1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp đạt hiệu quả cao trong ôn luyện học sinh giỏi môn giáo dục thể chất ở trường thpt mường lát

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp đạt hiệu quả cao trong ôn luyện học sinh giỏi môn Giáo dục thể chất ở trường THPT Mường Lát
Tác giả Lê Văn Chung
Trường học Trường THPT Mường Lát
Chuyên ngành Giáo dục Thể chất
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

Do đó, việc phát triển các tố chất, thể lực cho thế hệ trẻ và nâng cao thành tích môn Giáo dục thể chất trong nhà trường là tất yếu khách quan và hết sức quan trọng.. Nhằm phát hiện và t

Trang 1

MỤC LỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG

ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Ở TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT

Người thực hiện: Lê Văn Chung

Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực/ Môn: Thể dục

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

1.2 Mục đích nghiên cứu: 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

2.1 Cơ sở lý luận 2

2.2 Thực trạng 2

2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 3

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10

3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 11

3.1 Kết luận 11

3.2 Kiến nghị 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài:

Giáo dục thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của nước ta để phát triển con người toàn diện Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể lực, hạn chế chấn thương và có lối sống lành mạnh đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng khéo léo, nhanh nhẹn góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh là việc cần thiết Do đó, việc phát triển các tố chất, thể lực cho thế hệ trẻ và nâng cao thành tích môn Giáo dục thể chất trong

nhà trường là tất yếu khách quan và hết sức quan trọng.

Giáo dục thể chất mang lại cho thế hệ trẻ sức khỏe dẻo dai, tinh thần thoải mái, cuộc sống vui tươi, lành mạnh

Cùng với việc giáo dục đại trà thì việc nâng cao thành tích bộ môn thông qua huấn luyện chất lượng mũi nhọn là việc rất được quan tâm ở các trường THPT hiện nay Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương nói riêng và đất nước nói chung, góp phần đào tạo thế hệ thanh niên phát triển cao

về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần

Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, môn Giáo dục thể chất được xem là một trong những môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã cho thấy việc nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với tầm quan trọng của việc đào tạo công dân tương lai phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh

Nhằm phát hiện và tạo điều kiện ôn tập, huấn luyện cho những em học sinh có năng khiếu, phát triển tài năng theo hướng đam mê để các em phát huy nhiều hơn nữa năng lực tiềm ẩn, vốn có của các em; Đồng thời, phục vụ cho công tác bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn cho nhà trường để tham gia các kì thi Cấp huyện, Cấp tỉnh và Hội Khỏe Phù Đổng các cấp

Bản thân là một giáo viên giáo dục thể chất, trực tiếp đứng lớp tôi thấy sự cần thiết của môn học đối với giáo dục thế hệ trẻ trong thời đại mới Tôi đã và đang cố gắng vừa đào tạo chất lượng đại trà, vừa kết hợp đào tạo học sinh mũi nhọn để nâng cao thành tích của nhà trường trong thời gian tới

Trong thời gian đảm nhận công tác huấn luyện đội tuyển Thể dục thể thao trong nhà trường, tôi luôn trăn trở để tìm ra giải pháp đạt hiệu quả cao trong huấn luyện và thi đấu Nhằm mục đích nhân rộng cách làm này tôi tiến hành

chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân thông qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải

pháp đạt hiệu quả cao trong ôn luyện học sinh giỏi môn Giáo dục thể chất ở trường THPT Mường Lát”.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao thành tích

và cải thiện chất lượng giải trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao và Hội Khỏe Phù Đổng các cấp

Trang 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Các giải pháp luyện tập cho học sinh để nâng cao thành tích học sinh giỏi trong môn Giáo dục thể chất

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng, thi đấu, phương pháp thống kê…

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận

Phát triển thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục con người phát triển toàn diện Với học sinh THPT đây là giai đoạn chuẩn bị về mặt thể lực, trí tuệ, tinh thần để các em chuẩn bị hành trang bước vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề hoặc đi làm Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng cần phát hiện ra những học sinh có tố chất, có năng khiếu để thành lập đội tuyển, tập luyện đưa các em đi thi đấu mang thành tích về cho nhà trường

Tập luyện TDTT nhằm nâng cao sức khoẻ, phát huy thành tích, tôi luyện tinh thần kỷ luật tập thể, như Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói “Thể dục thể thao

là mục tiêu không thể thiếu được trong quan điểm giáo dục của chúng ta” Hơn nữa sức khoẻ là vốn quí là tiền đề, là cơ sở để thúc đẩy nền kinh tế xã hội nước

ta phát triển, có sức khoẻ mới thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình Do vậy, tuyển chọn học sinh giỏi thể dục thể thao là bước đầu tiên của quá trình bồi dưỡng nhân tài năng khiếu Trong việc bồi dưỡng đội tuyển, đòi hỏi người giáo viên nghiên cứu, đưa ra bài tập cho phù hợp Với từng nội dung, từng môn, tuỳ vào sức khoẻ, giới tính học sinh

Bồi dưỡng học sinh giỏi có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo, tạo ra động lực trong học tập cho học sinh

2.2 Thực trạng

Qua nhiều năm tham gia bồi dưỡng học sinh mũi nhọn, tôi nhận thấy chất lượng mũi nhọn ở trường chưa đạt kết quả cao Có nhiều nguyên nhân thực tế dẫn đến kết quả này như: giáo viên bồi dưỡng kinh nghiệm còn ít, chưa có kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị nội dung, đề cương ôn luyện cho học sinh Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu

Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn học Họ cho rằng: Thể dục thể thao thường mất nhiều thời gian, tốn nhiều sức lực, hao người và dễ ảnh hưởng đến học tập các môn văn hóa…

Trang 5

nên lúc đầu họ chưa tạo điều kiện cho con em tham gia tập luyện, đích thân giáo viên phải đến tận nhà động viên, giải thích để họ hiểu được những mặt tích cực và lợi ích mà thể dục thể thao mang lại để họ tạo điều kiện thời gian cho con

em họ được tham gia tập luyện

Đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn nên chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thể lực chưa được chú trọng Khi các em tham gia đội tuyển giáo viên gặp không ít khó khăn trong vấn đề nâng cao thể lực, củng cố sức khỏe, sự dẻo dai…

Cơ sở vật chất của Nhà trường mặc dù đã được bổ sung, sửa chữa hằng năm nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn, điều kiện sân bãi chưa đạt chuẩn, có bộ môn (Bóng đá) không có sân bãi đủ tiêu chuẩn để luyện tập, dụng cụ tập luyện còn nghèo nàn…thời tiết nắng mưa thất thường cũng phần nào ảnh hưởng đến

kế hoạch tập luyện của đội tuyển

Những năm trước đây, môn Giáo dục thể chất của nhà trường đã có giải nhưng chưa tham gia đầy đủ hết nội dung mà Ban tổ chức giải Thể dục thể thao

và Hội khỏe Phù Đổng ban hành, chất lượng giải chưa cao, chủ yếu đạt giải khuyến khích

2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện

Trước những thực trạng đã nêu ở trên, tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi để đưa

ra các giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện học sinh giỏi

2.3.1 Thành lập các câu lạc bộ, sân chơi thể dục thể thao, xây dựng phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ trong nhà trường.

Đây là giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn Bởi lẽ, ở đâu có phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, ở đó sẽ dễ tìm thấy nhân tố giỏi cũng như đội tuyển thi đấu thành tích cao

          Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất… để thu hút đông đảo học sinh và giáo viên tham gia phong trào tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, rèn luyện thân thể hàng ngày Nhằm tạo ra bước chuyển biến mới

về giáo dục thể chất trong nhà trường

          Tổ chức các giải thể thao truyền thống trong nhà trường nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn: ưu tiên môn thể thao thế mạnh của trường hoặc môn có nhiều nhân tố sắc

2.3.2 Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất luyện tập và thi đấu

          Cơ sở vật chất, phương tiện tập luyện cho các đội tuyển cần được đầu tư

có trọng tâm, trọng điểm và đầu tư sớm Bởi lẽ, thực tế sân bãi nhà trường nhỏ hẹp, phương tiện tập luyện rất hạn chế đã gây ra không ít khó khăn cho công tác huấn luyện

          Hội Khỏe cấp tỉnh tổ chức theo các giai đoạn, có những nội dung thi rất sớm , vì vậy các đội tuyển cần khắc phục khó khăn về thời gian, sân bãi, dụng

cụ, lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện thực tế

Trang 6

2.3.3 Tuyển chọn học sinh có năng khiếu, tố chất bộ môn.

Giáo viên cần tuyển lựa học sinh trong đội tuyển kỹ càng, sát sao Trên cơ

sở nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh về mặt thể lực, kỹ chiến thuật… từ đó giáo viên

có kế hoạch luyện tập bồi dưỡng, bồi đắp phù hợp, đảm bảo cho thi đấu đạt thành tích

Việc khảo sát, tuyển chọn đội tuyển cần được tiến hành sớm, thường xuyên trong quá trình tập luyện, để kịp thời điều chỉnh phương pháp tập luyện, cũng như thanh lọc đội tuyển

Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp giáo viên phải quan sát trong quá trình giảng dạy và qua điều tra thông tin từ học sinh các lớp để tuyển chọn những em

có năng khiếu, tố chất bộ môn tuyển vào đội tuyển của nhà trường Yêu cầu về hình thể, tố chất đặc thù và phải có năng khiếu với môn mà các em sẽ tham gia thi đấu Ngoài ra, qua nguồn các câu lạc bộ thể dục thể thao nhà trường, qua các giải thi đấu trong trường để chọn lọc các nhân tố có tố chất và sở trường phù hợp môn thi đấu

Đây là bước rất quan trọng để quá trình huấn luyện sau này đạt hiệu quả;

vì những em có tố chất thể thao được tập luyện bài bản về chuyên môn sẽ dễ nâng cao thành tích thi đấu

Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng sẵn sàng gia nhập đội tuyển Nhiều em giấu tài, hoặc có những em có cả năng khiếu thể thao nhưng cũng học tốt cả các môn văn hóa nên các em thường chọn vào học đội tuyển các môn thi văn hóa; lúc này giáo viên phải phân tích để các em hiểu thi môn nào mà có thành tích cũng mang lại danh dự cho bản thân và cũng là đóng góp vào thành tích chung của nhà trường để các em hiểu và tự nguyện tham gia

2.3.4 Lên kế hoạch tập luyện cụ thể.

Lên kế hoạch tập luyện cụ thể từng buổi, từng tuần, từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu tập luyện và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đặt ra Chúng ta lập

kế hoạch cho học sinh và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó

Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường giáo viên phải lập kế hoạch ôn luyện phù hợp, tránh chồng chéo với các hoạt động khác của nhà trường Trong

kế hoạch phải lên chi tiết:

- Tên nội dung tập luyện

- Thời gian tiến hành tập luyện

- Trang thiết bị cần có để luyện tập

- Phương pháp tổ chức các hoạt động tập luyện

- Dự kiến kết quả đạt được

Nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao Tránh tình trạng học sinh mới luyện tập mà giáo viên đã yêu cầu các động tác hay nội dung khó thực hiện, việc này sẽ đi ngược tác dụng và làm học sinh có tâm lý chán nản

Trang 7

Kế hoạch này được Ban giám hiệu kiểm tra và phê duyệt trước khi tiến hành ôn luyện học sinh giỏi

Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

Trang 8

2.3.5 Tổ chức tập luyện nâng cao thể lực

Tổ chức tập luyện các bài tập bổ trợ thể lực, các trò chơi vận động từ dễ đến khó để các em nâng cao thể lực Trong thể thao nếu thể lực chưa tốt thì thành tích khó mà đạt được cao, đòi hỏi vận động viên phải có thể lực tốt, và là yêu cầu rất cần thiết Đây là vấn đề nan giải, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, cần phải có lộ trình không được nóng vội Làm sao để các em có sức khỏe và dẻo dai, biết phân bố sức hợp lí trong thi đấu

Với giải pháp này, tôi đã sử dụng rất nhiều bài tập bổ trợ thể lực như:

- Bước nhỏ

- Nâng cao đùi, đạp sau

- Chống đẩy

- Gánh tạ

- Chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ 20-30m, chạy biến tốc 100m nhanh, 100m chậm, chạy xuất phát cao 60m…

chạy lặp đi lặp lại, tăng dần về số lần

Học sinh tập bài tập khởi động

Hoàn thiện thể lực chung nhằm phát triển toàn diện cơ thể, sức khỏe của học sinh, củng cố các cơ quan trong cơ thể, hoàn thiện các khả năng phối hợp, nâng cao thể lực: sức mạnh, sức bền độ đàn hồi và linh hoạt của các cơ, sự dẻo dai, khả năng phối hợp vận động mức cần thiết, sửa chữa những khuyết điểm về

tư thế cơ bản

Khởi động chung là bước đầu tiên nhằm đưa cơ thể làm quen và thích ứng dần với các hoạt động nâng cao, có tác dụng đồng đều đến tất cả các cơ quan, các bộ phận của cơ thể Nội dung các bài tập khởi động chung rất đa dạng Tuy vậy, khi lựa chọn bài tập giáo viên cần bám sát nội dung và mục đích của buổi tập để đạt hiệu quả mong muốn

Trang 9

Sau những bài tập thể lực chung thì tùy vào từng nội dung thi cụ thể giáo viên có những cách thức huấn luyện riêng để đạt hiệu quả

Ví dụ: Các em tham gia nội dung bóng đá sẽ được giáo viên tập nhẹ nhàng khởi động các cơ, chủ yếu là cơ chân để chuẩn bị cho những tác động nâng cao hơn, việc khởi động sẽ giúp cho cơ thể được làm nóng, nâng dần nhịp tim đáp ứng mức cần thiết do cường độ vận động tăng dần Tiếp đến là những bài tập chuyên biệt cho các loại cơ cũng được áp dụng một cách đều đặn mỗi buổi tập để thân hình của các em trở nên săn chắc, chống chọi lại với những nguy hiểm, va chạm khi thi đấu Cùng với các bài tập khởi động cơ là bài tập nâng cao đùi và chạy chỗ, chạy bộ chậm giữ đầu và thân thẳng trong khi chạy, thư giãn các cơ, kéo giãn cơ - dùng tay phải nắm lấy mắt cá chân, kéo căng hết mức có thể, đổi bên

và lặp lại…

Rèn luyện các bài tập từ nhẹ nhàng đến nâng cao sẽ giúp các em có sức khỏe dồi dào, dẻo dai và sự bền bỉ để chuẩn bị bước vào những cuộc thi đấu phía trước

Tuy nhiên sức khỏe của học sinh có giới hạn, vì thế lượng vận động phải phù hợp thì mới đạt hiệu quả, nếu không sẽ làm cho các em mệt mỏi, uể oải, trốn tránh tập luyện

2.3.6 Các em phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tập luyện của giáo viên.

Muốn thành công phải siêng năng tập luyện, các em phải hoàn toàn chấp hành, chịu sự chi phối và hướng dẫn cùng những bài tập rèn luyện chuyên biệt của giáo viên đưa ra

Phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc luyện tập trong thể dục thể thao Yêu thích môn học, say mê và ham học hỏi trong quá trình luyện tập cùng giáo viên và các bạn Quá trình luyện tập sẽ giúp các em phát triển cả về thể chất và năng lực thi đấu

Khi các em tập luyện giáo viên cần quan sát để uốn nắn, sửa sai và nhắc nhở kịp thời những lỗi mắc phải và luôn kiểm tra khối lượng vận động, yêu cầu

kĩ thuật với từng nội dung cũng như mức độ hoàn thành các bài tập để các em rút kinh nghiệm trong khi luyện tập Tránh tâm lí “nôn nóng” sẽ đi ngược tác dụng mong muốn và làm ảnh hưởng tâm lý của các em

Động tác, nội dung bài tập luyện được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt thời gian tập luyện để các em thuần thục và nâng cao dần thành tích qua từng buổi tập

Ngoài ra, trong quá trình huấn luyện, giáo viên còn lồng ghép, giảng giải cho các em về mặt chiến thuật, đạo đức, ý chí, tâm lí…đồng thời giải đáp những thắc mắc của các em

Khi tập luyện, yêu cầu phải giữ tinh thần tập trung cao độ để đạt hiệu quả cao nhất

Sau thời gian tập luyện khoảng nửa tháng, giáo viên sẽ kiểm tra, sàng lọc một lần, loại những em có thành tích chưa đáp ứng, chưa tiếp cận được giải Sau

đó, tập luyện cho các em ở giai đoạn hai - giai đoạn nước rút

Trang 10

Tập luyện Vovinam tại trường THPT Mường Lát

2.3.7 Tổ chức giao lưu với các trường bạn.

Tập luyện đến mức độ nhất định giáo viên sẽ kết nối với một số trường xung quanh hoặc một số trường trong Cụm để các em cùng nội dung thi đấu giao lưu, cọ sát với nhau, nâng cao chuyên môn đồng thời kết hợp ăn ý và hiểu nhau trong thi đấu Giao lưu nhiều sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm, học sinh được làm quen với tâm lí thi đấu, nâng cao thành tích cá nhân, tạo nền tảng vững chắc cho kết quả thi sắp tới

Với giải pháp này các em vừa học làm quen với trạng thái tâm lí thi đấu vừa giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm trong tập luyện, để khi chính thức tham gia thi đạt kết quả tốt nhất, tránh tình trạng tâm lí căng thẳng khi đi thi đấu thật sự

Cũng thông qua giao lưu này, giáo viên quan sát sẽ rút thêm được kinh nghiệm, thấy học sinh của mình còn thiếu sót và yếu phần nào để kịp thời điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng, có biện pháp uốn nắn, nhắc nhở để các em khi tham gia thi đấu có lối chơi đẹp mắt và thành công nhất

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w