xúc với dạng

câu hỏi tư duy (Con nghĩ gì nếu…? Nódài, to cỡ nào? Có bao nhiêu? Cần baonhiêu để bằng nhau và bằng mấy? Điều gìsẽ sảy ra nếu…?)

266 76.7- Kết quả khảo sát giáo viên, phụ huynh:

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

tính tích cực cho trẻ, luôn lấy trẻ làm trungtâm.

30 88.23 Giáo viên có kỹ năng tổ chức các hoạt

động trải nghiệm cho trẻ, tận dụng mọi cơhội để tạo tình huống trải nghiệm cho trẻ.

30 88.24 Số giáo viên biết bố trí các khu vực chơi

5 Giáo viên biết tận dụng nguồn nguyên họcliệu sẵn có ở địa phương để bổ sung khohọc liệu, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cáchoạt động.

26 76.56 Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền,

phối kết hợp với cha mẹ trẻ về công tácCSNDGD

28 82.47 Số cha mẹ trẻ tích cực hưởng ứng tham

gia vào các hoạt động trải nghiệm của nhàtrường

262 75.5

Trang 6

Xuất phát từ thực trạng trên bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những giảipháp nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường Từ đó xây dựngý thức học tập, giúp đội ngũ giáo viên sẵn sàng cập nhật với những kiến thức mớitrong chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng nhằmđáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành học

2.3 Các giải pháp thực hiện

Công việc chính của mỗi giáo viên trong nghề là thực hiện các hoạt động,thường xuyên liên tục Chính trong các hoạt động mỗi giáo viên sẽ hình thành vàphát triển năng lực chuyên môn của mình, vì vậy hoạt động bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên chỉ có hiệu quả khi nào khởi động được động lực bêntrong của mỗi con người Trong công tác bồi dưỡng giáo viên phải coi trọng độnglực cơ bản là sự tự giác, là ý thức phấn đấu trong nghề nghiệp của mình nhưngphần định hướng phải là người quản lý nhà trường Chính vì thế mà tôi đã tìm rađược các biện pháp như sau:

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ.

Để đảm bảo tính vừa sức và hiệu quả tôi xây dựng kế hoạch cụ thể cho từngtháng cụ thể như sau:

Tháng 9

- Thăm lớp dự giờ

- Kiểm tra trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.

- Kiểm tra việc bố trí các khu vực trong phòng nhóm, lớp- Khảo sát phụ huynh về nhu cầu cho con trải nghiệm- Tổ chức tết Trung thu.

- Tổ chức thi văn nghệ chào mừng 20/11

Tháng 12 - Kiểm tra việc ứng dụng chuyên đề STEAM vào thực tiễn.- Tổ chức hội thi “Rung chuông vàng”

Tháng 01

- Sơ kết học kỳ I

- Kiểm tra việc huy động học liệu sẵn có ở địa phương.- Tổ chức hoạt động trải nghiệm “Xuân yêu thương”

Tháng 3 - Kiểm tra việc bổ sung đồ dùng đồ chơi từ học liệu địa phương.

- Tổ chức Hội thi “Bé yêu tiếng Việt” cấp trường cho 3 độ tuổi mẫu giáo.Tháng 4

- Tham dự Hội thi “Bé yêu tiếng Việt” cấp huyện.

- Kiểm tra việc huy động, sử dụng học liệu sẵn có ở địa phương.

- Thi xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường tiếng Việt.Tháng 5 Đánh giá, rút kinh nghiệm.

Trang 7

Sau khi đã thống nhất kế hoạch trong Ban lãnh đạo nhà trường tôi đã triểnkhai kế hoạch đến từng cán bộ giáo viên và tổ chức thực hiện nghiêm túc theo kếhoạch.

Trong quá trình thực hiện tôi luôn gần gũi, giúp đỡ, gợi ý, động viên, khích lệđội ngũ sáng tạo Mỗi cuộc thi đều được xây dựng kế hoạch và thể lệ cụ thể để mọithành viên nghiên cứu và thực hiện hiệu quả.

2.3.2 Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên áp dụng linh hoạt các phương phápvào quá trình tổ chức các hoạt động trong ngày.

Để tổ chức được các hoạt động hiệu quả trước tiên tôi hướng dẫn cán bộ giáoviên nghiên cứu kỹ Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáodục và Đào tạo, để bố trí các khu vực phù hợp với không gian, với từng độ tuổi,thuận tiện trong việc tổ chức các hoạt động Hiểu và đưa ra các yêu cầu phù hợpvới từng hoạt động và từng thời điểm, với nhận thức và kinh nghiệm của trẻ để tậndụng mọi cơ hội phát huy được tính tích cực nhất cho trẻ.

Để tạo được hứng thú cho trẻ, thu hút trẻ vào các hoạt động thì việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng là rất cần thiết vàkhông thể thiếu đối với lứa tuổi mầm non Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viênứng dụng công nghệ thông tin và tất cả các hoạt động.

Khi đón, trả trẻ được mở nhạc theo chủ đề để khi trẻ đến trường có cảm giáchân hoan, vui vẻ và gần gũi Đây cũng là thời điểm tạo môi trường để trẻ được làmquen với một số bài hát trong chủ đề khi vào hoạt động chung không còn bỡ ngỡ.Khi đón, trả trẻ tập cho các con thói quen lao động tự phục vụ như tự cất, tự lấy đồdùng cá nhân vào nơi quy định, thói quen lễ giáo.

Trong hoạt động chung chuẩn bị giáo án và đồ dùng trực quan sinh động,khoa học, hấp dẫn trẻ Đảm bảo khi tổ chức các hoạt động giáo viên chỉ là ngườiđịnh hướng, còn trẻ là người thực hiện và là trung tâm, tuyệt đối không để trẻ họcthụ động Yêu cầu giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi mở, mang tính tư duynhư: làm sao? Làm thế nào? Làm những gì? Bắt đầu từ đâu? Nếu …thì điều gì sẽsảy ra? Trong tình huống này nếu là con con sẽ làm gì và làm như thế nào? Trongtình huống này cô thấy hơi khó con giúp cô cách giải quyết nào?

Trong tất cả các hoạt động, trong mọi thời điểm trong ngày rèn luyện thóiquen lao động tự phục vụ cho trẻ, tập cho trẻ thói quen tự lấy đồ dùng, đồ chơi, cấtđồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng vào đúng nơi quy định ngăn nắp….

Hay với hoạt động ngoài trời giáo viên cần tổ chức đầy đủ 3 nội dung và yêucầu trẻ đưa ra những cảm nhận, thắc mắc, băn khoăn của mình, giúp trẻ chủ độngtư duy, tìm tòi, khám phá, tăng vốn từ, tăng khả năng ghi nhớ…giáo viên hỗ trợ,giải đáp các thắc mắc của trẻ khi cần thiết.

Tổ chức hoạt động ở các khu vực yêu cầu giáo viên để các con tự nhận vaichơi, tự phân công công việc trong mỗi nhóm chơi và sử dụng ngôn ngữ của vaichơi phù hợp, trong quá trình trẻ chơi giáo viên quan sát động viên, khuyến khích,gợi ý để trẻ phát triển trò chơi, chỉ hỗ trợ khi cần thiết Khi kết thúc hoạt động giáoviên nên gợi ý cho trẻ đưa ra nhận xét nhóm chơi của mình, sau đó giáo viên mớikhái quát lại và động viên trẻ Trong các hoạt động đồ dùng trực quan được sửdụng đúng thời điểm, hiệu quả và được khai thác vào đa hoạt động.

Trang 8

Các hoạt động nên tổ chức dưới dạng trò chơi (nếu có thể) để trẻ hứng thúhơn và phát huy được tính tích cực cho trẻ.

2.3.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nguyên học liệu, bồi dưỡngvà nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên và học sinh.

Hiện nay yêu cầu của việc tìm kiếm vật liệu làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đangcó một vai trò nhất định trong việc giáo dục trẻ, bởi nó tạo nên cho trẻ những ýtưởng sáng tạo, trẻ làm quen với thế giới xung quanh một cách chi tiết cụ thể hơn.Điều này đặc biệt quan trọng là góp phần hạn chế mua sắm đồ dùng đồ chơi mà trẻvẫn có nhiều đồ dùng đồ chơi để hoạt động thỏa mãn nhu cầu của trẻ.

Việc lựa chọn nguyên học liệu, đồ chơi để đưa vào các khu vực hoạt động làmột trong những trọng trách của cô giáo Nguyên học liệu, đồ dùng, đồ chơi đượcchọn cần an toàn, bền, rẻ tiền, đa dạng, dễ kiếm, dễ tìm, mang ý nghĩa giáo dục vàthu hút trẻ, đặc biệt là sẵn có tại địa phương như: Vỏ cây khô, lá cây, cành cây, cácloại hột hạt, bẹ ngô, lõi ngô, vỏ lạc, vỏ bọc hoa quả, chiếu trúc cũ,mẩu gỗ, lõi giấyvệ sinh…với những học liệu này yêu cầu giáo viên vệ sinh sạch sẽ, an toàn trướckhi đưa vào các khu vực cho trẻ sử dụng.

Ảnh học liệu được giáo viên và phụ huynh sưu tầm

Từ nguồn học liệu này chúng tôi bắt đầu nghiên cứu để sáng tạo ra loại đồdùng gì, đồ chơi gì cho phù hợp, những đồ dùng đồ chơi này thiết kế ở dạng lắpghép và được sử dụng vào đa hoạt động để phát huy tính tích cực cho trẻ Và trẻ cóthể tham gia làm cùng cô để rèn các kỹ năng cho trẻ như: Kỹ năng khéo léo (tinh),kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng logic, thẩm mĩ, toán học….

Ảnh cô cùng trẻ đang làm đồ dùng đồ chơi từ học liệu sẵn có.

Muốn việc làm đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên học liệu sẵn tại địa phương mộtcách hiệu quả thì trước hết phải tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm đồdùng, đồ chơi cho giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức định kỳ

Trang 9

hàng tháng của nhà trường Tôi vẫn thường nói với giáo viên trong các buổi sinhhoạt chuyên môn rằng: Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm haytrong giáo dục để ngọn lửa tri thức, ngọn lửa nhiệt huyết đối với giáo dục luôncháy sáng Chính vì thế mà tôi đã:

Giao nhiệm vụ cho giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, có kỹ năng, kỹ thuậttốt về công tác tự làm đồ dùng, đồ chơi, chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng sángtạo đã làm đồ dùng học tập đồ chơi từ nguyên học liệu sẵn có ở địa phương cho tậpthể giáo viên cùng tham khảo từ đó họ trao đổi, bàn bạc, thảo luận bổ sung ý kiếncho nhau để tạo ra được những sản phẩm có tính ứng dụng cao, áp dụng được vàođa hoạt động, gây được hứng thú, sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, để trẻ chủ độngtham gia vào các hoạt động một cách tích cực.

Ở mỗi chủ đề yêu cầu các tổ trưởng, tổ phó đưa ra yêu cầu, gợi ý để giáo viêntrao đổi, thảo luận, hướng dẫn và định hướng để giáo viên làm các đồ dùng, đồchơi phù hợp với từng chủ đề từ những nguyên học liệu sẵn có tại địa phương.

Hướng dẫn giáo viên làm củ quả từ bẹ ngô, đồ dùng dạy học từ bìa catton

Với những học liệu sẵn có kết hợp với sự sáng tạo của các cô, trẻ được hoạtđộng tích cực, với dạng tranh mở này trẻ được lật từng trang để khám phá từng nộidung, có thể thực hiện vào hoạt động khám phá khoa học, hoặc hoạt động kểchuyện sáng tạo, hay tạo hình, âm nhạc, trò chơi…

Cũng từ học liệu này các cô đã thiết kế theo hướng mở để giúp trẻ nhận biếtcác chữ cái và phát âm chuẩn tiếng việt, được làm quen với chữ in hoa, in thườngvà viết thường Với những lỗ tròn đã được dán băng dính giáo viên có thể viết chữin hoa hoặc viết thường và yêu cầu trẻ tìm chữ in thường đã được dán vào các nắpchai đặt vào các chữ tương ứng, chữ viết vào các lỗ tròn có thể thay đổi theo từng

Trang 10

chủ đề và dễ xóa Hay từ các nắp chai có dán số lượng chấm tròn yêu cầu trẻ tìmchữ số tương ứng để gắn vào, các chữ số được viết lộn xộn ngẫu nhiên để tránhtình trạng trẻ học vẹt.

Tất cả các đồ dùng được làm dưới dạng mở để thay hình ảnh theo chủ đề, vớitranh về phương tiện giao thông có thể sử dụng vào hoạt động khám phá khoa học,toán, âm nhạc, trò chơi, thơ truyện, làm quen chữ cái, tạo hình, khu vực phân vaitheo chủ đề….Với tranh nhận biết theo dấu hiệu cho trước, ngoài việc gọi đúng têncác hình thì trẻ còn được nhận biết mầu và quy tắc sắp xếp và nhận ra quy tắc sắpxếp bị sai chỗ nào, ngoài ra còn yêu cầu cao hơn đó là chắp ghép từ các hình họcđể được hình theo yêu cầu…Với những đồ dùng này dùng cho tất cả các độ tuổi,tùy vào mức độ yêu cầu của từng độ tuổi để giáo viên đưa ra các yêu cầu phù hợpvừa sức đối với trẻ.

Tranh khu thành lập chi bộ đảng đầu tiên của huyện Bá Thước

Trang 11

Đây là bức tranh được tái tạo lại khu thành lập chi bộ đảng đầu tiên của huyệnBá Thước, qua đây giới thiệu về sự ra đời của chi bộ đảng đầu tiên được đặt tại khuChiềng Lẫm, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đấtnước và tinh thần cách mạng Tranh được làm từ các loại hột hạt, cành cây, lá cây,chiếu cũ, vỏ trứng, vỏ hến, que kem….Với bức tranh này áp dụng vào hoạt độngkhám phá khoa học, truyện, tạo hình….

Tương tự ở các chủ đề tiếp theo, tôi hướng cho giáo viên sưu tầm nguyên vậtliệu phế thải sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề Quaviệc tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, tôi thấy rằng môi trường giáo dục ở lớpphong phú hơn về thể loại, phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng, đặc biệt đồdùng đồ chơi tự làm mang tính mở, kích thích trẻ hoạt động và phát huy được tínhsáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy của trẻ, trẻ được hoạt động tích cực, trẻtự lắp ghép theo ý tưởng chơi và sử dụng của trẻ

Ngoài ra tôi còn hướng dẫn cho giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệmcho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô như: cắt dán, tô màu, vẽ, làm đồ chơi… quađó giúp trẻ phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước, so sánh phân loại con vật, đồvật theo đặc điểm, suy luận nếu… thì…hay suy luận kết quả… thay vì đưa cho trẻmột “sản phẩm đã hoàn thành”, tạo ra thử thách trẻ là phải hoàn thành sản phẩm từnhững công cụ, thành phần cơ bản nhất được cung cấp từ những nguyên liệu sẵncó ở địa phương để trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi, hay tạo ra các bộ đồ dùng lắp ghépđể phát huy tính tích cực cho trẻ và áp dụng vào đa hoạt động

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21