1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường thpt

98 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

1 TÊN SÁNG KIẾN: Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho

học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THPT 1

2 NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU 1

3 CÁC THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT 1

4 MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM 1

4.1 Tên giải pháp: 1

4.2 Tình trạng và nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ: 2

5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN 3

6 MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN 4

7 NỘI DUNG 5

7.1 THUYẾT MINH GIẢI PHÁP CẢI TIẾN 5

7.1.1 Giải pháp 1: Củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn nghị luận; thao tác chứng minh trong bài nghị luận dành cho HSG môn Ngữ văn 5

7.1.2 Giải pháp 2: Sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát hệ thống tác phẩm cho phần chứng minh và đọc, tích lũy kiến thức nâng cao về tác giả, tác phẩm 11

a Nội dung giải pháp: 11

b Cách thức tiến hành 14

7.1.3 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự rèn kĩ năng chứng minh 26

a Nội dung giải pháp: 26

b.1 Giáo viên xây dựng hệ thống đề, đáp án và giao cho học sinh thực hành 52

7.2 THUYẾT MINH VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 61

7.2.1 Đối tượng áp dụng của sáng kiến 61

7.2.2 Phạm vi áp dụng của sáng kiến 61

7.3 THUYẾT MINH VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA SÁNG KIẾN 61

7.3.1 Lợi ích kinh tế 61

Trang 2

7.3.2 Lợi ích xã hội 61

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA: RÈN KĨ NĂNG CHỨNG MINH TRONG KIỂU BÀI NGHỊLUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI QUA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 67

PHỤ LỤC 2: VĂN BẢN XÁC NHẬN ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 90

1 Trường THPT Yên Dũng số 1: 90

2 Trường THPT Yên Dũng số 2: 91

3 Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang 92

4 Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Bắc Giang 94

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁPVÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1 TÊN SÁNG KIẾN: Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THPT.

2 NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: 01/9/20223 CÁC THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT: không

4 MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM

4.1 Tên giải pháp:

Kiểu bài lí luận văn học không phải là một kiểu bài mới, nó đã tồn tại rất lâu, gần như là cố định trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia môn Ngữ văn những năm gần đây với cách ra đề, với số điểm Thế nhưng trên thực tế, chưa có một tài liệu chính thống nào hướng dẫn về cách làm kiểu bài này một cách cụ thể và bài bản

Trong cuốn Luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 của mình tác giả

Đỗ Ngọc Thống đã hướng dẫn cách làm một số dạng đề câu nghị luận văn học Theo tác giả, câu nghị luận văn học gồm một số dạng đề sau: “Nghị luận về một bài thơ/ đoạn thơ”(gồm: phân tích và làm sáng tỏ một khía cạnh của bài thơ, đoạn thơ, phân tích một đoạn thơ cụ thể, cho sẵn trong đề); “Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi” (gồm: làm rõ một giá trị, một đặc điểm của tác phẩm hoặc đoạn trích, nêu cảm nhận về một đoạn trích trong tác phẩm đã học, phân tích tình huống truyện và nêu cảm nhận về một chi tiết hay một nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, phân tích một nhân vật hoặc một hình tượng trong tác phẩm); “nghị luận về một ý kiến bàn về văn học” Qua việc lấy đề minh họa cho cách phân chia dạng đề của tác giả chúng tôi hiểu rằng kiểu bài lí luận văn học mà chúng tôi đang bàn tới được xếp vào dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Sau khi đưa ví dụ, tác giả chỉ đưa ra lưu ý chung về việc phân tích, nêu cảm nhận cho cả ba dạng đề chứ không hướng dẫn kĩ năng đi vào kiểu bài lí luận văn học.

Trong một công trình nghiên cứu khác của mình dành cho đối tượng học sinh giỏi:

Tài liệu chuyên Văn tập 2, tác giả Đỗ Ngọc Thống chỉ rõ có những dạng đề sau dành cho

học sinh giỏi Văn: Đề yêu cầu cảm thụ tác phẩm văn học và đề yêu cầu phân tích, bình

luận về một vấn đề văn học Nói về dạng đề thứ hai, tác giả cho rằng: vấn đề văn học có thể là một vấn đề lí luận văn học, một vấn đề văn học sử hoặc một vấn đề nghiêng về nội dung tư tưởng của tác phẩm Đối với các kì thi học sinh giỏi quốc gia, các vấn đề lí luận

văn học hoặc văn học sử luôn được đặt ra Theo tác giả, dù bàn về một vấn đề lí luận hay

Trang 4

văn học sử thì đề cũng không bao giờ tách rời việc phân tích cảm thụ tác phẩm văn học, kiểm tra kiến thức tác phẩm văn học Ngay cả những đề tưởng như chỉ yêu cầu thuần túy lí luận văn học, thì cũng không có nghĩa là học sinh chỉ biết bàn bạc xung quanh các kiến thức lí luận Và phần lớn những đề bàn về một vấn đề văn học sử hay lí luận văn học đều có yêu cầu gắn với việc phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ Như thế, tác giả Đỗ Ngọc Thống đã chỉ rõ, kiểu bài lí luận văn học mà chúng tôi đang bàn tới chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia môn Ngữ văn, thực chất nó nằm trong dạng đề nghị luận về một vấn đề văn học hoặc nghị luận về một ý kiếnbàn về văn học Những gợi ý của tác giả mới chỉ dừng lại ở thao tác nhận diện đề với chỉ dẫn: dù đề có yêu cầu hay không yêu cầu, học sinh vẫn cần phải phân tích tác phẩm để làm rõ cho vấn đề lí luận, chưa đưa ra định hướng về kĩ năng bồi dưỡng học sinh như thế nào để giải quyết tốt kiểu bài này.

Những năm gần đây, chúng tôi luôn tìm tòi và đã viết nhiều chuyên đề nghiên cứukhoa học đưa ra những giải pháp cụ thể giúp cho HS chủ động trong kĩ năng làm văn để nâng cao năng lực viết văn nghị luận, nhất là các đề bài nâng cao dành cho HSG Cụ thể, chúng tôi đã viết và áp dụng vào thực tế giảng dạy HSG những chuyên đề sau:

- Kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi với kiểu bài lí luận văn học

- Các lỗi thường gặp ở kiểu bài lí luận văn học trong bài thi học sinh giỏi môn Ngữ văn- Bồi dưỡng năng lực diễn đạt trong làm văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông- Rèn kỹ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý trong bài văn nghị luận cho HSG

4.2 Tình trạng và nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ:

Các giải pháp cũ nêu trên đã khái quát lại những kiến thức cơ bản về văn nghị luận, cách diễn đạt trong văn nghị luận, về kiểu bài NLVH, nhất là kiểu bài lí luận văn học để giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn đúng đắn về văn nghị luận, các kiểu bài vănnghị luận trong đề thi HSG Hình thành ở học sinh những kĩ năng khi làm bài, thực tế vậndụng vào những bài làm cụ thể nhằm định hướng cho học sinh cách đối mặt và giải quyết các vấn đề lí luận VH

Nghiên cứu, xem xét kĩ lưỡng các giải pháp trên, chúng tôi nhận thấy vẫn cònnhững nhược điểm, hạn chế:

+ Ở một vài đề tài, vẫn còn đôi chỗ chưa thật chuẩn xác về kiến thức và kĩ năng.+ Nặng về cung cấp kiến thức, cung cấp những bài văn mẫu dễ khiến cho học sinhtiếp nhận một cách thụ động, thiếu sáng tạo và có tư tưởng ỷ lại, lệ thuộc vào tài liệu

+ Chưa quan tâm đích đáng đến việc rèn phương pháp, rèn kĩ năng chứng minhtrong kiểu bài lí luận văn học cho học sinh, chưa có giải pháp nào đề cập một cách toàndiện, hệ thống, chuyên sâu đến rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài lí luận văn học

Trang 5

HSG môn Ngữ văn

Do đó, đây vẫn là một vấn đề cần được nghiên cứu tìm hiểu kĩ lưỡng Việc tìm

hiểu chuyên đề Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận vănhọc cho học sinh giỏi môn Ngữ văn ở trường THPT là cái nhìn tổng hợp đồng thời là

sự chia sẻ những kinh nghiệm riêng của chúng tôi trong quá trình bối dưỡng HSG

5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các

trường THPT Học sinh giỏi nói đúng nghĩa là học sinh có năng khiếu và năng lực vănchương Năng khiếu là bẩm sinh, là của cải trời cho, là khả năng, tư chất của học sinhtrong việc cảm nhận văn học Năng lực được hình thành nhờ vào quá trình học tập, traudồi Trên thực tế, nhiều em có năng khiếu song năng lực chưa tốt Năng lực có thểchuyển hóa thành năng khiếu nếu có hướng bồi dưỡng đúng đắn, thích hợp Nói như vậy

để thấy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có vai trò vô cùng quan trọng.

Bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức về tác phẩmvà kiến thức lí luận văn học cho các em Văn học không phải là sự cộng gộp giản đơn củanhững yếu tố ấy Kiến thức lí luận cần được hiểu là khung lí thuyết của tác phẩm, là chìakhóa để giải mã ý nghĩa của văn bản văn học và tạo cho văn bản văn học những “đờisống mới” Nhận thức được tầm quan trọng đó của kiến thức lí luận, trong đề thi học sinhgiỏi cấp tỉnh, kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học đặt ra trong tác phẩm trởthành kiểu bài có vị trí quan trọng Những năm gần đây, với thang điểm 20 của đề thi,kiểu bài này thường chiếm một số lượng điểm lớn: 10/20 điểm, đòi hỏi học sinh phải đầutư nhiều thời gian và tâm huyết dành cho câu hỏi này

Trong các thao tác, kĩ năng làm kiểu bài lí luận văn học, học sinh thường lúngtúng ở khâu phân tích tác phẩm để chứng minh cho một vấn đề lí luận Đa phần, các emchưa thực sự thuần thục trong việc lựa chọn tác phẩm để chứng minh hoặc phân tích tácphẩm thuần túy, chưa bám sát định hướng lí luận Điều này, sẽ khiến cho bài viết thiếulogic, thiếu tính liên kết, tính hệ thống giữa các bước giải thích - bình luận - chứng minhkhông nhất quán Vì thế, về mặt tổng thể bài viết sẽ không có sức thuyết phục, khôngthỏa mãn được yêu cầu đặt ra.

Chương trình sách giáo khoa chỉ đưa ra những bài học thuần túy cung cấp kiến

thức lí luận văn học như: Văn bản văn học, Phong cách văn học, Quá trình văn học, Giátrị văn học, Tiếp nhận văn học…Với học sinh giỏi kiến thức thôi chưa đủ Thực tế cho

Trang 6

thấy nhiều em không có “năng lực” xử lí kiến thức sao cho khéo léo, nhuần nhuyễn, hợplí Như trên đã nói, cần phải hình thành năng lực, kĩ năng cảm nhận và làm bài cho cácem Theo chúng tôi, muốn nâng cao chất lượng bài viết của học sinh giỏi, cũng là nângcao chất lượng của môn Ngữ văn thì cần phải làm tốt việc rèn kĩ năng cho học sinh

Căn cứ vào lí do nêu trên, sáng kiến này chúng tôi hướng đến Rèn kĩ năng chứngminh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữvăn ở trường THPT.

6 MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

- Thứ nhất: Khái quát cơ sở lí luận và thực tiễn để giáo viên và học sinh có cái

nhìn khái quát về văn nghị luận, thao tác chứng minh trong bài văn nghị luận dành chohọc sinh giỏi; những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh trong việc dạy - học kĩnăng chứng minh Từ đó hình thành phương pháp tư duy khoa học, chặt chẽ cho HSGvăn Đề xuất một số phương pháp trang bị tri thức và rèn kĩ năng chứng minh trong kiểubài lí luận văn học.

- Thứ hai: Hướng dẫn chi tiết học sinh thực hành thao tác chứng minh thông qua

các dạng bài cụ thể Do đó đề tài sẽ là một công cụ đắc lực hướng dẫn HS kĩ năng vậndụng, từ đó HS sẽ thuần thục trong khâu chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề líluận văn học, là tiền đề quan trọng giúp cho bài viết của HS thuyết phục được người đọc.

- Thứ ba là đối với GV: Đề tài là một cơ hội để chúng tôi giao lưu với các đồng

nghiệp về chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.Với mục tiêu trình bày vấn đề một cách dễ hiểu và các nội dung nêu ra có thể phụcvụ cho mục đích thiết thực nhất của công tác bồi dưỡng HSG Ngữ văn; chúng tôi chủtrương trình bày từ lí thuyết đến thực hành, từ nội dung khái quát đến những vấn đề chitiết

7 NỘI DUNG

7.1 THUYẾT MINH GIẢI PHÁP CẢI TIẾN

7.1.1 Giải pháp 1: Củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn nghị luận; thao tác chứng minh trong bài nghị luận dành cho HSG môn Ngữ văn

a Nội dung giải pháp:

Để việc rèn kĩ năng viết phần chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề líluận văn học cho học sinh giỏi có hiệu quả, chúng tôi thực hiện khâu củng cố kiến thức,

Trang 7

giúp học sinh nắm chắc đặc điểm, cấu tạo, vai trò của văn nghị luận và thao tác chứng

minh trong bài văn nghị luận Đây là phần kiến thức học sinh đã được trang bị từ cấp họcTHCS, song học rải rác ở các khối lớp, không hệ thống, thường mang tính lý thuyết đơnthuần Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện củng cố kiến thức bằng các hình thức: Dạy trựctuyến kiến thức, kĩ năng về văn nghị luận và thao tác chứng minh trong bài lí luận vănhọc,giao bài tập cho học sinh tự củng cố kiến thức tại nhà, kiểm tra việc nắm kiến thức cơbản tại lớp.

loại văn trong đó người viết (người nói) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nàođó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, tánđồng những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất Như vậy,có thể hiểu: Văn nghị luận là một loại văn bản nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, tháiđộ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề văn học, chính trị, đạođức, lối sống và được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với nhữnglập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục.

Nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ

bản là: Vấn đề nghị luận (luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (luận chứng)

Văn nghị luận là văn của tư duy lôgic cho nên các yếu tố tạo nên nội dung của nólà các sản phẩm của tư duy trừu tượng, thường được gọi là các luận điểm (các ý) Vănnghị luận cũng có dùng các yếu tố miêu tả, tự sự trong các dẫn chứng thực tế, thậm chícòn dùng cả các yếu tố của thông tin tình cảm, nhưng đại bộ phận nội dung của nó là cácluận điểm Luận điểm là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra Ví dụ,

Trang 8

nhận định về nghệ thuật của Truyện Kiều, Hoài Thanh nêu ra luận điểm: Nguyễn Du đãtái tạo lại cuộc sống đương thời và sáng tạo ra một thế giới có thật Để thuyết minh cho

luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ Một bài văn nghị luận có thểcó một số luận điểm lớn và nhiều luận điểm nhỏ Các luận điểm ấy liên kết với nhau đểsoi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của bài Nội dung cụ thể của luận điểm trongtừng bài văn nghị luận rất đa dạng Luận điểm trong bài văn nghị luận có vị trí, tầm quantrọng khác nhau

Trong văn nghị luận, muốn có được luận điểm chính xác thì phải có hai điều kiện:có nhiều luận cứ đáng tin cậy và có cách luận chứng đúng đắn thuyết phục Luận cứ là

các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm Có hai loại luận cứ: thực tế (củađời sống và văn học được dùng làm dẫn chứng) và lí lẽ (các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã

được công nhận) Luận cứ của lập luận phải chân thực, xác đáng và toàn diện Muốn vậy,khi sử dụng luận cứ, phải xem xét, cân nhắc, thẩm tra, nhất là những luận cứ then chốt.Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ: luận điểm đứng được làdựa vào luận cứ, còn luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận điểm Trong nội bộ các luậncứ, lí lẽ và dẫn chứng cũng soi sáng cho nhau: lí lẽ tạo cho dẫn chứng khả năng thuyếtminh cho luận điểm, còn dẫn chứng thực tế lại làm cho lí lẽ có nội dung, có sức nặng.

Có luận điểm, luận cứ rồi, còn phải biết làm cho luận cứ nói lên luận điểm, làm

sao cho lí lẽ và dẫn chứng thực tế phối hợp với nhau để thuyết minh cho luận điểm mộtcách mạnh mẽ, nổi bật, thuyết phục Muốn vậy thì phải biết cách luận chứng Luận chứnglà sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm Thực chấtcủa luận chứng là cách đưa luận cứ vào quỹ đạo lôgic để tạo thành sức thuyết phục Luậnchứng phải chặt chẽ, dẫn chứng phải được phân tích, giải thích thì mới có giá trị chứngminh Luận chứng phải tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại để xem xét chocạn hết lí lẽ.

Nội dung của bài văn nghị luận không phải là sự liệt kê tùy tiện các ý Chúng phảiđược tổ chức, liên kết ý, tức là chúng phải được nối với nhau theo những quan hệ nhấtđịnh Cách trình bày chúng từ đầu bài đến cuối bài phải theo những cách thức, quy tắcnhất định Nội dung của bài văn nghị luận có thể xem là một tổ chức của chủ đề, ý lớn, ýnhỏ thành một hệ thống, một cấu trúc chặt chẽ.

Bài văn nghị luận không chỉ có các yếu tố tạo nên nội dung mà còn cần có cácthao tác tổ chức nên nội dung Điều đó có liên quan đến các cách trình bày nội dung trong

Trang 9

đoạn văn và các thao tác lập luận của văn nghị luận như: Phân tích và tổng hợp, giảithích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ Các cách trình bày nội dung và các thaotác lập luận phải được vận dụng phù hợp và linh hoạt trong bài văn nghị luận.

Làm bài văn nghị luận là một quá trình gồm hai giai đoạn là tổ chức bài văn (còngọi là tạo ý hay lập ý) và thực hiện bài văn (còn gọi là hành văn) Ở giai đoạn thứ nhất, tathực hành hai công việc chính là tìm hiểu đề và lập dàn bài Giai đoạn tổ chức bài vănchính là quá trình chuẩn bị chất liệu, những nguyên vật liệu để xây dựng bài văn Đó làbước phân tích đề, các luận điểm, luận cứ, các ý lớn, ý nhỏ ; Các dẫn chứng thơ vănphục vụ trực tiếp cho bài văn, các dẫn chứng thơ văn liên quan dùng để liên hệ so sánh;Các nhận định của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, của SGK có liên quan đến vấnđề cần nghị luận Sau khi đã tìm hiểu đề, chuẩn bị chất liệu cho bài văn, cần lập thànhdàn bài, tức là tìm ý và chọn lựa, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trật tự hợp lí đểlàm sáng tỏ luận đề Ở giai đoạn thứ hai, giai đoạn thực hiện bài văn, trên cơ sở những ýđã được phác thảo ở dàn bài, ta viết các câu văn/ đoạn văn và hoàn thành, chỉnh sửa bàiviết.

b.2 Hệ thống hóa, củng cố cho học sinh về thao tác chứng minh trong bài vănnghị luận dành cho HSG môn Văn

* Thao tác chứng minh trong bài văn nghị luận

Thao tác lập luận chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng đểlàm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấnđề; là dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận đểkhẳng định một luận điểm (ý kiến, nhận định, đánh giá) đúng hay sai, có lợi hay hại, đáng

tin hay không đáng tin Có thể chứng minh một vấn đề văn học như: Văn chương gây chota những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có (Hoài Thanh).

Chứng minh một vấn đề văn học là dùng dẫn chứng văn học là chủ yếu và lí lẽ để khẳngđịnh một nhận định về văn học.

Thông thường việc chứng minh bao gồm các bước:- Xác định luận đề cần chứng minh

- Đưa ra dẫn chứng phù hợp

- Phân tích dẫn chứng ở khía cạnh chứng minh cho luận đề- Khẳng định luận đề đã được chứng minh

Trang 10

* Vị trí của thao tác chứng minh trong bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho

HSG môn Ngữ văn

Thao tác chứng minh đòi hỏi chúng ta phải làm sáng tỏ chân lí bằng các dẫn chứngvà lí lẽ Khi ta đã chấp nhận cái chân lí thể hiện trong một ý kiến, nhận định nào đó, ta sẽphải thuyết phục người khác cùng chấp nhận Phương tiện để thuyết phục người khác lànhững dẫn chứng rút ra từ văn học và kèm theo dẫn chứng là những lí lẽ dẫn dắt, phântích tạo ra những lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc

Đối với kiểu bài lí luận văn học dành cho học sinh giỏi, đối tượng bàn luận có thểlà một ý kiến, nhận định về lí luận văn học Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có kiếnthức toàn diện về văn học sử, lí luận văn học bởi lẽ đề lí luận văn học sẽ đa dạng, phongphú, liên quan đến nhiều đơn vị tri thức khác nhau Khi viết bài, yêu cầu học sinh phảigiải thích ý kiến, rút ra vấn đề nghị luận, dùng kiến thức lí luận để bàn luận vấn đề, sauđó chứng minh bằng các tác phẩm cụ thể Từ việc khảo sát một loạt các đề thi chọn họcsinh giỏi tỉnh Bắc Giang môn ngữ văn những năm gần đây, có thể nhận thấy, câu hỏiNLVH đều có hình thức đưa ra nhận định và yêu cầu học sinh bình luận, đặc biệt các đềđều không có yêu cầu cụ thể, không hạn định về ngữ liệu để chứng minh Các đề đềuhướng đến yêu cầu học sinh bằng trải nghiệm văn học, sự hiểu biết về các tác phẩm vănhọc chọn dẫn chứng là các tác phẩm nhằm làm sáng tỏ vấn đề Muốn giải quyết yêu cầunày của đề, học sinh ngoài việc cần vận dụng thao tác giải thích để xác định vấn đềLLVH được nêu ra, việc học sinh cần lựa chọn đúng, hợp lí dẫn chứng chứng minh làđiều vô cùng cần thiết Phần phân tích và chứng minh trong bài văn nghị luận về vấn đề lí

luận văn học chiếm một vị trí quan trọng quyết định việc bài văn có được triển khai đúng

hướng, vấn đề có được sáng rõ hay không và khả năng cảm thụ văn chương của học sinhnhư thế nào Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn dẫn chứng, ngữ liệu phântích, chứng minh trong bài văn sẽ khiến cả giáo viên và học sinh có thái độ đúng đắn vàdành thời gian thích đáng để rèn luyện kĩ năng này.

* Một số hình ảnh minh chứng dạy trực tuyến về kiến thức, kĩ năng làm đề lí luậnvăn học cho học sinh Đội tuyển HSG tỉnh của trường THPT Chuyên Bắc Giang

Trang 12

c Kết quả đạt được:

Học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, khôngphải là tiếp thu một cách thụ động những tri thức đã được GV sắp đặt HS chủ động họctập kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, không rập khuôn theo những khuônmẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo Học sinh nắm vững những kiếnthức, kĩ năng chứng minh nhận định lí luận văn học, bước đầu định hướng các biện phápbồi dưỡng kĩ năng làm văn nghị luận cho HS, giúp HS tự tin, chủ động, sáng tạo tronglàm bài

Trang 13

Qua thực tế áp dụng việc hướng dẫn học sinh tự củng cố kiến thức về văn nghị luậnvà thao tác chứng minh trong văn nghị luận dạng đề lí luận văn học khi giảng dạy, bồidưỡng HSG cấp tỉnh, HSG quốc gia, chúng tôi nhận thấy bài viết của học sinh đã khắcphục được một số lỗi cơ bản trong kĩ năng chứng minh nhận định lí luận văn học qua tácphẩm văn học.

Trang 14

7.1.2 Giải pháp 2: Sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát hệ thống tác phẩm cho

phần chứng minh và đọc, tích lũy kiến thức nâng cao về tác giả, tác phẩm

a Nội dung giải pháp:

Đối với kì thi học sinh giỏi môn văn ở bậc THPT, kiểu bài lí luận văn học rất phổ biến Tuy nhiên, để làm tốt kiểu bài lí luận văn học, học sinh cần có kiến thức vững chắc về hệ thống tác phẩm trong chương trình Vì đây sẽ là nguồn tư liệu chính học sinh sẽ sử dụng để làm sáng tỏ cho các vấn đề lí luận được đặt ra qua các đề bài cụ thể Bên cạnh đó, để mở rộng vốn kiến văn, học sinh cần trang bị cho mình cả kiến thức của những tác phẩm ngoài chương trình, nhất là những tác phẩm đỉnh cao của văn học Việt Nam và thế giới

Qua khảo sát các đề thi học sinh giỏi quốc gia của những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy đề thi có nhiều thay đổi nhằm điều chỉnh lại thực tiễn dạy học, mở rộng hiểu

biết về văn học cho học sinh Nhiều đề văn được ra theo kiểu đề mở gây được hứng thú

cho học sinh giỏi, kích thích được sự say mê, sáng tạo của các em Chúng tôi nhận thấy có những hướng ra đề như sau:

Đề bài đưa ra một ý kiến, nhận định của một nhà nghiên cứu lí luận, của người sángtác , yêu cầu học sinh giải thích, bình luận ý kiến và làm sáng tỏ bằng một hoặc một vàitác phẩm văn học Mục đích của dạng đề này là kiểm tra kiến thức về lí luận văn học vàkhả năng vận dụng, soi sáng vấn đề lí luận đó bằng sự cảm thụ tác phẩm văn học cụ thể;nghĩa là gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm Qua lí luậnvăn học, học sinh có căn cứ khoa học để định giá tác phẩm, ngược lại qua các tác phẩmngười viết hiểu và biết khái quát nâng cao thành những vấn đề lí luận cơ bản

Đề bài cũng có thể đưa ra một ý kiến, nhận định về lí luận văn học nhưng không yêucầu học sinh phân tích tác phẩm văn học cụ thể nào, học sinh bằng trải nghiệm văn họccủa mình có thể tự chọn tác phẩm để làm minh chứng Với dạng đề này, người viết sẽ gặpnhiều khó khăn, thử thách hơn vì chọn được đúng, trúng tác phẩm để đáp ứng tốt nhấtyêu cầu của đề không phải dễ dàng.

Tìm hiểu một số đề thi HSG tỉnh Bắc Giang của những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy rất nhiềuđề thuộc kiểu bài lí luận văn học Những hướng ra đề này đều đòi hỏi học sinh có kiến thức và kĩ năng đểbàn về một vấn đề lí luận văn học, đặc biệt cần có năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

2019Nhà văn Tô Hoài cho rằng: Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mànó ra đời.

Trang 15

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ những hiểu biết của

mình qua việc cảm nhận sự chấp nhận cuộc sống lùi lũi như con rùa nuôi

trong xó cửa của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và sự cam chịu đầy nhẫnnhục đến mức không thể nào hiểu nổi của người đàn bà hàng chài (Chiếc

thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

2020 Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc, đó cũng là hạt nhân làm nêndấu ấn của nhà thơ Hãy bình luận ý kiến trên qua việc cảm nhận 2 đoạn thơ sau: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Tây Tiến – Quang Dũng)

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về (Việt Bắc – Tố Hữu)

2021Trong bài viết Khát vọng qua những trang viết, nhà văn Bùi Hiển đã chiasẻ mong muốn: Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người.

(Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Giáo dục, 2000, tr 223) Theo anh/chị, phát hiện bất ngờ về con người trong truyện ngắn Vợ nhặt

của nhà văn Kim Lân là gì?

2022 Hình tượng nghệ thuật là tiêu điểm sáng tạo của nhà văn, làm cho vănbản ngôn từ trở thành tác phẩm nghệ thuật.

(Trích: Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2 (2005), NXB Giáo dục, trang 262)

Hãy làm rõ tiêu điểm sáng tạo của nhà văn qua một tác phẩm văn học trongchương trình lớp 12 mà anh/chị tâm đắc.

2023 Nhà phê bình văn học Bêlinxki đã khẳng định: Tác phẩm nghệ thuật sẽchết nếu nó miêu tả cuộc sốngchỉ để miêu tả, nếu nó không có sự thôi thúcchủ quan mạnh mẽ nào đó có nguồn gốc trong tư tưởng bao trùm thời đại (Lí luận văn học, Hà Minh Đức – Chủ biên, NXB Giáo dục, 2001, tr.28)

Bằng những trải nghiệm khi đọc tác phẩm văn học, anh/ chị hãy trình bàyquan điểm của mình về ý kiến trên.

Trang 16

Một vấn đề lí luận chỉ có thể được sáng rõ và thấm nhuần khi soi chiếu vào tácphẩm, thực tiễn sáng tác Trong kiểu bài lí luận văn học, học sinh cũng cần phải đảm bảonhững kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học để soi sáng, làm rõ vấn đề lí luận văn họcmà đề yêu cầu bàn luận Đó là kiến thức về tác phẩm (hoặc kiến thức văn học sử, kiếnthức về tác giả ) mà đề bài có thể cho sẵn, có thể yêu cầu học sinh tự chọn

Khi sử dụng kiến thức văn học cần chú ý chọn kiến thức thực tiễn về tác giả, tácphẩm để minh chứng cho phù hợp với vấn đề lí luận văn học trong đề bài, xác địnhnhững kiến thức văn học trọng tâm, kiến thức văn học phụ trợ Bài viết cần có nền tảngkiến thức về tác phẩm rộng, sâu

Cần lưu ý là bài viết không chỉ minh chứng bằng những tác phẩm văn học Việt Nammà có thể chọn cả những tác phẩm văn học nước ngoài để chứng minh cho vấn đề lí luận.Không chỉ chọn tác phẩm văn học trong chương trình mà còn phải biết chọn những tácphẩm văn học ngoài chương trình Việc học sinh chọn minh chứng bằng những tác phẩmvăn học nước ngoài, tác phẩm văn học ngoài chương trình cũng có thể là một tiêu chíđánh giá năng lực của học sinh giỏi Việc đọc thêm những tác phẩm văn học nước ngoàilàm cho vấn đề lí luận được nhìn nhận rộng hơn, sâu hơn, mang tính phổ quát hơn

Khi sử dụng kiến thức về tác phẩm văn học cần thể hiện sự hiểu biết chính xác và

phong phú Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Tài liệu chuyên văn, tập một, NXB

Giáo dục Việt Nam, học sinh cần nắm được nội dung tác phẩm: Cốt truyện, tính cáchnhân vật chính, những tình tiết quan trọng, chi tiết độc đáo, (tác phẩm tự sự); những câuthơ hay, hình ảnh tinh tế, (tác phẩm trữ tình) Có khi cần chính xác đến cả dấu câu vàcách ngắt nhịp đặc biệt , để khi phân tích có thể khai thác được cái hay, cái đẹp vốn cócủa tác phẩm văn chương Học sinh cũng cần nắm được hệ thống kiến thức tác phẩm vănhọc, không chỉ ở chỗ nhớ nhiều mà phải hiểu được cái hay về nội dung và nghệ thuật củanhững tác phẩm ấy để sử dụng dẫn chứng một cách linh hoạt trong bài viết.

Ngoài những kiến thức về lí luận văn học và tác phẩm, chúng tôi hướng dẫn họcsinh đọc, ghi chép, tích lũy những kiến thức về văn hóa, đời sống, các ngành khoa học,nghệ thuật, các lĩnh vực chính trị, xã hội , tuy có thể không sử dụng trực tiếp trong bàivăn nhưng cũng là cơ sở làm cho bài viết của học sinh sâu rộng, vững vàng hơn.

Trang 18

b.2 Hướng dẫn học sinh đọc, tích lũy kiến thức nâng cao về tác giả, tác phẩm

Trang 19

Kiến thức lí luận văn học chỉ có thể được làm sáng tỏ khi soi chiếu vào tác phẩm,vào thực tiễn sáng tác Khi làm bài, bên cạnh kiến thức lí luận văn học, học sinh cũng cầnphải đảm bảo những kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học để soi sáng, làm rõ vấn đềlí luận văn học mà đề yêu cầu bàn luận Đó là kiến thức văn học về tác phẩm, kiến thứcvăn học sử, kiến thức về tác giả Chúng tôi hướng dẫn học sinh làm vở tự học, tự bồidưỡng, chia thành các mục ghi chép kiến thức nâng cao về tác giả, tác phẩm.

Qua khảo sát bài viết có thể thấy, học sinh thường hạn chế trong việc trang bị kiếnthức nâng cao về tác giả, tác phẩm Vì thế sẽ dẫn đến thực tế bài viết:

+ Không chắc kiến thức văn học sử: nhớ lẫn lộn các giai đoạn, các thời kì trong tiếntrình phát triển của lịch sử văn học dân tộc; không nắm được đặc điểm, nguồn gốc vàhoàn cảnh ra đời của một trào lưu, một xu hướng văn học…

+ Không nhuần nhuyễn kiến thức tác phẩm: không nhớ được những chi tiết, nhữngcâu thơ, câu văn tiêu biểu dẫn đến việc cảm thụ, phân tích tác phẩm sơ sài, không cóchiều sâu Chẳng hạn đề bài yêu cầu phân tích chứng minh bằng một tác phẩm văn xuôi,nếu không nắm vững kiến thức tác phẩm nhiều học sinh sẽ sa vào kể lể, tóm tắt tác phẩmchứ không phải là phân tích để làm sáng tỏ ý kiến Trong khi, đề yêu cầu phân tích tácphẩm thơ, học sinh lại đi diễn xuôi tác phẩm chứ không cảm thụ từ ngữ, hình ảnh Cótrường hợp khi trích dẫn tác phẩm ngoài chương trình, học sinh hiểu sai nội dung ý nghĩacủa tác phẩm, suy diễn, áp đặt kiến thức thậm chí còn ghi nhầm tên tác giả, tác phẩm.

Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể xuất phát từ việc học sinh mang tâm líhọc tủ, chỉ tập trung vào tác phẩm mình yêu thích mà học qua loa những tác phẩm khôngphải sở trường, không thuộc gu tiếp nhận Hơn nữa, với kiểu bài lí luận văn học nếu họcsinh không có ý thức tự học, tự trau dồi để mở rộng kiến văn thì khi viết bài sẽ hạn chếhiểu biết về tác giả, kiến thức về văn học sử Đặc biệt cần lưu ý là khi viết bài ngoài việcưu tiên những tác phẩm văn học trong chương trình còn phải biết chọn những tác phẩmvăn học ngoài chương trình Việc học sinh chọn minh chứng bằng những tác phẩm ngoàichương trình có thể coi là một tiêu chí đánh giá năng lực của học sinh giỏi nhưng cũng làmột thử thách thực sự với các em Nếu không viết chắc tay, chưa thật sự ngấm tác phẩm,chưa được gợi dẫn, định hướng cách khai thác sẽ khiến cho việc cảm thụ sơ sài hoặc lệchlạc, chệch với ý đồ nghệ thuật của người sáng tác, không thỏa mãn yêu cầu đề bài đặt ra.

Với kiểu bài lí luận văn học dành cho học sinh giỏi, đối tượng bàn luận có thể làmột ý kiến, nhận định về văn học sử hoặc về lí luận văn học Kiểu bài này đòi hỏi học

Trang 20

sinh phải có kiến thức toàn diện về văn học sử, lí luận văn học bởi lẽ đề lí luận văn học sẽđa dạng, phong phú, liên quan đến nhiều đơn vị tri thức khác nhau Khi viết bài, yêu cầuhọc sinh phải giải thích ý kiến, rút ra vấn đề nghị luận, dùng kiến thức lí luận để bàn luậnvấn đề, sau đó chứng minh bằng các tác phẩm cụ thể

Phân tích tác phẩm để chứng minh cho một ý kiến, một nhận định không phải làphân tích, cảm thụ đơn thuần mà là phân tích tác phẩm theo định hướng lí luận Tức làxem xét những khía cạnh của tác phẩm góp phần làm sáng tỏ vấn đề lí luận được đề cậpđến ở đề bài Hay nói cách khác, nếu không tích hợp kiến thức lí luận văn học với kiếnthức tác phẩm sẽ không giải quyết được yêu cầu của đề.

Muốn chứng minh cho một vấn đề lí luận văn học nào đó, khi phân tích tác phẩmđòi hỏi học sinh phải vận dụng một hoặc một vài tác giả, tác phẩm văn học cụ thể để làmsáng tỏ vấn đề đã nêu ra ở phần giải thích, bình luận Chứng minh bằng tác phẩm khôngphải là sao chép nguyên si, máy móc toàn bộ kiến thức về tác phẩm vào bài viết mà cầnbám sát vào định hướng của đề bài để lựa chọn, chắt lọc những đơn vị kiến thức phù hợp.Cần có hệ thống luận điểm theo đúng yêu cầu của đề để làm rõ vấn đề lí luận được nêura.

Cũng cần lưu ý thêm, để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề lí luận qua tác phẩm vănhọc, học sinh cần biết tích hợp kiến thức lí luận về đặc trưng thi pháp thể loại để phântích, cảm thụ tác phẩm Đề bàn về một vấn đề lí luận văn học không tách rời với việcphân tích cảm thụ tác phẩm văn học Ngay cả những đề tưởng như chỉ yêu cầu bàn luậnthuần túy về lí luận văn học thì cũng không có nghĩa là học sinh chỉ biết bàn bạc xungquanh các kiến thức lí luận văn học Bao giờ đề bài đề bài cũng yêu cầu học sinh phântích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề Một trong những cách luyện kĩ năng vận dụng kiếnthức tác phẩm để soi sáng cho vấn đề lí luận văn học là phải phân biệt giữa phân tích tácphẩm thông thường với phân tích tác phẩm theo định hướng lí luận văn học

Qua thực tế giảng dạy, bồi dưỡng, chúng tôi nhận thấy bài viết của học sinh thườngnon ở kĩ năng chứng minh do không nắm vững kiến thức nền về tác phẩm; tầm tri thức vềtác giả, tác phẩm chưa có độ sâu, rộng Để khắc phục hạn chế này, chúng tôi hướng dẫnhọc sinh nâng cao khả năng tự đọc, tự nghiên cứu, mở rộng vốn kiến văn về tác giả, tácphẩm

Thứ nhất, về tác giả, ngoài những tri thức được cung cấp trong phần “Tiểu dẫn” củasách giáo khoa, học sinh phải tự tìm hiểu, trang bị kiến thức cho mình dựa theo gợi ý sau:

Trang 21

+ Tìm hiểu tiểu sử tác giả: năm sinh - mất, thời đại, quê hương, gia đình, đặc điểmcon người, những dấu mốc lớn trong cuộc đời … Trông đó, đặc biệt lưu ý tới những yếutố ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp sáng tác và phong cách nhà văn.

Ví dụ 1: Khi tìm hiểu tiểu sử nhà văn Thạch Lam, cần chú ý đến các yếu tố: ++ Xuất thân trong gia đình có truyền thống văn học.

++ Nhiều năm năm ấu thơ sống cùng mẹ và chị tại phố huyện Cẩm Giàng, HảiDương (quê ngoại) Đây là không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong sáng tác của ThạchLam.

++ Đặc điểm con người Thạch Lam: trầm tĩnh, kín đáo thiên về đời sống nội tâm,có tâm hồn đa cảm, tinh tế; không thích sự ồn ào, khoa trương, ít khi phản ứng một cáchbồng bột, mạnh mẽ Trong từng hành động nhỏ đều cẩn trọng, chân thành, dường như đặt

vào đó rất nhiều suy nghĩ và thái độ nâng niu Văn tức là người Không một sáng tác nàocủa Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó (Thế Lữ).

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân, học sinh chú ý khai thác sâu ởnhững khía cạnh sau:

++ Xuất thân, quê quán: Nguyễn Tuân sinh ra ở Phố Hàng Bạc, Hà Nội, trong mộtgia đình nhà nho khi Hán học đã tàn Thân sinh: cụ tú Nguyễn An Lan - một nhà nho tàihoa đậu khoa thi Hán học cuối cùng, suốt đời ôm nỗi bất đắc chí Từ nhỏ, Nguyễn Tuânđã được nuôi dưỡng trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Điều này ảnh hưởng trựctiếp, sâu sắc tới tư tưởng, cá tính, sáng tác của Nguyễn Tuân.

++ Nguyễn Tuân được theo gia đình sống ở nhiều nơi…Vì thế, ông ham thích “xêdịch” “Chủ nghĩa xê dịch” trở thành một đề tài trong sáng tác của Nguyễn trong sángtác của ông.

++ Đặc điểm con người: Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ có bản lĩnh, nhân cách, giàulòng tự trọng và có tinh thần dân tộc; ý thức cá nhân phát triển rất cao; tài hoa, uyên bác,am hiểu nhiều ngành nghệ thuật…

Ví dụ 3: Tác giả Nam Cao:

++ Quê hương: làng Đại Hoàng, Lí Nhân, Hà Nam.++ Xuất thân: gia đình nông dân nghèo, đông con…

++ Cuộc đời: nhiều thăng trầm, đói nghèo đeo bám dai dẳng…++ Đặc điểm con người:

Trang 22

Có tấm lòng nhân hậu, gắn bó với nhân dân, những người nghèo khổ, nhữngngười thân trong gia đình; có tấm lòng ân nghĩa với quê hương Ông viết về người nôngdân như một sự đền ơn đáp nghĩa, là bản tố khổ cho cuộc đời, lời minh oan chiêu tuyếtcho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân giữa bùn nhơ của xã hội cũ…

Có đời sống nội tâm không bình lặng, yên ổn…

+ Bên cạnh những yếu tố về tiểu sử, khi nghiên cứu một tác giả văn học cần đặc

biệt chú ý đến sự nghiệp sáng tác của họ: kể tên được những tác phẩm tiêu biểu, nắmđược quan điểm nghệ thuật và phong cách tác giả

+ Về quan điểm nghệ thuật, học sinh cần ghi chép lại và ghi nhơ những phát ngôn

thể hiện quan điểm nghệ thuật của các tác giả Chẳng hạn, với tác giả Thạch Lam, họcsinh không thể không chú ý đến những phát ngôn sau:

Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoátli hay sự quên Trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng tacó để vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong

sạch và phong phú hơn (Lời tựa Gió đầu mùa).

Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọivật tầm thường Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờtới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác bài học trông nhìn và

chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có (Đời thừa).

Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối,

nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than (Giăng sáng).

Về phong cách nghệ thuật, đây là nội dung rất quan trọng khi tìm hiểu một tác giảvăn học Học sinh cần ghi chép lại cẩn thận hoặc dùng sơ đồ tư duy để hệ thống lại phongcách của mỗi tác giả đã được trình bày trong các bài văn học sử trong sách giáo khoanâng cao: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Tố Hữu, Nam Cao, NguyễnTuân…Ngoài ra, học sinh cũng cần tìm hiểu về phong cách của các tác giả có tác phẩmđược học trong chương trình.

Trang 23

Thứ hai, về tác phẩm, học sinh cần tìm hiểu sâu về những yếu tố chi phối trực tiếpđến sự thành công của tác phẩm như:

+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.+ Nhan đề.

+ Nội dung chính: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tư tưởng chủ đề…Đặc biệt,cần chỉ ra được nét mới mẻ, độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của của các tác giả.

+ Đặc sắc nghệ thuật.

Ngoài ra, để trang bị kiến thức về tác phẩm, giáo viên cần hướng dẫn học sinhcách khai thác sâu tác phẩm dựa vào đặc trưng thể loại Chẳng hạn, khi tìm hiểu một tácphẩm truyện ngắn, cần chú ý đến các yếu tố: dung lượng - cốt truyện – tình huống truyện– kết cấu – nhân vật – ngôn ngữ.

Ví dụ, khi tìm hiểu sâu về một nhân vật trong tác phẩm, học sinh cần trả lời cáccâu hỏi: Đó có phải là nhân vật điển hình? Điểm khác biệt của hình tượng nhân vật so vớicác hình tượng trong các tác phẩm cùng đề tài? Nhân vật được khắc họa, xây dựng cụ thểra sao? Ý nghĩa của hình tượng nhân vật?

Hoặc khi tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện cần đặt ra các câu hỏi:Thế nào làchi tiết nghệ thuật? Chi tiết có vai trò ra sao trong truyện ngắn? Trình tự phântích một chi tiết nghệ thuật được tiến hành như thế nào?

(Giới thiệu khái quát về chi tiết: Xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Gắn với tìnhhuống cụ thể nào của tác phẩm, của nhân vật?

+ Thuật dựng, mô tả lại chi tiết: chi tiết được miêu tả như thế nào; chỉ rõ chi tiếtđó là chi tiết chân dung, sự việc hay lời nói…

+ Ý nghĩa của chi tiết: ý nghĩa trong việc khắc họa nhân vật; xây dựng cốt truyện,tạo tình huống; ý nghĩa trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề…)

Sau đó, học sinh sẽ ghi chép lại trong Sổ tay văn học hệ thống các chi tiết nghệ

thuật tiêu biểu kèm theo lời phân tích ngắn gọn để ghi nhớ Ví dụ:

Chi tiết “đoàn tàu” trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

+ Giới thiệu khái quát về chi tiết: Đoàn tàu xuất hiện ở cuối tác phẩm, trong hoàn

cảnh đầy tăm tối của những kiếp người mỏi mòn nơi phố huyện Tuy nhiên, chừng ấyngười trong bóng tối vẫn “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàngngày của họ”

Trang 24

+ Thuật dựng, mô tả lại chi tiết: Từ xa, hình ảnh đoàn tàu đã hiện lên với “ngọnlửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi”, với tiếng còi vọng lại “theo ngọn gió xa xôi” Rồiđoàn tàu đến gần trong âm thanh dồn dập, ồn ào, rầm rộ, tiếng ghi rít mạnh lên Khóibừng sáng, đèn sáng trưng chiếu sáng xuống mặt đường Một thứ âm thanh mạnh mẽ vàhuyên náo hẳn Một thứ ánh sáng lấp lánh, rực rỡ ngập tràn phố huyện Nhưng đoàn tàuđi qua trong khoảnh khắc rồi dần dần mất hút vào khoảng sâu của đêm tối Tiếng vangđộng nhỏ dần rồi tắt hẳn, trả lại phố huyện nét vẻ vốn có của nó.

+ Ý nghĩa của chi tiết:

++ Chi tiết đoàn tàu xuất hiện đã góp phần soi rõ tâm trạng các nhân vật, đặc biệtlà chị em Liên Hai chị em đã chờ tàu trong niềm thiết tha, khắc khoải rồi đón tàu trongniềm háo hức, say mê, tiễn tàu trong niềm nuối tiếc, bâng khuâng Chúng chờ tàu khôngphải vì tò mò, không phải để bán hàng, không đợi người quen mà là để được nghe âmthanh, được nhìn ánh sáng và được sống với một thế giới khác.

++ Đây còn là chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đềtác phẩm:

Đoàn tàu đã mang đến một thế giới khác lạ, nó khuấy động không gian phố huyện,làm cho con người nơi đây trong chốc lát quên đi hiện thực tăm tối, để sống với ước mơ Thạch Lam đã nhìn thấy trong hành động đợi tàu của hai đứa trẻ chứa đựng một khaokhát không phải của riêng hai đứa trẻ và không phải của một thời, mà của mọi thời Đó làkhát khao đổi đời, cần phải thay đổi thế giới tăm tối này đi, đem đến một thế giới khác, ởđó ai cũng có quyền được sống trong hy vọng, chứ không phải là tàn đi trong vô vọng.

Thể hiện lòng nhân đạo, niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người tàn lụi,vô vọng và bế tắc => Thức tỉnh những con người đang sống trong cái ao đời phẳng lặng,tù đọng một khát vọng sống, khát vọng vượt thoát, khát vọng đổi thay.

Chi tiết “bát cháo hành” trong truyện Chí Phèo (Nam Cao)

+ Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối thiên truyện Chí Phèo sau khi uống rượunhà Tự Lãng không về túp lều của mình mà ra thẳng bờ sông Ở đó bắt gặp Thị Nở -người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn, đi kín nước nhưng ngủ quên ở bờ sông.Khung cảnh hữu tình: trăng lấp lánh trên mặt sông, gió thổi mát rượi và những tàu chuối“giãy đành đạch như hứng tình”, cùng với hơi men của rượu đã đưa đến mối tình ChíPhèo - Thị Nở Sau đêm trăng gió với Thị, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình, sau một đêmtrằn trọc suy nghĩ, Thị chạy đi tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí.

Trang 25

++ Bát cháo hành - thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn: Điều mà chúng tathiếu đó chính là lòng tốt - một lòng tốt rất bình thường cũng có thể cứu rỗi con người.Và kết cục của Chí Phèo thể hiện một niềm tin của nhà văn: dẫu có bị bầm dập về nhânhình lẫn nhân tính, lương thiện trong con người đặc biệt là những người nông dân cũngkhông mất đi, nó chỉ cần đợi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ…

b.3 Giới thiệu, định hướng cho học sinh nguồn tư liệu tham khảo

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, để phần phân tích tác phẩm chứng minh chovấn đề lí luận được hay và thuyết phục, học sinh không chỉ cần thuần thục kĩ năng màcần phải được trang bị kiến thức nền nhuần nhuyễn và có vốn kiến thức nâng cao về tácgiả tác phẩm Tri thức là vô tận cho nên ngoài những tri thức lĩnh hội được từ thầy cô,học sinh cần không ngừng tự đọc, tự học và tự bồi dưỡng Nhằm giúp cho việc tự học củahọc sinh đạt hiệu quả thiết thực, giáo viên cần hướng dẫn các em cách đọc, ghi chép tưliệu, đồng thời định hướng cho học sinh nguồn tư liệu tham khảo:

Nhóm tài liệu về cảm thụ, phân tích tác phẩm Gồm:

+ Những cuốn sách phân tích, bình giảng tác phẩm văn học trong chương trình.+ Tuyển tập những bài văn đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia.

+ Những bài văn đạt điểm cao trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển.

Ví dụ:

Trang 26

+ Tuyển chọn những bài văn đạt giải quốc gia học sinh giỏi trung học phổ thông

(Nguyễn Danh Kha, Hoàng Văn Quyết, tuyển chọn và biên soạn).

+ Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10 nâng cao (Nguyễn Khắc Phi, chủ

+ Nhà văn tư tưởng và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh)+ Văn học Việt Nam 1930-1945 (Phan Cự Đệ)

+ Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân).+ Ba đỉnh cao thơ mới (Chu Văn Sơn)

+ Hồ Xuân Hương thơ và đời (Nhóm tri thức Việt tuyển chọn)+ Xuân Diệu thơ và đời (Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu)+ Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam (Nhà xuất bản Văn học)+ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao (Nhà xuất bản Văn học)…

Nhóm tài liệu bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Văn Gồm:

+ Tài liệu bồi dưỡng học sinh chuyên văn.

+ Tuyển tập chuyên đề Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ hoặc Trại hè Hùng Vương.+ Tạp chí chuyên ngành.

Ví dụ:

++ Tài liệu chuyên văn – ba tập (Đỗ Ngọc Thống, chủ biên)++Tạp chí văn học và tuổi trẻ.

Trang 27

Vấn đề với học sinh giỏi quốc gia môn Văn không chỉ đơn thuần là trang bị kiếnthức gì mà còn là trang bị như thế nào để đạt được hiệu quả.

Từ nguồn tài liệu tham khảo đề xuất, để giúp học sinh có thể chiếm lĩnh được trithức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh những kĩ năng đọc và ghi nhớ.

Đọc cũng phải có kĩ năng Đây là điều tưởng chừng như đơn giản song không phảilúc nào cũng có thể áp dụng một cách hiệu quả Giáo viên cần hướng học sinh tới việc trảlời những câu hỏi sau: Đọc cái gì? Đọc ở đâu? Đọc như thế nào?

Với câu hỏi thứ nhất: Đọc cái gì? Câu trả lời chính là nội dung kiến thức mà giáoviên đang định hướng để học sinh chiếm lĩnh Có thể là đọc về tác giả, tác phẩm, tri thứcvăn học sử…

Với câu hỏi thứ hai: Đọc ở đâu? Thực chất chính là phạm vi tư liệu mà học sinhcần tìm tới để làm tốt kĩ năng chứng minh Nhiều giáo viên không chú trọng điều này,hoặc nếu có cũng rất qua loa Ở chỗ không định hướng bài bản cho học sinh đọc ở đâu,tìm tư liệu như thế nào? Từ kinh nghiệm giảng dạy của chính mình, chúng tôi đề xuấtnhững nguyên tắc tìm tư liệu:

Thứ nhất là học sinh tự sưu tầm tài liệu: Nguồn tư liệu tham khảo có rất nhiều, khi

hướng dẫn học sinh tự tìm tài liệu tham khảo, giáo viên cần định hướng cho học sinh: Tư

liệu phải có nguồn gốc rõ ràng; Tư liệu của nhà xuất bản hoặc tác giả uy tín; Tư liệu phảimang tính cập nhật Bởi đối tượng được hướng dẫn là học sinh Dù có là học sinh giỏimôn Văn THPT thì các em vẫn cần phải có định hướng về văn hóa đọc nếu không sẽ dẫntới sai lầm trong nhận thức, trong tư tưởng

Thứ hai là xây dựng tủ sách tham khảo cho học sinh: Giáo viên có thể từ nhiều

nguồn khác nhau để xây dựng cho học sinh giỏi tủ sách tham khảo gồm sách nghiên cứuphê bình văn học, tác phẩm văn học trong và ngoài nước để học sinh có thêm tư liệu phụcvụ học tập Giáo viên cũng có thể tự tìm và giới thiệu hoặc thậm chí photo cho học sinhcuốn sách của tác giả uy tín

Với câu hỏi thứ ba: Đọc như thế nào? Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc.Cách đọc hiệu quả nhất là đọc kết hợp ghi chép Với học sinh giỏi Văn, không thể khôngcó sổ tay ghi chép Giáo viên có thể định hướng cho học sinh cách ghi chép: ghi sơ lượchệ thống ý để nắm bắt được ý tưởng của bài viết, ghi những lời bình, những nhận địnhhay Đây là nguồn tư liệu dồi dào cho bài viết Những nhận định của các nhà nghiên cứu,các tác giả nổi tiếng có thể làm cho bài viết thuyết phục hơn rất nhiều Bởi khi đọc bài

Trang 28

viết của người khác, học sinh có thể hoàn toàn học tập được lối tư duy, cách đặt vấn đề,cách suy luận của họ Hơn thế, việc đọc nhiều sẽ giúp học sinh trang bị được vốn ngônngữ phong phú Đến một lúc nào đó, tất cả những ngôn ngữ ấy, cách diễn đạt ấy có thể tựkhắc chuyển hóa vào bài viết của học sinh lúc nào không hay

Với kĩ năng ghi nhớ, văn chương không phải là chuyện học thuộc lòng, đặc biệtvới kì thi học sinh giỏi Nhưng để làm bài tốt, học sinh cũng cần phải nắm vững nhữngkiến thức lí luận cơ bản Vì thế phải ghi nhớ kiến thức Trên thực tế có những học sinhđọc nhiều nhưng khả năng ghi nhớ kém, khiến những điều đã đọc bị trôi tuột đi và việcđọc trở thành vô nghĩa, mặc dù đã rất tốn thời gian để đọc Hoặc cũng có trường hợp họcsinh có thể ghi nhớ nhưng phàn nàn rằng phải mất rất nhiều thời gian cho việc ấy Nhiềuem ghi nhớ theo kiểu học thuộc lòng và hệ quả là sẽ chỉ nhớ trong một thời gian “ngắnhạn” Nhiệm vụ của người giáo viên là phải giúp học sinh ghi nhớ Để ghi nhớ được cũngphải có kĩ năng Nguyên tắc để ghi nhớ là:

+ Hiểu Nếu hiểu, việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều Nếu không hiểu, ghi nhớ sẽ chỉ đơn giản là công việc học thuộc lòng

+ Vấn đề được ghi nhớ phải được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và hệ thống

+ Phải có ví dụ minh họa.

Việc minh họa bằng tác phẩm chẳng những giúp học sinh hiểu vấn đề mà cònphần nào định hướng cho học sinh cách chọn và phân tích dẫn chứng khi làm bài Vớikiểu bài lí luận văn học, học sinh hoặc được chỉ định phân tích những tác phẩm cụ thểhoặc được tùy ý lựa chọn Tất nhiên, lí luận văn học là vấn đề bao quát mọi sáng tácnhưng nhiều khi vấn đề lí luận có thể chỉ được thể hiện một cách nổi bật trong một vàitác phẩm Lúc ấy việc chọn tác phẩm nào là vô cùng quan trọng Việc phân tích dẫnchứng của giáo viên cũng rèn ở học sinh cách tư duy, cách hình thành luận điểm ở phầnchứng minh của bài làm Minh họa bằng tác phẩm khi dạy lí thuyết vì thế là việc làm vôcùng quan trọng

c Kết quả đạt được

Học sinh tự ôn tập, nắm vững được kiến thức và kĩ năng làm văn một cách có hệthống Các em đã biết kết hợp giữa vốn kiến thức phong phú và khả năng sử dụng ngônngữ HS rèn luyện được khả năng diễn đạt tốt trong làm văn, đáp ứng được các kì thiHSG quốc gia, HSG cấp tỉnh Hơn nữa, những năm gần đây, có nhiều tài liệu, sách tham

Trang 29

khảo hay giúp cho HS chủ động trong việc tìm các đề bài, tham khảo cách chứng minh đểnâng cao năng lực viết văn nghị luận, nhất là các đề bài nâng cao dành cho HSG

7.1.3 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự rèn kĩ năng chứng minh

a Nội dung giải pháp:

Như đã nói ở trên, phân tích tác phẩm để chứng minh cho một ý kiến, một nhậnđịnh không phải là phân tích, cảm thụ đơn thuần mà là phân tích tác phẩm theo địnhhướng lí luận Tức là xem xét những khía cạnh của tác phẩm góp phần làm sáng tỏ vấn đềlí luận được đề cập đến ở đề bài Hay nói cách khác, nếu không tích hợp kiến thức lí luậnvăn học với kiến thức tác phẩm sẽ không giải quyết được yêu cầu của đề.

Muốn chứng minh cho một vấn đề lí luận văn học nào đó, khi phân tích tác phẩmđòi hỏi học sinh phải vận dụng một hoặc một vài tác giả, tác phẩm văn học cụ thể để làmsáng tỏ vấn đề đã nêu ra ở phần giải thích, bình luận Chứng minh bằng tác phẩm khôngphải là sao chép nguyên si, máy móc toàn bộ kiến thức về tác phẩm vào bài viết mà cầnbám sát vào định hướng của đề bài để lựa chọn, chắt lọc những đơn vị kiến thức phù hợp.Cần có hệ thống luận điểm theo đúng yêu cầu của đề để làm rõ vấn đề lí luận được nêura Chúng tôi hướng dẫn cho học sinh tự rèn kĩ năng chứng minh thông qua hình thức dạytrực tuyến và giao bài cho học sinh tự học ở nhà và tổ chức thuyết trình, thảo luận trênlớp Sau đó, giáo viên khái quát lại cho học sinh những kĩ năng cơ bản.

b Các bước rèn kĩ năng

b.1 Rèn kĩ năng các dạng bài

* Với dạng bài phần chứng minh và phần bàn luận viết lồng ghép

Với kiểu bài lí luận văn học dành cho học sinh giỏi, đối tượng bàn luận có thể làmột ý kiến, nhận định về văn học sử hoặc về lí luận văn học Kiểu bài này đòi hỏi họcsinh phải có kiến thức toàn diện về văn học sử, lí luận văn học bởi lẽ đề lí luận văn học sẽđa dạng, phong phú, liên quan đến nhiều đơn vị tri thức khác nhau Khi viết bài, yêu cầuhọc sinh phải giải thích ý kiến, rút ra vấn đề nghị luận, dùng kiến thức lí luận để bàn luậnvấn đề, sau đó chứng minh bằng các tác phẩm cụ thể Tuy nhiên không phải với đề bàinào học sinh cũng tuân thủ tuần tự, tách bạch các bước: nhận diện đề - giải thích - bànluận - chứng minh - đánh giá nâng cao vấn đề Có những đề bài, để giải quyết yêu cầu đặtra, học sinh cần lồng ghép phần bàn luận và chứng minh Nghĩa là phần cơ sở lí luận vàthực tiễn tiến hành song song, những kiến thức lí luận được nêu ra sẽ được minh chứng

Trang 30

luôn bằng những dẫn chứng tác phẩm Phần bàn luận và chứng minh sẽ không tách thành

hai khâu, hai thao tác riêng biệt mà được gọi chung là phần bàn luận và chứng minh

Thông thường với những đề bài không giới hạn phạm vi dẫn chứng, yêu cầu học

sinh làm sáng tỏ vấn đề bằng trải nghiệm và hiểu biết văn học của bản thân

hoặc đề bài gắn với câu lệnh: Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận ý kiến

thì học sinh hoàn toàn có thể viết lồng ghép phần bàn luận và chứng minh.Ví dụ:

Đề bài 1: Trong bài viết Nghĩ về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:

Tôi thích những người viết truyện ngắn có tư tưởng cao sâu mà câu chuyện vẫn dung dị,thoải mái; nội dung, chi tiết vẫn là nội dung, chi tiết của đời sống bình thường hàngngày Tôi cũng thích những truyện ngắn chẳng nói điều gì to tát, thậm chí chẳng có gìmới mẻ lắm mà chỉ nói sâu vào những điều người khác đã nói nhưng vẫn hay, chân thực,ý tình toát ra trong từng câu một

Ý kiến của anh/chị về nhận định trên Hãy làm sáng tỏ nhận định bằng trải nghiệmvăn học.

Đề bài 2: Tôi bắt đầu tin văn chương cũng có lửa, làm tan chảy những bức

tường thép mà mỗi người tự dựng lên; văn chương cũng là băng, gắn kết những ốc - đảo- người thành một khối, văn chương cũng là nước, dịu dàng mà mãnh liệt vượt quanhững rào cản của lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ (Nguyễn Ngọc Tư)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết và trải nghiệm vănhọc của bản thân, hãy làm sáng tỏ

Để thực hiện hai đề bài này, cùng với việc bàn luận bằng kiến thức lí luận văn họcđể làm cơ sở lí thuyết cho vấn đề, học sinh cần có khả năng đưa những dẫn chứng cụ thểlà tác phẩm văn học… vào làm rõ lí lẽ trên tinh thần chọn lọc dẫn chứng đắt giá, phântích và bình sâu dẫn chứng ở khía cạnh làm sáng tỏ cho kiến thức lí luận Mỗi ý của phầnbình luận có thể lấy một dẫn chứng tác phẩm để minh chứng, không nên dẫn quá nhiềudẫn chứng khiến cho bài viết loãng, không có điểm nhấn, thiếu độ sâu sắc cần thiết.Khuyến khích học sinh chọn những dẫn chứng tiêu biểu, có ý nghĩa khái quát cho mọinền văn học, có tầm bao quát Nếu không có thao tác trên tức là học sinh chỉ bàn luận“chay”, thuyết lí chung chung khiến cho lí luận trở nên nặng nề, lan man, thiếu cơ sở khóthuyết phục người đọc bài

Trang 31

Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh, dù phần chứng minh tác phẩm viết lồng ghéptrong phần bàn luận hay tách riêng thì vẫn cần đảm bảo kĩ năng phân tích tác phẩm theođịnh hướng lí luận, không phân tích thuần túy, ôm đồm, thiếu sự chắt lọc và không bámsát yêu cầu của đề.

* Với dạng bài bình luận ý kiến, nhận định về vấn đề lí luận văn học, chứngminh qua tác phẩm văn học.

- Khái quát về dạng bài

Với kiểu bài lí luận văn học dành cho học sinh giỏi, đối tượng bàn luận có thể làmột ý kiến, nhận định về vấn đề lí luận văn học Đây là dạng đề khó nhưng cũng là dạngđề quen thuộc, thường gặp nhất trong các kì thi học sinh giỏi Mục đích của dạng đề nàylà kiểm tra kiến thức về lí luận văn học và khả năng vận dụng, soi sáng vấn đề lí luận đóbằng sự cảm thụ tác phẩm văn học cụ thể của học sinh; nghĩa là gắn lí luận văn học vớiviệc cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm Qua lí luận văn học, học sinh có căn cứ khoahọc để định giá tác phẩm, ngược lại qua các tác phẩm người viết hiểu và biết khái quátnâng cao thành những vấn đề lí luận cơ bản.

Cách hỏi trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học: thường nêu vấn đề bằngcách trích dẫn một ý kiến, nhận định của nhà nghiên cứu lí luận, của người sáng tác hoặccủa người ra đề bàn về phương diện nào đó của lí luận văn học (chức năng văn học,phong cách văn học, thể loại, quy luật sáng tạo và tiếp nhận ), yêu cầu học sinh bìnhluận ý kiến và làm sáng tỏ bằng tác phẩm văn học

Thông thường có hai cách hỏi, cách nêu vấn đề:

Cách 1: Nêu trực tiếp, tường minh vấn đề trong chỉ dẫn của đề bài.

Ví dụ: Từ những cảm nhận về nỗi thống khổ của nhân vật Mị (trong Vợ chồng APhủ của Tô Hoài) và nhân vật người đàn bà hàng chài (trong Chiếc thuyền ngoài xa của

Nguyễn Minh Châu) hãy phát biểu những suy nghĩ của anh chị về sứ mệnh của văn họctrước thân phận con người.

Cách 2: Hỏi gián tiếp bằng những cách nói, những hình ảnh bóng bẩy, hàm ẩn.Ví dụ: Thơ là ngọn lửa nhen lên trong lòng người, một ngọn lửa đốt cháy, sưởi ấmvà soi sáng Nhà thơ chân chính là người dù không muốn và phải chịu đau đớn vẫn đốtcháy mình lên và đốt cháy những người khác (Lép Tôn-xtôi)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng một bài thơ mà anh/chịyêu thích.

Trang 32

Đồng thời đề bài cũng có thể có nhiều cách hỏi khác như: Đề nghị luận về một ýkiến bàn về văn học, đề nghị luận về nhiều ý kiến bàn về một vấn đề văn học; nghị luậnbàn về một hoặc nhiều vấn đề lí luận văn học

Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần nắm chắc kiến thức lí luận văn học, xác địnhđúng, trúng vấn đề lí luận mà đề bài yêu cầu; biết vận dụng nhuần nhuyễn, soi chiếu kiếnthức lí luận ấy vào việc cảm thụ, phân tích văn bản văn học.

Một bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học, minh chứng bằng tác phẩm văn họcthường được triển khai theo 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Giải thích, phân tích nhận định của đề bài để phát hiện chính xác bản chất

của vấn đề cần bàn luận (đề bài bàn luận về vấn đề gì?) Đây là bước đầu tiên cũng làkhâu quan trọng nhất của bài viết vì có xác định đúng vấn đề thì bài viết mới khai thácđúng hướng, đúng yêu cầu

Bước 2: Bình luận ý kiến Lí giải vì sao lại nói như vậy? Người viết cần nêu cơ sở lí

luận để đưa ra vấn đề, hiểu được cần vận dụng phạm vi lí luận nào để giải quyết vấn đề Cầnđược viết chặt chẽ, lôgic, coi trọng tính lập luận về vấn đề, chủ yếu sử dụng lí lẽ là chính.

Bước 3: Chứng minh: Vận dụng kiến thức lí luận đó vào tác phẩm, phân tích tác

phẩm để làm sáng tỏ vấn đề lí luận đã nêu Phần này chiếm khoảng 2/3 số lượng trang viết

Bước 4: Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề; nêu ý nghĩa của vấn đề đặt ra (ý

nghĩa, tác dụng với người sáng tác và người đọc, ý nghĩa với sáng tác và thưởng thức, ýnghĩa với đương thời và hiện nay…)

- Kĩ năng chứng minh trong dạng bài bình luận ý kiến, nhận định về vấn đề líluận văn học, chứng minh qua tác phẩm văn học.

+ Mục đích, yêu cầu của phần chứng minh

Mục đích của chứng minh là vận dụng kiến thức lí luận văn học vào một hoặc mộtvài tác giả, tác phẩm văn học cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ra ở phần giải thích,bình luận

Phần này yêu cầu học sinh cần bám sát vào định hướng của đề bài vì chứng minhbằng tác phẩm không lạc sang phân tích tác phẩm, không sao chép nguyên si, máy móctoàn bộ kiến thức về tác phẩm vào bài viết mà phải lựa chọn, chắt lọc những đơn vị kiếnthức phù hợp, hợp lí, đúng yêu cầu của đề Cần có hệ thống luận điểm theo đúng yêu cầucủa đề để làm rõ vấn đề lí luận đề yêu cầu Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt giữaphân tích tác phẩm thông thường với phân tích tác phẩm theo định hướng lí luận văn học,

Trang 33

vì phân tích tác phẩm theo định hướng lí luận văn học phải đạt yêu cầu chứng minh, làmrõ vấn đề lí luận của đề bài

Sơ đồ cấu trúc một bài văn nghị luận văn học liên quan đến lí luận văn học thườnglà:

+ Các bước chứng minh

Trong dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, vấn đề được đưa ra có tính

lí luận văn học sâu sắc Để làm sáng tỏ nhận định, sau khi giải thích nhận định, bàn luậnvề vấn đề lí luận đề yêu cầu, học sinh cần chứng minh nhận định bằng việc phân tích cáctác phẩm văn học Chúng tôi thấy rằng xu hướng ra đề nhằm giúp phát huy sự sáng tạo,

Trang 34

năng lực cảm thụ của học sinh thường không giới hạn ngữ liệu cần phân tích, hoặc địnhhướng có tính chất mở đòi hỏi học sinh cần tinh nhạy trong việc chọn ngữ liệu phân tíchlàm nên màu sắc cho bài văn của mình.

++ Bước thứ nhất: Chọn tác phẩm (hoặc tác giả, ) để chứng minh nhận định

Chọn tác phẩm (hoặc tác giả, ) đảm bảo tính mục đích làm sáng tỏ vấn đề nghị

luận Theo đặc điểm của đề văn nghị luận học sinh giỏi, có thể chia dẫn chứng thành hailoại, tương ứng với hai cách thức lựa chọn để đảm bảo tính mục đích khi sử dụng Đề bàicó thể cho sẵn tác phẩm hoặc yêu cầu học sinh tự chọn tác phẩm làm minh chứng

Đối với đề bài yêu cầu chứng minh bằng một hoặc một vài tác phẩm, tác giả chotrước nằm trong phạm vi yêu cầu của đề thì học sinh cần tìm trong tác phẩm, tác giả ấynhững kiến thức có thể làm sáng tỏ cho những luận điểm lí luận văn học đang bàn luận Ví dụ: Đề thi HSGQG năm 2013

Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khikhông phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ thuốc chữabệnh quái lạ (Thuốc- Lỗ Tấn); một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù- NguyễnTuân), một công trình kiến trúc kỳ vĩ tinh xảo (Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng), một câyđàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca- Thanh Thảo), …Đó là những đồ vật, sự vậtmang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận,… của conngười.

Ý kiến của anh/ chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượngđồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Vấn đề nghị luận cần triển khai trong đề bài trên đã rất rõ ràng, liên quan đến lýthuyết về hình tượng Dẫn chứng bắt buộc nằm trong phạm vi yêu cầu của đề, người viếtkhông thể chọn ở bên ngoài để thay thế Đề bài yêu cầu người viết lựa chọn hai trong sốcác hình tượng đồ vật sự vật để chứng minh Theo đó, người viết phải tinh nhạy để chọnhai dẫn chứng sao cho làm nổi lý lẽ nhất, thể hiện được bút lực trong cảm nhận và phântích dẫn chứng của mình rõ nhất, tạo được sức hấp dẫn đối với người đọc Với đề bàitrên, có thể chọn hai hình tượng: Thuốc chữa bệnh quái lạ bằng chiếc bánh bao tẩm máu

người chết chém trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn và hình tượng cây đàn huyền thoạitrong Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo để chứng minh làm rõ vấn đề nghị luận Lẽ

tất nhiên, đây là hai dẫn chứng được yêu cầu phân tích tập trung, ngoài ra, trong phầnbình luận ý kiến và đánh giá nâng cao, người viết có thể chọn nhiều dẫn chứng khác để

Trang 35

làm chỗ dựa cho lập luận Những dẫn chứng này không bắt buộc, nhưng nên có để hôứng làm sáng tỏ vấn đề chính, và vì thế không tập trung phân tích, chỉ đưa, nêu lướt Đối với đề bài yêu cầu học sinh tự chọn tác giả, tác phẩm để làm sáng tỏ ý củanhận định thì học sinh cần cân nhắc, lựa chọn tác giả, tác phẩm phù hợp dựa vào nhữngví dụ minh họa của giáo viên Để làm sáng tỏ và tăng tính thuyết phục cho ý kiến củamình, trên cơ sở nắm được yêu cầu lí luận, học sinh nên lựa chọn và phân tích tác phẩmtrong chương trình Ngữ văn THPT hoặc của một nhà văn mà mình yêu thích sẽ có điềukiện hiểu sâu hơn Nếu đề yêu cầu chọn từ hai tác phẩm trở lên cần sắp xếp các tác phẩmấy theo trình tự thời gian Song dù chọn tác giả, tác phẩm nào cũng cần bám sát vào nộidung lí luận của đề bài, đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài.

Ví dụ: Đề bài

Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta - là một nửa việc làm Dù bàithơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp Không chỉ đơn giản làđẹp mà còn đẹp một cách riêng Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấyđược mình - nghĩa là trở thành nhà thơ.

(Raxun Gamzatop, Đaghetxtan của tôi, NXB Kim Đồng, 2018)

Anh/chị có đồng tình với quan niệm của Raxun Gamzatop? Hãy làm sáng rõ ýkiến của mình qua hiểu biết về tác phẩm của một nhà thơ mà anh/chị tâm đắc.

Với đề bài trên, người viết không được chỉ dẫn cụ thể tác phẩm cần dùng để chứngminh cho nhận định Vì vậy, trước hết cần xác định vấn đề nghị luận thật chuẩn xác, sauđó xác định tác phẩm cần huy động theo định hướng của đề Quan niệm của RaxunGamzatop đã đề cao phẩm chất thẩm mỹ của thơ ca và cá tính sáng tạo của người làm thơmuôn đời, điều kiện tiên quyết của một nhà thơ chân chính Khi chọn tác phẩm để chứngminh, người viết cần huy động tác phẩm thơ cổ, thơ hiện đại phù hợp kết hợp với lý lẽkhi bàn luận Đồng thời, chọn được một tác giả tiêu biểu nhất, có khả năng soi rọi vấn đềnghị luận rõ nhất để phân tích kỹ lưỡng tác phẩm của tác giả đó

Ngoài những tác phẩm chọn để phân tích và chứng minh theo yêu cầu của đề, đểbài viết có độ sâu rộng, cần huy động loại dẫn chứng nằm ngoài phạm vi yêu cầu của đềvề tư liệu Loại dẫn chứng này do người viết bằng vốn kiến văn phong phú đã viện dẫn rađể liên hệ, đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc Hình thức dẫnchứng này có thể xuất hiện kết hợp với hai dạng dẫn chứng trên khi tổ chức bài viết.

Trang 36

++ Bước thứ hai: Cần hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận điểm

cho bài viết

Đề bàn về một vấn đề lí luận văn học không tách rời với việc phân tích cảm thụtác phẩm văn học Ngay cả những đề tưởng như chỉ yêu cầu bàn luận thuần túy về lí luậnvăn học thì cũng không có nghĩa là học sinh chỉ biết bàn bạc xung quanh các kiến thức líluận văn học Vì vậy đề bài thường yêu cầu học sinh phân tích tác phẩm để làm sáng tỏvấn đề bằng hệ thống luận điểm phù hợp Tuy nhiên việc sử dụng kiến thức tác phẩm(hoặc tác giả) như thế nào để làm sáng tỏ hệ thống luận điểm, đáp ứng yêu cầu của đềkhông đơn giản Giáo viên cần giúp học sinh phân biệt giữa phân tích tác phẩm thôngthường với phân tích tác phẩm theo định hướng lí luận văn học Chẳng hạn, có thể phânbiệt cho học sinh hai kiểu bài này qua những đề bài và cách xử lí đề bài cụ thể:

Phân tích tác phẩm Phân tích tác phẩm làm sáng tỏ vấn đề lí luận văn họcĐề bài Cảm nhận của

anh (chị) về bài thơ

Đây thôn Vĩ Dạ của

Hàn Mặc Tử.

Trong cuốn Mĩ học, Heghel từng viết:

Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non,phong cảnh (…); đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần.

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân

tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, hãy làm

sáng tỏ ý kiến trên.

ĐịnhhướngkhaitháctácphẩmTheoyêucầucủa đề

1 Khổ 1: Bức tranh

thôn Vĩ thời điểm bình minh qua trí tưởng tượng của nhàthơ

2 Khổ 2: Cảnh sông

nước mây trời, đêm trăng diễm lệ và khátkhao thầm kín mãnh liệt của nhà thơ

3 Khổ 3: Hình bóng

con người và niềmbăn khoăn nhức nhốicủa nhà thơ

- Luận điểm 1: Bài thơ là một bức tranh mặt trời, núi

non, phong cảnh: Bài thơ được khơi nguồn từ mối tình

đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, từ tìnhyêu của nhà thơ với một vùng non nước thơ mộng, hữutình gắn liền với địa danh Vĩ Dạ Vì thế trong bài thơ cảnhHuế, người Huế hiện lên đầy gợi cảm Bức tranh phongcảnh đặc trưng của xứ Huế được miêu tả ở những thờiđiểm khác nhau với khu vườn đầy nắng, dòng sông đầytrăng, cây lá xanh tươi, con người thuần hậu…

- Luận điểm 2: Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần.

Ngoại cảnh ấy không phải là đối tượng miêu tả chủ yếucủa thi nhân, nó chỉ là nguyên cớ khơi gợi tâm trạng và làkhung cảnh chuyên chở nỗi niềm của con người Vì thế ẩnsau bức tranh phong cảnh chính là bức tranh tâm cảnh vớivô vàn cung bậc tâm trạng của chủ thể trữ tình

Trang 37

+ Niềm vui náo nức trước vẻ đẹp khu vườn Vĩ Dạ đầy sứcsống.

+ Ám ảnh chia phôi và nỗi buồn sâu lắng trước vẻ trầmmặc của cảnh vật.

+ Nỗi lo âu đến hoảng hốt, tuyệt vọng của con người đanggồng mình chạy đua với thời gian.

+ Lòng khao khát sống, khát khao tình đời tình ngườimãnh liệt của thi nhân.

Một điểm cần lưu ý là những đề bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học rất phongphú, nhiều cách hỏi nên học sinh cũng cần linh hoạt, khoa học trong cách xây dựng hệthống luận điểm và lựa chọn phân tích các phương diện của tác phẩm để chứng minh chonhận định:

Thứ nhất, với đề bài có sẵn luận điểm về vấn đề lí luận văn học cần bàn luận, có thể

chia tách các luận điểm bám sát ý của nhận định đã được triển khai ở phần bàn luận vấnđề, sau đó dùng kiến thức tác phẩm văn học để chứng minh

Ví dụ: Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thậtđời sống được khám phá một cách nghệ thuật.

(Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57)

Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề bằng một số tácphẩm Thơ mới đã học.

Đề bài trên khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ vớihiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn đối với việc khám phá sáng tạo cái đẹp Đề

bài có sẵn luận điểm về vấn đề lí luận văn học cần bàn luận: Cái đẹp mà văn học đem lạikhông phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống Cái đẹp trong tác phẩm văn

học là cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người

được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật qua sự

sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ Sau khi giải thích nhận định và bàn luận vấn đề, họcsinh có thể dùng kiến thức tác phẩm văn học để chứng minh cho hai luận điểm trên Với

luận điểm Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thậtđời sống, hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm, có thể phân tích: Bức tranhmùa xuân tươi đẹp trong Vội vàng của Xuân Diệu; cảnh sông Hồng mênh mang sóngnước trong Tràng giang của Huy Cận; cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình trong Đây thôn Vĩ

Trang 38

Dạ của Hàn Mặc Tử Với luận điểm Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật, có

thể làm rõ những tác phẩm đó bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà thơvề cuộc sống và con người Có thể phân tích: quan niệm về hạnh phúc, thời gian, quanđiểm sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu; Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc củatác giả như: tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và conngười trong các bài thơ, cho thấy rõ nhận thức của nhà thơ về vai trò của cá nhân trong

sáng tạo nghệ thuật Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật

còn thể hiện qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ ở các phương diện: Đề tài, thểthơ, cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ, lời thơ giàu tínhnhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt…

Thứ hai, với đề bài không có sẵn luận điểm về vấn đề lí luận văn học, học sinh có

thể theo ý riêng để xây dựng luận điểm trong phần chứng minh gắn với nội dung tácphẩm Hoặc có thể xây dựng luận điểm bám sát ý của nhận định đã được triển khai ởphần bàn luận vấn đề, sau đó vận dụng kiến thức từ tác phẩm văn học đã chọn để chứngminh.

Ví dụ: Bàn về thơ, R Gam-za-tốp cho rằng:

Thơ là lửa và sáng tác thơ là sự cháy lên.

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ bằng một bài thơ trongchương trình Ngữ văn THPT.

Học sinh có thể chọn bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Việt Bắc của Tố Hữuhoặc Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo những bài thơ làm trong trạng thái lên

đồng, biểu hiện những cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ để chứng minh cho nhận định củaR Gam-za-tốp Khi phân tích bài thơ để chứng minh cho nhận định, học sinh cần làm nổibật những luận điểm sau:

Sự cháy lên của cảm hứng sáng tác bài thơ: Hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng sángtác bài thơ

Sự cháy lên của cảm xúc mãnh liệt thể hiện trong bài thơ: Đó là cảm xúc tình cảmgì? Cảm xúc tình cảm ấy được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Đánh giá về tình cảm, cảm xúc ấy trong bài thơ

++ Bước thứ ba: Hướng dẫn học sinh cách phân tích tác phẩm (hoặc tác giả) theo

định hướng lí luận văn học để chứng minh cho luận điểm

Trang 39

Để bài văn có sức thuyết phục thì việc chọn được tác phẩm (hoặc tác giả) phù hợp,

xây dựng được hệ thống luận điểm bám sát nhận định vẫn chưa đủ, mà người viết còn

cần thực hiện thao tác chứng minh tính phù hợp của tác phẩm (hoặc tác giả) đó với luậnđiểm Tức là thao tác phân tích, bình luận các phương diện của tác phẩm (hoặc tác giả) đãnêu để làm bật lên vấn đề Trong thực tế, đây là khâu quyết định giá trị của tác phẩm (tácgiả) đó trong việc chứng minh nhận định nhưng lại là khâu mà học sinh làm kém hiệuquả hơn cả Việc phân tích tác phẩm để chứng minh nhận định có thể gặp các lỗi như:thiếu tính định hướng khi hoàn toàn tách biệt với luận điểm, thiếu tính thuyết phục khiHS thực hiện một cách sơ sài, thiếu tính hấp dẫn khi HS phân tích một cách vụng vềkhiên cưỡng Lí do chủ yếu dẫn đến những khó khăn trong khâu phân tích tác phẩm theođịnh hướng lí luận văn học là vì: Học sinh chủ yếu lĩnh hội kiến thức tác phẩm qua conđường lắng nghe, ghi chép từ lời giảng của thầy cô; khi chạm tới một ngữ liệu cần phântích thì đa phần các em chỉ biết cách tái hiện lại những hiểu biết đó Điều đó dẫn tới thờigian tốn vô ích, bài viết dài nhưng điểm lại thấp Để khắc phục những hạn chế trên, GVcần phân biệt cho HS hai dạng phân tích: Phân tích để thấy được cái hay, cái đẹp của tácphẩm và phân tích để làm bật lên luận điểm

So sánhPhân tích để thấy vẻ đẹp nộidung, nghệ thuật của tác phẩm

Phân tích để làm nổi bật luận điểm của nhận định

Mụcđích

- Phân tích để làm rõ giá trị nộidung, nghệ thuật của tác phẩm.- Phần chốt ý phải đánh giá đượcgiá trị nội dung và giá trị nghệthuật của tác phẩm.

- Phân tích để làm chứng minhcho luận điểm.

- Phần chốt ý phải khẳng địnhđược dẫn chứng đã làm sáng tỏluận điểm ở những phương diệnnào

- Có nhiều cách phân tích khácnhau như: phân tích theo bố cục,phân tích theo kết cấu Chophép người viết có một sự tự donhất định trong khi phân tích, miễn sao làm nổi bật những đặcsắc của tác phẩm.

- Phân tích đều trên các khía

Cần tập trung vào luận điểm nênnhất thiết phải phân tích theo hệthống biểu hiện của luận điểm.Tức là chỉ là những điểm/ nhữngkhía cạnh mà dẫn chứng phù hợpvới luận điểm Quá trình phân tíchvì thế cần luôn luôn bám sát vàhướng về luận điểm

Trang 40

cạnh, hướng đến mục tiêu làmnổi bật giá trị tác phẩm.

- Phân tích cần linh hoạt, phảibiết nhấn và lướt hợp lý để xoáyvào mục tiêu làm sáng tỏ luậnđiểm.

Cùng là các tác phẩm được lựa chọn làm dẫn chứng Ngườiviết chia tách tác phẩm thành các khía cạnh, phương diện khác nhauđể soi xét, đánh giá rồi đi đến một kết luận nào đó.

Đi từ các tín hiệu hình thức để đưa ra những nhận định về nội dung Như vậy, việc phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ luận điểm rất khác với việc phântích tác phẩm thông thường Khi viết bài NLVH, thực hiện thao tác phân tích tác phẩm đểchứng minh nhận định lí luận văn học, người viết cần ý thức được mình viết cái gì và viếtđể làm gì, tránh tình trạng kể lể dài dòng, phân tích theo thói quen mà không hiệu quả.Muốn viết được như vậy, HS cần học cả bề rộng và bề sâu, nắm tác phẩm theo hệ vấn đề.Khi tư duy về tác phẩm, các em nên nhóm các tác phẩm cùng thuộc một đề tài, cùng mộtchủ đề, cùng một giai đoạn, cùng một thể loại, có những điểm chung về việc sử dụngmotip nào đó… thành từng nhóm để dễ dàng huy động dẫn chứng và thường xuyên có sựso sánh, xem xét tương quan giữa các dẫn chứng này khi phân tích

Trong khuôn khổ thời gian có hạn, việc làm một bài NLVH còn cần thực hiện nhiềuthao tác khác; do đó trong phần phân tích tác phẩm để chứng minh nhận định, học sinhcần chú ý ưu tiên phân tích sâu những dẫn chứng bắt buộc, gia giảm dẫn chứng mở rộngtùy thuộc vào thời gian; Phân tích tác phẩm bám sát đặc trưng thể loại như: với tác phẩmtruyện ngắn thì ưu tiên hơn những chi tiết, lối hành văn, kết cấu…; với tác phẩm thơ thìcần nhấn vào từ ngữ, nhất là nhãn tự trong thơ và nhạc tính, cảm xúc của thơ; với tácphẩm kịch cần quan tâm đến ngôn ngữ, hành động thể hiện mâu thuẫn, xung đột kịch…Cần chú ý tỉ lệ trích dẫn chứng với phần phân tích dẫn chứng Để hướng tới sự thuyếtphục, khi phân tích dẫn chứng HS cần ưu tiên lời bình hơn dẫn chứng; ưu tiên phần phântích hơn phần nêu dẫn chứng đơn thuần.

Khi phân tích những kiến thức từ tác phẩm để chứng minh cho luận điểm, cần cókĩ năng phân tích phù hợp với dạng bài, phục vụ đúng mục tiêu chứng minh Giáo viên cóthể hướng dẫn học sinh một vài kĩ năng phân tích dẫn chứng cần thiết trong bài văn nghịluận về vấn đề lí luận văn học như sau:

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w