1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh phương pháp làm phần trắc nghiệm đúng sai trong bài trắc nghiệm lịch sử và vận dụng vào làm bài tập trắc nghiệm đúng sai chủ đề 6 lịch sử 10

20 17 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 160 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP LÀM PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI TRONG BÀI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ VÀ VẬN DỤNG VÀO LÀM BÀI TẬP TRẮC NG

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP LÀM PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

TRONG BÀI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ VÀ VẬN DỤNG VÀO LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

CHỦ ĐỀ 6 – LỊCH SỬ 10 (BỘ KẾT NỐI TRI THỨC):

MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

(TRƯỚC NĂM 1858)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hương Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc môn: Lịch sử

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu……….

1.1 Lí do chọn đề tài ………

1.2 Mục đích nghiên cứu ……….………

1.3 Đối tượng nghiên cứu ………

1.4 Phương pháp nghiên cứu………

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ……….……….

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ………

2.2 Thực trạng của vấn đế trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ……….……

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ….………

2.3.1 Các mức độ của câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai ……

2.3.2 Phương pháp ôn tập theo dạng trắc nghiệm Đúng – Sai ………

2.3.3 Phương pháp làm bài tập phần trắc nghiệm Đúng -Sai ……….

2.3.4 Vận dụng vào làm phần bài tập trắc nghiệm Đúng -Sai Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) ………

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ……….……

3 Kiến nghị và đề xuất ………

3.1 Kiến nghị ………

3.2 Đề xuất ………

1 1 2 2 2 3 3

4 4 4 4 5

6

16 17 17 17

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:

Ngành Giáo dục nhằm đào tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, do đó phải luôn đổi mới: đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá, … nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục

là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện phù hợp với xu thế phát triển của xã hội

Trong các môn học trong chương trình phổ thông, môn Lịch sử không chỉ

là một trong các môn thi đánh giá năng lực của học sinh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những chủ nhân tương lai của đất nước cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, đặc biệt kiến thức về Lịch sử là hết sức cần thiết Hiểu biết về Lịch sử dân tộc vừa để giữa gìn bản sắc dân tộc, để hiểu và trân trọng, biết ơn bao thế hệ đã cống hiến, hi sinh cho đất nước để có được lãnh thổ, có được độc lập hòa bình như hôm nay, để chống lại “diễn biến hòa bình”, để vun đắp cội nguồn cho các thế hệ sau Có hiểu biết nhất định về lịch sử thế giới để có thể dễ dàng hội nhập với bạn bè quốc tế, để học hỏi kinh nghiệm từ các nước và rút ra các bài học cần thiết cho chúng ta, để tự hào về dân tộc Việt Nam trước bạn bè năm châu, tạo điều kiện đưa đất nước phát triển và có vị trí trên trường quốc tế

Để học sinh có kiến thức lịch sử vững vàng khi bước ra khỏi cánh cổng trường, những năm gần đây các bài thi tốt nghiệp THPT đều bằng các câu hỏi trắc nghiệm Bài thi trắc nghiệm có độ phủ rộng, đòi hỏi học sinh phải học đều các kiến thức nhưng cũng phải tìm tòi hiểu biết sâu, biết liên kết giữa các kiến thức để trả lời các câu hỏi dạng hiểu và vận dụng

Trong các kì thi Tốt nghiệp THPT các năm trước đây, việc đánh giá năng lực học sinh môn Lịch sử được tiến hành bằng câu hỏi trắc nghiệm 4 phương án lựa chọn hoàn toàn thì mới đây ngoài những câu hỏi trắc nghiệm 4 phương án lựa chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung thêm phần trắc nghiệm Đúng – Sai trong bài thi môn Lịch sử Tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai được coi là dạng “mới” so với việc lâu nay học sinh chỉ quen làm dạng trắc nghiệm lựa chọn 1 trong 4 phương án trả lời Để làm được các bài tập trắc nghiệm theo dạng câu Đúng - Sai không chỉ học và làm theo phương pháp trắc nghiệm 4 phương án lựa chọn lâu nay mà đòi hỏi học sinh phải có phương pháp học, phương pháp phân tích đề bài, phương pháp làm bài hợp lí để đạt kết quả cao

Do đó, nhiệm vụ của giáo viên là ngoài giảng giải cung cấp kiến thức cho học sinh, còn phải giúp học sinh có phương pháp học và làm bài tập đúng đắn để các em có thể làm được các dạng câu hỏi “mới” theo yêu cầu của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, để góp phần đào tạo con người mới phù hợp với yêu cầu của giáo dục và xu thế của xã hội

Vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp làm phần trắc nghiệm Đúng – Sai trong bài trắc nghiệm Lịch sử và vận dụng vào làm bài tập trắc nghiệm Đúng – Sai Chủ đề 6 – Lịch sử 10 (bộ Kết nối tri thức): Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các phương pháp làm bài tập trắc nghiệm Đúng – Sai trong bài trắc nghiệm môn Lịch sử

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp làm bài tập trắc nghiệm Đúng – Sai trong bài trắc nghiệm môn Lịch sử và bài tập trắc nghiệm Đúng – Sai Chủ đề 6 – Lịch sử 10 (bộ Kết nối tri thức): Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Phân tích, tổng hợp,

hệ thống hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua dự giờ để thu thập thông tin liên quan đến việc làm bài tập trắc nghiệm của học sinh

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu thập được phục vụ cho quá trình nghiên cứu

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Trắc nghiệm là phương pháp kiểm tra nhanh các kiến thức, kỹ năng của người học thông qua việc đánh giá bằng các câu hỏi đúng - sai hoặc lựa chọn một trong các phương án cho đúng nhất với câu hỏi

Hình thức thi trắc nghiệm có nhiều ưu điểm:

Lượng kiến thức có độ phủ rộng, có nhiều dạng và đào sâu tất cả những gì

có trong sách giáo khoa Như vậy, dễ dàng đánh giá được hiểu biết của các em

về lượng kiến thức các em nắm được

Hình thức thi trắc nghiệm ứng dụng được công nghệ thông tin vào quá trình chấm thi: Mỗi thí sinh đều được phát một phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm, thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào đó kèm theo đáp án, máy sẽ tự động chấm bài mà không cần phải có nhiều giáo viên chấm thi như trước

Chấm thi trắc nghiệm bằng máy sẽ nhanh chóng và khách quan hơn so với chấm thi bằng tay Việc chấm thi bằng máy sẽ công bằng và khách quan hơn Nếu như chấm tay, giáo viên có thể đếm nhầm số câu trả lời đúng của thí sinh nhưng đối với chấm thi bằng máy thì kết quả sẽ rất chính xác, tạo sự công bằng cho các thí sinh

Thi trắc nghiệm thí sinh sẽ biết kết quả thi sớm hơn Vì là chấm trên máy, chỉ cần đưa bài làm vào và máy sẽ chấm tự động và có kết quả chỉ trong thời gian ngắn

Trong các kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia trước đây, bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử chỉ có dạng trắc nghiệm lựa chọn 1 trong 4 phương án A, B, C, D

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề minh họa thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Theo đó, đối với các môn trắc nghiệm có các dạng trắc nghiệm sau:

- Phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong 4 phương án gợi ý chọn 1 đáp án đúng Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

- Phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm Đúng – Sai Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai Về chấm điểm: thí sinh đúng ¼ ý được 0,1 điểm, đúng 2 ý được 0,25 điểm, đúng 3 ý được 0,5 điểm và đúng tất cả 4 ý sẽ được 1 điểm

- Phần 3 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm trả lời ngắn Thí sinh tô vào các ô tương ứng với đáp án của mình Với môn Toán mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, các môn khác được 0,25 điểm

Đối với môn Lịch sử, cấu trúc đề chỉ với hai phần Phần 1 gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm dạng chọn một trong 4 phương án, mỗi câu 0,25 điểm Phần 2 gồm

4 câu hỏi trả lời trắc nghiệm Đúng - Sai, mỗi câu 1 điểm Không có câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn

Đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng - Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng - Sai đối với từng ý của câu hỏi Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Trang 6

Như vậy, điểm trong bài thi trắc nghiệm sẽ không “cào bằng” giữa các câu hỏi dễ và khó với cùng mức điểm như nhau như kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay mà sẽ có mức điểm khác nhau, câu khó hơn điểm cao hơn,

dễ dàng phân hóa học sinh, chọn được học sinh có năng lực thực sự

Như vậy, với dạng thức trắc nghiệm “mới” (trắc nghiệm Đúng – Sai) cho thấy phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Thực tế lâu nay các em học sinh đã quen với dạng trắc nghiệm là lựa chọn

1 trong 4 phương án A, B, C, D của câu hỏi nên với dạng trắc nghiệm “mới” các

em học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm, chưa biết cách học và làm bài dạng trắc nghiệm Đúng – Sai để có hiệu quả

Nhiều em không chịu học kiến thức mà chỉ học các câu hỏi trắc nghiệm dẫn đến làm bài máy móc, khi gặp câu hỏi chưa đọc thì không thể làm được vì không có kiến thức nền vững chắc

Nhiều em khi làm phần bài tập trắc nghiệm đúng - sai chỉ đọc qua loa đoạn tư liệu và chọn đúng - sai theo cảm tính, chọn bừa, làm cho hết bài

Dạng thức câu hỏi “mới” yêu cầu học sinh phát huy nhiều năng lực thành phần trong khi các em chưa quen nên còn lúng túng Ngay cả với giáo viên, khó khăn là cần thời gian để biên soạn, điều chỉnh, bổ sung ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và xây dựng ma trận, bảng đặc tả theo dạng thức câu hỏi mới, cần tạo mẫu phiếu trả lời câu hỏi theo yêu cầu từng đợt kiểm tra

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Các mức độ của câu hỏi trắc nghiệm Đúng - Sai

Các mức độ dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai trong bài thi gồm có câu biết, câu hiểu, câu vận dụng Soạn câu hỏi phải liên quan với nhau và theo hướng phát triển đi lên từ câu hỏi trước

- Mức độ nhận biết: Là dạng câu hỏi đơn giản, mang tính chất tái hiện lại kiến thức lịch sử như sự kiện, nhân vật, …

- Mức độ thông hiểu: Là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải lí giải, phân tích, chứng minh được các vấn đề lịch sử dùng để đánh giá năng lực học sinh ở mức cao hơn

- Mức độ vận dụng (vận dụng và vận dụng cao): Là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đưa ra những nhận xét, đánh giá, bình luận, vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết thực tiễn một nhiệm vụ học tập hoặc 1 vấn

đề thực tiễn đặt ra Đây là nhóm câu hỏi phân hóa học sinh cao nhất

2.3.2 Phương pháp ôn tập theo dạng trắc nghiệm Đúng - Sai

Để ôn luyện tốt các em cần nắm vững những kiến thức căn bản trong chương trình sách giáo khoa hiện hành của Bộ GD&ĐT theo cấu trúc đề thi minh họa của Bộ Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, các em hãy tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vẫn đề

Các nguồn tư liệu của dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai có thể lấy trong sách giáo khoa hoặc các tư liệu chính thống của nhà nước đã xuất bản Vì vậy các em nên đọc sách giáo khoa của cả 3 bộ sách, các em nên tìm đọc các

Trang 7

nguồn sách tư liệu chính thống đã xuất bản, có thể sưu tầm các tài liệu tham khảo nâng cao, lập các nhóm ôn tập Lịch sử, cùng tham gia, tranh luận, phản biện các vấn đề lịch sử để nâng cao khả năng nhận thức, phân tích kiến thức của bản thân, giúp các em tự tin suy luận, trả lời các câu hỏi Đúng – Sai

Thay vì ngồi học thuộc lòng kiến thức, các em nên hệ thống kiến thức, đặt các sự kiện trong bối cảnh lịch sử, luôn gắn sự kiện lịch sử với không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động; luôn đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? So sánh điểm giống và khác nhau giữa các sự kiện, hiện tượng; Tại sao có sự thành công và thất bại của các sự kiện đó trong quá khứ? Những bài học nào được rút ra cho hiện tại và tương lai? … Nếu làm được như vậy, các em đã từng bước hiểu được bản chất của sự kiện, học Lịch sử sẽ khiến các em thấy hấp dẫn, tò mò muốn khám phá, giải thích

Học theo sơ đồ hệ thống hóa kiến thức, sơ đồ tư duy, từ “chìa khóa” Cụ thể trong quá trình học, tùy vào nội dung và tính chất của từng bài giảng, sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi giai đoạn; các em cần làm “sơ đồ tư duy” dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành” đến “nhánh”; từ ý lớn sang ý nhỏ theo phương pháp “diễn dịch”: Luận điểm, luận cứ, luận chứng theo định hướng của giáo viên

Sau quá trình ôn tập, hệ thống kiến thức cơ bản các em nên bước vào giai đoạn luyện đề khi cảm thấy tự tin, có thể độc lập làm đề Trong quá trình luyện

đề, các em rèn luyện cho mình tác phong cẩn thận, sử dụng quỹ thời gian hiệu quả để suy nghĩ, phân tích, lựa chọn các đáp án chính xác

Sau khi kết thúc mỗi đề, các em cần kiểm tra đáp án, xem mình làm đúng được bao nhiêu câu, đặc biệt lưu ý những câu sai, các em giải thích được tại sao mình sai Đây là bước rất quan trọng mỗi khi các em luyện đề, làm cẩn thận bước này, kiến thức và kinh nghiệm, bản lĩnh của các em sẽ tăng lên, tạo tâm lý, tinh thần vững vàng và tự tin khi vào phòng thi và làm bài thi

2.3.3 Phương pháp làm bài tập phần trắc nghiệm Đúng - Sai

Để làm tốt phần trắc nghiệm Đúng - Sai, các em cần:

Đọc kỹ đoạn tư liệu, đọc kỹ nội dung của ý câu a, b, c, d và tìm “từ khóa”,

có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lựa chọn phương án trả lời với những kiến thức nào Đây được xem là cách để học sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức

Để làm được dạng thức trắc nghiệm Đúng – Sai, học sinh phải có kiến thức nền đồng thời biết phân tích đoạn tư liệu đề bài đưa ra, phải hiểu bản chất kiến thức, biết phân tích, xâu chuỗi các kiến thức đấy để thấy được mối liên hệ,

từ đó khẳng định nội dung của ý a, b, c, d trong câu hỏi là đúng hay sai

Thời gian làm bài thi trắc nghiệm ngắn nên cần tính toán Cần lưu ý, đọc

kỹ, tính toán kỹ câu hỏi và phương án trả lời không có nghĩa là chần chừ, do dự

Phải biết phân tích và xử lý nhanh Không nhất thiết phải làm theo trình

tự, số thứ tự của câu hỏi Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau

Một khi các em không có cho mình một đáp án trả lời thật sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một kỹ năng hữu hiệu giúp mình tìm ra câu trả lời đúng

Trang 8

Cẩn thận trong quá trình chuyển đáp án từ đề sang phiếu trả lời trắc nghiệm để tránh nhầm lẫn và chênh giữa đáp án đã chọn trong đề thi với đáp án

tô trong phiếu trả lời trắc nghiệm Tô cẩn thận đáp án mình lựa chọn, không tô 2 đáp án trong cùng một câu hỏi Trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời thì các em phải tẩy sạch chì ở ô cũ rồi tô ô mà mình lựa chọn

Các em không được bỏ trống câu trả lời Để tránh bỏ sót những câu hỏi chưa hoàn thiện, các em nên dành 3 - 5 phút cuối giờ để rà soát lại bài thi và phiếu trả lời trắc nghiệm

Phương pháp ôn tập và phương pháp làm bài tập là cả một quá trình rèn luyện lâu dài, với dạng câu hỏi “mới” đòi hỏi các em phải có thời gian làm quen, phải trải qua rèn luyện Vì vậy, ngay từ khi còn lớp 10 các em đã phải làm quen với dạng câu hỏi “mới”, phải có phương pháp học tập và phương pháp làm bài đúng đắn, phải rèn luyện làm bài trắc nghiệm dạng “mới” thông qua các câu hỏi, các đề từ chương trình lớp 10 tương ứng với lượng kiến thức các em đã học để đến khi kết thúc lớp 12 có thể tự tin làm bài thi tốt nghiệp THPT

2.3.4 Vận dụng vào làm phần bài tập trắc nghiệm đúng - sai Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

Bài tập Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, chọn Đúng hoặc Sai

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây

“Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai; không những

đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc sau đó”

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch Sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr 173)

a Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về quá trình xác lập các truyền thống

tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

b “Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông

Sơn” được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

c Bản chất của “nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống

đồng Đông Sơn” là một nền văn minh lấy kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo với bộ máy chính quyền đơn giản, sơ khai

d Toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc Việt Nam sau

này phụ thuộc hoàn toàn vào nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây

“Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên

cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang trước đây Văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung của nước Văn Lang và Âu Lạc Do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, trong thời Âu Lạc, kĩ thuật quân sự có những tiến bộ vượt bậc Đó là việc sáng chế ra nỏ Liên Châu bắn một lần nhiều phát tên, được coi là loại vũ khí mới, lợi hại (mà dân gian gọi là

Trang 9

“Nỏ thần”) và việc xây dựng kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), hình ảnh tập trung sự phát triển nhiều mặt của nước Âu Lạc”

(Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB giáo dục, 2007, tr.31)

a Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn về nhiều mặt so với nhà nước Văn

Lang và độc lập hoàn toàn so với nhà nước Văn Lang

b Nếu như kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt tại trung du, miền núi thì

kinh đô của nhà nước Âu Lạc đã di chuyển xuống khu vực trung tâm đồng bằng

c Hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc đều được hình thành trên cơ sở nền

văn hóa Đông Sơn và đều được hình thành sau một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

d Việc chế tạo ra nỏ Liên Châu và xây thành Cổ Loa (Hà Nội) của nhà nước Âu Lạc đều xuất phát từ nhu cầu bảo vệ đất nước.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây

“Qua kết quả nghiên cứu xã hội và nhà nước Văn Lang đời Hùng Vương

có thể ghi nhận đây là một hình thái xã hội đã có sự phân hóa sâu sắc nhưng chưa hình thành giai cấp đối kháng gay gắt, mà là những giai tầng xã hội với sự cách biệt đáng kể về của cải và xã hội, đó là tầng lớp quý tộc, tầng lớp nô tì tức

nô lệ gia trưởng và tầng lớp dân tự do tức thành viên công xã nông thôn kiểu Á châu… Trên cơ sở phân hóa xã hội đó, kết hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp lúa nước gắn liền với yêu cầu thủy lợi và cả yêu cầu tự vệ, một nhà nước

sơ khai đã ra đời Đó là một hình thái nhà nước cổ đại ra đời đầu tiên trong lịch

sử Việt Nam và cũng vào loại sớm nhất ở vùng Đông Nam Á”

(Phan Huy Lê, Lịch sử và văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận, NXB giáo dục, 2007, tr.90)

a Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở xã hội đã có sự phân chia thành

các giai cấp, tầng lớp khác nhau và mâu thuẫn giai cấp đã trở nên gay gắt

b Nhà nước Văn Lang là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở

khu vực Đông Nam Á và trên thế giới

c Xã hội Văn Lang phân chia thành 3 tầng lớp, trong đó tầng lớp quý tộc

và tầng lớp dân tự do là tầng lớp thống trị

d Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Văn

Lang – Âu Lạc là do nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm

Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây

“Trong thời đại kim khí gắn liền với yêu cầu phát triển nông nghiệp lúa nước, tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến lúc bấy giờ là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi…và phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, các giống loài sinh sôi nảy nở, con lũ cháu đàn… Chính giữa mặt trống đồng Đông Sơn là hình tượng Mặt Trời như ngôi sao nhiều cánh và đan xen gữa các cánh là hình tượng sinh thực khí nam, nữ cách điệu hóa Trống đồng còn được gọi là “trống sấm”, trống cầu mưa và trên mặt một số trống có tượng cóc gắn liền với quan niệm cổ truyền “con cóc là cậu ông trời”

(Phan Huy Lê, Lịch sử và văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận, NXB giáo dục, 2007, tr.90)

Trang 10

a Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về đời sống văn hóa tinh thần của cư

dân Văn Lang – Âu Lạc

b Các “hình tượng sinh thực khí nam, nữ cách điệu hóa” được in trên mặt

trống đồng Đông Sơn chính là biểu hiện của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

c Tín ngưỡng phồn thực là một trong những tín ngưỡng xuất phát từ nhu

cầu phát triển nông nghiệp lúa nước của cư dân Việt cổ

d Trống đồng Đông Sơn có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cách bài trí

hoa văn trên các trống đồng đều giống hệt như nhau

Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây

“…sự ra đời của nước Văn Lang trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ

- thời đại đồng thau phát triển đến đỉnh cao và bước sang thời đại sắt sớm tồn tại vào khoảng thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ III TCN Nước Văn Lang còn là biểu hiện của sự liên kết các cộng đồng bộ lạc giữa khu vực đồng bằng sông Hồng với các khu vực đồng bằng sông Mã, sông Cả vùng Thanh – Nghệ trên nền tảng một nền văn hóa chung đa sắc thái Văn hóa Đông Sơn, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai, chất phác nhưng cũng đánh dấu sự trưởng thành, phát triển vượt bậc của các cộng đồng dân cư bản địa, một bước chuyển “cách mạng” từ thời đại hoang sơ nguyên thủy sang thời đại văn minh hơn Có thể coi nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Việt Nam

(Vũ Duy Mền (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1 – Từ khởi thủy đến thế kỉ X, NXB Khoa học xã hội, 2017, tr.126)

a Nhà nước Văn Lang ra đời vào thế kỉ III TCN trên cơ sở liên kết các bộ

lạc ở sông Hồng, sông Mã và sông Cả

b Dưới thời kì Văn Lang, cư dân phổ biến sử dụng công cụ lao động

bằng đồng thau và bước đầu sử dụng đồ sắt

c Nhà nước Văn Lang tồn tại trong khoảng 4 thế kỉ, được coi là nhà nước

cổ đại đầu tiên của lịch sử Việt Nam

d Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đánh dấu bước chuyển của lịch sử

Việt Nam từ thời kì nguyên thủy sang thời kì cổ đại

Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây

“Hùng vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này, đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ….; còn bộ gọi

là Văn Lang là nơi vua đóng đô Đặt tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng… Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương Quan coi việc gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền con nối, gọi là phụ đạo Vua các đời đều gọi là Hùng vương”

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr.83)

a Nhà nước Văn Lang do vua Hùng sáng lập nên có địa giới thuộc khu

vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay

b Nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, đứng đầu các bộ là Lạc hầu và

Lạc tướng Vua Hùng chỉ trực tiếp cai quản bộ Văn Lang

c “Phụ đạo” được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là tục lệ cha

truyền con nối đối với tất cả các chức quan trong triều đình

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w