1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao chất lượng dạy học môn bóng chuyền bằng một số bài tập sửa sai cho học sinh lớp 11 khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng dạy học môn bóng chuyền bằng một số bài tập sửa sai cho học sinh lớp 11 khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt
Trường học THPT Chuyên Bắc Giang
Chuyên ngành Giáo dục thể chất
Thể loại Bài báo
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 718,19 KB

Nội dung

Biện pháp: “Nâng cao chất lượng dạy học môn bóng chuyền bằng một số bài tập sửa sai cho học sinh lớp 11 khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt”...7 1.. - Phát triển

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN A LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN B NỘI DUNG ĐỀ TÀI 6

I Thực trạng công tác giảng dạy và học môn bóng chuyền tại trường THPT Chuyên Bắc Giang 6

II Biện pháp: “Nâng cao chất lượng dạy học môn bóng chuyền bằng một số bài tập sửa sai cho học sinh lớp 11 khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt” 7

1 Thực trạng của việc sử dụng biện pháp sửa sai trong dạy học 7

1.1 Các bước tiến hành của biện pháp sửa sai 7

1.2 Thực nghiệm 7

1.2.1 Khảo sát thực trạng năng lực thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 8

1.2.2 Xác định nguyên nhân dẫn đến sai lầm 11

1.2.3 Xác định các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc 11

1.2.4 Lựa chọn hình ảnh, xây dựng video 15

1.2.5 Tiến hành sửa sai 16

1.2.6 Kiểm tra đánh giá chất lượng 16

PHẦN C: MINH CHỨNG HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP 17

PHẦN D CAM KẾT 19

Trang 3

PHẦN A LỜI MỞ ĐẦU

Sức khỏe của con người là tài sản vô giá, là nền móng cơ bản để conngười thực hiện hoạt động khác Chính vì vậy mà ngay từ xa xưa con ngườiluôn có xu hướng vận động để củng cố tăng cường và phát triển sức khỏe.TDTT là một nhân tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội và tinh thầncủa con người Tập luyện TDTT không những đem lại sức khỏe mà còn gópphần tích cực giúp cho con người phát triển toàn diện nhân cách Nhận định vềsức khỏe Hồ Chủ Tịch đã nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nhà nước, gây đờisống mới việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công” (Lời kêu gọi toàn dântập thể dục tháng 3 – 1946) Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tácTDTT thể hiện các thông tư, chỉ thị phát triển phong trào TDTT qua từng giaiđoạn lịch sử

Cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phát triển toàn diện TDTT và GDTC.

Để xây dựng một nền TDTT xã hội chủ nghĩa đó là xây dựng phong tràoTDTT của dân, do dân, vì dân Với mục tiêu nhằm tăng cường sức khỏe chonhân dân lao động thì đòi hỏi chúng ta phải làm cho phong trào TDTT quầnchúng ở cơ sở, trong các trường học phát triển một cách rộng rãi, cân đối khoahọc, liên tục, có hệ thống, có tổ chức

Ngay từ năm 1866, Mác đã đưa ra một chương trình đào tạo con ngườiphát triển toàn diện, coi đó là mục đích chính trị lớn nhất của giai cấp côngnhân Để xây dựng được chủ nghĩa xã hội cần có những con người phát triển

về trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục và giáo dục lao động Kết hợp với việc đàotạo trên là: “Phương pháp duy nhất làm sản sinh ra con người phát triển toàndiện” ( Các- Mác – Tuyển tập 16 – NXB Diet2 – Beclin 1962 – T508)

Mác đánh giá nhân tố con người trong xã hội, coi đó là động lực, là yếu

tố quan trong của xã hội và khẳng định rằng “Sự giàu có của xã hội trong sựphát triển mỗi thành viên” (Các – Mác – Cơ sở phê bình kinh tế chính trị -NXB Diet2 – Beclin 1962 – T595)

Trang 4

Còn Ăngghen thì sự phát triển của con người toàn diện nhất là về thểchất rất cần thiết cho sự phát triển của quốc phòng Người chiến sĩ có thể lực

và trí tuệ tốt mới đủ điều kiện để phục vụ chiến đấu trong mọi tình huống

Bằng những kinh nghiệm thực tiễn và hoạt động khoa học, Lênin đã pháttriển cơ sở lý luận của Mác – Ăngghen về TDTT Lê nin đã chú ý đến 3 vấn đề

là giáo dục toàn diện, đào tạo bách nghề và phát triển rộng rãi nên tảng văn hóacho nhân dân lao động Sự phát triển thể chất được Lênin coi trọng và đặc biệt

là cho thế hệ trẻ Người nói: “Thanh niên cần sự vui vẻ trong cuộc sống và cần

có sức sống cao Thể thao lành mạnh, thể dục, đi bộ, bơi là các bài tập thể thức

đa dạng sở thích, công tác tư tưởng học tập nghiên cứu khoa học và rất nhiềucái cần cho học trong cuộc sống” (V.I Lê nin– Tuyển tập 308 – NXB Diet2 –Beclin 1971 – T53)

Như vậy, theo những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lê nin thìTDTT là một bộ không thể tách rời khỏi cuộc sống của con người Hơn nữacòn làm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và làm nâng cao năng suất laođộng, phục vụ đắc lực cho quân đội

Những chủ trương, đường lối phát triển TDTT của Đảng và Nhà nước.

Thế kỷ XX đã đi qua, đất nước chúng ta đang bước vào thời kì đổi mớivới nhiều thách thức mới Thế kỷ XX là thế kỷ nhân dân đấu tranh oanh liệtgiành độc lập tự do, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội Thế kỷcủa những chiến công và thắng lợi của cách mạng tháng 8, thắng lợi của côngcuộc đổi mới và từng bước đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nhân dân

ta đã xây dựng được một khối đại đoàn kết dân tộc, tạo lên sức mạnh to lớn,một lòng chiến đấu vì tổ quốc

Nhận thức được vai trò của TDTT đóng góp một phần vô cùng quantrọng của công cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước Vì vậy ngay từ khi nước

ta được thành lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký xác lệnh số 38 thiết lập trong bộquốc gia giáo dục một nhà thanh niên và thể dục Cũng trong ngày 27/3/1946Người ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Từ đây ra phong trào tập luyệnTDTT quần chúng được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong cả nước Lời

Trang 5

kêu gọi tập luyện TDTT của Người là cơ sở quan trọng định hướng cho việchình thành một nền TDTT mới ở Việt Nam.

Trên cơ sở định hướng chung của Đảng và Nhà nước cùng với công tácquy hoạch phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030 với các nộidung:

- Thể dục, thể thao cho mọi người

+ Thể dục, thể thao quần chúng

+ Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường

+ Thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang

- Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp

- Ủy ban Olympic Việt Nam và tổ chức xã hội – nghề nghiệp về thể thao

và thể thao trường học để góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam,giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần củahọc sinh Giáo dục thể chất và thể thao trường học phải là nền tảng để phát triển thểthao thành tích cao Tích cực phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang,góp phần đảm bảo tốt an ninh quốc phòng;

Xây dựng nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, đổi mới và hoànthiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể thao gắn kết giữacác tuyến, các lớp kế cận, có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đếnđịa phương để phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp mộtcách cơ bản, vững chắc Đưa thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp

Trang 6

phát triển phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống dântộc, tăng cường hội nhập quốc tế; không ngừng nâng cao thành tích thể thao,phấn đầu đến năm 2030 là 1-2 nước đứng đầu Đại hội thể thao Đông Nam Á,

từ 12-14 nước trong Đại hội thể thao Châu á và có huy chương vàng Olympic,đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thếcủa Việt Nam trên đấu trường thể thao quốc tế, góp phần tích cực thực hiệnđường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Mục tiêu chung mang tính tổng quát của Chiến lược phát triển Thể thaoViệt Nam từ nay đến năm 2030 là xây dựng và phát triển nền thể dục thể thaonước nhà “Vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển”

Định hướng phát triển TDTT của tỉnh Bắc Giang

Để thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của BộChính trị, UBNN tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 411/QĐ-UBND vềban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của BộChính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ vềthể dục, thể thao đến năm 2030 với nội dung như sau:

Mục tiêu:

- Tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị:

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thể dục,thể thao

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thaotrường học

- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao quần chúng

- Nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao

- Xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà để nâng cao sứckhỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của nhân dântheo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển

Trang 7

- Phát triển mạnh mẽ và toàn diện phong trào TDTT quần chúng, hìnhthành nề nếp rèn luyện thân thể thường xuyên của người dân, trong đó đặc biệtchú trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, đáp ứngcung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH góp phần xây dựngngười dân có nếp sống văn minh, thanh lịch.

- Nâng cao thành tích TDTT quần chúng, nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao Đặc biệt là các môn thểthao giàu tiềm năng, thế mạnh của huyện nhằm phát hiện bổ sung ngày càngnhiều VĐV tài năng trẻ cho đội tuyển tỉnh góp phần phát triển vững chắc vàthực hiện thắng lợi các mục tiêu thể thao đỉnh cao của tỉnh

Cùng với sự phát triển của đất nước, phong trào TDTT ngày càng pháttriển mạnh mẽ rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằngđến vùng núi và đặc biệt là phát triển rộng khắp trong các nhà trường phổthông, trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng - đại học trong cả nước

Trong các môn thể thao thì bóng chuyền là nội dung được nhiều giới,nhiều lứa tuổi ưa chuộng và tham gia tập luyện, là môn học đang được nhiềutrường trung học phổ thông (THPT) trong đó có trường tôi đã và đang công táclựa chọn vào môn học tự chọn Tại các giải hội khỏe Phù Đổng từ cấp tỉnh đếncấp quốc gia thì bóng chuyền đã và đang được sử dụng là một nội dung thi đấuchính thức Song trong bóng chuyền để đạt được trình độ kỹ thuật tốt khôngphải là điều đơn giản đặc biệt là đối với học sinh THPT Nếu ngay từ đầungười tập không tạo cho mình khái niệm đúng về kỹ thuật động tác thì dần dầntrong quá trình tập luyện sẽ trở thành thói quen sai và khó sửa, sẽ hạn chế trongquá trình tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả kỹ - chiếnthuật

Trong những năm công tác giảng dạy của mình, gần như năm nào chúngtôi cũng giảng dạy nội dung bóng chuyền, chúng tôi nhận thấy hầu hết các emhọc sinh đã được làm quen với môn bóng chuyền từ phong trào thể thao ở địa

Trang 8

phương tuy nhiên đa phần các em thực hiện kỹ thuật còn mắc một số sai lầm cơbản đặc biệt là kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

Trong giảng dạy kỹ thuật động tác nói chung và kỹ thuật chuyền bóng caotay bằng hai tay trước mặt nói riêng, việc nắm bắt được kỹ thuật động tác là rấtquan trọng Nếu ngay từ đầu khi mới học kĩ thuật đã không nắm được yếu lĩnh

kỹ thuật, không hình thành đúng về động tác thì dần dần trong quá trình tậpluyện sẽ trở thành thói quen sai khó sửa Từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tậpluyện và chất lượng giờ học Vì vậy trong quá trình giảng dạy kỹ thuật độngtác giáo viên phải kịp thời phát hiện ra được những sai lầm thường mắc cũngnhư nguyên nhân của nó Đây là vấn đề khó, không phải giáo viên nào cũnglàm được, nhưng việc xác định vận dụng biện pháp sửa sai như thế nào cho phùhợp để có hiệu quả lại càng quan trọng hơn

Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi đã lựa chọn biện pháp “Nâng cao chất lượng dạy học môn bóng chuyền bằng một số bài tập sửa sai cho học sinh lớp 11 khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt”.

* Đóng góp mới của biện pháp:

- Sửa sai dựa trên nguyên nhân dẫn đến sai lầm mà học sinh mắc phải;

- Có ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện biện pháp;

- Xây dựng, lựa chọn được các bài tập bổ trợ kỹ thuật phù hợp với từngnhóm sai để khắc phục

PHẦN B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I Thực trạng công tác giảng dạy và học môn bóng chuyền tại trường THPT Chuyên Bắc Giang.

1 Ưu Điểm: Điều kiện sân bãi, dụng cụ đầy đủ học sinh yêu thích môn

bóng chuyền

Trang 9

2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:

Trong dạy học môn giáo dục thể chất (GDTC) nói chung và môn bóngchuyền tại trường THPT Chuyên Bắc Giang nói riêng thì học sinh mắc sai lầmkhi thực hiện kỹ thuật động tác là việc diễn ra thường xuyên - là hiện tượngbình thường Điều quan trọng là giáo viên phải kịp thời phát hiện ra đượcnhững sai lầm đó và sửa sai cho học sinh Nếu để học sinh thực hiện động tácsai mà không sửa thì động tác sai đó sẽ cứ được lặp đi lặp lại nhiều lần và lâudần sẽ hình thành thói quen sai điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng kỹthuật động tác, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ học, do đó cần phải sửasai kịp thời Sửa sai không phải là phương pháp nhưng nó là biện pháp gópphần kịp thời giúp học sinh thực hiện đúng, chính xác kỹ thuật động tác, tạođiều kiện tiếp thu kỹ thuật động tác nhanh chóng, chính xác và phòng tránhchấn thương, góp phần nâng cao hiệu quả mỗi giờ dạy

II Biện pháp: “Nâng cao chất lượng dạy học môn bóng chuyền bằng một số bài tập sửa sai cho học sinh lớp 11 khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt”.

1 Thực trạng của việc sử dụng biện pháp sửa sai trong dạy học.

Từ trước tới nay giáo viên chỉ làm mẫu cho học sinh sau đó yêu cầu họcsinh làm theo Với cách sửa sai này sẽ tạo cho học sinh cách học, cách thựchiện động tác thụ động và sẽ không sửa sai được triệt để Vì học sinh sẽ khôngbiết vì sao mình sai và cũng không thể tự ý thức để sửa sai cho mình Hơn nữakhi sử dụng biện pháp sửa sai như thế sẽ không tạo được hứng thú học cho họcsinh, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ và kết quả học tập.Vì thế để cóđược một giờ học có hiệu quả thì cần thay đổi thói quen này

1.1 Các bước tiến hành của biện pháp sửa sai

Bước 1: Khảo sát thực trạng năng lực thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao

tay bằng hai tay trước mặt của học sinh

Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến sai lầm.

Trang 10

Bước 3: Xây dựng, lựa chọn các bài tập để sửa chữa sai lầm thường mắc Bước 4: Lựa chọn hình ảnh, xây dựng video (về những sai lầm thường

mắc và các bài tập để khắc phục sai lầm)

Bước 5: Tiến hành sửa sai.

Bước 6: Kiểm tra đánh giá chất lượng.

1.2 Thực nghiệm.

Để đánh giá được hiệu quả của biện pháp, chúng tôi tiến hành thựcnghiệm sư phạm trên lớp 11 chuyên Nhật và 11 chuyên Toán

- Lớp 11 chuyên Toán: chúng tôi áp dụng biện pháp sửa sai thông thường

để sửa sai cho học sinh

- Lớp 11 chuyên Nhật: chúng tôi áp dụng biện pháp sử dụng một số bàitập nhằm sữa sai cho học sinh

Thời gian tiến hành: Từ ngày 06/11/2023 đến ngày 06/01/2024

1.2.1 Khảo sát thực trạng năng lực thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.

Để khảo sát được thực trạng năng lực kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằnghai tay trước mặt, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu phỏng vấn và kiểmtra đánh giá chất lượng của học sinh vào tuần từ ngày 06/11 đến ngày11/11/2023 nội dũng kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

* Kiểm tra thăm dò, đánh giá chất lượng ban đầu của học sinh

- Thời gian: Từ ngày 06/11 đến ngày 11/11/2023

- Nội dung kiểm tra: kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

- Hình thức kiểm tra: Đánh giá trực tiếp kỹ năng thực hiện kỹ thuật động

tác của học sinh

Trang 11

Lần lượt gọi 2 học sinh (cùng giới tính- đứng đối diện nhau và cách nhaukhoảng 2- 4m) lên thực kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt,mỗi lượt kiểm tra diễn ra trong khoảng 1 phút.

Kết quả thu được ở bảng 1

Bảng 1: Kết quả kiểm tra đánh giá ban đầu kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.

Cơ bản đúng với kỹ thuật cơ bản

nhưng vẫn còn mắc một số sai lầm 26 76,5% 26 74,3%Không thực hiện được động tác 3 8,8% 4 11,4%Đồng thời qua kiểm tra sư phạm tôi ghi chép lại số lượng các sai lầm màhọc sinh thường mắc khi thực hiện kỹ thuật động tác và thu được kết quả ởbảng 2

Bảng 2: Kết quả thống kê số lượng học sinh với những sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.

T

Số học sinh

(52em)

Tỉ lệ

%

1 Vị trí tiếp xúc giữa tay với bóng không chính xác 25 48,1%

Trang 12

(thường bị tụt xuống dưới mũi, dưới cằm thậm chí dưới

ngực)

2 Khi chuyền bóng các ngón mở quá rộng hoặc quá hẹp 18 34,6%

3 Khi chuyền bóng chưa phối hợp được lực của các bộ

- Khi chuyền bóng các ngón mở quá rộng hoặc quá hẹp;

- Khi chuyền bóng chưa phối hợp được lực của các bộ phận cơ thể

Đặc biệt là vị trí tiếp xúc giữa tay với bóng không chính xác (thường bịtụt xuống dưới mũi, dưới cằm thậm chí dưới ngực) chiếm tỉ lệ cao nhất(48,1%) Vì vậy khi dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặtgiáo viên cần chú ý các nội dung này để sửa sai và rèn kỹ năng cho học sinh

* Nội dung phiếu phỏng vấn

Để biết thêm thực trạng của học sinh trước khi học kỹ thuật chuyền bóngcao tay bằng hai tay trước mặt, tôi tiến hành khảo sát mức độ tiếp cận kỹ thuậtcủa học sinh bằng hình thức thông qua phiếu phỏng vấn, Kết quả thu được ởbảng 3

Bảng 3: Kết quả thực trạng của học sinh trước khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt ở cấp THPT:

T

Kết quả

Số lượngngườiđược hỏi

Số lượngngười trảlời

Tỉ lệ

%

1 Đã được học kỹ thuật chuyền bóng cao

tay bằng hai trước mặt từ lớp học dưới 69 40 58 %

Trang 13

2 Chưa được học nhưng đã được tiếp xúc

với kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng

hai tay trước mặt thông qua phong trào

của địa phương

69 23 33,3

%

3 Chưa được làm quen với kỹ thuật chuyền

bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 69 6 8,7%

Để khẳng định thêm căn cứ xác định rõ mức chính xác của những sai lầmthường mắc của học sinh khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng haitay trước mặt Tôi liệt kê những sai lầm đó vào phiếu phỏng vấn nhằm lấy ýkiến trả lời đánh giá mức độ sai phạm của học sinh Thông qua ý kiến trả lờicủa các đồng nghiệp là giáo viên GDTC đã trải qua thực tiễn giảng dạy kỹthuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

Kết quả thu được ở bảng 4

Bảng 4: Kết quả đánh giá mức độ các sai lầm thường mắc của học sinh khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.

TT Những sai lầm thường mắc

Số phiếu (6 phiếu) Đồng ý Tỉ lệ

%

Không đồng ý Tỉ lệ %

3 Khi chuyền bóng chưa phối hợp

được lực của các bộ phận cơ thể 4

66,7

% 2 33,3%Qua kết quả kiểm tra và các phiếu phỏng vấn thăm dò trên cho thấy đa sốhọc sinh đã hình dung và thực hiện được động tác tuy nhiên khi thực hiện thìvẫn còn đang mắc những sai lầm cơ bản Qua kết quả số liệu ở bảng 2 và bảng

4 chúng ta nhận thấy rằng các lỗi thứ 1, 2, 3 vẫn chiếm tỉ lệ % cao, đặc biệt làlỗi thứ 1- cũng tương ứng với kết quả kiểm tra sư phạm

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w