1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một vài kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh lớp 11 qua hoạt động tham quan học tập và trải nghiệm tại đền thờ trung túc vương lê lai

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục đã đưa ra các chủ đề năm học gắnliền với các vấn đề về giá trị sống, đạo đức sống, kĩ năng sống cho học sinh như“trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “đề án văn hóa ứng xử trong trườnghọc”, xây dựng mô hình “trường học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinhhạnh phúc” Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinhlà một nội dung quan trọng trong nhà trường, và muốn giáo dục toàn diện chohọc sinh trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa các em phải đượcquan tâm giáo dục về đạo đức.

Chuyện về một số không nhỏ thanh niên Việt Nam khi đi qua những conđường, ngách phố hoặc những ngôi trường mang tên các nhân vật lịch sử cócông đối với quê hương, đất nước nhưng không hề biết các nhân vật ấy là ai, đãcó công lao gì Đó là một thực tế Thực tiễn ấy đòi hỏi sự cần thiết phải trang bịcho học sinh những tư tưởng, kĩ năng sống cần thiết Đặc biệt là sự cần thiếtphải giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước ngay khi còn ngồi trên ghế nhàtrường, bởi lòng yêu quê hương là một biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu

nước chân chính

Trong dạy học nói chung cũng như dạy học Lịch sử nói riêng, những nămgần đây nghành giáo dục đã đổi mới phương pháp như dạy học theo chủ đề, chủđiểm, lồng ghép, liên môn, trải nghiệm sáng tạo Tuy nhiên, phương phápgiáo dục đạo đức, lòng yêu nước, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hìnhthức tham quan, học tập, trải nghiệm vẫn chưa dược giáo viên tích cực áp dụng Hiện nay, trên địa bàn Thọ Xuân, Ngọc Lặc và các huyện lân cận đã cókhông ít nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục lòng yêu nước chohọc sinh nhưng chưa có tài liệu nào bàn sâu về việc giáo dục lòng yêu nướccho học sinh thông qua dạy tham quan học tập, trải nghiệm tại di tích đền thờTrung túc vương Lê Lai – một ngôi đền thuộc di tích quốc gia đặc biệt LamKinh, khá gần với địa bàn trường học, đặc biệt liên quan đến cuộc khởi nghĩaLam Sơn lừng lẫy ở thế kỉ XV chống quân Minh Đồng nghiệp, nhà trườngcũng chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục vấn đề này.

Là một giáo viên THPT trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi càng nhậnthấy sự cần thiết phải giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua dạy họctrải nghiệm cho học sinh lớp 11 khi các em học về Khởi ngĩa Lam Sơn Vì thế,

tôi quyết định chọn đề tài: Một vài kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương,đất nước cho học sinh lớp 11 qua hoạt động tham quan học tập và trảinghiệm tại đền thờ Trung túc vương Lê Lai.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài nhằm góp phần cùng với nhà trường và xã hội đẩy mạnhviệc giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, qua đó giúp các emcó ý thức trong những việc làm, việc học, việc ứng xử của bản thân mình vớinhững người xung quanh; sống có ước mơ, lý tưởng; biết yêu thương, vị tha, cótrách nhiệm, biết phấn đấu vươn lên trước những khó khăn thử thách để tự

Trang 2

khẳng định mình Đưa những việc làm hay, hành động đẹp, suy nghĩ mới mẻ, tưduy sáng tạo vào trong thực tiễn cuộc sống, trở thành những con người tốt, sốngcó nghĩa khí, nhân văn, trở thành người Việt Nam toàn diện “ đức, trí, thể, mĩ”

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy vàrèn luyện kỹ năng cho giáo viên; góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiếnthức, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Từ kiến thức trong sách giáo khoa lớp 11 về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,kết hợp với hiểu biết thực tiễn của học sinh, trong khuôn khổ đề tài này tôi xinđược đề cập đến khía cạnh giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu quê hương đấtnước cho học sinh THPT lớp 11 thông qua các hoạt động tham quan, học tập,trải nghiệm sáng tạo tại di tích đền Lê Lai khi dạy Lịch sử về các cuộc khởinghĩa của dân tộc.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Tôi sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thưc tế, thu thập thông tin;phương pháp thống kê, xử lí số liệu Cụ thể:

- Tìm hiểu lối sống của giới trẻ, thanh niên hiện nay để đưa vào làm minh chứngthực tế, từ đó hướng học sinh sang lối sống, cách hành xử tốt đẹp

- Xây dựng kế hoạch dưới hình thức kịch bản và triển khai các hoạt động trảinghiệm, lựa chọn nội dung, địa điểm, hình thức, tài liệu hợp lý

- Tiến hành thực nghiệm tại thực địa ở một lớp để kiểm chứng các biện pháp sưphạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học Giáo viên và học sinh sẽ có mộttâm thế thoải mái, gần gũi, rút ngắn hơn khoảng cách về sự hiểu biết, nhận thứcvà hành động của các em đối với cuộc sống, xã hội xung quanh mình

- Học sinh được tham gia vào các hoạt động chính, các em được vận dụngthực tiễn liên hệ, được đặt ra tình huống và xử lý tình huống từ đó rút rabài học cho bản thân là một thành công lớn như mong muốn của giáo viênkhi xây dựng tiết học này

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Vai trò của môn Lịch sử trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh

Bộ môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạngcho thế hệ trẻ, vì môn Lịch sử ở nhà trường dạy học theo quan điểm của chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đảm bảo cung cấp những kiến thứcthực sự khách quan và khoa học để tiến hành giáo dục tốt tư tưởng, đạo đứccách mạng cho học sinh

2.1.2 Một số hiểu biết chung về hoạt động tham quan, trải nghiệm 2.1.2.1 Khái niệm

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân họcsinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng nhưmôi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáodục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các nănglực, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo

Trang 3

2.1.3 Một số kĩ năng sống cơ bản giáo dục cho học sinh

Kĩ năng nhận thức và đánh giá bản thân; kĩ năng hợp tác, chia sẻ; kĩ nănggiao tiếp và ứng xử, kĩ năng quản lý thời gian có hiệu quả, kĩ năng thể hiện tựtin trước đám đông, kĩ năng đánh giá người khác,…

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Một số tồn tại của phương pháp dạy học cần khắc phục

Những năm gần đây, nghành giáo dục đang chuyển mình nhanh chóngđể bắt kịp xu thế thời đại Đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Lịch sửcũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, việc dạy học tại thực địa đểthông qua đó giáo dục đạo đức, lòng yêu nước cho học sinh vẫn chưa đượcnhiều giáo viên sử dụng Bởi liên quan đến kinh phí, tâm lí còn ngại chuẩn bị,ngại tổ chức nhiều giáo viên vẫn chọn lối dạy truyền thống, hoặc có cũng chỉlàm qua loa trên lớp khiến cho người học không phát huy được năng lực sángtạo trong học tập, mau quên, khó vận dụng trong thực tế, chưa phát huy đượcvai trò của bộ môn đối với việc rèn luyện giáo dục kĩ năng sống, đạo đức, nhâncách cho các em học sinh

2.2.2 Thực tiễn chính trị và xã hội

Đất nước đang đứng trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trongthực hiện “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” với những luận điệu xuyêntạc, bóp méo sự thật về Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm pháhoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước, sâu xa muốnlật đổ chế độ Niềm tin của một bộ phận thanh thiếu niên vào sự lãnh đạo củaĐảng và chế độ XHCN trước những biến động của tình hình thế giới và nhữngmặt trái của cơ chế thị trường bị lung lay, dao động Vì vậy, sự cần thiết nhấtlúc bấy giờ là cần chú trọng việc bồi dưỡng lòng yêu nước, giáo dục tư tưởng,

đạo đức cho thế hệ trẻ

Cùng với sự đi lên của xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩthuật, sự bùng nổ của thông tin thì mặt trái của nó là hàng loạt vấn đề nan giải

Trang 4

đặt ra trong giới trẻ như lối sống gấp, sống hưởng thụ, sống ích kỉ, thờ ơ, lạnhlùng, vô cảm Đặc biệt một bộ phận lớn thanh niên hiện nay không biết đếnlịch sử nước nhà, không biết đến sự hy sinh xương máu của ông cha để giànhlại hòa bình như ngày hôm nay, quả thực đáng buồn Trong bối cảnh văn hóabên ngoài đang tràn vào Việt Nam, mọi thứ “mở cửa” như vậy, nếu chúng takhông biết mình là ai thì tương lai sẽ phải trả giá rất đắt Khi được hỏi một vàisự kiện lịch sử tiêu biểu liên quan đến cội nguồn văn hóa, giá trị truyền thốngcủa dân tộc vậy mà có em chẳng hề nhớ gì, biết gì Dường như các bạn quantâm, hiểu biết đến những thứ vui giải trí thời thượng, những nghệ sĩ đình đámtrong giới showbiz, những ồn ào đang diễn ra ngoài xã hội, những đòi hỏi chocá nhân…hơn là ý thức về cộng đồng dân tộc, lịch sử, đất nước Hễ nghe ainói chuyện quá khứ là các bạn có thể lắc đầu, tặc lưỡi bảo: khổ lắm, biết rồi,nói mãi, hay suốt ngày cứ ăn mày dĩ vãng, than nghèo, kể khổ, quá khứ cómang ra ăn được đâu mà cứ đào bới lại….Thậm chí, nhiều bạn trẻ có học, đãtrưởng thành vẫn nghĩ và hỏi những câu ngô nghê như trẻ lên ba về lịch sử,văn hóa dân tộc Bên cạnh đó phải kể đến cả một bộ phận lớp trẻ bị mất hết chíkhí phấn đấu, thiếu sáng tạo trong học tập và lao động, thiếu gương mẫu trongmọi phong trào thi đua học tập, rèn luyện

2.2.3 Thực trạng dạy học tham quan, trải nghiệm trong các nhà trườnghiện nay

2.2.3.1 Về phía giáo viên và học sinh

Hầu hết giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay đều nhậnthức rõ về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hình thức tham quan, trảinghiệm trong việc mang lại hiệu quả giờ học, góp phần đổi mới phương phápdạy học, giảm phần lý thuyết, hàn lâm của kiến thức, hướng tới phát triển nănglực học sinh Tuy nhiên, đa số họ đều băn khoăn, lo lắng vì để tổ chức dạy họctheo trải nghiệm mất nhiều thời gian, chưa có kinh nghiệm trong khâu tổ chứcnên sợ thất bại

Qua khảo sát, hầu hết học sinh hứng thú với hoạt động trải nghiệm, tuynhiên một số em chậm nắm bắt các vấn đề xã hội, nên liên hệ thực tiễn còn lúngtúng Tính mạnh dạn của học sinh ở một số vùng miền núi hạn chế, tâm thế thụ

động

2.2.3.2 Số liệu điều tra khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viêndạy môn Lịch sử và điều tra bằng phiếu khảo sát học sinh tại một số đơn vị

* Giáo viên

Câu 1: Thầy cô đánh giá như thế nào về dạy học Lịch sử theo hướng tham quanhọc tập và trải nghiệm tại thực địa ở các trường THPT trong những năm qua? Câu 2: Hoạt động tham quan học tập và trải nghiệm của bộ môn Lịch sử ởtrường THPT trong những năm qua đã có đóng góp như thế nào đối với việcnâng cao hiệu quả giáo dục?

Trang 5

Kết quả:

Tổng số giáoviên được điều tra

Kết quả điều tra

Rất cầnthiết

Cầnthiết

Không cần

thiết Rất tốt Tốt

Bìnhthường

Qua xử lý kết quả điều tra, trao đổi với giáo viên, tôi nhận thấy:

+ Đa số giáo viên dạy lịch sử cho rằng, dạy học Lịch sử theo hướng thamquan học tập và trải nghiệm tại di tích ở các trường THPT là cần thiết và rất cầnthiết Nếu nguồn tại liệu về di tích lịch sử địa phương được sử dụng tốt sẽ gópphần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao sự tích cực, chủ động trong họctập bộ môn Lịch sử của học sinh.

+ Nhưng 50% giáo viên cho rằng hoạt động trải nghiệm của bộ môn Lịchsử ở trường THPT trong những năm qua đã có đóng góp ở mức bình thường đốivới việc nâng cao hiệu quả giáo dục

+ Bản thân giáo viên Lịch sử cũng ít khi tìm hiểu các di tích lịch sử ở ThọXuân và các địa bàn lân cận, dù di tích ấy cách địa bàn trường mình đang côngtác không xa nên việc sử dụng di tích lịch sử địa phương vào dạy học lịch sửcòn ít, chưa đạt hiệu quả cao, chưa gây hứng thú học tập lịch sử đối với học sinh+ Các hình thức khác như: trùng tu, tôn tạo di tích, làm các công tác côngích xã hội tại di tích thì hầu như các trường THPT không lưu tâm tới, trong khicác hoạt động này ở một số trường THCS thì có tiến hành thông qua một số hoạtđộng của đoàn đội, các hoạt động văn hóa của Ủy ban huyện, thị trấn.

+ Đa số giáo viên đều cho rằng, khó khăn lớn nhất là không có đủ thời gianđể sử dụng di tích lịch sử địa phương, thời gian dành cho môn lịch sử còn quá ít,điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí của nhà trường còn eo hẹp.

* Học sinh: Khảo sát bằng phiếu tại đơn vị (với gần 90 học sinh của

Trang 6

Qua xử lý kết quả điều tra, tôi nhận thấy:

+ Đa số học sinh cho biết ít nhất một lần đã từng tham quan di tích lịch sử quasự tổ chức của trường hoặc tự túc.

+ Về sự hiểu biết di tích lịch sử địa phương trên vùng địa bàn thì đa số học sinhkhông biết nhiều, nghĩa là các em không thường xuyên tìm hiểu di tích lịch sửtại địa phương mình sinh sống và các hoạt động ngoài giờ cũng chưa mang lạiniềm đam mê và hứng thú cho các em.

* Khảo sát tại đơn vị bạn (Phiếu thăm dò)

Câu 1: Ở trường bạn, học Lịch sử chủ yếu theo phương pháp nào? Các bạn cóhứng thú với cách học đó không?

Câu 2: Bạn có thấy tốt hơn không khi môn Lịch sử bậc THPT được học tập

bằng hình thứctham quan, trải nghiệm?

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Buổi tham quan, học tập, trải nghiệm tại thực địa chia thành 3 vấn đề lớn:Tiểu sử, thân thế, gia đình, dòng họ của Lê Lai; Công lao đóng góp của Lê Lai;Công trình đền thờ Lê Lai Giáo viên tổ chức cho học sinh thành 4 nhóm tươngứng với 4 đội chơi, hoạt động dưới hình thức cuộc thi “Đền thờ Trung TúcVương Lê Lai - điểm hẹn trở về với lịch sử’’ diễn ra ngay tại thực địa Sau mỗinội dung giáo viên sẽ đặt câu hỏi liên hệ với ngày nay ở mặt tích cực và hạn chếđể từ đó giáo dục tư tưởng cho các em, giúp học sinh thấy được trách nhiệm củabản thân mình trong việc chung tay góp phần gìn giữ, xây dựng một nền văn hoátiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2.3.1 Quy trình tổ chức tham quan học tập và trải nghiệm di tích lịch sửđịa phương.

- Đầu năm học, giáo viên lên kế hoạch về buổi tham quan, trải nghiệm tại ditích lịch sử và đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường, tổ bộ môn.

- Dự trù kinh phí cho buổi tham quan:

+ Dự trù kinh phí từ hội phụ huynh học sinh và Ban giám hiệu nhà trường.+ Chi phí các khoản: thuê xe, mua nước, các đồ dùng liên quan.

Trang 7

- Trước buổi tham quan 2 tuần: cần chuẩn bị theo các bước sau

+ Bước 1 Chọn đề tài (đặt tên) và xác định mục tiêu của buổi tham quan,

trải nghiệm tại di tích lịch sử.

Công việc của giáo viên: Giáo viên phân chia lớp thành các nhóm, hướngdẫn người học đề xuất, xác định chủ đề, định hướng cho học sinh về mục buổitham quan, trải nghiệm.

Công việc của học sinh: Học sinh lắng nghe và tiếp thu những gợi ý, địnhhướng về đề tài của giáo viên, của nhóm làm việc.

+ Bước 2 Xây dựng đề cương buổi tham quan học tập và trải nghiệm

Công việc của giáo viên: hướng dẫn cho học sinh xác định nội dung,phương pháp, phương tiện, thời gian dự kiến, nguồn tài liệu, kinh phí thực hiện.Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng “bộ câu hỏi khung” liên quan đếnnhững vấn đề của buổi tham quan trải nghiệm

Công việc của học sinh: Sau khi đã được phân công vào các nhóm, cácnhóm thống nhất kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ Giáo viên hướng dẫn, gợiý học sinh cách thức thu thập thông tin (lấy ở đâu, lấy bằng cách nào, phươngtiện gì), cách xử lý thông tin (lựa chọn thông tin có giá trị phải đảm bảo độ tincậy và có ý nghĩa), cách tổng hợp và trình bày kết quả

+ Bước 3 Thực hiện hoạt động.

Công việc của giáo viên: Gặp gỡ thường xuyên các nhóm để biết rõ tiếntrình làm việc của từng nhóm, kịp thời giúp đỡ và điều chỉnh những vướng mắc.

Công việc của học sinh: Thực hiện hoạt động theo nội dung

+ Bước 4 Trình bày sản phẩm

Kết quả của việc buổi tham quan trải nghiệm tại di tích có thể được viếtdưới dạng ấn phẩm (bản tin, tập san, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo…) và cóthể được trình bày trên power point, được thiết kế thành các đoạn phim, video…

+ Bước 5 Đánh giá kết quả hoạt động tham quan học tập và trải nghiệm

Công việc của học sinh: Các nhóm trình bày kết quả thực hiện của nhómmình Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến vềkết quả làm việc của nhóm bạn Học sinh các nhóm đánh giá lẫn nhau và tựđánh giá kết quả của nhóm mình

Công việc của giáo viên: Giáo viên nhận xét quá trình thực hiện hoạtđộng và sản phẩm của mỗi nhóm; rút kinh nghiệm qua việc thực hiện hoạt độngcủa các nhóm Giáo viên lưu kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh

- Giáo viên liên hệ trước với người phụ trách di tích gặp gỡ, trao đổi vàthảo luận; trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham quan học tập tại di tíchlịch sử cách mạng để có kế hoạch phối hợp tạo điều kiện cho buổi tham quan đạtkết quả tốt nhất.

+ Tìm hiểu những tranh ảnh, tư liệu, hiện vật có liên quan đến nội dung bàihọc sẽ hướng dẫn học sinh tham quan học tập.

+ Chuẩn bị bài tập cho học sinh làm sau buổi tham quan, trải nghiệm.- Trước buổi tham quan 1 ngày:

Trang 8

+ Phổ biến mục đích, yêu cầu của tham quan, những công việc của các emphải làm khi tham quan, thời gian, địa điểm cụ thể.

+ Giao bài tập cho học sinh làm sau buổi tham quan.

2.3.2 Tiến trình tham quan học tập và trải nghiệm tại di tích “Đền thờTrung Túc Vương Lê Lai” xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

2.3.2.1 Các bước tiến hành.

Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của buổi tham quan, trải nghiệm

a Lựa chọn chủ đề của buổi tham quan: “Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai

- Thái độ:

+ Hứng thú và say mê học môn Lịch sử đặc biệt là Lịch sử địa phương

+ Thêm tự hào về mảnh đất và con người quê hương, biết gìn giữ và phát huynhững giá trị văn hóa tinh thần của địa phương.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch buổi tham quan học tập và trải nghiệm tại Đềnthờ Trung Túc Vương Lê Lai.

- Quản lý chung: Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm chia học sinh thành

các nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh quản lý và làm việc theo nhóm.- Xây dựng nội quy buổi tham quan ngoại khóa.

+ Lớp chia thành 4 nhóm theo tổ Tổ trưởng đứng đầu mỗi nhóm quản lý cácthành viên trong nhóm.

+ Các nhóm thành viên phải tuân thủ theo sự quản lý của trưởng nhóm và giáoviên chủ nhiệm.

+ Phải đi theo đoàn, không tách đoàn đi một mình + Không vứt rác bừa bãi Thực hiện qui định của di tích.

Trang 9

+ Thực hiện theo nhiệm vụ được phân công và tuân thủ thời gian quy định - Xác định thời gian: 1 buổi sáng

Bước 3: Thực hiện buổi tham quan học tập và trải nghiệm.

a Thu thập thông tin:

- Giáo viến Lịch sử hướng dẫn học sinh đi thực địa thu thập thông tin thông quaquan sát, phỏng vấn trực tiếp cán bộ văn hóa xã.

- Nhận thông tin về di tích đền trên các phương tiện như sách, báo, đài…

- Tìm hiểu vị trí địa lí và lịch sử của làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc.- Phương tiện thực hiện: máy ảnh, máy quay phim, vở ghi chép

- Sau khi thu thập thông tin xong, các nhóm tập trung lại, ghi vào phiếu học tậpxem mình đã học tập được những gì qua buổi tham quan.

- Thiết kế sản phẩm: tập san ảnh, video có liên quan.

- Chuẩn bị không gian cho báo cáo, đại diện các nhóm lên trình bày - Tập thể lớp và giáo viên đưa ra các câu hỏi trao đổi về nội dung báo cáo.

Bước 5: Đánh giá về hoạt động giáo dục trải nghiệm

Để cho bản thân học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau; sau đó giáo viênđánh giá năng lực của học sinh.

2.3.2.2 Kết quả cụ thể của từng nhóm.

- Nhóm 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lai.

Hoạt động 1: Trước hết, giáo viên cùng với người phụ trách văn hóa xã

dẫn học sinh dừng lại trước cổng vào đền thờ Lê Lai, một bạn đại diện nhóm 1

giới thiệu phần đã chuẩn bị sẵn của nhóm (Phụ lục 1)

Hoạt động 2: Giáo viên Lịch sử yêu cầu đại diện nhóm 1 dừng lại để tạo

sự tò mò, hứng thú cho các em, đồng thời tạo không khí thân thiện cho buổitham quan trải nghiệm bằng câu hỏi: “Vậy Kỷ Tín là ai và tiếp theo câu

Lê Lợi muốn có người đóng lại vai trò Kỷ Tín để đánh lạc mục tiêu quânthù Trước tình thế cấp bách đó, Các tướng đều không ai dám hưởng ứng, riêng

Trang 10

tướng Lê Lai đã khảng khái xin tình nguyện hy sinh để cứu Lê Lợi và giải vâycho nghĩa quân Lê Lai liền cải trang đóng Lê Lợi, lĩnh 500 quân và hai con voichiến tự xưng là “Chúa Lam Sơn” kéo ra anh dũng tập kích địch Quân Minhtập trung bao vây bắt được Lê Lai và đánh tan đội nghĩa binh hùng dũng ấy.Trong trận này Lê Lai chiến đấu đến phút cuối cùng rồi mới chịu rơi vào taygiặc và bị quân giặc bắt giải về, xử bằng những hình phạt cực kỳ tàn ác.

Để tưởng nhớ người có công với dân tộc, với giang sơn xã tắc và sự trân trọng,ngưỡng mộ của nhân dân, sau khi Lê Lai mất người dân làng Tép đã suy tônông lên làm Thành hoàng làng và xây dựng đền thờ Trung Túc vương Lê Lai đểquanh năm khói hương thờ tự.

Đến đây không khí trầm lắng xuống, các em xúc động và cảm phục trướchành động xả thân cứu chúa của Lê Lai

- Nhóm 2: Giới thiệu về tiểu sử, thân thế, dòng tộc của Lê Lai.

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cùng với người phụ trách văn hóa xã tiếp

tục dẫn học sinh di chuyển vào bên trong khu vực tiền đường Một bạn đại diện

nhóm 2 bước lên phía trước giới thiệu về tiểu sử, dòng tộc Lê Lai (Phụ lục 2)

Hoạt động 2: Đại diện nhóm 2 kết thúc phần trình bày của mình trước sự

thán phục của các bạn Các nhóm bắt đầu tranh luận vì vẫn còn những ngườitrong dòng họ Lê Lai là những người có nhiều công lao đóng góp cho triều đạiLê sơ.

Nhóm 1 bổ sung về Lê Niệm: Lê Niệm là con Lê Lâm, “từ nhỏ đã thôngminh, văn võ đều giỏi, chí khí hơn người” Ông xuất thân tập ấm, được vàolàm việc trong triều rồi trở thành vị quan văn võ kiêm toàn Ông đã được cử đitrị nhậm ở nhiều miền đất xa Năm 1449, ông làm chức An phủ sứ ở An Bang(Quảng Ninh nay), có công giữ yên bờ cõi dân yên ổn làm ăn Năm 1470, ôngcùng Đinh Liệt theo Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được vuaChiêm là Trà Toàn, ở thành Bồ Bàn Năm 1480, lúc đã ngoài 50 tuổi ông cầmquân đi đánh Bồn Man, thanh thế lừng lẫy, khiến kẻ thù không còn dám xâmphạm bờ cõi Năm 1460, Lê Niệm đã cùng Lý Lăng, Nguyễn Xí, Đinh Liệt… cócông dẹp loạn Lê Nghi Dân, đưa Lê Tử Thành tức Lê Thánh Tông lên ngôivua, mở ra thời kỳ thịnh trị nhất của triều Lê Năm ấy ông được phong tướcĐình Thượng Hầu.

Chính sử không chép về đường khoa cử của Lê Niệm nhưng “Ông cóhọc vấn, giỏi thơ Vua Thánh Tông mỗi khi có thơ đề vịnh thường bảo ông họalại… Lương Nhữ Học tuyển thơ có chép của ông 25 bài” Năm 1463, ông đượccử tham gia phụ trách trường Quốc Tử Giám Năm 1464, ông là chánh chủkhảo kỳ thi Hội Ngoài ra, ông đã từng nhiều năm làm Tể tướng Người đươngthời vẫn ca tụng ông là vị quan thanh liêm, sống đạm bạc, không ham phú quý,không thích ồn ào, khoa trương Ông mất năm 1486 để lại nhiều tiếng thơm vàđược truy tặng là Tĩnh Quốc Công Đánh giá về ông, trong Lịch triều hiếnchương loại chí, Phan Huy Chú đã viết: “Kể đến người văn võ đều giỏi, côngdanh toàn vẹn thì không ai bằng Lê Niệm” Đời sau phong ông là Phúc Thần,

Trang 11

nhiều nơi thờ, các triều đại đều có sắc phong là “Thượng, thượng đẳng, tốilinh, đại vương”.

Lê Niệm có 25 người con, 15 trai có 3 người tước hầu, 2 người tước bá, 2người làm tả Đô đốc, 1 người làm Thượng thư; 10 con gái thì 1 là hoàng hậu, 1là cung tần.

Nhóm 4 bổ sung về Lê Khủng: là con thứ tư của Lê Niệm, cháu 4 đờicủa Lê Lai Trong triều Lê Thánh Tông, ông là một tướng có nhiều công trongcông dẹp yên biên giới Năm 1490, một lần đi đánh Chiêm Thành, lập công lớnnhưng rồi trong một trận đánh ở ông bị thương nặng và chết tại trận Ông đượctruy tặng “Thái Bảo”, tước Thuần Quận Công, sau đó được ban Phúc Thần.Con trai thứ 5 là Lê Ý, tước Diên Trục Hầu, đi đánh giặc Chiêm Thành có công,được phong Chưởng phủ sự Diên Quận công Con trai thứ 2 là Lê Chí “tính nếttrầm tĩnh kiên nghị, trí lực hơn người, làm chức Tả Đô đốc, theo đi đánh ChiêmThành, xông lên phá giặc, bắt được chúa giặc là Trà Toại Khi quân về, phongtước Bình Lương bá Năm Hồng Đức thứ 18 (1487), vua sai cùng với KinhDương Hầu Lê Quyền và các quan trong 5 phủ, 6 bộ tự soạn dùng Minh lệnhgồm 145 điều Sau đó tiến phong lên tước Bình Lương Hầu ” Sau đó, ôngđược tiến phong Quỳnh Quận Công; năm 1505 được tuy tặng tước Hoài QuậnCông.

Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá

về thân thế, dòng dõi Lê Lai, sau đó tổng kết: Các con cháu hậu duệ của Lê Lai

trải nhiều đời sau đều hết lòng phụng sự vương triều Lê và lập được nhiều cônglớn Phẩm chất nổi bật của gia tộc Lê Lai không chỉ có tài năng mà còn là sựtrung thành, dám hy sinh vì nước vì vua Trong bài văn tế vua Thánh Tông bancho Lê Niệm có câu rằng: “Dòng dõi công huân, đáng nòi trung nghĩa Rực rỡbấy cánh hoa vườn quý, thơm ngát hương danh… Toàn gia trung hiếu…, tiếngtốt mấy đời” Nhà vua cũng khẳng định quan hệ vua tôi là mối nhân duyên: “Cóvua ấy, có tôi ấy, nhân duyên kia ắt bởi trời xui?”.

Đến nay, ở tỉnh Thanh Hoá, hai ngôi đền thờ Trung Túc vương Lê lai ởquê nhà, làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc và nơi con cháu ông sinh sốngsau này tại làng An Lạc, xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hoá vẫn được nhân dânngày đêm hương khói.

- Nhóm 3: Công lao đóng góp của Lê Lai đối với khởi nghĩa Lam Sơn.

Một học sinh đại diện nhóm 3 đóng vai hướng dẫn viên du lịch dẫn đoàn và

giới thiệu về đóng góp của Lê Lai đối với khởi nghĩa Lam Sơn (Phụ lục 3)

Tinh thần học tập của học sinh rất sôi nổi, hào hứng, các em cũng say sưavới việc từng sự kiện, đặc biệt là ý kiến bổ sung của cô giáo Lịch sử:

Năm 1965, GS Hoàng Xuân Hãn công bồ bài “Những lời thề của Lê Lợi”– Văn Nôm đầu thế kỷ 15 (La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn – tập 2) Theo GSHoàng Xuân Hãn đây là những lời thề do Lê Thái Tổ đọc năm Mậu Tuất (1428)sau đó sai Nguyễn Trãi cất vào hòm vàng Bài văn thề nội dung như sau:

“Lê tằng tôn đại thiên hành hóa Thái tổ Cao Hoàng đế chỉ huy dạy rằng:kẻ làm công thần cùng Trẫm bấy nhiêu! Chúng bay chịu khó nhọc mà được

Trang 12

nước ta Chúng bay đã chịu khó công, cùng Trẫm đói khát mà lập nên thiên hạ,đến có ngày rày mà được phú quý Chúng bay cũng phải nhớ công Lê Lai hayhết lòng vì Trẫm mà đổi áo cho Trẫm chẳng có tiếc mình cùng Trẫm, chịu chếtthay Trẫm Công ấy chẳng cả thay! Trẫm đã táng Lê Lai ở trong đền Lam, đểmai ngày cho con cháu Lê Lai ở hết lòng cùng con cháu Trẫm Thế vậy cho kéolòng thương nó.

Chúng bay truyền bảo con cháu chúng bay, chúng đại thần cùng con cháuchúng bay: vì vậy công Lê Lai ấy chẳng cả thay!

Cho đến con cháu Trẫm mà quên ơn nhà Lê Lai thì cho trong thảo điện nầy nênnước, trong đền này nên rừng Nhược chúng bay nhớ bằng lời Trẫm, thì nguyệncho con cháu Trẫm cùng con cháu chúng bay phú quý Nhược dù ai hay nhớbằng lời Trẫm, ấy thì thấy kiếm này xuống nước cho nên rồng Ai lỗi lời nguyềnthì đòng ấy nên dao.

Cho thế chúng bay cùng nhớ bằng lời chư tướng thề.

Ty lễ giám sự đồng tri lễ, thần, Nguyễn Đôn phụng sao tống công thần tằng tôn

- Nhóm 4: Trải nghiệm tham quan toàn cảnh kiến trúc khu đền thờ Lê Lai.

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cùng với người phụ trách văn hóa xã

tiếp tục dẫn học sinh đi tham quan xung quanh đền thờ Lê Lai từ tiền đường đếnhậu cung và phí bên phải là thờ mẫu Một bạn đại diện nhóm 4 đóng vai trò giớithiệu chính, trong quá trình giới thiệu các bạn khác có thể xen kẽ bổ sung bằng

hiểu biết của mình (Phụ lục 4)

Hoạt động 2: Khi tham quan ngôi đền các em cũng đã đặt ra rất nhiều

câu hỏi: Tại sao ngôi đền lại mang tên đền Tép? Các em cũng đặt ra vấn đề tìmgiải pháp cho việc bảo tồn và quảng bá di tích lịch sử này.

Cuộc tranh luận ngày càng sôi nổi Do được giao nhiệm vụ từ trước nêncác em đã nghiên cứu, tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin và biết được những chitiết rất thú vị như: Theo sử sách ghi lại: Làng Thành Sơn trước đây còn có têngọi là làng Tép Đó là khi Lê Lợi đi chiêu binh qua dòng suối của làng (khoảngthế kỷ XV), vì nóng quá xuống rửa chân thì tép bám đầy chân, vì vậy Lê Lợi đặtngay tên là làng Tép Thế nhưng, điều đặc biệt là làng Tép lại cũng chính là nơiđã sinh ra Phúc Quốc công Lê Lai Để tưởng nhớ người có công với dân tộc, vớigiang sơn xã tắc và sự trân trọng, ngưỡng mộ của Nhân dân, sau khi Lê Lai mấtngười dân làng Tép đã suy tôn ông lên làm Thành hoàng làng và xây dựng đềnthờ Trung Túc vương Lê Lai để quanh năm khói hương thờ tự.

Ông Tuấn, người trông coi đền, cho chúng tôi biết thêm: Trước đây cùngvới việc dựng đền thờ Trung Túc vương Lê Lai, người dân còn trồng nhiều loạicây bóng mát, che chở cho ngôi đền Đến nay các cây cổ thụ vẫn đứng sừng

Trang 13

sững, tỏa bóng mát che chở cho ngôi đền và Nhân dân mỗi lần đến với di tích.Đặc biệt, trong đó có nhiều cây có tuổi đời khá cao và đã được vinh danh làCây di sản Việt Nam đó là 2 cây đại phía trước ngôi đền và 3 cây sấu ở phíasau ngôi đền Hàng năm, để tỏ lòng thành kính và nhớ ơn công đức hy sinh củaAnh hùng dân tộc Lê Lai, chính quyền cùng Nhân dân địa phương đã tổ chức 2dịp lễ hội, đó là lễ khai hạ của người dân địa phương (vào ngày 7, 8-1 âm lịch)và lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn của Anh hùng dân tộc Lê Lai (vào ngày21-8 âm lịch) Trong lễ hội ngoài phần lễ, phần hội còn diễn ra nhiều hoạt độngvăn hóa dân gian của dân tộc Mường ở địa phương như ném còn, múa hát pôồnpôông, nhảy sạp, giao lưu bóng chuyền

Những giá trị lịch sử, văn hóa của đền thờ Trung Túc vương Lê Lai, cùngvới danh thơm của nhân vật được thờ tự đã tỏa rọi hào quang vào lịch sử vàvăn hóa dân tộc Sự linh thiêng của ngôi đền sẽ tồn tại vĩnh hằng cùng nonsông, để trở thành điểm tựa tinh thần - tâm linh và nhắc nhớ con dân đất Việtluôn hướng về cội nguồn và tri ân những người đã hy sinh vì độc lập, tự do chodân tộc.

Hoạt động 3: Giáo viên phụ trách tiếp tục hướng tranh luận của các em về

tìm giải pháp cho việc bảo tồn và quảng bá di tích lịch sử này.

Sau cuộc thảo luận sôi nổi, giáo viên Lịch sử tổng kết, đánh giá cao sựchuẩn bị của các em học sinh, đã có sự tìm hiểu khá chu đáo, kĩ càng, tư liệu cácem đưa ra rất thuyết phục

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, giáo viên đánh giá hiệu quả hoạtđộng của từng nhóm đồng thời tổng kết Như vậy, việc tham quan trải nghiệmtại di tích lịch sử có ý nghĩa rất lớn, vì di tích đền thờ Lê Lai đã được xếp hạngcấp quốc gia Khi đặt chân đến những địa điểm này, tận mắt quan sát, được tròchuyện với cán bộ văn hóa xã, được nghe kể chuyện, được thể hiện những hiểubiết của mình tất cả những điều đó sẽ khắc ghi trong trí nhớ các em, càng giúpcác em hiểu sâu sắc hơn về các triều đại phong kiến trên quê hương mình Quađó sẽ giáo dục các em ý thức bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử cách mạng ở địaphương, có trách nhiệm phát huy các giá trị của các di tích lịch sử đó Tất cảnhững điều này là cơ sở của lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấutranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

2.3.2.3 Câu hỏi bài tập đặt cho học sinh sau khi tham quan ngoại khóa:

+ Công lao của khai quốc công thần Lê Lai được hậu thế ghi công Vậy tên của

ông được đặt cho những địa danh, đường phố nào trên cả nước (Phụ lục 5)

+ Em hãy viết một bài trình bày cảm nhận của mình về buổi tham quan học tập,

trải nghiệm ( Phụ lục 6)

2.3.2.4 Thiết kế một tập san ảnh có chủ đề “Mời bạn đến thăm đền Tép trên quê

hương Kiên Thọ, Ngọc Lặc” (Phụ lục 7)2.3.3 Kết quả đối chứng.

Để thấy được hiệu quả của đề tài, tôi tiến hành một tiết dạy trên lớp vớinội dung giáo dục lòng yêu nước qua tìm hiểu khởi nghĩa Lam Sơn và di tích

Trang 14

đền Lê Lai Cụ thể là lớp 11C4 (lớp đối chứng) với số lượng học sinh và trình độcác em tương đương với lớp 11C3 (lớp thực nghiệm) với cùng nội dung nhưngqua buổi tham quan, học tập, trải nghiệm Sau khi kiểm tra thì thu được kết quảnhư sau:

KẾT QUẢGiỏi

(điểm 9-10)

Tỉ lệ(%)

Khá (điểm7-8)

Tỉ lệ(%)

TB(điểm5-6)

Yếu (điểmdưới5)

Lớp thựcnghiệm11C3

46 16 34,8 19 41,3 11 23,9 0 0Lớp đối

47 8 17,0 14 29,8 22 46,8 3 6,4Tiến hành tiếp khảo sát thái độ sau khi kết thúc tiết học trải nghiệm với chủ đềtrên ở lớp thực nghiệm (11C3)

thường

Không thích

lượng % Số

Liên hệ tốt, thái độ đúngđắn, kĩ năngsống tốt

Liên hệ thực tiễn, kĩ năng sống khá

Liên hệ thựctiễn, kĩ năng

sống trungbình

Liên hệ thựctiễn, tư tưởng,

kĩ năng sốnghạn chế

Lớp

Số lượng

tỉ lệ%

g

tỉ lệ %

Sốlượng

tỉ lệ %

Sốlượng

tỉ lệ % 11C4

6.3

11C3 (46

2

Trang 15

Qua các số liệu thống kê bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đốichứng sau tiết học, ta thấy:

Ở lớp đối chứng, giáo viên dạy tại lớp, có sử dụng tranh ảnh minh họa,các nhân vật liên quan đến di tích Giáo viên, cũng không có nhiều thời gian nóivề di tích lịch sử cách mạng liên quan cùng những sự kiện tiêu biểu diễn ra tại ditích đó, nên chưa làm rõ được sự gắn kết giữa kiến thức lịch sử địa phương và ditích lịch sử cách mạng.

Học sinh lớp thực nghiệm nắm bài và các kiến thức cụ thể, chính xác hơnso với học sinh lớp đối chứng Học sinh lớp thực nghiệm tỏ ra nhớ bài nhanh hơn,các sự kiện và nhân vật liên quan đến bài được các em quan tâm tìm hiểu hàohứng hơn, kỹ năng khái quát, tổng hợp kiến thức của bài cũng cao hơn So vớihọc trên lớp, sự phát biểu của học sinh lớp thực nghiệm nhiều hơn, khả năng ghibài sáng tạo hơn, không máy móc như học sinh lớp đối chứng Nghĩa là sự chủđộng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em tỏ ra nhanh nhạy hơn trong qua trìnhnghe giảng và ghi chép bài, sau đó ứng dụng vào làm bài tập hiệu quả hơn.

Về thái độ học tập, học sinh lớp thực nghiệm tỏ ra rất thích được học tại ditích, các em hào hứng ngay từ đầu tiết học, các em đều thích sự thay đổi khôngkhí học tập, cảm thấy thầy trò gần gũi và hiểu nhau hơn, tình cảm các em đối vớigiáo viên bộ môn Sử cũng tăng lên, đây cũng là một trong những nguyên nhângóp phần thành công của tiết học, vì ý thức học tập, ý thức kỷ luật của học sinhtăng cũng đồng nghĩa với việc các em tập trung tiếp thu bài tốt hơn, thêm yêumến môn lịch sử, không còn cảm thấy khô khan, nhàm chán như trước kia nữa.

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, vớibản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

2.4.1 Đối với hoạt động giáo dục.

Những hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề mà nhà trường xây dựngtừ đầu năm học hay những buổi tham quan đơn thuần còn nghèo nàn và đơnđiệu Bởi vậy khi làm quen với cách học này các em học sinh đều rất hào hứng,nhiệt tình tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Các em đã biết vận dụng những điều học được từ sách vở vào trong thựctiễn cuộc sống, biết cư xử đúng mực với thầy cô, người lớn, tôn trọng bạn bè,đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống, biết kiềm chếtrước những vấn đề xảy ra, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc đượcgiao, không nề hà, ngại khó Rất vui mừng vì trong các cuộc vận động tết vìngười nghèo, ủng hộ các gia đình thiệt hại trong lũ lụt vừa qua, các em đãhưởng ứng rất tốt, thể hiện nghĩa cử cao đẹp, biết sẻ chia khó khăn, giúp đỡngười hoạn nạn, gương mẫu trong các phong trào thi đua, tránh xa những trangmạng xã hội không lành mạnh, biết tố giác những hành vi sai trái, sử dụng thờigian hợp lý, sử dụng điện nước tiết kiệm, tránh lãng phí; tự tin hơn với bản thânmình, vững vàng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 16

Phần lớn học sinh đều có mong muốn thường xuyên được học lịch sử

dưới hình thức tham quan, trải nghiệm tại di tích lịch sử

2.4.2 Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân.

Bản thân tôi nhận thấy rằng: cách thức tổ chức hoạt động tham quan trảinghiệm tại di tích lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú Giáo viên cần tùythuộc vào những đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiệṇkinh tế – xã hội của mỗi địa phương mà lựa chọn nội dung và hình thức tổ chứcsao cho việc thực hiện được linh hoạt, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả thời gian,các yếu tố nhân, vật lực ở điạ phương mình.

Hoạt động tham quan, trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phương là hoạtđộng giáo dục, trong đó nhà giáo đóng vai trò hướng dẫn và tổ chức, từng cánhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhaucủa đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thểcủa hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách vàphát huy tiềm năng sáng tạo của mình.

Các em không thể tự tham gia các hoạt động mà hình thành các kỹ năngsống, rèn luyện nhân cách, kỹ năng được mà phải có sự định hướng của giáoviên Thế nên, nếu giáo viên không thực sự tâm huyết, không dung hòa đượcgiữa nhu cầu của người học và định hướng của hoạt động tham quan ngoại khóa,không đủ bản lĩnh và kiến thức để giải đáp những thắc mắc của học sinh thìkhông thể có hiệu quả như mong muốn được.

2.4.3 Đối với đồng nghiệp và nhà trường.

Qua đề tài này, mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường đều nhận thấy ưuđiểm rất lớn và nhận thức đúng về bản chất của hoạt động học tập tham quanngoại khóa tại di tích lịch sử địa phương Với nội dung và phương thức tổ chứcnhư trên, mọi người đều hiểu là không cần phải có giáo viên chuyên "dạy" thamquan trải nghiệm, bởi chủ thể trải nghiệm thực tế là học sinh và không "dạy"được Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện, đánhgiá kết quả thực hiện của học sinh.

Mỗi giáo viên và tổ, nhóm bộ môn đều có thể và có trách nhiệm tham giaxây dựng và tổ chức thực hiện các chủ đề hoạt động tham quan học tập, trảinghiệm phù hợp với yêu cầu của bộ môn Trên cơ sở đó nhà trường căn cứ vàoyêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông xây dựng được các chủ đề hoạtđộng tích hợp, liên môn để tổ chức cho học sinh thực hiện.

Như vậy có thể hình dung với cơ cấu giáo viên như hiện nay, việc thựchiện các hoạt động tham quan học tập, trải nghiệm đã có thể được thực hiện tốt.Trong đó giáo viên các bộ môn tham gia xây dựng các chủ đề hoạt động, chịutrách nhiệm đưa ra mục tiêu, nội dung, phương thức và sản phẩm hoạt động;tham gia đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1 Kết luận.

Trang 17

Hoạt động tham quan học tập và trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phươnglà một mô hình học tập hiện đại, có ưu thế rất lớn trong việc phát triển năng lựchọc sinh, giúp các em liên hệ kiến thức đã học vào hoạt động thực tế Thông quacác hoạt động như đóng vai, dự án, tham quan, tình huống… sẽ phát triển đượckhả năng sáng tạo, tự lực học tập của học sinh, qua đó tạo cho các em niềm saymê, hứng thú trong học tập lịch sử.

Đối với hoạt động tham quan học tập, trải nghiệm tại di tích lịch sử địaphương, ngoài những hiệu quả đạt được nói chung thì các em còn được bồi đắpthêm kiến thức về quê hương bằng chính sự khám phá của bản thân Từ đó, cácem yêu mến hơn, tự hào hơn khi được sinh ra trên mảnh đất với bề dày truyềnthống lịch sử

3.2 Kiến nghị Về phía giáo viên:

Không tham lam, chồng chất nhiều kiến thức, phải biết chọn lọc; giản vàtinh chứ không phải ôm đồm, từ đó để đi đến nội dung vấn đề gãy gọn đầy đủ,dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ nhất Cần tăng cường những tiết dạy thực hành cho họcsinh để học sinh có thể tham gia những hoạt động tham quan học tập, trảinghiệm một cách chủ động, sáng tạo

Phải có vốn kiến thức nhất định về văn hóa, về các di tích lịch sử, liên hệvới thực tiễn phong phú, khéo léo Đồng thời giáo viên phải biết kết hợp nhuầnnhuyễn giữa các phương pháp dạy học, lựa chọn đúng hình thức dạy học phùhợp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục để vận dụng tốt kiến thức vàobài giảng đúng lúc, đúng nội dung yêu cầu của bài

Có kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, có hình thứckhuyến khích, động viên các em trong các buổi học để tăng tính tương tác, tínhhợp tác trong quá trình dạy học

Về phía nhà trường:

Nâng cao hơn nữa nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụhuynh về vai trò và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ở tất cả các môn học.Tham quan học tập, trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phương là hoạt động giáodục cần đẩy mạnh trong thời gian tới để cân bằng với hoạt động dạy chữ.

Với cán bộ quản lý, phải xây dựng kế hoạch nhà trường cụ thể, khi nào tổchức hoạt động gì, dành cho đối tượng học sinh nào, sẽ diễn ra ở đâu.

Tổ chức nhiều hơn nữa những tiết học ngoài giờ lên lớp theo các chủ đềnhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, để các em cảm thấy yêu hơn bộ mônLịch Sử, hiểu thêm hơn nhiều vấn đề về văn hóa của dân tộc ta và xem đây làmột sân chơi có ý nghĩa, xây dựng nếp sống lành mạnh, lôi cuốn học sinh thamgia

Hoạt động tham quan, học tập và trải nghiệm tại di tích lịch sử tốn kém,cần kinh phí nhưng nhà trường không thể đáp ứng tất cả nên rất cần công tác xãhội hóa, đặc biệt với các huyện còn nghèo

Về phía Sở giáo dục và đào tạo:

Trang 18

Nên tổ chức tập huấn một cách bài bản kĩ năng tổ chức các hoạt động trảinghiệm cho từng bộ môn theo hình thức trải nghiệm để giáo viên được trang bịđầy đủ những điều kiện cơ bản đáp ứng cho công cuộc cải cách giáo dục

XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 28 tháng 5 năm 2024

Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết,hoàn toàn không sao chép của bất kì ai

( Kí và ghi rõ họ tên)

Đoàn Thị Hương

Trang 19

DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ

CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đoàn Thị Hương

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT Lam Kinh – Thọ Xuân.

Cấp đánhgiá xếp loại(Phòng, Sở,

QĐ số;ngày tháng

Kết quảđánhgiá xếploại (A,B, hoặc

Năm học đánhgiá xếp loại

1 Một vài biện pháp giáo dụcđạo đức cho học sinh lớp12A8 trường THPT LamKinh.

2 Một vài biện pháp sử dụngdi tích lịch sử trên địa bànhuyện Thọ Xuân trong dạyhọc Lịch sử Việt Nam giaiđoạn từ thế kỉ X đến thế kỉXV, lớp 10.

Cấp tỉnh

C 2012 – 2013

3 Một số biện pháp giáo dụclòng yêu quê hương thôngqua tiết dạy Lịch sử địaphương “Vị thế của thầnphi Trịnh Thị Ngọc Lữtrong lịch sử dân tộc” chohọc sinh Trường THPTLam Kinh

Cấp tỉnh

C 2015 – 2016

4 Một vài biện pháp học tậptrải nghiệm sáng tạo quadạy học Lịch sử địa phươngcho học sinh trường THPT

Cấp tỉnh SGDĐT;

B 2016 - 2017

Trang 20

Lam Kinh.

5 Một vài kinh nghiệm tổchức tham quan học tập tạiquần thể di tich lịch sử -cách mạng xã Xuân Minh,huyện Thọ Xuân trong dạyhọc Lịch sử địa phương lớp12, Trường THPT LamKinh”

Cấp tỉnh

C 2017 - 2018

6 Một vài kinh nghiệm tổchức tham quan ngoại khóatại di tích lịch sử cách mạngtrên quê hương Xuân Hòa– Thọ Xuân cho học sinhlớp 11B5, trường THPTLam Kinh.

Cấp tỉnh

B 2018 - 2019

7 Một vài kinh nghiệm tổchức tham quan học tập tạidi tich lịch sử - Nhà ông LêVăn Sỹ, xã Thọ Lập, huyệnThọ Xuân trong dạy họcLịch sử địa phương lớp 12,Trường THPT Lam Kinh”.

Cấp tỉnh

C 2019 - 2020

8 Một vài biện pháp tổ chứchoạt động tham quan dãngoại tại di tích lịch sử đềnQuốc mẫu Phạm Thị NgọcTrần trên quê hương ThọXuân cho học sinh THPT.

Cấp tỉnh

C 2020 - 2021

9 Một vài kinh nghiệm tổchức tham quan ngoại khoátại vùng đất ba lăng vuatrên quê hương Thọ Xuâncho học sinh trường THPTtrên địa bàn tỉnh ThanhHoá.

Cấp tỉnh

B 2021 - 2022

Trang 21

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lai.

Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa của người Việt do Lê Lợi lãnhđạo chống lại sự cai trị của nhà Minh, bắt đầu từ đầu năm 1418 và kết thúc vớithắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn cùng sự rút lui về nước của quân Minhsau Hội thề Đông Quan cuối năm 1427.

Năm 1407, Đại Minh sáp nhập toàn bộ lãnh thổ Đại Ngu của nhà Hồ, thànhlập Giao Chỉ Sau khi thiết lập nền cai trị, Minh Thành Tổ thi hành chínhsách Hán hóa một cách quyết liệt nhằm đồng hóa người Việt Chính sách nàygây ra sự bất mãn trong dân chúng, dẫn tới sự bùng nổ của hàng loạt các cuộckhởi nghĩa lớn nhỏ trên khắp Giao Chỉ nhưng tất cả đều thất bại Sau khi trấn ápcác cuộc nổi dậy địa phương, sự cai trị của nhà Minh trở nên vững vàng hơn baogiờ hết, song tại một số địa phương vẫn tồn tại nguy cơ nổi loạn tiềm tàng, đặcbiệt là ở vùng miền núi Thanh Nghệ, nơi người dân không sẵn sàng chịu khuấtphục như dân chúng vùng Kinh lộ.

Năm 1418, Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn, Thanh Hóa Cuộc khởi nghĩaLam Sơn vừa mới phát động thì lập tức bị quân Minh tập trung lực lượng đànáp Tổng binh Lý Bân phái đô đốc Chu Quảng điều quân từ thành Tây Đô lênvây quét vùng Lam Sơn Trong lúc tương quan lực lượng chênh lệch lại chưa cókinh nghiệm chiến đấu, sau cuộc cầm cự không thuận lợi nghĩa quân đã phải rútlên núi rừng phía Tây Khi nghĩa quân đến Mường Mọt (Lang Chánh, ThanhHóa) quân Minh vẫn tiếp tục đuổi theo ráo riết, Lê Lợi đã phải rút lên núi ChíLinh (còn gọi là Linh Sơn thuộc huyện Lang Chánh), nay thuộc xã Giao An vàGiao Thiện (Lang Chánh), giáp huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) Rút lên ChíLinh nghĩa quân định dựa vào địa thế cực kỳ hiểm trở của núi rừng vùng này đểtạm tránh cuộc truy đuổi của địch Nhưng quân Minh vẫn tiếp tục đuổi theo baovây, quyết tiêu diệt cho kỳ được cuộc khởi nghĩa Nghĩa quân ở vào một tình thếrất hiểm nghèo Quân Minh tập trung một lực lượng khá lớn, chặn các ngảđường và dần dần khép chặt vòng vây lại Lực lượng nghĩa quân bị hao mòn, lạicạn hết lương thực “hơn hai mươi ngày chỉ ăn củ nâu và mật ong, người ngựađều khốn đốn”

Tình trạng đó kéo dài có thể đẩy nghĩa quân vào nguy cơ bị tiêu diệt LêLợi liền họp bộ tham mưu lại để bàn kế giải nguy Lê Lợi nói rằng: “Bây giờ aicó thể làm như Kỷ Tín ngày xưa, để ta ẩn náu trong rừng núi, mưu tính cử sự vềsau”

Phụ lục 2: Giới thiệu về tiểu sử, thân thế, dòng tộc của Lê Lai.

Lê Lai (? - 1419), dân tộc Mường, là một tướng lĩnh tham gia khởi nghĩaLam Sơn chống quân Minh (Trung Quốc), ông được coi là một anh hùng, mộttấm gương trung nghĩa với sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là cải trangthành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết.

Trang 22

Lê Lai sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay làThôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).

Lê Lai được sử gia Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là có tínhcương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần choLê Lợi rất chu đáo.

Cha tên là Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng, con lớn tên LêLạn, con thứ hai là Lê Lai đã cùng các em và con tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn

gia Hội thề Lũng Nhai, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức đánh đuổi quânMinh đang cướp phá Ông được ban tước Quan nội hầu, tổng quản của phủ Đôtổng quản

Cuối 1418, nghĩa quân bị bao vây ở núi Chí Linh (miền Tây Thanh Hoá).Ông đóng giả làm Lê Lợi xông ra phá vòng vây, hi sinh để Lê Lợi và nghĩa quânđược giải thoát.

Cả gia đình Lê Lai gồm hai anh em và ba người con trai đều tham giacuộc khởi nghĩa và 4 người đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu Hành động xảthân vì nước của Lê Lai đã trở thành một hình tượng anh hùng không bao giờ

Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là LêLai cứu chúa Ông được đời sau so sánh như Kỷ Tín, đã giúp Hán Cao Tổ đánhtráo mà thoát thân Hình ảnh Lê Lai luôn được ca tụng và ghi nhớ, một tượngđài đáng ca ngợi về tấm lòng trung quân báo quốc.

Nhớ công ơn Lê Lai, sau khi lên ngôi, Lê Lợi truy tặng ông là Đệ nhấtcông thần Năm 1429, được truy phong là thái uý Đời Nhân Tông, truy tặng làBình chương quân quốc trọng sự (1443) Đời Thánh Tông, được truy tặng tháiphó, truy phong Trung túc vương Lê Lợi thường nói: sau này ta mất đi, khi đếnlễ giỗ ta, thì một ngày trước đó, phải cúng tế Lê Lai Trong dân gian còn truyềntụng câu: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".

Trong lịch sử nước nhà đã từng có những gia đình, gia tộc nối đời nhauphụng sự và có nhiều công lao với đất nước và các vương triều Ở họ không chỉcó tài năng mà còn là tinh thần yêu nước, đạo trung nghĩa, thủy chung đã đượckết tinh thành truyền thống Gia tộc nhà Trung Túc Vương Lê Lai thời nhà Lê làmột tấm gương điển hình của truyền thống tốt đẹp này.

Lê Lai có ba con trai là Lê Lư, Lê Lộ và Lê Lâm Sau khi Lê Lai mất, cảba người đều được Lê Lợi trả nghĩa nuôi dạy, chăm sóc như con đẻ Các hậu duệcủa Lê Lai đã nối tiếp phục vụ vương triều Lê, hết lòng vì nước vì vua.

Con trưởng là Lê Lư, tử trận khi vây thành Nghệ An năm 1425; năm 1428 đượctặng hàm Thiếu úy, đến đời vua Lê Thánh tông được tặng tước Kiến Tiết Hầu,về sau gia tặng Kiến Quận Công.

Con thứ là Lê Lộ, trong trận đánh năm 1421 ở sách Ba Lẫm, ải Kình Lộngđã dẫn phục binh đánh bại Trần Trí, được thăng là Tả trung quân tổng đốc chưquân sự; năm Giáp Thìn 1424 theo Lê Lợi đánh châu Trà Lân (Nghệ An), dựtrận Bồ Lạt, phá được quân Phương Chính và Sư Hựu, được thăng làm Thái bảo.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w