1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn những giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 8 nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 ở trường thcs trung kiên

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 8 nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 ở trường THCS Trung Kiên
Tác giả Nguyễn Thị Duyên Miền
Trường học Trường THCS Trung Kiên
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 51,32 KB

Nội dung

Tôi lựa chọn đề tài này để tìm ra những giải pháp thích hợp cho công tácbồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 đạt được kết quả tốt nhất.. Đây là cơ sở lýluận để tôi trình bày, tìm ra

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu:

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử luôn là công việc được các cấp quản

lý và các giáo viên giảng dạy rất quan tâm Đây là công tác giúp cho nhà trường

và ngành giáo dục phát hiện và bồi dưỡng những nhân tài, đồng thời góp phầnđịnh hướng học tập cho các em khi vào học khối trung học phổ thông

Chất lượng mũi nhọn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giáodục của các trường Như vậy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụchuyên môn trọng tâm, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục của bộ mônlịch sử và uy tín của giáo viên nói riêng và uy tín của nhà trường nói chung

Là một giáo viên dạy lịch sử đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi dựthi các cấp, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “Những giải pháp bồi dưỡng họcsinh giỏi môn lịch sử 8” nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏimôn lịch sử lớp 8 ở trường THCS Trung Kiên

2 Tên sáng kiến: Những giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 8

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Duyên Miền

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Trung Kiên, Yên Lạc, VĩnhPhúc

- Số điện thoại: 0349599206

- E_mail: nguyenthiduyenmien08051991@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Duyên Miền

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Lịch sử lớp 8.

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 1 năm 2023.

7 Mô tả về bản chất của sáng kiến:

7.1 Phần 1 Mở đầu

7.1.1 Bối cảnh của đề tài/giải pháp

Dạy lịch sử có ưu thế lớn trong việc giáo dục đạo dức, phẩm chất công dân cho học sinh Trong quá trình dạy học tôi luôn muốn phát huy tốt nhất khả năng của học sinh, giúp các em có niềm yêu thích lịch sử, nhất là các em học sinh giỏi

Giáo dục mũi nhọn của nhà trường là tiêu chí đánh giá quan trọng chất lượng giáo viên, chất lượng giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc

Vì vậy, tôi luôn cố gắng tìm ra những giải pháp cho bản thân và học sinh

để nâng cao chất lượng môn học nói chung và chất lượng học sinh giỏi môn lịch

sử nói riêng

7.1.2 Lý do chọn đề tài/giải pháp

Trang 2

Huyện Yên Lạc rất chú trọng đầu tư và đặc biệt quan tâm đến chất lượnggiáo dục Đồng thời với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, việc nâng caochất lượng giáo dục mũi nhọn cũng được chú ý quan tâm.

Ở cấp THCS hiện nay công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đều được cáctrường rất quan tâm song vẫn còn một số hạn chế trong cách tuyển chọn,phương pháp học tập Từ những hạn chế trên mà hiệu quả bồi dưỡng học sinhgiỏi môn lịch sử chưa được như mong đợi

Tôi lựa chọn đề tài này để tìm ra những giải pháp thích hợp cho công tácbồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 đạt được kết quả tốt nhất Từ đó thuhút được nhiều các em học sinh giỏi ở lớp sau yêu thích và lựa chọn theo học,qua đó nâng cao kết quả giáo dục mũi nhọn của nhà trường nói chung

7.1.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: sách giáo khoa lịch sử lớp 8 và họcsinh lớp 8 tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử của trường THCS TrungKiên

7.1.4 Mục đích nghiên cứu

Khi lựa chọn đề tài này, tôi hướng đến mục đích nghiên cứu là: tìm ra

những giải pháp thích hợp cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp

7.2 Phần 2 Phần nội dung

7.2.1 Cơ sở lý luận

Trang 3

Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, lịch sử còn được hiểu là mộtkhoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ Môn lịch sử trong nhà trườngphổ thông giúp các em tìm hiểu về lịch sử của xã hội loài người từ khi con ngườixuất hiện trên trái đất đến nay

Dân tộc Việt Nam ta có lịch sử hào hùng trong công cuộc dựng nước vàgiữ nước Nhân dân ta cũng rất coi trọng việc giáo dục lịch sử cho mọi ngườiđặc biệt là thế hệ trẻ như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh:

“ Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Các thầy cô dạy môn lịch sử phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc vị trí của

bộ môn lịch sử ở trường THCS, tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng bộmôn

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử không phải là đòi hỏi học sinh ghi nhớ cácthật nhiều các sự kiện lịch sử, mà quan trọng hơn là trên cơ sở những kiến thức

về sự kiện lịch sử các em biết phân tích, so sánh, rút ra đắc điểm và ý nghĩa của

sự kiện, biết liên hệ để với hiện tại

Làm thế nào để có nhiều học sinh tham gia học đội tuyển học sinh giỏi,nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi giao lưu học sinh giỏi lịch sửlớp 8, điều đó đòi hỏi ở giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, tinh thầntrách nhiệm cao và phương pháp giảng dạy đúng đắn, sáng tạo Đây là cơ sở lýluận để tôi trình bày, tìm ra phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡnghọc sinh giỏi lớp 8, qua đó khẳng định chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhàtrường, uy tín của giáo viên và giúp các em học sinh yêu quý và học tập bộ mônlịch sử

7.2.2 Cơ sở thực tiễn.

- Thuận lợi:

+ Môn lịch sử giúp học sinh tìm hiểu về bản thân, gia đình, dòng tộc, về lịch sửcủa dân tộc mình và rộng ra là cả nhân loại Vì vậy, môn lịch sử có ưu thế trongviệc giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho những công dân tương lai của đấtnước như: lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, yêu lao động, yêuchuộng hoà bình…

+ Sự quan tâm của Phòng giáo dục huyện Yên Lạc, của chính quyền địaphương, của nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về vật chất cũng như tinhthần để giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt nhất

+ Thầy, cô giáo bồi dưỡng các đội tuyển trong trường tích cực, cởi mở trao đổi

về phương pháp chọn lọc, giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần nâng caochất lượng mũi nhọn của môn lịch sử lớp 8 Đặc biệt các thầy cô có cùng chuyên

Trang 4

ngành thường xuyên trao đổi, trợ giúp giáo viên bồi dưỡng nhằm mục tiêuchung là giành kết quả cao nhất.

+ Một bộ phận học sinh yêu thích, quyết tâm thi vào đội tuyển học sinh giỏi lịch

sử của trường để ôn luyện thi cấp huyện, cấp tỉnh, giành được giải thưởng trongquảng thời gian học THCS

- Khó khăn

+ Một số phụ huynh cho rằng môn lịch sử là “môn phụ”, vì vậy nếu học giỏicũng không phục vụ được nhiều nhu cầu ngành nghề trong xã hội

+ Kiến thức lịch sử đòi hỏi phải hoàn toàn chính xác về thời gian, địa điểm nên

dễ gây tâm lý sợ phải học thuộc, dễ nhầm lẫn của học sinh Nhiều bài học trongsách giáo khoa còn nặng về kiến thức chính trị, quân sự khô khan, ít hấp dẫn đốivới lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

+ Đề thi học sinh giỏi thường có những thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao sự tưduy của học sinh Điều đó đòi hỏi sự tìm tòi không ngừng của cả thầy và tròtrong quá trình ôn luyện nhằm đạt được kết quả tốt nhất

+ Qúa trình lựa chọn học sinh học cũng khó khăn do quy mô trường nhỏ, hạnchế về nhân lực vì các em lại phải chia ra 8 môn thi học sinh giỏi ở lớp 8 Khitham gia bồi dưỡng, giáo viên có chuyên môn, nhiệt huyết nhưng kết quả lại phụthuộc vào rất nhiều từ học sinh là người có tố chất học tập hay khả năng tậptrung, vượt khó, chịu áp lực…

+ Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong các lĩnh vực là điều tất yếu, do đó dùkhó khăn tôi vẫn luôn đồng hành cùng các em, mong muốn phát huy tốt nhấtkhả năng của các em

Từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Những giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏimôn lịch sử 8” nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sửlớp 8 ở trường THCS Trung Kiên, đồng thời muốn chia sẻ với các đồng nghiệpmột số kinh nghiệm nhỏ về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8

7.2.3 Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề.

7 2.3.1 Phát hiện và chọn học sinh giỏi môn lịch sử

Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi là khâu rất quan trọng, quyết địnhphần lớn kết quả thi học sinh giỏi của bộ môn nên tôi dành nhiều thời gian vàcông sức cho giai đoạn này Tôi cũng gặp nhiều khó khăn do trở ngại từ tâm lýchung của phụ huynh cũng như học sinh coi đây là “ môn phụ”, đồng thời các

em có khả năng học tập tốt nhất của các lớp trong thời gian học lớp 6, lớp 7 làhọc sinh giỏi của ba môn toán, ngữ văn và tiếng anh, đến lớp 8 các em mới thi 8môn trong đó có môn lịch sử nên niềm đam mê các em với các môn học đó khácao, chuyển các em sang đội tuyển lịch sử sẽ khiên cưỡng Học sinh được chọn

để tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử theo tôi cần có những phẩm chất

Trang 5

quan trọng như: yêu thích bộ môn lịch sử, tư duy tốt, có tinh thần trách nhiệmcao với việc học tập, cần cù, chịu được áp lực học hành, thi cử Vì vậy, tôi đã ápdụng rất nhiều giải pháp một cách linh hoạt để chọn lựa các học sinh tham gia

ôn luyện học sinh giỏi lịch sử lớp 8 như sau:

a Lựa chọn từ việc giảng dạy trên lớp.

Trong các tiết dạy học ở trên lớp, tôi luôn chú ý quan sát thái độ học tậpcủa cả lớp, chú ý tới các em học sinh hay phát biểu xây dựng bài Để phát hiệncác em học sinh có tư duy tốt tôi cũng thường đưa ra những câu hỏi khó, đòi hỏihọc sinh phải tư duy nhiều hơn để trả lời Đồng thời sau mỗi tiết học tôi đềukhuyến khích học sinh đưa ra những thắc mắc của mình, sau đó sẽ mời các họcsinh khác giải đáp, cuối cùng sẽ chốt lại nhằm giải thích rõ hơn cho cả lớp vềvấn đề học sinh nêu ra Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, thỉnh thoảng tôi

sẽ đưa ra các bài tập đòi hỏi việc học sinh tìm hiểu thêm kiến thức ở ngoài sáchgiáo khoa làm ra vở ghi và sẽ kiểm tra vào đầu buổi học lần sau Thông qua sựquan sát và những nhiệm vụ học tập như vậy tôi sẽ phát hiện ra các em có niềmyêu thích đối với môn lịch sử, các em có tư duy tốt hoặc có tinh thần tráchnhiệm với việc học tập

Một ví dụ cụ thể là: Sau khi học xong bài 25 “Kháng chiến lan rộng ratoàn quốc (1873-1884), tôi cho học sinh nêu vấn đề mà em chưa hiểu, một họcsinh đã nêu ra vấn đề: ban đầu khi thực dân Pháp đánh ta, họ đã bị thua ở ĐàNẵng nhưng sau đó họ lại chuyển bại thành thắng và chiếm được nước ta năm

1884, còn chúng ta thì ngược lại ban đầu thắng mà cuối cùng lại mất nước? tôi

đã cho các học sinh khác trong lớp lý giải thắc mắc của bạn theo nhiều ý kiếnkhác nhau và chốt lại vấn đề, như vậy các em hiểu được sự thay đổi trongphương hướng chiến tranh của thực dân Pháp thể hiện sự khôn ngoan, dày dạnkinh nghiệm của thực dân Pháp và sự bất lực và lún sâu vào sai lầm trong conđường kháng chiến của nhà Nguyễn Cũng từ đó, tôi cho học sinh viết một đoạnvăn ngắn thể hiện quan điểm của em trước vấn đề : trách nhiệm của nhà Nguyễntrong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp, tôi sẽ thu lại các phiếu trả lờicủa các em, hẹn các em về nhà tìm hiểu thêm và sẽ cùng thảo luận vào đầu giờhọc sau Sau tiết học tôi sẽ chấm điểm và cho điểm các em có phần trả lời tốt,phần thảo luận của giờ sau cũng cho điểm cho các em đã đầu tư thời gian côngsức tìm hiểu sâu hơn vấn đề Vì học sinh giỏi là người không chỉ nắm vững kiếnthức cơ bản mà phải biết tư duy để thông hiểu và vận dụng kiến thức lịch sử đểliên hệ nên các hoạt động này giúp các em yêu thích môn học và rèn luyện tưduy để học tốt môn lịch sử

b Lựa chọn từ các bài kiểm tra viết.

Thực tế trong giảng dạy bộ môn tôi thấy có một số học sinh có hiểu biết,

tư duy tốt nhưng các em khá trầm, ít khi giơ tay phát biểu xây dựng bài Vì vậy,

Trang 6

trong các tiết kiểm tra viết tôi thường cho học sinh làm bài thật nghiêm túc Khithu bài chấm, tôi sẽ đánh giá khách quan, công bằng, tìm ra các học sinh gianlận nhìn bài của bạn (nếu có), tìm ra các bài có phần trả lời chính xác, trình bàychữ viết sạch đẹp và rõ ràng, tư duy sáng tạo nêu gương trước lớp để biểu dương

em học sinh đó, qua đây phát hiện ra học sinh có tố chất

c Tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.

Với học sinh giáo viên chủ nhiệm là người luôn chăm sóc, quan tâm, gầngũi nhất với các em, là người hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như thế mạnh củatừng em Vì vậy, tham khảo từ giáo viên chủ nhiệm sẽ cho tôi nhiều thông tin bổích về gia đình, nguyện vọng của học sinh giúp ích cho việc tuyển chọn chínhxác học sinh để ôn luyện

Tham khảo từ các giáo viên bộ môn cũng là điều rất cần thiết Bộ mônlịch sử với rất nhiều sự kiện, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nên tôi luôn để ý tớicác em có kết quả học tốt môn tự nhiên làm ưu tiên, các em học tốt các môn tựnhiên cũng có khả năng tư duy tốt Hoặc nếu học sinh được chọn mà học yếumôn ngữ văn thì tôi phải rèn luyện cho em nhiều về phần trình bày bài viết, sắpxếp câu từ cho khoa học, dễ hiểu

Vì học sinh giỏi lịch sử không chỉ cần nhớ được các sự kiện, mà quantrọng hơn là khả năng tự học, tư duy sáng tạo nên việc tham khảo ý kiến củagiáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn được tôi thực hiện sớm

d Lựa chọn qua kết quả học tập của học sinh ở lớp 6, lớp 7.

Ở trường tôi là giáo viên lịch sử duy nhất, đảm nhận dạy học ở tất cả cáckhối lớp từ khối 6 đến khối 9, tuy có nhiều vất vả nhưng có lợi thế là giúp tôiđánh giá quá trình học tập môn lịch sử của các em từ lớp 6, lớp 7 để lựa chọnhọc sinh giỏi cho lớp 8 Tôi sẽ lựa chọn những em có điểm số học tập cao kếthợp với quá trình học tập thực tế ở trên lớp để sàng lọc chính xác hơn các em cótiểm năng để đưa vào đội tuyển bồi dưỡng và sàng lọc thêm

e Lựa chọn qua hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm, hướng nghiệp

Thông qua các hoạt động ngoại khoá có chủ đề về lịch sử do nhà trường

tổ chức hoặc của bộ môn lịch sử cũng giúp tôi nhận diện được các học sinh cóđam mê, năng khiếu về lịch sử

- Vào tháng 2, tháng 3: sinh hoạt ngoại khoá về sự kiện thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh

- Vào tháng 4: sinh hoạt với chủ đề kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam

- Vào tháng 5: sinh hoạt ngoại khoá về kỉ niệm ngày 19 – 5 sinh nhật Bác

- Tháng 9: ngoại khoá về kỉ niệm quốc khánh nước Việt Nam

- Tháng 12 ngoại khoá về kỉ niệm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Mỗi buổi ngoại khoá do trường tổ chức cũng như của bộ môn lịch sử sẽ

có nhiều hoạt động như kể chuyện lịch sử về nguồn gốc các sự kiện, các hoạt

Trang 7

động giới thiệu sách, vẽ tranh…để làm tốt các em cần học tập nhiều kiến thứclịch sử ở ngoài sách vở, khơi dậy hứng thú, niềm yêu thích và năng khiếu họctập môn lịch sử của các em.

Hoạt động hướng nghiệp cũng giúp các em thể hiện định hướng nghềnghiệp trong tương lai Khi tổ chức nhắm việc lựa chọn học sinh giỏi vào cáchọc sinh có xu hướng nghề nghệp sau này gắn với các môn xã hội, vì đó là nềntảng đầu tiên giúp các em gắn bó và dốc hết tâm huyết vào việc ôn luyện họcsinh giỏi lịch sử

Trong các tiết dạy ngoại khoá của môn lịch sử giáo viên có thể cho các

em đến các địa điểm di tích ở địa phương hoặc thông qua mô hình bảo tàng 3D,hay giới thiệu các đoạn phim tư liệu về các nhân vật, sự kiện lịch sử để tăng sựhấp dẫn của bộ môn với tất cả học sinh Trong một số buổi ngoại khoá giáo viên

có thể giao nhiệm vụ cho một số em có kiến thức tốt về lịch sử chuẩn bị để trìnhbày trước cả lớp, tăng sự thu hút các học sinh khác ở trong lớp lắng nghe và các

em học sinh giỏi cũng được thể hiện bản thân, được các bạn công nhận

f Cho các em tự ứng cử vào đội tuyển HSG lịch sử

Cuối năm lớp 7, tôi sẽ hỏi cả lớp có em nào năm tới muốn tham gia ônluyện học sinh giỏi lịch sử 8 thì đăng ký với cô Việc cho học sinh đăng ký trướclớp giúp các em thể hiện sự tự tin, cũng để các bạn trong theo dõi sự tiến bộ vềkhả năng học tập bộ môn lịch sử của các bạn trong đội tuyển đối với các bạnkhác ở trong lớp Học sinh ở trong đội tuyển phải là học sinh học dần vươn lênhọc tốt nhất về môn lịch sử ở trong lớp, trong khối Đồng thời, cũng là chuẩn bịtâm lý cũng như tranh thủ một chút thời gian nghỉ hè hết năm lớp 7, chuẩn bị lênlớp 8 của các em để ôn luyện những kiến thức cơ bản ở lớp 6, lớp 7 làm nền chokiến thức học sinh giỏi lịch sử lớp 8

j Gặp trực tiếp các em

Sau khi lựa chọn xong tôi sẽ tiến hành gặp mặt riêng các em để lắng nghetâm tư, nguyện vọng của các em, giới thiệu các bạn trong đội tuyển với nhau.Đồng thời khơi dậy cho các em niềm đam mê học tập, chinh phục thử thách,phân tích cho các em về niềm tự hào, định hướng nghề nghiệp trong tương laitrên cơ sở nguyện vọng và thế mạnh bản thân cho các em Việc gặp mặt nàycũng được thực hiện thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng để kịp thời điềuchỉnh cảm xúc và nâng cao hiệu quả học tập của các em HSG

7.2.3.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8

a Xây dựng khung chương trình

Để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao, tôi chủ động lựa chọn kiếnthức cẩn thận để xây dựng khung chương trình và lập đề cương ôn tập dựa vào :

Trang 8

- Kế hoạch, khung chương trình thi HSG khối lớp 8 của phòng giáo dục YênLạc và của nhà trường.

- Các tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 8, các tài liệu bồidưỡng HSG lịch sử tham khảo

Từ các căn cứ trên đây, tôi đã xây dựng khung chương trình bồi dưỡnghọc sinh giỏi lớp 8 như sau:

- Lịch sử thế giới cận đại từ 1566 – 1917 và lịch sử thế giới hiện đại từ 1945

1917 Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

b Xây dựng đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi

Dựa vào khung chương trình vừa xây dựng, căn cứ vào kiến thức, chươngtrình bộ môn, cấu trúc và các dạng đề thi học sinh giỏi lịch sử lớp 8 và lớp 9 ởcác năm học trước mà phòng giáo dục Yên Lạc và tham khảo các huyện khác tôi

đã xây dựng đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 8 cấp huyện như sau:Phần lịch sử lớp 6, lớp 7 tôi yêu cầu các em nắm chắc những nội dung cơ bản ởtrong sách giáo khoa Đây chính là phần kiến thức nền tảng quan trọng giúp các

em tiếp tục học phần lịch sử lớp 8 một cách hệ thống, logic Cấu trúc đề cươnggồm: kiến thức cơ bản và phần bài tập nâng cao, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Phần lịch sử thế giới cận đại từ năm 1566 đến năm 1917.

*Chuyên đề 1 Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản (từ giữa thế kỉ XVI đến nửa

sau thế kỉ XIX)

- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu trong các thế kỉXVI – XVII

- Cách mạng Hà Lan: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử

- Cách mạng tư sản Anh: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và hạnchế của cách mạng tư sản Anh

- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, sự ra đời của Hợpchúng quốc Hoa Kỳ

- Cách mạng tư sản Pháp: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử to lớncủa cách mạng Pháp đối với nước Pháp và thế giới

- Cách mạng công nghiệp: nguyên nhân, thành tựu tiêu biểu và tác động

- Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

* Chuyên đề 2:Các nước Âu - Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Công xã Pa-ri 1871: nguyên nhân, sự thành lập công xã, một số chính sáchquan trọng và ý nghĩa lịch sử của công xã

- Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: sự phát triển

kinh tế, những đặc điểm chính trị - xã hội, chính sách xâm lược thuộc địa, đặcđiểm của từng đế quốc

Trang 9

- Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: Cuộc đấu tranhcủa công nhân các nước (nguyên nhân, diễn biến, kết quả), phong trào côngnhân Nga và sự phát triển chủ nghĩa Mác của Lê – nin.

- Những thành tựu về kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XIX

XVIII-* Chuyên đề 3 Châu Ấ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

- Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX: sự xâm nhập và thống trị của thực dân

Anh, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ

- Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.: sự xâu xé Trung Quốc của cácnước thực dân phương Tây, các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuốithế kỉ XIX, Cách mạng Tân Hợi (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, tínhchất, hạn chế)

- Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: sự xâm lược của cácnước thực dân phương Tây và phong trào đấu tranh của nhân dân

- Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: cuộc Duy tân Minh Trị (nguyênnhân, nội dung, ý nghĩa, tính chất), quá trình Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đếquốc chủ nghĩa

* Chuyên đề 4 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

- Nguyên nhân, diễn biến, hệ quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

Thứ hai: Phần lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)

* Chuyên đề 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

- Cách mạng tháng Hai: diễn biến, kết quả

- Cách mạng tháng Mười: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử, sosánh cách mạng tư sản và cách mạng vô sản

- Chính sách kinh tế mới: nguyên nhân, nội dung, kết quả, ý nghĩa, tác động, bàihọc kinh nghiệm

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô: thành tựu, ý nghĩa, hạn chế

* Chuyên đề 2 Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

+ Tình hình châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất

+ Sự bùng nổ phong trào cách mạng và thành lập quốc tế cộng sản

+ Khủng hoảng kinh tế 1929-1933: nguyên nhân, diễn biến, hệ quả, xuất hiệnchủ nghĩa phát xít và phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới

- Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

+ Sự phát triển phồn vinh của nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đạttới thời hoàng kim vào thập niên 20

+ Kinh tế phát triển nhưng mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh của ngườilao động không ngừng tăng cao

Trang 10

+ Khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 từ Mĩ lan ra toàn bộ thế giới tư bản, hệ quả,chính sách mới của tổng thống F Rudoven (nội dung, kết quả, ý nghĩa)

* Chuyên đề 3 Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

+ Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

+ Hệ quả của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với Nhật Bản, sự xuất hiệnchủ nghĩa quân phiệt, Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – TháiBình Dương

- Phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á giữa haicuộc chiến tranh thế giới

* Chuyên đề 4 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

- Nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh, điểm khác biệt so với chiến tranh thếgiới thứ nhất

- Diễn biến, kết quả

- Tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai, so sánh với tính chất của chiến tranhthế giới thứ nhất

* Chuyên đề 5 Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu

thế kỉ XX.

- Các thành tựu khoa học- kĩ thuât nửa đầu thế kỉ XX

- Nền văn hoá Xô viết hình thành và phát triển

Thứ ba Phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

* Chuyên đề 1 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối

thế kỉ XIX.

- Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

+ Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

+ Chiến sự ở Đà Nẵng: diễn biến, kết quả, ý nghĩa

+ Chiến sự ở Gia định: diễn biến, kết quả

+ Hiệp ước Nhâm Tuất: bối cảnh, nội dung, hệ quả

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông sau đó lan

ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì: thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa lịch sử

- Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

+ Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất: diễn biến, cuộc đấu tranh của nhândân ta ở Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng

+ Trận Cầu Giấy lần 1: nguyên nhân, lãnh đạo, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịchsử

+ HIệp ước Giáp Tuất: bối cảnh, nội dung, hệ quả

+ Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần hai:

diễn biến, cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằngsông Hồng

Trang 11

+ Trận Cầu Giấy lần 2: nguyên nhân, lãnh đạo, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch

sử, sự khác biệt trong phản ứng của thực dân Pháp so với sau thắng lợi Cầu Giấylần thứ nhất

+ HIệp ước Hác măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt: bối cảnh, nội dung, hệ quả đánhdấu Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Pháp

- Phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX

+ Phong trào Cần vương: nguyên nhân bùng nổ, lãnh đạo, các giai đoạn pháttriển, đặc điểm của từng giai đoạn, các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, cuộc khởinghĩa nào là tiêu biểu nhất – vì sao?

+ Khởi nghĩa Yên Thế: nguyên nhân, lãnh đạo, địa điểm, diễn biến, kết quả, ýnghĩa

+ Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi: nguyên nhân, lãnh đạo, địa điểm,diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử

- Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

+ Bối cảnh: tình hình chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX+ Các đề nghị cải cách: tên các nhà cải cách, nội dung, kết cục, ý nghĩa của các

đề nghị cải cách

* Chuyên đề 2 Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918

- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến vềkinh tế, xã hội ở Việt Nam

+ Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp: hoàn cảnh, mục đích, nộidung cuộc khai thác

+ Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam: giai cấp cũ phân hoá, hìnhthành các giai cấp và tầng lớp mới, mâu thuẫn xã hội, hệ quả

- Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

+ Phong trào Đông du: nguyên nhân, lãnh đạo, khuynh hướng chính trị, kết quả,

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng đến Việt Nam

+ Các cuộc đấu tranh trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất: vụmưu khởi nghĩa ở Huế, khởi nghĩa của binh lính và từ chính trị ở Thái Nguyên,cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số

+ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới: bối cảnh, các hoạtđộng, ý nghĩa lịch sử

Đề cương ôn tập phải ngắn gọn, làm nổi bật các vấn đề cơ bản nhất củabài học Trong quá trình bồi dưỡng, GV dựa vào đó để mở rộng phân tích, liên

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w