1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phương pháp giảng dạy định ngữ trong tiếng hán hiện đại áp dụng vào dạng bài tập sắp xếp câu và sửa lỗi câu sai trong bồi dưỡng hsg quốc gia môn tiếng trung quốc

62 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp giảng dạy định ngữ trong tiếng Hán hiện đại áp dụng vào dạng bài tập sắp xếp câu và sửa lỗi câu sai trong bồi dưỡng HSG Quốc gia môn Tiếng Trung Quốc
Tác giả Nguyễn Thị Hiên, Trần Thị Hương
Trường học Trường THPT Chuyên Bắc Giang
Chuyên ngành Tiếng Trung Quốc
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 2,49 MB

Cấu trúc

  • 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 4 (0)
  • 3. Các thông tin cần bảo mật 4 (4)
  • 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm 4 (4)
  • 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến 5 (5)
  • 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến 6 (6)
  • 7. Nội dung 7 (7)
    • 7.1. Thuyết minh giải pháp mới 7 (7)
    • 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến 9 (9)
    • 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến 10 (10)

Nội dung

Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy định ngữ trong tiếng Hán hiện đại áp dụng vào dạng bài tập sắp xếp câu và sửa lỗi câu sai trong bồi dưỡng HSG Quốc Đại diện liên hệ của nhóm tác giả

Mô tả các giải pháp cũ thường làm 4

Cùng với sự phát triển và biến động không ngừng của kinh tế - xã hội, ngoại ngữ luôn được xem như là một phương tiện không thể thiếu trong công cuộc hội nhập và phát triển Trong đó, tiếng Trung Quốc luôn giữ vị trí là một trong những ngôn ngữ phổ biến và có số lượng người sử dụng nhiều chỉ sau tiếng Anh Quan trọng hơn nữa, Trung Quốc là đất nước láng giếng ―núi liền núi, sông liền sông‖ của chúng ta, việc hiểu rõ ngôn ngữ đất nước láng giềng không chỉ dừng ở quan hệ hợp tác kinh tế, xã hội, văn hoá còn giúp chúng ta gắn chặt thêm tình hữu hảo giữa hai dân tộc kề vai sát cánh mà cả hai dân tộc đã gìn giữ bao đời nay Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của tiếng Trung Quốc đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang chúng ta nói riêng trong quá trình hợp tác kinh tế, chính trị và giao lưu văn hóa

Hiện nay việc dạy và học môn tiếng Trung Quốc trong Trường THPT Chuyên ngày càng được quan tâm sâu sắc từ lãnh đạo Sở, Nhà trường cho đến các thầy cô trực tiếp giảng dạy bộ môn Đặc biệt đối với Trường THPT Chuyên, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là tham gia các kì thi học sinh giỏi các cấp và khu vực, cho nên việc nâng cao trình độ của giáo viên và học sinh nhằm đáp ứng được yêu cầu cao của các kì thi đó là hết sức cần thiết Đối với kỳ thi HSG Quốc gia, đề thi của môn tiếng Trung Quốc ngày càng yêu cầu cao, đòi hỏi giáo viên phải đáp ứng việc giảng dạy toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc và viết, đồng thời đòi hỏi người học cũng phải giỏi cả bốn kỹ năng đó Để đáp ứng được điều này người học nhất thiết phải nắm chắc ngữ pháp Ngữ pháp là toàn bộ những quy tắc về từ và cách dùng từ để sắp xếp thành câu văn hay lời nói, khả năng lĩnh hội thông qua nghe hiểu Nếu không am hiểu ngữ pháp thì không thể nói đúng, dịch đúng, nghe hiểu, hành văn hay đọc hiểu Hán ngữ một cách thấu đáo và chuẩn xác Mảng ngữ pháp trong tiếng Trung rất rộng, nhưng do cấu trúc đề thi, đặc biệt là đề thi HSGQG có xuất hiện phần ngữ pháp định ngữ áp dụng vào dạng bài sắp xếp và sửa câu sai Đối với dạng bài này luôn là phần thi khó và chiếm nhiều thời gian, công sức nhất nên học sinh thường bỏ vì không đủ thời gian Chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải Hơn nữa, đây là phần kỹ năng khi giảng dạy các thầy cô và học sinh cần nhiều nguồn tài liệu để phục vụ cho việc ôn luyện ở trên lớp cũng như tự học ở nhà Nguồn tài liệu của mảng ngữ pháp về định ngữ đối với dạng bài này trong tiếng Trung phù hợp sử dụng trong cấu trúc đề thi HSG hiện nay rất khan hiếm Đã có một số các tài liệu được ban hành như 《汉语语法 大纲》,《现代汉语语法》 của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin do Thạc sỹ Trần Thị Thanh Liêm chủ biên, 《北京对外汉语精版教材桥梁—实用汉语中级 教程(上、下册)》 của Nhà xuất bản lao động do Trần Thị Thanh Liêm-Trần Đức Lâm- Vũ Thị Thu Thủy biên dịch, các tài liệu ngữ pháp 《HSK考前强化—

—语法(初、中等)》do 苗东霞 chủ biên, 《对外汉语教学实用法》do 卢福波 chủ biên,《实用现代汉语语法》do 增订本chủ biên hay các tài liệu luyện thi HSK chuẩn theo khung tham chiếu châu Âu về ngoại ngữ của Trung Quốc Nhưng hầu như các dạng bài tập sắp xếp và sửa câu sai thiết kế chưa phù hợp, chưa tập trung theo các dạng bài yêu cầu của đề thi HSG đặc biệt là đề thi HSG Quốc gia, nên gây nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh.

Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến 5

Thứ nhất: Xuất phát từ nguồn tài liệu đã xuất bản chưa đáp ứng được việc học và thi của học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi

Mặc dù nhiều tài liệu ngữ pháp được phát hành nhưng việc giảng dạy theo hướng dẫn của những tài liệu này không hiệu quả Cụ thể, học sinh Chuyên và học sinh trong đội tuyển Quốc gia vẫn thường gặp khó khăn khi tiếp cận phần kiến thức này, điểm thi luôn thấp và không ổn định.

Thứ hai: Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trường

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trường THPT Chuyên phải dạy HSG Quốc gia đạt kết quả cao, được khẳng định ở kết quả thi HSG Quốc gia trong mỗi năm học Do vậy việc áp dụng sáng kiến này vào việc giảng dạy ở các lớp chuyên Trung và đội tuyển Quốc gia là rất cần thiết Qua việc thử nghiệm dạy ở các lớp chuyên Trung và đội tuyển Quốc gia năm học 2022-2023 bước đầu cũng đã có kết quả nhất định

Thứ ba: Xuất phát từ cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn tiếng Trung

Cấu trúc đề thi học sinh giỏi có phần sắp xếp câu và phần sửa lỗi sai luôn là phần thi khó và chiếm nhiều thời gian, học sinh thường bỏ vì không đủ thời gian Chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải

Thứ tư: Xuất phát từ thực tiễn kết quả học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi khu vực và quốc gia

Những năm học trước khi giảng dạy kiến thức về mảng định ngữ áp dụng vào dạng bài sắp xếp câu và sửa lỗi câu sai cho học sinh lớp chuyên Trung, cũng như học sinh đội tuyển Quốc gia, các em đều thấy mảng kiến thức này khó hiểu, khó lĩnh hội thể hiện ở kết quả của học sinh học những phần này không cao khi tham gia thi HSG Quốc gia môn tiếng Trung hàng năm Theo thông báo kết quả học sinh giỏi quốc gia năm 2018 – 2019, số 85/QLCL-QLT V/v thông báo danh sách thí sinh đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2019 ngày 01/02/2019 môn tiếng Trung có 03/06 HS đạt giải; Năm 2019– 2020, số 55/QLCL- QLT V/v thông báo danh sách thí sinh đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2020 ngày 15/01/2020 môn tiếng Trung có 04/06 HS đạt giải; Năm 2020 –

2021, QĐ số 42/QLCL-QLT V/v thông báo thí sinh đoạt giải Kỳ thi HSG quốc gia THPT năm học 2020 – 2021 ngày 18/01/2021 có 04 HS đạt giải Năm 2021 –

2022, QĐ số 309/QLCL-QLT V/v thông báo thí sinh đoạt giải Kỳ thi HSG quốc gia THPT năm học 2021–2022 ngày 26/03/2022 có 05 HS đạt giải Năm học 2022-2023, theo QĐ số 339/QLCL-QLT V/v thông báo kết quả thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2022–2023 ngày 13/03/2023 có 04 TS đạt giải và 2 TS không đạt giải (Điểm đều trên 14 so với thang điểm 20; thiếu 0,05 là vào khung giải) Tuy số giải so với năm trước kém 1 giải, nhưng có thể thấy đội tuyển HSG Quốc gia môn tiếng Trung về số lượng lẫn chất chất lượng giải vẫn giữ vững và ổn định, đặc biệt là phần sắp xếp câu và sửa lỗi câu sai đã cải thiện, quyết định số lượng và chất lượng giải một cách rõ rệt

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thấy cần thiết phải có sáng kiến phù hợp để đáp ứng được yêu cầu trong tổ chức hoạt động dạy và học môn tiếng Trung của trường, vì vậy chúng tôi quyết định viết sáng kiến: ― Phương pháp giảng dạy định ngữ trong tiếng Hán hiện đại áp dụng vào dạng bài tập sắp xếp câu và sửa lỗi câu sai trong bồi dưỡng HSG Quốc gia môn Tiếng Trung Quốc ”

Mục đích của giải pháp sáng kiến 6

Xây dựng hệ thống lý thuyết cần thiết, ngắn gọn về phương pháp giảng dạy định ngữ áp dụng vào dạng sắp xếp câu và sửa lỗi câu sai nâng cao trình độ cho học sinh dự thi HSGQG, HSG các cấp Giải pháp này mục đích nhằm giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ dàng tiếp cận lý thuyết mà không cảm thấy áp lực, khó khăn Giải pháp này còn giúp cho học sinh có thể tự nghiên cứu, rèn luyện nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Xây dựng hệ thống các câu hỏi và bài tập mức độ tăng dần, giúp học sinh vận dụng cơ sở lý thuyết đó vào các câu hỏi và bài tập ở cấp độ khó hơn, bám sát cấu trúc đề thi HSGQG Giải pháp này nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh: Biết phân tích, đáng giá, phán đoán để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan đến mảng kiến thức về kỹ năng sắp xếp, sửa lỗi câu trong các đề thi HSGQG,

HSG các cấp, từ đó khuyến khích được tinh thần tự học của học sinh, học sinh có hứng thú trong học tập, tự giác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Cung cấp một bộ tài liệu chuẩn cho học sinh tự học, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi HSK5, 6 -HSKK cao cấp (Đây là chứng chỉ để các em có cơ hội sử dụng quyền tuyển thẳng vào các trường ĐH danh tiếng trong và ngoài nước), giúp cho các em có thể làm được nhiều câu thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao trong đề thi tiếng Trung

Cung cấp cho giáo viên có một tài liệu logic, súc tích về các mạch kiến thức lý thuyết, hệ thống câu hỏi phần tiếng Trung, nâng cao kiến thức thuận lợi cho việc giảng dạy mũi nhọn.

Nội dung 7

Thuyết minh giải pháp mới 7

Giải pháp chúng tôi đưa ra là giải pháp mới, bởi hiện nay việc tổ chức dạy tiếng Trung trong các trường THPT chiểm một tỉ lệ nhỏ, chưa được 10% tổng số trường THPT trên toàn quốc Với tỉnh Bắc Giang tổ chức dạy học tiếng Trung chỉ có 04 trường trên tổng số 46 trường THPT trong toàn tỉnh, tỉ lệ 8,7% 1 học sinh trong tỉnh học tiếng Trung, mục đích chủ yếu tham gia các kì thi học sinh giỏi khu vực và học sinh giỏi quốc gia, do đó nguồn tài liệu tham khảo cho việc tổ chức dạy học tiếng Trung rất ít, khó tìm kiếm Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao buộc giáo viên chúng tôi phải tự xây dựng tài liệu, biên tập hệ thống câu hỏi luyện thi hữu ích giúp học sinh cũng như giáo viên đỡ tốn thời gian, công sức cho việc soạn giảng và học tập Chính vì vậy sáng kiến chúng tôi đã đưa ra các nội dung sau:

- Nội dung 1: Hệ thống lý thuyết về định ngữ trong tiếng Hán hiện đại

Với hệ thống lý thuyết này Giáo viên có thể đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn Với đối tượng học sinh mới học lần đầu thì có thể dạy theo hệ thống đó một cách chi tiết, mức độ kiến thức vừa phải, lượng từ phù hợp, các đáp án nhiễu sẽ ít hơn, cấp độ nhận biết - thông hiểu và ứng dụng mức độ tăng dần, còn với đối tượng đã học rồi (Học sinh tiền đội tuyển hoặc đội tuyển Quốc Gia) có thể tự đọc tài liệu và giao bài tập về nhà tự làm Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích, giải quyết các dạng bài tập sắp xếp câu và sửa câu sai từ khái quát tới chi tiết, với các cấp độ nhận biết, thông hiểu, ứng dụng và đặc biệt là ứng dụng chuyên sâu

(Chi tiết tại phụ lục số 1)

1 THPT Chuyên Bắc Giang, THPT Thân Nhân Trung, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm,THPT Lý Thường Kiệt

- Nội dung 2: Xây dựng, hệ thống các dạng bài tập rèn luyện về mảng định ngữ

Trong nội dung này nhóm tác giả đã đưa ra 2 dạng bài tập về định ngữ, đây chính là điểm mới và sáng tạo của chúng tôi bởi khi tìm, đọc các tài liệu có sẵn thì trong các tài liệu không chia các dạng cụ thể, do đó học sinh lúng túng, khó có thể nhận biết được dấu hiệu đặc trưng để tìm được cách làm của từng dạng bài

+ Dạng 1: Sắp xếp câu: Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng rộng, có hiểu biết về văn hóa, lịch sử và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay Đòi hỏi người học cần nắm vững kiến thức cơ bản về trật tự câu và các ngữ pháp liên quan khác Có 3 bước chính tiến hành sắp xếp lại câu như sau: Bước 1: Xác định sơ qua nghĩa của cả câu bằng những từ đã cho để biết được ý nghĩa câu muốn nói tới là gì Có thể nói, đây là bước quan trọng nhất, giúp bạn nắm được chìa khóa giải quyết các bước sau Bước 2: Sắp xếp các cụm từ liên quan đến ý nghĩa của câu trước rồi mới sắp xếp tiếp các giới từ, các cụm từ sao cho phù hợp về mặt ngữ nghĩa Bước 3: Dựa vào trật tự cấu trúc câu cùng tiêu chí về mặt ngữ pháp, sử dụng cấu trúc 主语 + 谓语(状语+动+宾) để hoàn chỉnh câu trả lời Đặc biệt phải vận dụng linh hoạt ngữ pháp cụm câu định trung phức tạp một cách logic chặt chẽ Với dạng 1 chúng tôi biên tập được 150 câu

+ Dạng 2: Sửa lỗi câu sai: Dạng bài tập này rèn cho học sinh khả năng đọc hiểu và phán đoán chính xác, thêm vào đó kiến thức ngữ pháp phải vững vàng, tốc độ phát hiện lỗi sai nhanh Để triển khai hiệu quả dạng bài này cần tiến hành 4 bước Bước 1: Xác định các thành phần trong câu Với mỗi câu chữa lỗi sai, việc đầu tiên cần làm là xác định mệnh đề chính và mệnh đề phụ của câu Đối với mệnh đề chính, yêu cầu xác định rõ cấu trúc chung: 主语 +谓语(状语+动+宾) Đối với mệnh đề phụ cần xác định rõ các cụm động từ, cụm trạng ngữ, cụm giới từ, cụm định trung… Bước 2: Kiểm tra về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động tư trong câu Sau khi xác định được các bộ phận của câu, ta chú ý sự hòa hợp chủ ngữ - vị ngữ Bước 3: Tiếp đến cần chú ý xem câu đó mang nghĩa chủ động hay bị động dựa vào chủ ngữ và nghĩa câu Bước 4: Quan sát và phát hiện nhanh lỗi cụm động từ, cụm trạng ngữ, cụm giới từ, cụm định trung Với dạng 2 chúng tôi biên tập được 150 câu

Cuốn sách tổng hợp 300 câu hỏi và bài tập tiếng Trung từ dễ đến khó, bám sát đề thi Học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là đề thi Học sinh giỏi Quốc gia Mỗi câu hỏi đều đi kèm đáp án và hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết.

(Chi tiết tại phụ lục số 2)

- Nội dung 3: Tổ chức áp dụng sáng kiến trong dạy học

+ Bước 1 Giới thiệu sáng kiến đến các đồng chí đang thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Bắc Giang

+ Bước 2 Tổ chức trao đổi, thảo luận trong nhóm dạy; Xây dựng kế hoạch áp dụng sáng kiến; Đã trao đổi, đồng thời nhờ đồng chí trong tổ bộ môn áp dụng sáng kiến trong giảng dạy, cụ thể:

Số TT Họ và tên

Nơi công tác Chức danh

Nội dung công việc hỗ trợ

Triển khai, đánh giá, nhận xét, phản hồi, tổng hợp kết quả sáng kiến

Cử nhân Đánh giá, nhận xét, phản hồi về sáng kiến

Cử nhân Đánh giá, nhận xét, phản hồi về sáng kiến

+ Bước 3: Tổ chức giảng dạy HSG Quốc gia môn Tiếng Trung từ tháng

+ Bước 4 Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến để giảng dạy, bồi dưỡng HSG Quốc gia năm học 2022-2023 và sẽ triển khai áp dụng hiệu quả hơn nữa vào giảng dạy, bồi dưỡng HSG Quốc gia năm học 2023-2024

Chúng tôi cùng các đồng nghiệp đã sử dụng Sáng kiến trong hoạt động giảng dạy cho các lớp chuyên Trung và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia môn Tiếng Trung, được các đồng chí dạy chính đội tuyển ghi nhận có hiệu quả tốt trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội tuyển, tiết kiệm thời gian các buổi rèn kỹ năng làm bài cho Đội tuyển.

Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến 9

Sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi đã áp dụng với đối tượng học sinh khối 10, 11, 12 lớp Chuyên Trung,nhóm đội tuyển HSG tỉnh và HSG Quốc gia môn tiếng Trung Quốc năm học 2022-2023 tại trường THPT Chuyên Bắc Giang, kết quả khảo sát cho thấy sáng kiến đã giúp nâng cao năng lực nhận thức, trình độ nhận biết, khả năng xử lý vận dụng làm bài của học sinh một cách rõ rệt, tạo tiền đề thúc đẩy cho học sinh đạt được kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi, đặc biệt là kỳ thi HSG Quốc gia Đồng thời sáng kiến của chúng tôi đã được áp dụng hiệu quả trong năm học 2022-2023 ở một số đơn vị tổ chức trong cả nước như:

1 Tên tổ chức: Trường THPT Chuyên Chu Văn An, tỉnh Lạng Sơn Địa chỉ liên hệ: Số 2, đường Chu Văn An, phường Đông Kinh,TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn Điện thoại: 0205.3870.887; Email: thpt.chuvanan.ls@gmail.com

Họ và tên người đứng đầu tổ chức: Mông Thanh Thủy

(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục số 5)

2 Tên tổ chức: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái Địa chỉ liên hệ: Tổ 44, phường Yên Thịnh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái Điện thoại: 02163.852.131;

Email: c3chuyennguyentatthanh@yenbai.edu.vn

Họ và tên người đứng đầu tổ chức: Nguyễn Thị Hoa Lan

(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục số 5)

3 Tên tổ chức: Trường THPT Chuyên Lào Cai, tỉnh Lào Cai Địa chỉ liên hệ: Đường Phan Kế Bính, phường Bắc Cương, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai Điện thoại: 0214.384.1955

Email: thptchuyen@laocai.edu.vn

Họ và tên người đứng đầu tổ chức: Nguyễn Minh Thuận

(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục số 5)

4 Tên tổ chức: Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình Địa chỉ liên hệ: Phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Điện thoại: 02183.855.550

Email: th.hov@hoabinh.edu.vn

Họ và tên người đứng đầu tổ chức: Bùi Văn Đường

(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục số 5)

5 Tên tổ chức: Trường THPT Chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Địa chỉ liên hệ: Phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Điện thoại: 02033 628.111

Email: c3chuyenhalong.quangninh@moet.edu.vn

Họ và tên người đứng đầu tổ chức: Đỗ Thị Diệu Thúy

(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục số 5)

Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến 10

Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT chuyên Bắc Giang, hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau:

- Về lợi ích kinh tế:

Hiện nay trên thị trường số lượng sách tham khảo rèn kỹ năng sắp xếp và sửa câu sai như phân dạng các bài tập cho học sinh khi học tập phần này rất khan hiếm và chuẩn về cấu trúc hầu như không có, do đó nội dung sáng kiến chúng tôi đưa ra đáp ứng được việc cung cấp tư liệu tham khảo hữu ích để học sinh tự học, tự rèn luyện tại nhà, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên khi tổ chức rèn kỹ năng làm bài cho HSG môn tiếng Trung Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi và bài tập đã được thiết kế trong sáng kiến để củng cố, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho học sinh trong quá trình ôn luyện Hiệu quả lợi ích nội dung sáng kiến được Hội đồng khoa học các trường THPT Chuyên Duyên Hải và Đồng bằng Bắc Bộ đánh giá cao và được các trường chuyên trong cả nước đánh giá là một trong những sáng kiến áp dụng rất phù hợp cho đối tượng GV và HS các trường THPT Chuyên sử dụng để bồi dưỡng HSG Quốc gia và HSG các cấp

- Về lợi ích xã hội:

Sáng kiến trao quyền cho học sinh chủ động trong học tập, khơi dậy niềm hứng thú và sáng tạo, giúp học sinh tự tin về năng lực và giải quyết những khó khăn khi đánh giá kết quả học tập Ngoài ra, sáng kiến này còn tác động tích cực đến thái độ học tập, hình thành năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học.

* So sánh hứng thú, sự tích cực của HS trước và sau khi áp dụng giải pháp

Kết quả đo lường bằng việc khảo sát HS ở lớp 10, 11, 12 Chuyên Trung, HS đội tuyển HSG cấp tỉnh, khu vực và quốc gia môn tiếng Trung Quốc tại trường THPT Chuyên Bắc Giang (Nội dung phiếu khảo sát chi tiết tại phụ lục số 4)

Thái độ, hứng thú và sự tích cực với nội dung bài học

Trước khi áp dụng giải pháp

Sau khi áp dụng giải pháp

Có thể thấy, giải pháp đưa ra đã có hiệu quả rất tốt trong việc làm thay đổi hứng thú, sự tích cực, chủ động của học sinh đối với giờ học Tiếng Trung

Những cải thiện cụ thể sau khi áp dụng biện pháp

Nội dung cải thiện Tỷ lệ

Cải thiện về ngữ pháp cụm câu định trung logic chặt chẽ 64%

Cải thiện về vốn từ vựng 60%

Nâng cao khả năng sử dụng vốn từ vựng, ngữ pháp, mẫu câu vào giao tiếp

Cải thiện về phương pháp sắp xếp câu nhanh và chính xác 68%

Cải thiện về tốc độ phát hiện nhanh lỗi sai 66%

Tăng thêm vốn kiến thức về chủ đề (đời sống, xã hội, văn hóa, lịch sử…liên quan đến Trung Quốc)

Tăng thêm hứng thú, động lực học môn tiếng Trung 66%

* Học sinh dễ dàng nhận dạng các câu hỏi và đưa ra phương án trả lời câu hỏi

Kết quả khảo sát khả năng nhận dạng và phân tích câu hỏi để tìm ra phương án trả lời trong các tiết học sử dụng nội dung sáng kiến cho học sinh của 03 lớp Chuyên Trung và HS đội tuyển HSG cấp tỉnh, khu vực và quốc gia (với tổng số

120 HS) ở trường THPT Chuyên Bắc Giang

Mức độ Số học sinh Tỉ lệ %

Phân đúng tất cả các dạng 84 70%

Không nhận định được dạng câu hỏi trong đề thi 0 0%

Bảng kết quả trên cho thấy giải pháp đưa ra đã có hiệu quả rất tốt trong việc giúp cho học sinh dễ dàng nhận định đúng được các dạng của đề thi

* Hình thành năng lực đặc thù (năng lực nhận thức kiến thức môn tiếng Trung cho học sinh) Để đo năng lực này, chúng tôi đánh giá kết quả học tập trước khi và sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, tôi lấy kết quả 2 bài kiểm tra giữa học kì I (trước khi áp dụng sáng kiến) và 2 bài kiểm tra giữa học kì II (sau khi áp dụng sáng kiến) có cùng thời gian:30 phút (Nội dung đề kiểm tra 30 phú chi tiết tại phụ lục số 3), và cùng mức độ nhận thức (20% nhận biết,30% thông hiểu, 30% vận dụng,20% vận dụng cao), cơ sở đưa ra mức độ nhận thức khi soạn đề chúng tôi căn cứ vào đề thi HSG Quốc gia THPT năm 2021 của Bộ GD&ĐT ban hành, kết quả thu được trong bảng và biểu đồ dưới đây:

Trước khi áp dụng sáng kiến (95 HS)

Sau khi áp dụng sáng kiến (95 HS)

Bảng và biểu đồ trên cho thấy, sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy đã góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi từ 4,2 % lên 19% và giảm tỉ lệ học sinh trung bình từ 30,5% xuống còn 7,3 % Với cùng cấu trúc đề, cùng mức độ nhận thức trong mỗi đề kiểm tra, việc áp dụng triển khai sáng kiến trong quá trình giảng dạy đã hình thành năng lực bộ môn đặc thù tốt hơn để giải quyết tốt các dạng bài trong đề kiểm tra so với khi chưa áp dụng sáng kiến

* Duy trì số lượng, nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Trung tại trường THPT Chuyên Bắc Giang

Kết quả thi HSGQG năm học 2022-2023 đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra về số lượng, đồng thời chất lượng cũng được nâng cao đáng kể Một điểm đáng chú ý là điểm số ở dạng bài sắp xếp câu và sửa lỗi câu sai có sự gia tăng rõ rệt so với các năm học trước.

So sánh, đối chiếu với kết quả của hai năm trước khi chưa áp dụng sáng kiến và năm nay đã áp dụng sáng kiến, cụ thể:

Năm học 2021-2022 (chƣa áp dụng SK)

Năm học 2022-2023 (áp dụng SK)

Số giải Đạt 04/06 giải Đạt 05/06 giải Đạt 04/06 giải

- 01 giải Nh ì phần sắp xếp và sửa lỗi sai

Kết quả học sinh giỏi môn tiếng Trung năm học 2022-2023 của trường THPT Chuyên Bắc Giang cao hơn một số tỉnh thành lân cận mà điều kiện tuyển chọn của họ đầu vào lớp 10 thi bằng tiếng Trung, và có một số tỉnh thành học sinh đã được học từ lớp 6 THCS, cụ thể:

So sánh Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Quảng Ninh Tỉnh Lào Cai

Chất lượng giải 01 Nhì, 02 Ba,

Tỉnh Yên Bái Tỉnh Hòa Bình Tỉnh Lạng Sơn Tỉnh Điện Biên

(Theo Thông báo số 399/ QLCL-QLT V/v thông báo thí sinh đoạt giải Kỳ thi

HSG quốc gia THPT năm học 2022– 2023 ngày 13/03/2022)

Như vậy, việc sử dụng nội dung sáng kiến đã góp phần giúp giảm áp lực cho Giáo viên và Học sinh trong việc dạy và học môn tiếng Trung Quốc Đồng thời còn giúp Giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, đóng góp hiệu quả cho công tác giảng dạy và học tập môn tiếng Trung Quốc góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của nhà trường, cũng như giữ vững được kết quả thi học sinh giỏi quốc gia của tỉnh Bắc Giang luôn đứng trong tốp 15 toàn quốc./

* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến

HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH NGỮ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

关于现代汉语定语的理论体系与教学策略

I 关于现代汉语定语的理论体系

Hệ thống lý thuyết về định ngữ trong tiếng Hán hiện đại

I 1 定语的概念

名词或者名词短语前面的修饰成分叫定语,被修饰的成分叫中心语。名 词、代词、形容词、数量词、动词以及各种结构(动宾结构、介词结构、主 语结构)都可以做定语。定语和中心语之间常用结构助词―的‖。定语一定要 放在中心语的前边。 Định ngữ là thành phần đứng trước và tu bổ cho danh từ hoặc cụm danh từ Thành phần được tu bổ gọi là trung tâm ngữ Các từ ngữ có thể mà định ngữ bao gồm: danh từ, đại từ, tính từ, số lượng từ, động từ và các loại cụm từ như: cụm động tân, cụm giới từ, cụm chủ vị Giữa định ngữ và trung tâm ngữ thường dùng trợ từ kết cấu ―的‖ để liên kết với nhau Định ngữ nhất định phải đặt trước trung tâm ngữ

形式: [ 定语 + (的) + 中心语 ]

例子:1 我买一凭酸奶。

2 很多人喜欢吃面条。

3 你把地上的香蕉皮捡起来。

I.2 定语的分类

汉语中的定语分成两种:限制性定语与描写性定语 Định ngữ trong tiếng Hán chia làm 2 loại: Định ngữ mang tính hạn chế và định ngữ mang tính miêu tả

I.2.1 限制性定语 Định ngữ mang tính hạn chế

这种定语是从数量、时间、处所、归属、范围等方面说明中心语(主语

Loại định ngữ này tu bổ cho trung tâm ngữ ( có thể là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu) , nói rõ số lượng, thời gian, nơi chốn, sở thuộc, phạm vi v.v a 表示数量

例:1 很多人喜欢吃巧克力。

2 昨天我去商店买了一张地图。 b 表示时间

例:1 昨天的作业我都做完了。

2 经过几个月的努力,他终于写完了毕业论文。 c 表示处所

例:1 你把地面上的纸捡起来吧!

2 他脑子里的念头很奇怪。 d 表示归属、领属

例:1 谢谢同学们的帮助。

2 王芳的本子在桌子上。 e 限定范围

Biểu thị giới hạn phạm vi

例:1 你昨天说的那件事太有意思了。

2 你借的书超过了图书馆规定的期限。

I.2.2 描写性的定语 Định ngữ mang tính miêu tả

这种定语是从性质、状态、特点、用途、质料、职业等方面描写中心

Loại định ngữ này được sử dụng để mô tả tính chất, trạng thái, đặc điểm, cách dùng, chất liệu hoặc nghề nghiệp của trung tâm ngữ.

Miêu tả tính chất trạng thái

例:1 对我来说,她是最好的人

2 今天有一个非常重要的会议。 b 描写人或事物的性格和特征

Miêu tả tính cách của người hoặc đặc trưng của sự vật

例:1 李老师买了一个十三斤的西瓜。

2 他具有最值得尊敬的品德。 c 说明用途

例:1 他只有一个装衣服的旅行袋。

2 我要买一个炒菜用的锅。 d 说明颜色、质料

Miêu tả màu sắc, chất liệu

例:1 明明穿着意见黄色的上衣。

2 屋子中摆着一张红沙发。

3 桌子两边是是两把木头椅子。 e 说明职业

例:1 我们的汉语老师姓张。

2 他父亲是一位外科大夫。

I.3 充当定语的词语与“的”

Từ ngữ làm định ngữ và trợ từ kết cấu “的”

I.3.1.名词作定语。

Danh từ làm định ngữ

(1)名词作定语直接修饰中心语、说明中心语 ,定语和中心语之间不

要加上结构助词―的‖ 。

Danh từ làm định ngữ sẽ trực tiếp tu bổ cho trung tâm ngữ, giữa định ngữ và trung tâm ngữ không cần trợ từ kế cấu ―的‖

1 我是越南人。

2 这是英文杂志。

3 墙上挂着一张地界地图。

4 我们在北江重点高中学习汉语。

5 他是我们的汉语教师。

(2)名词作定语表示领属关系时,定语和中心语之间要加上结构助词

Danh từ làm định ngữ biểu thị quan hệ sở thuộc, thì giữa định ngữ và trung tâm ngữ phải dùng trợ từ kết cấu ―的‖

1 这是王兰的汉语书。

2 陈老师的电视很新。

3 今天的电影很有意思。

4 河内外语大学的留学生常来我家玩儿。

5 昨天的作业我们都做完了。

I.3.2.代词作定语。 Đại từ làm định ngữ

(1)人称代词作定语,中心语是表示集体、单位、或亲属等的名词。结

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w