1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 246,5 KB

Nội dung

Mỗi người giáo viên trực tiếp giảng dạy, ngoài việc vận dụng tốt những phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo đề án đổi mới giáo dục ở các c

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT:

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

1.1.Cơ sở lý luận:

Bác Hồ nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng

người”, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt” Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục đã có những bước tiến mới để phù hợp với công cuộc cải cách giáo dục Do đó, việc đổi phương pháp, nâng cao chất lượng giờ học luôn là mục tiêu

mà mỗi người giáo viên đứng lớp quan tâm, trăn trở và tìm cách thực hiện, nhằm mang đến hiệu quả tối đa cho giờ dạy học của bản thân và học sinh Mỗi người giáo viên trực tiếp giảng dạy, ngoài việc vận dụng tốt những phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh theo đề án đổi mới giáo dục ở các chuyên đề được tiếp thu, cũng cần phải có những cách thức riêng cho mình để có thể áp dụng vào thực tế công tác, vào điều kiện giảng dạy của bản thân, nhà trường, địa phương Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn không nằm ngoài những định hướng đổi mới nói trên

Và như chúng ta đã biết, Ngữ văn chính là bộ môn dễ gây xúc động vui, buồn tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người, giúp con người phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống, và hướng con người tới đỉnh cao của chân, thiện mỹ Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng kĩ năng học và

ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn là một việc rất quan trọng và rất cần thiết Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một phẩm chất, một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh

Để làm được điều đó giáo viên Ngữ văn phải giúp cho các em say mê học Văn Việc này chỉ đạt được kết quả cao khi thầy cô biết động viên khích lệ các

em trong học tập, biết tạo điều kiện để các em tự bộc lộ được khả năng của mình

và say sưa tham gia xây dựng bài, tích cực tự giác, tự học, tự rèn luyện Giáo viên hướng dẫn, khơi dậy khả năng, năng lực cảm thụ văn học của học sinh trên

cơ sở vốn hiểu biết học sinh đã có và cao hơn nữa là cung cấp cho các em những điểm mới, sâu hơn về văn học mà học sinh chưa có, từ đó giúp các em vận dụng vào việc làm văn hiệu quả Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy và tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9, tôi luôn trăn trở về vấn

đề này Vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn

Trang 2

luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” để nghiên cứu, thực nghiệm; mong

muốn góp một phần nhỏ vào công tác bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 đạt hiệu quả cao

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Một thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, các môn học thuộc bộ môn khoa học xã hội, nhất là môn Ngữ văn đang bị học sinh “xa lánh”, là môn học phải đọc nhiều, viết nhiều nhưng xu thế phát triển của thời đại Công nghệ số khiến các em ngại đọc, ngại viết, ngại trau rồi kiến thức mà ỉ lại vào các trang mạng xã hội: Google, Facebook, YouTube Dẫn đến hạn chế trong khả năng lĩnh hội bài học, kĩ năng tư duy và diễn đạt kém, kiến thức tích lũy thì nghèo nàn Dẫn đến tình trạng học sinh chán học, giáo viên mất hứng thú trong giờ dạy, thiếu nhiệt huyết truyền đạt những tri thức hay, sâu sắc, mới mẻ cho học sinh Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn Mục tiêu của bậc học phổ thông

là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người Muốn khôi phục sự quan tâm của

xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp, kĩ năng học văn hiệu quả nhất

Trước thực tại đó, là một giáo viên Ngữ văn công tác lâu năm, bản thân tôi thật sự cảm thấy rất buồn, luôn suy nghĩ và trăn trở cần phải làm thế nào để bồi dưỡng kĩ năng học văn, nhằm gây hứng thú và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn, luyện văn Bằng những trải nghiệm của bản thân

qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu đề tài “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” và đã áp dụng trong

môn Ngữ văn tại trường Trung học cơ sở nơi tôi đang công tác

2 Mục đích nghiên cứu

“Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9” là một công tác rất khó khăn và phức tạp Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài với mong muốn

và hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau Đồng thời cũng là định hướng cho việc bồi dưỡng giúp học sinh lớp 9 học,

ôn luyện và thi tốt các kì thi học sinh giỏi hay thi tuyển vào lớp 10 PTTH đạt hiệu quả cao hơn

3 Đối tượng nghiên cứu

Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn là một việc làm cần thiết đối với tất cả các khối lớp trong nhà trường THCS Ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp Đó là bàn về một số biện pháp, hình thức bồi

Trang 3

dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Đề tài được tôi thực hiện tại trường trong hai năm học 2019- 2020 và 2021- 2022 với đối tượng thực hiện là học sinh lớp 9 trường THCS

4 Phạm vi thực hiện:

Đề tài “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp

9” ứng dụng vào các tiết học văn bản, tập làm văn, các tiết bồi dưỡng và ôn

luyện thi học sinh giỏi của tôi

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Thuyết trình, phân tích, so sánh, đối chiếu…

- Nghiên cứu tài liệu: Trong thời gian qua tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đọc các tài liệu liên quan đến đề tài Từ đó rút kinh nghiệm và bổ sung cho đề tài của mình

- Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp khảo sát, vấn đáp, thăm dò ý kiến học sinh, nắm tình hình và thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung

6 Thời gian thực hiện

Đề tài “Bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9”, tôi nghiên cứu từ tháng 09 năm 2019 trong môn Ngữ văn và áp dụng ở

hai lớp do tôi dạy của trường Trung học cơ sở nơi tôi đang công tác trong năm học 2019- 2020, 2021- 2022 và những năm tiếp theo

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI

ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận.

Ngữ văn trong nhà trường THCS là môn học rất quan trọng và thiết thực đối với học sinh hiện nay Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh Bởi

vì, qua giờ học Ngữ văn học sinh được tiếp xúc cảm thụ những vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống Hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mĩ

Để học sinh có khả năng cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thì việc giảng dạy, bồi dưỡng là rất cần thiết, rất quan trọng Do đó việc tìm kiếm những giải pháp

để làm tốt việc này là điều trăn trở của tôi, cũng như của các giáo viên đứng lớp hiện nay Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, ai cũng muốn giờ dạy văn phải hấp dẫn hơn cuốn hút học sinh và hiệu quả hơn Vì thế dạy như thế nào cho có hiệu quả cao, tạo sự hứng thú say mê cho học sinh quả là một vấn

đề rất lớn

Việc giáo viên giảng dạy văn cung cấp kiến thức cho học sinh là "cần" nhưng chưa "đủ" mà giáo viên cần phải có phương pháp hướng dẫn học sinh cảm nhận tác phẩm, kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh Mỗi giáo viên phải biết khơi dậy tình cảm, niềm tin trong bản thân học sinh Phải làm sao để học sinh

Trang 4

yêu thích môn văn, coi giờ học văn là một tiết học lí thú và bổ ích, từ đó học sinh mới ngấm, hiểu bài, mới có kĩ năng nói, viết, mới dễ dàng thành công Vì vậy, để dạy tốt các tiết dạy bồi dưỡng kĩ năng học và ôn luyện thi học sinh giỏi môn Ngữ văn đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực

sự hứng thú và tin tưởng Đó là yêu cầu của ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường

và cũng là mục tiêu của người bồi dưỡng Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có

sự học tập và trau dồi không ngừng nghỉ, cùng với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc

2 Thực trạng của vấn đề

Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi về SGK, phương pháp dạy học, Bộ GD&ĐT cũng hết sức quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Phòng GD&ĐT của huyện cũng thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề về nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn cho đội ngũ giáo viên được tham gia học tập Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh quan tâm, động viên, đồng nghiệp hỗ trợ trong công tác giảng dạy Là giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy ngẫm Hơn nữa, luôn tìm tòi, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các tác phẩm văn học, các sách nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các sách báo khác Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình bồi dưỡng Mong muốn giúp cho học sinh có được các kĩ năng để học tập tích cực, ôn luyện chủ động và thi tốt các kì thi học sinh giỏi hay thi tuyển vào lớp 10 PTTH đạt hiệu quả cao hơn Bên cạnh những thuận lợi trên thì công tác bồi dưỡng cho học sinh các kĩ năng để học tập tích cực, ôn luyện chủ động và thi tốt các kì thi học sinh giỏi hay thi tuyển vào lớp 10 PTTH của trường tôi cũng gặp không ít khó khăn như: trường nhỏ, tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện còn hạn chế Chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu trong việc học tập và bồi dưỡng Hơn nữa học sinh do sống ở nông thôn phần lớn đời sống gia đình các

em còn khó khăn, nên hầu hết phụ huynh phải đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình Bản thân các em lại còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có nhiều thời gian học, đọc sách, ngại tư duy; tinh thần học tập và sự quan tâm về môn văn chưa cao Và do đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game… ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập Do vậy, khi học sinh làm một bài văn giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai,

Trang 5

bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic, diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, đặc biệt là qua các kì kiểm tra thi cử, các em thường bộc lộ một số hạn chế cả về kiến thức lẫn kĩ năng làm bài

Thực trạng ấy làm cho đội ngũ thầy cô giáo chúng ta phải trăn trở, phải suy

nghĩ, mà nguyên nhân chính là học sinh không có kĩ năng viết bài, không có định hướng khi làm văn nghị luận văn học Do đó chúng ta cần phải có cách dạy như thế nào, học sinh cần phải có cách học như thế nào để có hiệu quả giáo dục ngày một đi lên, đó là vấn đề mà thầy cô giáo cần phải quan tâm và chú trọng

* Số liệu thống kê

Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả học tập, thi học sinh giỏi cấp Huyện hay thi tuyển vào lớp 10 PTTH của học sinh lớp tôi giảng dạy còn rất thấp

*Kết quả khảo sát đầu năm cụ thể như sau:

Tổng

số HS

dự thi

Kết quả

Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5

*Kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp huyện năm học 2020 – 2021:

Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải

Từ những thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu để xây dựng phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng một số kĩ năng giúp học sinh học tập, ôn luyện, kiểm tra, thi cử được hiệu quả hơn

3 Các biện pháp nghiên cứu

3.1 Giải pháp thứ 1: Ôn tập, k iểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh.

Sở dĩ phải có bước này bởi đây là một yêu cầu cơ bản để củng cố kiến thức tạo nền móng vững chắc cho các bước tiếp theo Dù là học sinh đại trà hay học sinh giỏi Ngữ văn trước hết phải nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần

“Nền”, rồi mới khơi gợi và nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc, lòng yêu mến văn chương và nhu cầu sáng tạo nghệ thuật cho các em Đây là biện pháp có tính phương pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong dạy học văn nói chung cho học sinh giỏi nói riêng

Theo tôi, để giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, giáo viên nên hướng dẫn làm các dạng bài tập theo các chuyên đề cụ thể Như thế, vừa kiểm tra được kiến thức của các em sau khi đã được học trên lớp, lại vừa rèn được kĩ năng làm các dạng bài tập, lại vừa củng cố, khắc sâu kiến thức cho các em

Trang 6

3.1.1.Đối với phần Tiếng Việt:

3.1.1.1.Phương pháp thực hiện:

Giáo viên yêu cầu các em cần bám sát vào các nội dung sau:

- Nghĩa của từ (Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, sử dụng từ)

- Các biện pháp tu từ, tác dụng

- Các phương châm hội thoại

- Các thành phần biệt lập

- Nghĩa tường minh, hàm ý

- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

Muốn học sinh làm tốt được phần Tiếng Việt trước hết phải dạy lại toàn

bộ nội dung phần Tiếng Việt sau đó hướng dẫn học sinh làm các dạng đề Đặc biệt cần chú trọng vào dạy đề về biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ

Để làm tốt phần biện pháp tu từ này, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách làm Thường thì học sinh có thói quen khi làm bài Tiếng Việt hay trả lời vắn tắt, nhưng đối với học sinh giỏi, đối với việc làm bài thi vào THPT thì phải trình bày rõ ràng, mạch lạc khoa học cho nên giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh, cách phân tích giá trị của từ, biện pháp tu từ

3.1.1.2 Ví dụ minh họa: Phân tích giá trị nghệ thuật của phép ẩn dụ trong câu

thơ: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

(“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách trình bày bài Tiếng Việt với những bước sau:

- Bước 1( xác định ẩn dụ): “trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ

- Bước 2( tìm các dấu hiệu, đặc điểm của sự vật thể hiện ẩn dụ) : trời xanh là thiên nhiên bao la, vĩ đại, bất biến

- Bước 3( từ dấu hiệu, đặc điểm của sự vật thể hiện ẩn dụ, tìm ra sự vật không có mặt trên văn bản nhưng lại mang đặc điểm của sự vật thể hiện ẩn dụ) : Bác Hồ

đã được ngầm ví với trời xanh Từ đó thấy được tác giả đã từ hình ảnh trời xanh

để nói về Bác: Bác của chúng ta vĩ đại, bất tử thiên thu, giống như sự vĩ đại và bất tử của trời xanh, của thiên nhiên, hay nói cách khác, tác giả cảm nhận sự trường tồn của Bác trong long dân tộc qua hình ảnh trời xanh

- Bước 4( chỉ ra thái độ, tình cảm, cảm xúc của tác giả thông qua phép ẩn dụ): thông qua ẩn dụ, người đọc cảm nhận rất rõ tình cảm của tác giả với Bác: tình yêu thiêng liêng, sự ca ngợi đầy cảm động, lòng ngưỡng mộ, sự tự hào sâu sắc

về lãnh tụ kính yêu…

*Lưu ý: Đối với học sinh giỏi, giáo viên phải hướng dẫn học sinh viết thành đoạn văn, hoặc bài văn ngắn

Trang 7

3.1.2.Đối với phần truyện hiện đại Việt Nam:

3.1.2.1.Phương pháp thực hiện:

Giáo viên giúp các em ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9 Qua đó học sinh nắm được các tác phẩm truyện đã phản ánh được phần nào cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy biến động, nhiều gian lao, hi sinh, nhưng cũng hết sức hào hùng Đặc biệt, các tác phẩm đã tập trung thể hiện hình ảnh con người Việt Nam thuộc các thế hệ, tầng lớp khác nhau, với cuộc sống, tình cảm, tư tưởng khá phong phú, vừa thống nhất lại vừa đa dạng

Giáo viên yêu cầu các em cần bám sát vào các nội dung sau:

- Đối với truyện ngắn yêu cầu các em cần chú ý các yếu tố: Ngôi kể, tình huống, cốt truyện, nhân vật…

- Đối với các tác phẩm và đoạn trích: yêu cầu các em cần nắm được tên tác giả, nhan đề đoạn trích và tác phẩm; xác định rõ đề tài, chủ đề, ý nghĩa nhan

đề, tóm tắt nội dung cốt truyện

- Phân tích tình huống truyện, hình tượng nhân vật; hiểu giá trị tư tưởng

và những yếu tố đặc sắc trong nghệ thuật tự sự Khai thác những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tìm hiểu tác dụng của sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự, triển khai các luận điểm theo nội dung của văn bản

Vì thời lượng bồi dưỡng trên lớp rất hạn chế, giáo viên không thể bồi

dưỡng hết được những kiến thức các em đã học, nên phần ôn tập lại những kiến thức căn bản đã học thì yêu cầu học sinh phải tự thực hiện Để giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, giáo viên hướng dẫn cho các em cách tự học,

tự ôn

3.1.2.2 Ví dụ minh họa:

Chẳng hạn khi các em ôn tập về truyện hiện đại, giáo viên hướng dẫn học sinh

tự thống kê theo mẫu sau:

TT Tác

phẩm

Tác giả

Hoàn cảnh sáng tác

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Ngôi kể

Nhân vật

Tình huống

Nhan đề

Ngoài ra, giáo viên yêu cầu các em phải học thuộc được phần tóm tắt nội dung chính đối với những truyện ngắn và luận điểm đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật

Trang 8

Khi giáo viên yêu cầu học sinh tự ôn tập, làm việc ở nhà thì giáo viên phải

có sự kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên về việc tự học của các em

* Ví dụ:Triển khai luận điểm đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật anh thanh

niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, giáo viên lưu

ý cho các em các đặc điểm sau:

* Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh sống

- Xuất hiện trong lời giới thiệu của ông lái xe: đó là một trong những người cô độc nhất thế gian, thèm người

- Hai mươi bảy tuổi, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ

- Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù

→ Nghệ thuật miêu tả gián tiếp, trực tiếp được sử dụng để khắc họa hoàn cảnh sống thật đặc biệt: cô đơn, vắng vẻ của anh thanh niên

- Nơi ở và cách sống, cách sinh hoạt:

+ Nơi ở: sạch sẽ với chiếc giường con, một bàn học, một giá sách

+ Cách sống, cách sinh hoạt: Trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách

→ Nghệ thuật liệt kê, miêu tả nhằm khắc họa nơi ở giản dị nhưng ngăn nắp, gọn gàng cùng cách sống rất đẹp của anh thanh niên

* Công việc và suy nghĩ về công việc, về mọi người

- Công việc của anh thanh niên:

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu

+ Công việc hằng ngày của anh là: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động địa chất dự vào việc dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu

- Nghệ thuật liệt kê, kể, miêu tả

→ Công việc của anh thanh niên vất vả, gian khổ, đòi hỏi sự chính xác cao nhưng anh là người rất yêu công việc

- Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc:

+ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi

+ Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc

→ Đây là những suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc và sâu sắc

- Khi anh suy nghĩ và nói về người khác:

+ Anh kể về ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn, thụ phấn

+ Anh khâm phục đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét

→ Anh nói về mọi người với một thái độ khiêm nhường, quý trọng những người lao động

=> Anh thanh niên hiện lên chân thật, tận tụy, tin yêu cuộc sống Anh là người tiêu biểu cho những con người lặng lẽ cống hiến cho đất nước ở miền lặng lẽ Sa

Trang 9

Pa, là hình ảnh tốt đẹp của thế hệ trẻ - những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước

3.1.3.Đối với phần thơ hiện đại Việt Nam:

3.1.3.1.Phương pháp thực hiện:

Giáo viên giúp các em ôn tập củng cố hệ thống kiến thức phần thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – THCS gắn với các giai đoạn lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, chống Mỹ và sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Qua đó học sinh nắm được những giá trị nghệ thuật và nội dung của các văn bản thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – THCS Thông qua các tác phẩm văn học, bồi dưỡng cho các em tình yêu văn học, những tình cảm tốt đẹp như: tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tình cảm gia đình …Biết trân trọng quá khứ, tự hào về những thành quả do các thế hệ cha anh xây dựng, vun đắp

Đối với các văn bản thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 – THCS, giáo viên cần cung cấp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản, cách cảm nhận những "tín hiệu" trong tác phẩm, từ đó hướng dẫn, rèn luyện cho các em kĩ năng từ viết đúng, dần dần hướng tới viết hay, lời văn chuẩn xác, mạch lạc, gợi cảm và có sức thuyết phục

Để học và nhớ kiến thức, trong khi đọc hiểu, yêu cầu học sinh tách ra được cái “cốt lõi” hoặc “thông tin” dưới dạng ý chính Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý theo trình tự nhất định, ví dụ đi từ: nội dung, nghệ thuật, rồi đến nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân; cũng có thể sắp xếp đan xen giữa nội dung, nghệ thuật và nêu nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân

3.1.3.2 Ví dụ minh họa:

Giống như phần ôn tập về truyện hiện đại, giáo viên hướng dẫn học sinh tự thống kê theo mẫu sau:

TT Tác

phẩm

Tác giả

Hoàn cảnh sáng tác

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

Mạch cảm xúc

Bố cục

Phương thức biểu đạt

Nhan đề

Ngoài ra, giáo viên yêu cầu các em phải học thuộc lòng bài thơ và luận điểm đoạn văn phân tích từng khổ thơ

* Chẳng hạn:Triển khai luận điểm 2( Khổ 2): “Cảm xúc khi hòa vào dòng người

vào lăng viếng Bác” của bài thơ “ Viếng lăng Bác” – Viễn Phương.

Trang 10

Có hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi độc đáo:

- Hình ảnh thực “mặt trời trên lăng” được nhân hóa “ngày ngày đi qua” chiêm ngưỡng “mặt trời trong lăng”

+ Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”: Nếu mặt trời tự nhiên vĩ đại, bất diệt, mang lại sự sống cho muôn loài thì với dân tộc Việt Nam, Bác đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc, là vị lãnh tụ vĩ đại sống mãi trong trái tim mọi người + “rất đỏ”: là ẩn dụ cho phẩm chất cách mạng cao đẹp của Bác, cả một đời vì nước vì dân

- Hình ảnh thực “dòng người đi trong thương nhớ”: ngày ngày dòng người vào lăng viếng Bác trong lòng tiếc thương kính cẩn

+ Đó còn là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gợi một không gian tràn ngập nỗi nhớ thương

+ Hình ảnh ẩn dụ độc đáo: “dòng người - tràng hoa” → không chỉ là tràng hoa được kết nên bởi dòng người vào lăng viếng Bác, còn là hoa của lòng nhớ

thương, biết ơn, thành kính… hoa của cuộc đời đã nở dưới ánh sáng của Bác… tất cả đang thành kính dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”

+ Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” lại chứa đựng bên trong một hình ảnh ẩn dụ đẹp (mùa xuân) → Cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân + Phép ẩn dụ, điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh, vừa gợi tấm lòng biết ơn, thành kính không nguôi nhớ Bác

=> Khổ thơ vừa là lời ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác Hồ vừa thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn kính và biết ơn vô hạn của nhân dân đối với Bác

3.2 Giải pháp thứ 2: Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh

Văn nghị luận là kiểu văn bản rất khó đối với học sinh Với kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn phải nắm chắc các bước, kỹ năng làm bài và sử dụng các kỹ năng một cách thành thạo Hơn nữa, văn nghị luận giúp học sinh nêu ra những suy nghĩ, quan điểm của mình trước một hiện tượng, sự việc đời sống hay ý kiến về một tư tưởng đạo lý, về một vấn

đề văn học Qua văn nghị luận, giáo viên bồi đắp thêm cho học sinh về tinh thần

yêu nước, yêu con người, đồng cảm, chia sẻ đối với những người bất hạnh hoặc

phê phán những quan điểm sai trái… trong cuộc sống

Để rèn kỹ năng làm tốt văn nghị luận tôi thực hiện như sau:

3.2.1.Đối với dạng bài nghị luận xã hội.

3.2.1.1.Phương pháp thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài đảm bảo đủ các bước làm bài văn nghị

luận xã hội Kĩ năng viết, kết hợp vốn sống phong phú và cảm xúc chân thành, đúng đắn tạo nên sức thuyết phục cho bài văn Rèn cho các em có ý thức tạo chất văn để thuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về người thật, việc thật để chứng minh cho các luận điểm

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w