TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠNSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHO HỌC SINH GIỎI Người thực hiện: Lê Thị Nhung C
Trang 1TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG LỰA CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
CHO HỌC SINH GIỎI
Người thực hiện: Lê Thị Nhung Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2I MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
II NỘI DUNG .2
1 Cơ sở lí luận 2
2 Thực trạng bài làm của học sinh trước khi rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học 3
3 Cách rèn kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi 4
4 Hiệu quả của các biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường, địa phương 13
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
Trang 31 Lí do chọn đề tài
Dạy học phát triển năng lực đang là vấn đề cốt lõi trong việc thay đổi định hướng giáo dục hiện nay Một trong những điểm khác biệt quan trọng của dạy học tiếp cận phát triển năng lực so với dạy học tiếp cận nội dung là chú trọng các kĩ năng thực hành cho người học, giúp người học vận dụng lí thuyết vào thực tiễn Bởi vậy, trong xu thế hiện đại, việc dạy kĩ năng có vai trò trọng yếu
với mục tiêu học để sống, học để biết làm (Tiêu chí đánh giá SGK theo định
hướng phát triển năng lực, PGS.TS Nguyễn Thị Tố Mai NXB Giáo dục Việt
Nam)
Trong đề thi học sinh giỏi, đặc biệt đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây, phần nghị luận văn học thường yêu cầu thí sinh bàn về một vấn đề
lí luận văn học dựa trên những trải nghiệm văn học của bản thân Như vậy, xu hướng đề ra nhằm phát huy sự sáng tạo, năng lực cảm thụ của thí sinh, đòi hỏi thí sinh cần phải có kĩ năng chứng minh sắc và trúng vấn đề lí luận
Trên thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT chuyên, chúng tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn vấn đề có ý nghĩa thiết thực, góp phần củng cố và nâng cao kĩ năng lựa chọn dẫn chứng làm sáng rõ vấn đề lí luận trong bài làm của học sinh giỏi Trên cơ sở đó, chúng tôi triển khai sáng kiến
kinh nghiệm Rèn kỹ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài
nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi.
2 Mục đích nghiên cứu
Với sáng kiến kinh ngiệm này, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng cũng như đưa ra các kỹ năng cần thiết nhằm giúp học sinh dễ dàng nắm bắt và thực hành thao tác lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học vốn mang tính thử thách cao ngay cả với học sinh giỏi quốc gia này
Thông qua việc rèn luyện lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học, chúng tôi cũng muốn đòi hỏi ở học sinh
Trang 4năng lực tích hợp kiến thức, tư duy tổng hợp, khả năng phân tích, khái quát cụ thể
3 Đối tượng nghiên cứu: Kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học.
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thống kê
- So sánh đối chiếu
- Phân tích tổng hợp
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
1.1 Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận
Dẫn chứng là những minh chứng được đưa ra để làm rõ những điều, những việc được nói đến Trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học, dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng Dẫn chứng và lí lẽ là bộ phận cấu thành luận điểm và làm tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn cho hệ thông lập luận Nếu không có dẫn chứng, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu vẫn không đủ sức thuyết phục và không tác động mạnh mẽ đến người người đọc, người nghe Khi đó, bài văn nghị luận văn học sẽ trở thành những khái niệm, lí thuyết suông Chính nhờ dẫn chứng và việc phân tích dẫn chứng mà vấn
đề lí luận được soi sáng một cách mạch lạc, rõ ràng, bài viết thêm sâu sắc, lập luận thêm chặt chẽ
1.2 Các loại dẫn chứng trong bài văn về một vấn đề lí luận văn học
- Dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề bài Dẫn chứng mwor rộng là dẫn chứng ngoài phạm vi trên, do người viết viện dẫn ra để liên hệ, đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang bàn bạc Những dẫn chứng mở rộng có thể nhiều cấp độ song cần tập trung vào việc làm rõ hơn, sâu hơn vấn đề cần chứng minh
- Dẫn chứng tự chọn Người viết tự xác định vấn đề lí luận và lựa chọn dẫn chứng cho phù hợp, tiêu biểu với vấn đề lí luận cần chứng minh Dẫn chứng này phụ thuộc vào khả năng xác định trúng vấn đề, vốn đọc, vốn trải nghiệm văn chương của người viết
Trang 51.3 Yêu cầu về việc chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài nghị luận
về vấn đề lí luận văn học.
- Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, đích đáng, phù hợp với luận điểm Người viết phải có vốn đọc, vốn trải nghiệm văn chương phong phú, sâu rộng mới có thể có những lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu nhất Đồng thời, người viết cũng cần có khả năng cảm thụ văn chương mới có thể phân tích dẫn chứng một cách thuyết phục và làm sáng rõ vấn đề cần chứng minh
- Dẫn chứng phải đủ Khi trích dẫn chưng, người viết cần tôn trọng sự đầy
đủ của dẫn chứng Việc trích dẫn cần bao quát hết các khia cạnh của ý kiến để tập hợp dẫn chứng Cần chú ý tới tên tác giả, thâm chí cả xuất xứ của dẫn chứng
- Việc phân tích dẫn chứng phải đúng, chính xác mới có thể thuyết phục người đọc và làm sáng rõ luận điểm cần chứng minh
2 Thực trạng bài làm của học sinh trước khi rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học.
Trong thực tế, khi làm đề nghị luận văn học về vấn đề lí luận, bài làm của học sinh thường gặp khó khăn ở phần lựa chọn và phân tích dẫn chứng Các lỗi thường tập trung ở một số nội dung sau:
- Dẫn chứng chưa chính xác, chưa đầy đủ: Thực trạng này bắt nguồn từ việc nhiều học sinh chưa hiểu được nội dung nghị luận, chưa thuộc dẫn chứng, chưa nắm vững kiến thức văn học sử Kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận đòi hỏi học sinh phải có năng lực nhìn nhận ra được vấn đề trong đề bài đặt ra,
từ đó đưa ra hệ thống luận điểm và luận cứ, luận chứng Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng đủ năng lực để phân tích đề và triển khai ý tốt Từ việc chưa hiểu đúng vấn đề dẫn đến chọn dẫn chứng sai trong bài nghị luận văn học Đặc biệt, trong nhiều đề dạng mở, dạng ẩn đi câu lệnh, nếu học sinh xác định không trúng vấn đề sẽ dẫn tới việc nhầm lẫn trong trích dẫn và phân tích dẫn chứng
- Dẫn chứng chưa chọn lọc: Một tình trạng phổ biến của học sinh hiện nay, kể cả học sinh chuyên văn là các em rất lười đọc Bởi vậy, vốn kiến văn của các em rất hạn hẹp, nghèo nàn, đơn điệu Khi phải huy động dẫn chứng, các em khó chọn được ngữ liệu chọn lọc Nhiều học sinh chỉ học theo dạng tủ một vài
Trang 6tác phẩm, nhân vật kinh điển quen thuộc, từ đó vận đụng với tất cả các đề gây nên tình trạng lặp lại nhàm chán, không làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh
- Dẫn chứng chưa tiêu biểu cho vấn đề lí luận: Yêu cầu quan trọng đối với việc lựa chọn dẫn chứng là dẫn chứng phải tiêu biểu cho vấn đề lí luận cần chứng minh Tuy nhiên, trong thực tế, không phải học sinh nào cũng lấy được dẫn chứng tiêu biểu Điều này phụ thuộc nhiều vào vốn kiến văn và khả năng xác định vấn đề nghị luận của học trò Một đề yêu cầu bàn về đặc trưng ngôn từ trong thơ thì người viết phải lẩy ra được dẫn chứng có sáng tạo độc đáo về ngôn
từ nghệ thuật chứ không phải cứ dẫn thơ là đúng
- Cách phân tích dẫn chứng chưa hợp lí, chưa thuyết phục và chưa làm nổi bật vấn đề cần chứng minh Đây là thực trạng chung của rất nhiều học sinh hiện nay Trong bài làm, học sinh mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra dẫn chứng mà chưa chú ý phân tích dẫn chứng sử dụng thao tác phân tích, chưa làm rõ được vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận Học sinh lúng túng trong cách phân tích dẫn chứng khiến bài viết dàn trải, không trúng trọng tâm, thiếu độ sắc
3 Cách rèn kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi
3.1 Hướng dẫn học sinh lựa chọn dẫn chứng
- Dẫn chứng chính xác, có nguồn gốc
Việc lựa chọn dẫn chứng đóng vai trò quyết định đối với thành công của thao tác chứng minh Dẫn chứng cần phải có tính chính xác, có nguồn trích rõ ràng Dẫn chứng trong văn học là tất cả những gì liên quan đến văn học Phạm
vi dẫn chứng vô cùng rộng, học sinh cần hệ thống các nguồn kiến thức để có thể huy động kiến thức và chọn dẫn chứng trong quá trình viết văn
Kiến thức về văn bản văn học là chất liệu chủ yếu của bài nghị luận văn học Ngay cả với một đề bài bàn luận về một vấn đề văn chương hay khái quát văn học sử thì sự huy động vốn hiểu biết về tác giả và tác phẩm cụ thể là rất cần thiết để chứng minh, minh họa cho lí luận Càng nắm vững kiến thức về văn bản văn học càng chuẩn bị cho mình tiềm lực mạnh và tạo được thế chủ động khi làm bài Học sinh phải suy nghĩ, hình thành hoặc ghi nhớ một cách khái quát những nhận định, đánh giá, kết luận tổng quát về các tác giả, tác phẩm cụ thể
Trang 7như: những thành công và hạn chế của tác phẩm, ý nghĩa và giá trị của vần thơ, áng văn, sự kế thừa truyền thống và những đóng góp, cách tân của tác giả, vị trí của nhà văn trong dòng văn học, hoặc thời kì văn học đó Những kiến thức này
có thể thu thập từ nội dung các bài giảng, từ các giáo trình hoặc tham khảo những chuyên luận về tác giả, những bài phân tích tác phẩm, đặc biệt là những bài giới thiệu chung về tác phẩm và tác giả
Lí luận văn học là những tri thức chung nhất về quan điểm và phương pháp sáng tác, phê bình văn học cũng như nghiên cứu lịch sử văn học của nhiều nước, qua nhiều thời đại Việc trang bị mảng kiến thức này là rất cần thiết để nâng cao trình độ nhận thức và phân tích văn học của HS giỏi Ngữ văn Việc huy động kiến thức lí luận văn học là rất cần thiết để cho bài văn nghị luận văn chương có tầm khái quát, có cơ sở lí thuyết vững vàng, tránh được tình trạng miêu tả liệt kê dài dòng, phân tích bình luận tràn lan, cảm tính, thiếu căn cứ khoa học HS giỏi Ngữ văn, do vậy, cần phải có ý thức thường xuyên vận dụng kiến thức Lí luận văn học vào bài làm
Khi trích dẫn dẫn chứng, giáo viên cần rèn thói quen trích dẫn nguồn cho học sinh Nguồn có thể là thông tin về tên tác giả, tác phẩm, có thể là tên văn bản trích dẫn, nguồn đăng…
Tóm lại, dẫn chứng chính xác và rõ ràng thì phần chứng minh trong bài làm của học sinh mới có sức thuyết phục
- Dẫn chứng tiêu biểu, làm nổi bật vấn đề lí luận
Trong khi tạo lập văn bản nghị luận văn học, chọn được dẫn chứng phù hợp là một điều kiện cần của học sinh giỏi văn, tuy nhiên điều kiện đủ là dẫn chứng ấy cần đạt đến độ tiêu biểu Dẫn chứng tiêu biểu là dẫn chứng hay, độc đáo có sức nặng trong bài văn nghị luận
Để trở thành dẫn chứng tiêu biểu cần: trước hết là dẫn chứng phù hợp đạt tiêu chí đúng, sau đó cần có sự mới lạ, độc đáo Học sinh cần có sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về các tác phẩm để đạt đến độ chín muồi, chọn lọc những chi tiết hay, có những phát hiện mới, cảm nhận sâu sắc về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi, một đoạn thơ, một bài thơ, về một giai đoạn văn học và đối chiếu trong tiến trình lịch sử văn học
Trang 8Như vậy, người viết cần huy động tối đa kiến thức có được để chọn ra một
số dẫn chứng cho vấn đề cần nghị luận Từ đó, bằng năng lực của bản thân,
người viết chọn lọc dẫn chứng từ đúng đến trúng để làm sáng tỏ vấn đề Mặt khác, khi huy động kiến thức, chọn được dẫn chứng trúng, người viết cần khai
thác dẫn chứng đó trên nhiều khía cạnh của vấn đề Người viết cũng có thể sử dụng một dẫn chứng tốt cho nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ
Ví dụ: Đề văn: Nhà văn Pháp YvesBenrger, trong bài tranh luận: Chúng
tôi không phải là những người phản bội đăng tên tuần báo L’Express số
25/5/1964 cho rằng: Văn chương bao giờ cũng là một nỗ lực tự giải thoát cá
nhân Bằng trải nghiệm văn chương, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
(Trích bài làm của Vũ Thị Lan Uy, học sinh chuyên văn khóa 2018-2021,
giải nhì kì thi chọn HSGQG 2020-2021)
Trong bài làm trên, để chứng minh đặc trưng của quá trình sáng tạo văn chương, mỗi tác phẩm không chỉ là tiếng lòng của cá nhân tác giả mà còn khơi gợi sự đồng cảm, tri âm của người đọc Trích dẫn 2 câu thơ của Nguyễn Du
Trang 9trong bài Độc tiểu Thanh kí, học sinh đã lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, làm
rõ được vấn đề chứng minh Câu thơ không chỉ là câu hỏi đầy khắc khoải của Nguyễn Du mà còn là niềm đau của bao kiếp người trong cõi nhân sinh câu hỏi
ấy không chỉ đúng với một thời mà còn vang vọng mãi thành câu hỏi lớn cho mọi thời
Như vậy, lựa chọn dẫn chứng chính xác, tiêu biểu sẽ giúp bài làm của học sinh đúng hướng, làm rõ được vấn đề nghị luận cần chứng minh
3.2 Hướng dẫn học sinh phân tích dẫn chứng
- Các bước phân tích dẫn chứng
Phân tích dẫn chứng là khâu cuối cùng trong việc rèn thao tác chứng minh Dẫn chứng được nêu ra trong bài văn, nếu không được phân tích sẽ không
có giá trị minh họa cho vấn đề nghị luận Phân tích dẫn chứng đòi hỏi học sinh phải nắm được bản chất vấn đề nghị luận, hiểu và phân tích được dẫn chứng Phân tích dẫn chứng cần được tiến hành theo những bước sau:
Bước 1: Giới thiệu dẫn chứng
Bước 2: phân tích các phương diện của dẫn chứng để làm nổi bật vấn đề cần chứng minh
Bước 3: Khái quát lại vấn đề
Tùy vào năng lực của học sinh, các bước này sẽ được tiến hành một cách linh hoạt Như vậy, điều quan trọng là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phương pháp phân tích dẫn chứng, rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng các bước trên vào các vấn đề chứng minh cụ thể
- Các cách phân tích dẫn chứng
+ Phân tích dẫn chứng theo tầm rộng: Đây là cách kết nối các dẫn chứng cùng một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật để làm nổi bật vấn đề cần chứng minh Với cách phân tích này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách phân tích lướt, điểm các dẫn chứng, khái quát vấn đề Cách phân tích này đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng, cảm nhận tinh, làm chủ được mạch ý trong bài
Trang 10Ví dụ 1:
(Trích bài làm của Vũ Thị Lan Uy, học sinh chuyên Văn khóa 2018-2021)
Với phông kiến thức rộng, người làm bài đã có cách lướt dẫn chứng để làm sáng rõ luận điểm: Chiều sâu tâm hồn con người là đối tượng hướng đến của văn học Trên đường biên nội dung đó, người viết đã lẩy các dẫn chứng cùng nội dung Đó là tác phẩm của Pautopsky, Kawabata, Hemingway, Tagor, Nguyễn Tuân Cách lướt dẫn chứng trong bài làm không phải ngẫu nhiên, tùy tiện mà theo logic cụ thể để có thể phô diễn kiến thức nhưng không ôm đồm Các dẫn chứng được điểm theo thể loại (truyện ngắn, thơ trữ tình, tiểu thuyết), theo thời đại (cổ điển, hiện đại, đương đại), theo vùng miền (phương Đông, phương Tây), theo phong cách (hiện thực, lãng mạn)…
Trang 11Ví dụ 2:
Đề bài: nhà kí hiệu học Umberto Eco cũng tâm niệm: “Văn bản là có hạn
và cố định, dù nó cho phép một số lượng lớn những diễn giải có thể có (nhưng
nó không biện hộ cho tất cả những diễn giải có thể có)” Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến
Bài làm của học sinh:
“Nhà văn phải viết vì một con người hôm nay, vì thế giới hôm nay và vì
thời đại của mình” (Hà Minh Đức) Vậy nên, để hiểu sâu về một tác phẩm, bạn đọc không chỉ dựa trên cảm quan cá nhân mà cũng cần bám sát vào tiếng nói thời đại cất lên của người nghệ sĩ - văn bản có tính cố định là vì vậy Ta không thể hiểu tám tầng đau thương mà Đỗ Phủ gửi gắm nếu không đặt trong bối cảnh
“cố định” cuối thời Thịnh Đường và loạn An - Sử Ta chẳng thể nhận ra cách
“bắt bệnh” của Chekhov nếu không thấu hiểu xã hội Nga tha hóa và đày ải con người trong những năm 1900 Và có lẽ, ta cũng chẳng thể thấu hiểu nỗi đau nhân loại trong “một nỗi đau riêng” của Kenzaburo Oe gửi gắm nếu không đặt trong tính “giới hạn và cố định” về cuộc đời ông và đất nước Nhật sau những năm 45 Xuyên suốt tác phẩm là diễn biến tâm lí của Điểu - người cha có đứa con bị thoát vị não Điểu thuộc tầng lớp trí thức tiêu biểu trong những năm
1960 của xã hội Nhật Bản, luôn sống trong cảm giác cô đơn trống rỗng, mất phương hướng Điểu cô đơn trong chính gia đình mình: anh luôn mất hết tự tin trước cha vợ, ngán ngẩm bà mẹ vợ còn vợ anh không bao giờ đồng cảm và sẻ chia với ước vọng của anh - ước vọng tới Châu Phi nơi nàng cho rằng “mớ thổ ngữ Swahili… nghe rất giống tiếng gào thét của loài dã thú mà ngôn ngữ văn minh không có” Điểu còn cô đơn trong chính bản thể của mình, anh cứ hoài chìm trong những cơn say liên miên không dứt Sự cô đơn lên đến đỉnh điểm khi
cả Điểu và Himiko “đều trần trchuồng nhìn nhau mà không ai muốn làm tình” Chính sự cô đơn này đã dẫn đến sự mất phương hướng trong Điểu - khi bản thân anh cứ quanh đi quẩn lại trong mê lộ cuộc đời, là một “Robinson Crusoe mất phương hướng” Và có lẽ, ta chẳng thể hiểu được sự mất phương hướng của Điểu nếu không đặt trong tính “giới hạn và cố định” của cuộc đời Kenzaburo Oe và xã hội Nhật Bản sau những năm 45 lúc bấy giờ Chính Điểu