1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường thcs nga yên huyện nga sơn

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường THCS Nga Yên huyện Nga Sơn
Tác giả Học Viện
Trường học Trường THCS Nga Yên
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nga Sơn
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối môn thừa, môn thiếu, chất lượng chuyênmôn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, ít chú ý đếnphát triển tư duy, năng lực sáng tạ

Trang 1

MỤC LỤC

Mục

lục………

1 1 Mở đầu……… 2

1.1 Lí do chọn đề tài 2

1.2 Mục đích nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu

3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

2 Nội dung 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ ở trường THCS Nga Yên 5

2.3 Một số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 9

2.4 Hiệu quả của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

17 3 Kết luận và kiến nghị 19

3.1 Kết luận 19

3.2 Kiến nghị 19

Tài liệu tham khảo 21

Danh mục SSKN đã được xếp loại

22 Phụ lục: Một số hình ảnh hoạt động của trường THCS Nga Yên Năm học 2023-2024 23

Trang 2

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Chiến lược phát triển kinh tế xã họ ̂i của Đảng và Nhà nước ta xác định rõmột trong ba khâu đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhânlực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốcdân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoahọc, công nghệ Để đào tạo những con người có đủ phẩm chất và năng lực như vậycần có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt

Trong một nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định đến chấtlượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo sự thành công của chủ trương đổi mới giáodục phổ thông, đồng thời là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảngdạy, giáo dục của nhà trường Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo viên là mộtviệc làm vô cùng cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho nhàtrường nói riêng và giáo dục và đào tạo nói chung trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước hiện nay

Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trịtốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt Đội ngũ này đã phần nào đáp ứng yêu cầunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của

sự nghiệp cách mạng của đất nước

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nóichung, đội ngũ giáo viên trường THCS Yên nói riêng đang có những hạn chế, bấtcập Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối môn thừa, môn thiếu, chất lượng chuyênmôn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, ít chú ý đếnphát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học Chính vì độingũ có những hạn chế dẫn đến chất lượng học sinh những năm gần đây của nhàtrường có phần giảm sút trầm trọng và thực sự đáng báo động

Để đáp ứng tốt chương trình thay sách và đổi mới phương pháp dạy học theochuẩn kiến thức, kỹ năng người giáo viên phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố cơ bản: Phẩmchất đạo đức - Tư tưởng chính trị - Kiến thức và kĩ năng sư phạm như điều 63 của

Luật giáo dục: "Nhà giáo có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nêu gương tốt cho người học" Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ, trước sự đòi

hỏi ngày càng cao của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, đội ngũ giáo viêngặp không ít khó khăn trước nhiệm vụ được giao Bản thân là một cán bộ quản lýnhà trường tôi luôn đặt ra câu hỏi cần phải làm gì để có một đội ngũ có trình độ

chuyên môn vững vàng, “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu giáo dục trong

tình hình mới?

Trang 3

Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan như trên, căn cứ vào tìnhhình thực tế về đội ngũ giáo viên của trường THCS Nga Yên, tôi đã có nhiều trăn

trở và chọn để nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Nga Yên” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục nói chung và chất lượng trường THCS Nga Yên nói riêng

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên “Vừa hồng, vừachuyên” đáp ứnrg nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, thực hiện tốtChỉ thị 40 CT-TW, ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghịquyết Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ XVIII

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện tốtnhiệm vụ giáo dục và đào tạo đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển của trườngTHCS Nga Yên trong năm học 2023-2024 và những năm tiếp theo

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Tập thể giáo viên trường THCS Nga Yên huyện Nga Sơn năm học 2023- 2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này do thời gian có hạn tôi chỉ sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau:

- Nghiên cứu lí luận : Qua tài liệu, sách, báo, các nghị quyết, chỉ thị liênquan đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

- Nghiên cứu thực tiễn: Qua thu thập, điều tra, quan sát, trên cơ sở thựctiễn đội ngũ giáo viên của trường THCS Nga Yên

Trang 4

2 PHẦN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lí luận:

2.1.1 Đội ngũ:

Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp hợp thànhmột lực lượng hoạt động trong tổ chức Đội ngũ của một tổ chức là nguồn nhân lựccủa tổ chức đó

Đội ngũ CBGV trường THCS là tập hợp những cán bộ giáo viên trong mộtnhà trường được tổ chức phân công công việc theo sự quy định của ngành giáo dục.Đội ngũ CBGV trường THCS bao gồm các cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chức quá trình dạy học vàgiáo dục ở trường THCS Trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu vì học là nhữngngười trực tiếp tổ chức quá trình dạy học

2.2.2 Bồi dưỡng đội ngũ: là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ

năng chuyên môn, về tư tưởng đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ giáoviên khi mà những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trước đây đã lạc hậu, không đủđể thực hiện có hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường Sựthay đổi trong đời sống kinh tế - xã hội diễn ra thường xuyên dưới tác động của tiến

bộ khoa học - công nghệ và phát triển của khoa học quản lý làm cho những kiếnthức và kỹ năng hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên bị lạc hậu, đòi hỏiphải được bồi dưỡng thường xuyên Đó cũng là một trong những lý do cơ bản củatriết lý học tập liên tục, suốt đời trong cuộc sống hiện đại của tất cả các tổ chức nhànước nói chung và của đội ngũ giáo viên trong nhà trường nói riêng

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sưphạm, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, là nhân tố quyết địnhchất lượng đào tạo của nhà trường Vì vậy cần bồi dưỡng để không ngừng nâng caochất lượng đội ngũ và cũng chính là nâng cao chất lượng giáo dục

2.2.3 Mục đích của công tác bồi dưỡng đội ngũ:

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ, trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểncủa mỗi giáo viên Bởi bản thân mỗi giáo viên luôn có nhu cầu thường xuyên nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có chí hướng phấn đấu để đạt được các danhhiệu Đây là những nhu cầu chính đáng và tất yếu của mỗi giáo viên Do đó các nhàquản lí cần khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ họ

- Bồi dưỡng đội ngũ còn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường

Với phương châm: “Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng người thầy”.

Mỗi nhà trường muốn phát triển được trước hết phải có đội ngũ giáo viêngiỏi Đội ngũ giáo viên là nguồn lực quý báu và có vai trò quyết định đếnchất lượng cuả nhà trường

Trang 5

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

và đáp ứng nhu cầu của xã hội

Toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin, niềm hy vọngvào các thầy cô giáo trong việc giáo dục con em mình để hoàn thành học vấn phổthông, hoàn thiện nhân cách để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước

Học sinh luôn mong muốn học tập với những thầy cô có tình thương yêuhọc trò, nhiệt tình và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao

*Từ các cơ sở lí luận trên có thể khẳng định:

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một yêu cầu quan trọng bức xúc vàthường xuyên Hiện nay, việc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho độingũ đã được hoàn tất Trong thời gian tới cần tập trung cho nhiệm vụ đào tạo bồidưỡng về đạo đức nghề nghiệp, về nhận thức chú ý cập nhật hóa, hiện đại hóa vềkinh nghiệm, kỹ năng vận dụng các phương pháp giảng dạy, năng lực và thói quen

sử dụng đồ dùng dạy học Trong đó, một bộ phận nhà giáo cần được bồi dưỡng về

kỹ năng nghiên cứu khoa học và có trình độ trên chuẩn để làm nòng cốt trong cáccấp học, ngành học Thực hiện phổ cập Tin học, Ngoại ngữ cho đội ngũ Khuyếnkhích tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt

Tóm lại, công tác bồi dưỡng giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trongmục tiêu giáo dục Có đội ngũ giáo viên vững về tay nghề, có đạo đức nghề nghiệp

là cơ sở để chúng ta đào tạo xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, đủ về sốlượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2035 Có thể nói rằng chất lượng của đội ngũ nhà giáo có tính chất quyết định đốivới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ ở trường THCS Nga Yên

2.2.1 Đặc điểm tình hình

2.2.1.1 Đội ngũ giáo viên

Tổng số CBGV-NV trong nhà trường: 20 đ/c; Trong đó

+ CBQL: 02 (Trong đó: Đại học: 2)+ Giáo viên: 15 (Trình độ đại học: 14/15)+ Nhân viên: 03 (Trong đó: ĐH 2; TC: 01)Hiện tại trong năm học 2023- 2024 có 01 giáo viên đang đi học nâng caotrình độ từ cao đẳng lên đại học

* Những ưu điểm:

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường đa số có trình độ từ chuẩn trở lên, đápứng với yêu cầu giáo dục trong tình hình mới

Trang 6

- Đa số giáo viên nhà ở gần trường, bán kính của GV xa nhất khoảng 4km,gần nhất là 300m.

- Phần lớn các đồng chí yên tâm công tác, chịu khó đầu tư nâng cao chấtlượng giảng dạy, có chí hướng phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụđáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của ngành

- Đa số giáo viên tích cực trong công tác chuyên môn, tích cực đổi mớiphương pháp dạy học, tích cực thăm lớp dự giờ để nâng cao trình độ chuyên môn

- Nhiều đồng chí có năng lực vững vàng, có uy tín với học sinh, với phụhuynh và với đồng nghiệp

- Nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp nhiều năm liền, cónhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tâm huyết với nghề nghiệp

- Những giáo viên trẻ đã tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học, chịu khó tìmtòi tư liệu phụ vụ bài giảng trên Internet Đa số giáo viên soạn giáo án điện tử và sửdụng màn hình ti vi trong các tiết học 1 cách thành thạo và thường xuyên

* Những tồn tại:

- Về tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Một số giáo viên chưa đặt lợi

ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, có tư tưởng vụ lợi, chưa biết hy sinh quyền lợi

cá nhân vì học sinh, vì tập thể, thường gắn nhiệm vụ với sự hưởng thụ, trả công

- Về năng lực chuyên môn:

Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn yếu, chưa chịu khó nghiên cứu,không đào sâu suy nghĩ tìm tòi Nhiều giáo viên chưa chịu đổi mới phương phápgiảng dạy, vẫn truyền thụ một chiều, không chịu khó sử dụng đồ dùng dạy học, tìmtòi tư liệu phục vụ cho bài giảng Do đó nhiều tiết dạy khô khan, học sinh thụ độngtiếp thu kiến thức, dẫn đến giờ học nhàm chán, học sinh không thích học Thậm chícó những giáo viên không xem lại giáo án, không nghiên cứu bài trước khi lên lớp,khi có tình huống nảy sinh, giáo viên lúng túng nên trả lời câu hỏi của học sinh mộtcách chung chung chưa đầy đủ thậm chí còn trả lời sai Chính vì thế, chất lượngmột số giờ dạy chưa đạt yêu cầu dẫn đến chất lượng học sinh không cao

Một số ít giáo viên vẫn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học thườngquan niệm: Dạy sao cho hết bài, sao cho đúng với SGK và sao cho đảm bảo đủ 5bước để không bị phê bình khi có đoàn kiểm tra; Chưa quan tâm đến việc học sinhcó hiểu bài hay không, học sinh học để làm gì? những kiến thức dạy có phù hợp với

sự tiếp thu của học sinh hay không? các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy “ngoàiSGK”

Một số giáo viên có năng lực nhưng không nhiệt tình, chỉ “Làm hàng” nhữngtiết thao giảng, còn những tiết khác thì dạy qua loa, chiếu lệ

Trang 7

Một số giáo viên cao tuổi không chịu khó tiếp cận công nghệ thông tin,không biết soạn bài trên máy, nhờ người in giáo án, không biết khai thác tài liệutrên Internet, không biết sử dụng CNTT trong dạy học.

- Về năng lực sư phạm: Một số giáo viên có năng lực chuyên môn nhưng lại

thiếu năng lực sư phạm Như tổ chức giờ học không khoa học, nghệ thuật truyềnthụ, khả năng giao tiếp với học sinh, khả năng ứng xử các tình huống sư phạm cònhạn chế Có giáo viên thiếu kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục học sinh,chưa gắn việc giáo dục học sinh vào quá trình dạy học

- Năng lực làm công tác xã hội hóa giáo dục: Phần đa giáo viên ít quan tâm

đến công tác này, hoặc thực hiện công tác này một cách thụ động Kỹ năng tổ chứcmột buổi sinh hoạt lớp, một buổi họp phụ huynh còn yếu

* Chất lượng đội ngũ 2 năm gần đây:

Năm học

Số lượngGiáoviên

Trang 8

con cái, học lực từ trung bình trở xuống, đạo đức không tốt Đây là một khó khănlớn cho việc nâng cao chất lượng của nhà trường

Kết quả hai mặt giáo dục năm học 2022- 2023

Khối

lớp Sĩ số

Xếp loại học lực

Giỏi (Tốt) Khá TB (Đạt) Yếu (CĐ) Kém (CĐ)

Bảng 2: Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục năm học 2022- 2023

+ Học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hoá: 02 giải

+ Học sinh giỏi cấp huyện môn TDTT: 13 giải; Các giải khác: 4 giải

+ Học sinh đậu vào THPT: 85,0%, xếp thứ 22/26 trường

* Nguyên nhân của những mặt tồn tại

- Chủ quan: Một bộ phận giáo viên năng lực còn hạn chế, chưa nhận thức đúng

đắn tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục Một số giáo viên chưa có

Trang 9

tâm huyết nghề nghiệp Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, môn thiếu, mônthừa Cán bộ quản lí chưa có những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng đội ngũ

- Khách quan: Kinh phí chi cho hoạt động giáo dục quá ít Các điều kiện về cơ

sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng với yêu cầu dạy học trong tình hìnhmới Đặc biệt, thiết bị lớp 7, 8 chương trình thay sách chưa có, không đáp ứng đượcvới yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 Số thiết bị lớp 6 được trangcấp thì không đủ và chất lượng kém, chưa sử dụng đã hỏng

Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em.Nhiều em học sinh lười học, chất lượng đạo đức của học sinh xuống cấp, chất lượngđầu vào thấp so với yêu cầu

Hiệu trưởng nhà trường của năm học 2022-2023 trở về trước chưa thực sự quantâm đến chất lượng đội ngũ, dẫn đến đội ngũ có thói quen tối ngày đầy công, thiếu tâmhuyết Những học sinh học tốt đã đi học hết các trường lân cận, kể cả những giáo viêncó tâm huyết cũng xin đi trường khác, tình trạng chảy máu chất xám của nhà trườngnhững năm gần đây đáng báo động Từ đó chất lượng học sinh cũng đi xuống mộtcách trầm trọng

Trên đây là những thực trạng về đội ngũ dẫn đến thực trạng về chất lượng họcsinh ở trường THCS Nga Yên những năm gần đây Thực trạng đó đã và đang đặt racho bản thân tôi những thách thức, những băn khoăn, trăn trở, cần phải tìm ra các giảipháp kịp thời nhằm đưa chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường ngày một nâng lênđáp ứng với yêu cầu giáo dục trong thời đại CNH, HĐH đất nước

2.3 Một số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Nga Yên.

2.3.1 Các nội dung bồi dưỡng

2.3.1.1 Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người thầy cũng luôn phải xứng đáng là tấm gươngsáng cho học sinh noi theo Do vậy trong quá trình bồi dưỡng việc nâng cao phẩmchất đạo đức của người thầy cần được coi trọng Người hiệu trưởng khi bồi dưỡngphẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên phải chú ý tới các vấn đề như: thái độ đốivới công việc, cách ứng xử trước những vấn đề, tình huống trong quan hệ với đồngnghiệp, với học sinh Người thầy muốn làm tốt công tác giáo dục phải có tác phongmẫu mực, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, phải xây dựng được

uy tín đối với học sinh với phụ huynh và đồng nghiệp Phải xây dựng thói quen làmviệc có kỉ cương, nền nếp, lương tâm, trách nhiệm

Trong lĩnh vực giáo dục, nhận thức của người thầy càng có tầm quan trọng đặcbiệt, bởi vì thầy giáo là “kỹ sư tâm hồn”, người thầy giáo không chỉ là người truyềnđạt kiến thức cho học sinh mà còn là một nhà giáo dục: Giáo dục tư tưởng, đạo đức,giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Hiện nay, một bộ phận giáo viên có lúc chưa

Trang 10

nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình Công việc bồi dưỡng, nâng cao nhậnthức cho giáo viên cần phải được thực hiện thường xuyên, tuyên truyền sâu rộngđến các đoàn thể, tổ bộ môn và từng giáo viên.

Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ giáo dục và đào tạo Đó là việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ đồng thờicũng là người tuyên truyền viên chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước đến các em học sinh và đến tới quần chúng nhân dân Do đó người hiệutrưởng cần phải tăng cường công tác bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất,năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Bồi dưỡng tư tưởng chínhtrị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viênnhằm tạo sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích về mặt xã hội trong côngcuộc đổi mới đất nước hiện nay Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin

và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ vai trò, vị trí, tráchnhiệm của mình đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi bậc THCS Bồi dưỡng lòngnhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên vì lòng nhân ái tình thương yêu con người làcái gốc của đạo lý làm người Với giáo viên thì tình thương yêu ấy là cốt lõi, là cộinguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản của giáo dục Tình thươngyêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viêncó trách nhiệm cao hơn với sứ mạng cao cả của mình Đối với người giáo viênTHCS, lòng yêu nghề, sự say mê nghề, sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khókhăn trong việc học tập, rèn luyện, toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp giáo dục là biểuhiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp Những phẩm chất trên khôngchỉ hình thành trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm mà là kết quả của một quátrình học tập và rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong suốt cuộc đời

Bởi vậy việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làviệc làm quan trọng, thiết yếu cần được đẩy lên hàng đầu

Bên cạnh đó Hiệu trưởng phải xây dựng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáoviên Bởi lòng nhân ái, tình yêu thương là cái gốc của đạo lí làm người Đối vớingười giáo viên thì tình yêu thương là cốt lõi, là đặc trưng của giáo dục Tình yêuthương học sinh là điểm xuất phát của mọi sáng tạo sư phạm, làm cho mỗi giáoviên có trách nhiệm với công việc

Nhận thức của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục của nhàtrường Nếu mọi người nhận thức đúng, thông suốt thì công việc sẽ được thực hiệnmột cách trôi chảy và đưa đến hiệu quả cao Chính vì lẽ đó, khi triển khai bất kỳ vănbản nào của ngành hoặc của trường, Ban giám hiệu đều lấy ý kiến của cán bộ giáoviên, nhân viên Thực hiện tốt điều này đã giúp cho guồng máy của nhà trường hoạtđộng nhịp nhàng và đạt được hiệu quả khả quan

Việc xây dựng mối đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, cũng làmột trong các mục tiêu bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ Tinh thần đoàn kếttrong tập thể phải được xây dựng trên cơ sở đấu tranh vì lợi ích chung Sự đoàn kết

Trang 11

trong tập thể còn biểu hiện ở ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, ở sự cộng tác giữangười này với người khác Tập thể tiến bộ phải có dư luận lành mạnh, dư luận đó cótác dụng động viên kịp thời những việc làm tốt và ngăn chặn những thái độ và hành vixấu.

Bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên nắm vững và thực hiện tốt đường lối quanđiểm giáo dục, có nhận thức chính trị sâu sắc và hết lòng thương yêu học sinh luôn tậntâm, sáng tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Chấp hành nội quy, quy chế củangành, của nhà trường, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách, luật pháp nhà nước.Mỗi thành viên phải xây dựng cho mình thói quen “sống có trách nhiệm”, đồng thờivận động mọi người xung quanh mình phải có ý thức đó Luôn có ý chí phấn đấuvươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng cao của đội ngũ, phấnđấu trở thành con người mới có phẩm chất, năng lực, sức khoẻ là những tấm gương sángcho học sinh noi theo

- Bồi dưỡng thông qua các hội thảo, chuyên đề: Hiệu trưởng lồng ghép việcgiáo dục đạo đức cho giáo viên thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, từ đó giáo viênnâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với công tác giáo dục, trongmọi công việc, mọi hoạt động đều phải đặt quyền lợi của tập thể, đặt quyền lợi của họcsinh lên hàng đầu

- Bồi dưỡng thông qua các cuộc họp hội đồng, họp chi bộ hàng tháng, các buổigiao ban hàng tuần

- Bồi dưỡng thông qua các tiết thao giảng dự giờ giáo viên Sau mỗi tiết dự giờhiệu trưởng có thể nhận xét về nội dung bài dạy, phương pháp truyền thụ đồng thờilồng ghép việc giáo dục đạo đức, nhận thức nghề nghiệp cho giáo viên

- Bồi dưỡng thông qua các hoạt động ngoại khoá

- Hiệu trưởng cũng có thể gặp gỡ, trao đổi riêng đối với những giáo viên cónhận thức lệch lạc, chậm tiến Quan tâm hơn về hoàn cảnh, điều kiện gia đình, trao đổiđể hiểu hơn về tâm tư nguyện vọng của những giáo viên có nhận thức chưa tốt

2.3.1.2.Bồi dưỡng năng lực chuyên môn:

* Bồi dưỡng kiến thức môn học và việc đổi mới phương pháp dạy học:

- Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên thường xuyên tìm kiếm tư liệu, tài liệu cóliên quan đến bộ môn mình giảng dạy Đặc biệt giáo viên phải nắm vững chuẩnkiến thức kỹ năng của bộ môn

- Giao cho giáo viên có năng lực kèm cặp bồi dưỡng những giáo viên nănglực hạn chế Hiệu trưởng thường xuyên kết hợp với giáo viên có kiến thức vữngvàng và có phương pháp sư phạm tốt đi dự giờ, góp ý cho những giáo viên cònyếu Đồng thời yêu cầu bản thân giáo viên đó thường xuyên đi dự giờ để học hỏiđồng nghiệp

Trang 12

- Bồi dưỡng khả năng nắm bắt yêu cầu từng kiểu bài, có đủ kiến thức vữngvàng để dạy tất cả các khối lớp.

- Phát huy, kích thích sự sáng tạo, việc đổi mới phương pháp của giáo viêntrong giảng dạy Đặc biệt là phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của họcsinh trong giờ học

- Tạo điều kiện để giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phươngpháp dạy học do Sở Giáo dục- đào tạo và Phòng Giáo dục- đào tạo tổ chức

- Giao cho 2 tổ chuyên môn chọn cử giáo viên có năng lực chuyên mônvững vàng chuẩn bị các tiết dạy mẫu để đồng nghiệp dự Đặc biệt chú trong vào cáctiết dạy khó tròn chương trình giáo dục phổ thông 2018 để cả tổ xây dựng giáo án,

dự giờ và rút kinh nghiệm

- Đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập củahọc sinh

* Bồi dưỡng năng lực sử dụng đồ dùng dạy học

Đối với những giáo viên hạn chế về năng lực sử dụng đồ dùng dạy học,trước hết hiệu trưởng cần kiểm tra chặt chẽ việc có sử dụng hay không sử dụng đồdùng thông qua sổ mượn đồ dùng, thông qua sổ kế hoạch giảng dạy, thông quakiểm tra kế hoạch bài dạy Thường xuyên nhắc nhở để giáo viên tích cực sử dụng

đồ dùng dạy học hiện có trong phòng thiết bị

Dự giờ đột xuất để kiểm tra ý thức, thái độ sử dụng đồ dùng của giáo viên

Dự giờ có báo trước để kiểm tra năng lực sử dụng, xử lý đồ dùng dạy họcYêu cầu mỗi giáo viên phải nắm vững danh mục đồ dùng dạy học của mônmình cần phải sử dụng, nắm vững danh mục đồ dùng đã được cấp, có kế hoạch làmnhững đồ dùng chưa có

Để sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học yêu cầu mỗi giáo viên phải nghiêncứu kỹ bài dạy, cách sử dụng đồ dùng trong bài Nếu không nghiên cứu kỹ bài vàtìm hiểu kỹ cách sử dụng thì không những sử dụng không hiệu quả mà còn phản tácdụng, mất thời gian

Giáo viên cần sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích

- Bồi dưỡng về kiến thức tin học để giáo viên ứng dụng thành thạo côngnghệ thông tin vào giảng dạy

2.3.1.3 Bồi dưỡng năng lực sư phạm:

Đây là một yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên.Năng lực sư phạm bao gồm: năng lực tổ chức quá trình dạy học và tổ chức quátrình giáo dục Người giáo viên phải có tri thức khoa học sâu rộng, vững chắc để từđó phát triển năng lực sư phạm Do vậy cần tập trung bồi dưỡng những nội dung cơbản sau:

Trang 13

Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những điều chỉnh, hoặc đổi mới trong nộidung hoặc phương pháp giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng mônhọc trong chương trình Đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục theo hướngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực thiết kế giáo án môn học, năng lực ra đề kiểmtra, chấm bài, trả bài

Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáodục

Đối với giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động tậpthể, năng lực thuyết phục, cảm hoá học sinh

Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục tronglớp Đồng thời là người cố vấn trong tập thể học sinh, là người trực tiếp giáo dụchọc sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rènluyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh trong lớp Do đó giáo viên chủ nhiệm cầnrèn luyện kỹ năng vận dụng các tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động

và đa dạng trong quá trình giáo dục học sinh của mình

2.3.1.4 Bồi dưỡng năng lực công tác xã hội hoá giáo dục

Đây là một trong các nhóm giải pháp để phát triển giáo dục của Đảng và Nhànước trong thời kỳ CNH, HĐH, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dâncùng làm" Nhờ giải pháp này mà trong những năm gần đây cơ sở vật chất giáo dụccủa chúng ta đã có nhiều khởi sắc Là những người làm công tác giáo dục cần traudồi năng lực công tác xã hội hóa giáo dục Giáo viên cần biết động viên, thu hútcác lực lượng ngoài nhà trường vào hoạt động giáo dục, nhất là lực lượng phụhuynh học sinh

Phải làm cho giáo viên nắm được nội dung, yêu cầu của xã hội hoá giáo dục là

"khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáodục Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thườngxuyên học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập"

Lập chương trình kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo công tác này một cách nghiêmtúc, khoa học để giáo viên có cơ sở thực hiện Giáo viên cũng phải tự mình học tập,

tự mình tạo mối liên hệ nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh

2.3.2 Các hình thức bồi dưỡng:

Trang 14

từng giai đoạn và kịp thời biểu dương, khen thưởng Cần xây dựng công tác tự họcmột cách tự giác, có ý thức.

2.3.2.2 Bồi dưỡng tại trường:

Đây là hình thức bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện vàhoàn cảnh của đa số giáo viên Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi các cấp

là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng Họ vừa là người gương mẫu đi đầutrong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm giúp đỡ những thành viên trong tổ Cảitiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng mang lại hiệu quả bồidưỡng tốt

Tổ chức thao giảng định kì, thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn Thực hiệntốt kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất Coi trọng công tác góp ý, đánh giágiờ thao giảng để đồng nghiệp rút kinh nghiệm

Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề Có thể mời chuyên viên Phòng đểcung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc củagiáo viên khi dạy những bài khó, chương khó Hoặc nhà trường tự tổ chức, giaocho tổ trưởng chuyên môn, những người có năng lực cao chuẩn bị nội dung theochủ đề hội thảo Khi đã thống nhất thì phải quyết tâm biến nó thành hiện thực sâurộng

Cần dành nhiều thời gian cho sinh hoạt chuyên môn và ưu tiên cho việc giảiquyết những vướng mắc trong chuyên môn Tổ chức đúc rút kinh nghiệm theo từngchuyên đề, từng loại bài cụ thể, sau đó thử nghiệm lại qua các giờ dạy và rút ra kinhnghiệm chung

Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học Khuyến khích độngviên phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học Cần tổ chứcnghiệm thu, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm một cách nghiêm túc, có sự đánh giákhách quan và những sáng kiến kinh nghiệm cần được áp dụng phổ biến cho giáoviên toàn trường Đặc biệt trong thời đại KHCN TT bùng nổ, nếu mỗi giáo viênkhông tự trang bị cho mình một vốn kiến thức tin học thì đồng nghĩa với tụt hậu, dovậy hiệu trưởng cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng tin học cho đội ngũ giáoviên

2.3.2.3 Bồi dưỡng qua các lớp chuyên đề:

Hiệu trưởng sắp xếp, bố trí để cho toàn thể giáo viên được tham gia các lớpchuyên đề do Sở giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức Sau mỗi lần giáo viên đi tiếpthu chuyên đề, hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên ứng dụng chuyên đề vào cáctiết dạy và kiểm tra việc nắm bắt cũng như thực hiện chuyên đề bằng hiệu quả giờdạy của giáo viên Cần có sự đánh giá, xếp loại, nhắc nhở qua mỗi chuyên đề

2.3.3 Các biện pháp bồi dưỡng:

2.3.3.1 Phối hợp sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể:

Trang 15

Để làm tốt công tác bồi dưỡng, người hiệu trưởng phải biết dựa vào các tổchức nòng cốt trong nhà trường như chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên,…đểtổ chức các phong trào thi đua Gắn chuyên môn với công tác đoàn thể, tổ chứcphong trào thi đua, hội giảng chào mừng các ngày lễ như ngày thành lập Đảng cộngsản Việt Nam 3/2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn TNCS HCM26/3 Gắn các cá nhân trong đội ngũ vào các đoàn thể, tạo ra động lực thi đua trongcác đoàn thể, hướng các đoàn thể vào nhiệm vụ chính trị của nhà trường là thựchiện tốt công tác dạy và học.

2.3.3.2 Thực hiện tốt nền nếp và nội dung sinh hoạt chuyên môn:

Tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường, ngườihiệu trưởng phải biết phát huy tối đa vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong côngtác bồi dưỡng đội ngũ Nếu công tác sinh hoạt chuyên môn có kế hoạch, có nộidung cụ thể, thiết thực thì sẽ có tác dụng rõ rệt trong việc bồi dưỡng đội ngũ Ngườihiệu trưởng cần chỉ đạo sát sao kế hoạch, nền nếp, nội dung sinh hoạt chuyên môn.Không biến các buổi sinh hoạt chuyên môn thành các buổi giải quyết sự vụ, đánh giá,kiểm điểm

2.3.3.3 Đẩy mạnh công tác dự giờ, thao giảng:

Hiệu trưởng phải có kế hoạch dự giờ một cách cụ thể từng tuần, từng tháng.Tăng cường công tác dự giờ đột xuất, bởi việc dự giờ đột xuất sẽ đánh giá thựcchất chất lượng giáo viên Nhiều giáo viên chỉ chuẩn bị chu đáo và dạy tốt nhữngtiết thao giảng, còn những tiết khác thì dạy qua loa, chiếu lệ “tối ngày, đầy công”.Khi dự giờ đột xuất, BGH có thể mời tổ trưởng chuyên môn hoặc giáo viên có nănglực vững vàng cùng dự để đánh giá cho khách quan Sau dự giờ cần chỉ ra những

ưu, nhược để giáo viên rút kinh nghiệm

Công tác thao giảng cần được tổ chức thường xuyên, có thể thao giảng theođợt thi đua, có thể thao giảng theo chuyên đề Sau mỗi lần thao giảng, mỗi cá nhânsẽ có điều kiện trau dồi thêm kiến thức, lớn lên về năng lực sư phạm về phươngpháp giảng dạy Hiệu trưởng cần có kế hoạch thao giảng cụ thể, kiểm tra kết quảqua tổ trưởng, có rút kinh nghiệm theo từng đợt Đưa kết quả thao giảng vào đánhgiá thi đua trong mỗi học kỳ

2.3.3.4 Duy trì tốt hoạt động sinh hoạt cụm chuyên môn:

Đây là một hoạt động chuyên môn đã được nhà trường thực hiện nhiều năm.Song để cho hoạt động này có hiệu quả, hiệu trưởng cần có kế hoạch cụ thể, cókiểm tra, đôn đốc Khi đã lập kế hoạch cần thực hiện nghiêm túc và đánh giá việcthực hiện kế hoạch Việc thực hiện công tác sinh hoạt chuyên môn liên trường, giáoviên các trường sẽ có những học hỏi, rút kinh nghiệm giữa giáo viên các trườngtrong cụm, từ đó bổ sung những phương pháp cũng như những kiến thức còn thiếu,học hỏi những ưu điểm của bạn Làm tốt công tác này, mỗi giáo viên sẽ có điềukiện bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ rất có hiệu quả

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w